Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Liệu việc Sát nhập và thâu tóm (M&A) có phải là hoạt động pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.29 KB, 11 trang )

Liệu việc Sát nhập và thâu tóm (M&A)
có phải là hoạt động Nghiên cứu và
Phát triển (R&D) mới hay không?

Khi những phát minh công nghệ được đem ra áp dụng trong
ngành công nghiệp thì điều gì đó rất mới mẻ cũng đang diễn ra.
Nói ngắn gọn đó là việc những doanh nghiệp khởi nghiệp bằng
nguồn vốn mạo hiểm, trong quá trình phát triển của mình, đã bị
các công ty lớn thâu tóm từ khá sớm, và chính các công ty lớn
này sẽ mang đến cho những công ty khởi nghiệp con đường phát
triển và khả năng nở về quy mô nhanh chóng. Ngược lại, đối với
các công ty lớn, các công ty khởi nghiệp sẽ giúp tạo ra một khối
kinh tế hỗn hợp (mixed economy) bao hàm những phát minh mới.
Công việc tự nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như tăng
trưởng tự thân (organic growth) của những công ty khởi nghiệp
thường có độ chắc chắn cao hơn (nhưng thời gian thu hồi vốn lại
lâu hơn). Không chỉ vậy, các công ty khởi nghiệp lại đang giữ một
vị trí khởi đầu sớm hơn và mạo hiểm hơn trong ngành công nghệ
đang bùng nổ. Do đó một khối kinh tế hỗn hợp sẽ giúp cân bằng
hai điều này với nhau: độ chắc chắn và tính mạo hiểm của nó.

Đã có rất nhiều bài viết nói về việc giá trị thường bị mất đi như
thế nào trong các vụ sáp nhập. Cũng rất chính đáng khi đưa ra
lập luận rằng việc đo đạc sự thành công của những cuộc sát
nhập phải nằm ở chỗ chúng có làm tăng thêm những dòng tiền
dài hạn không. Song việc xem xét một khung thời gian để đạt
được những dòng tiền đó, cũng như những nhân tố thúc đẩy
mang tính chiến lược cao hơn hay vượt ra ngoài phạm vi giá trị
tài chính là rất quan trọng. Giá trị chiến lược cần phải sát sườn
với giá trị tài chính, nhưng không chỉ duy nhất giá trị tài chính là
cần được tính tới.



Và đây chính là lý do tại sao việc mua lại những công ty khởi
nghiệp lại có thể mang đến lợi nhuận, kể cả như các công ty này
ngay lập tức không góp thêm gì vào các khoản thu nhập hay
dòng tiền. Nếu như đó là các doanh nghiệp đang hoạt động ổn
định, thì họ sẽ hiểu được rõ ràng nhất cách thức mà các thị
trường cụ thể đang phát triển. Họ đứng trong mắt bão, hằng ngày
phải đối mặt với sự phát triển hết sức năng động của đủ loại thị
trường. Những nhà doanh nghiệp này cũng nghĩ theo một cách
khác hẳn. Họ thấy thứ mà người khác không thấy. Họ cảm thấy
cần phải làm cho một điều gì đó xảy ra, đơn giản chỉ vì họ thấy
những thứ hoàn toàn chưa tồn tại, nhưng lại nên tồn tại. Đôi khi
niềm tin mù quáng đó dẫn tới thảm họa, nhưng thường thì,
những hiểu biết sâu sắc của doanh nghiệp sẽ đem lại bước ngoặt
trong cách vận hành của nền kinh tế.

Giá trị của bộ phận doanh nghiệp

Nếu một công ty lớn có được những hiểu biết sâu sắc và nét mới
mẻ của một doanh nghiệp, thì công ty này sẽ có cơ hội dẫn trước
các đối thủ của mình và sở hữu bước ngoặt đó. Đã bao lần
chúng ta thấy rằng những lần trục trặc và ngừng hoạt động của
thị trường ( market disruption and market dislocation) lại mang
đến lợi nhuận tích lũy cho những công ty đầu tiên sẵn sàng chấp
nhận thay đổi. Nói cách khác, nếu như một thực thể có khả năng
bị ảnh hưởng nhiều nhất từ một nhân tố gây trục trặc thị trường
nào đó(market disrupter) lại tiếp nhận chính nhân tố này, và chấp
nhận thay vì ngăn cản nó phát triển, thì “trục trặc” đó lại có thể gia
tăng giá trị cực lớn. Đặc biệt là khi đem ra so sánh với lựa chọn
thay thế khác.


Ví dụ như Google chẳng hạn. Có một thời người ta đề cập tới
Google như một cỗ máy tìm kiếm, nhưng ngày nay nó thường
được gọi là một công ty truyền thông. Thực ra, kể từ khi trình làng
vào năm 2004 thì Google ( GOOG) đã trở thành một trong những
công ty truyền thông lớn nhất của thế giới. GOOG đã làm như thế
nào để đạt được đến vị trí đó? Họ đã tham gia vào một thị trường
đông đảo với một phương tiện công nghệ tốt hơn hẳn. Lợi thế
“không công bằng” của GOOG chính là việc áp dụng công nghệ
của họ vào việc tập hợp thông tin cho những người sử dụng, đặc
biệt là những thuật toán tìm kiếm. Xây dựng được một lực lượng
khách hàng là điều mà tất cả các công ty truyền thông đều đã
luôn thực hiện, nhưng Google thực hiện theo một cách khác hẳn,
và sử dụng những suy nghĩ cũng rất khác. Đó chính là cách suy
nghĩ của một doanh nghiệp. Hãy tưởng tượng xem những công
ty truyền thông lỗi thời sẽ ra sao nếu có được thứ công nghệ nội
bộ này.

Một phần lý do giải thích tại sao các công ty lớn mua lại những
công ty khởi nghiệp là vì họ muốn có thêm một loại “nhân tố di
truyền” (ADN) mới vào “tổ hợp gen” của họ và tạo ra những suy
nghĩ mới mẻ về cách thức hoạt động của công ty. Đôi khi cũng
xảy ra phản ứng loại trừ từ bản thân công ty, nhưng có rất nhiều
trường hợp các vụ sát nhập lại thành công. Ở trường hợp thành
công nhất trong số đó, thì văn hóa của công ty khởi nghiệp đã
ảnh hưởng tích cực tới văn hóa tổng hợp của tổng công ty mẹ.
Một ví dụ cho việc này là cuộc sát nhập công ty World Global
Style Network (WGSN) vào hẵng xuất bản Emap tại London xảy
ra năm 2004. Công ty WGSN cũng giống như hẵng Bloomberg
trong ngành công nghiệp thời trang vậy, hẵng này cung cấp

những thông tin trên mạng rất đáng tin cậy về các tin tức thời sự,
những xu hướng thời trang cũng như các nghiên cứu. Emap đã
mua công ty này với giá 280 triệu đôla, và công việc kinh doanh
của WGSN cũng vì thế mà tăng lên gấp đôi. Đổi lại Emap đã
nhận được nhiều hơn cả một trang web cập nhật và dễ hiểu.
Giám đốc điều hành Dharmash Mistry cho biết, quả thực WGSN
đã đem đến cho Emap một phi vụ làm ăn mới mẻ đầy chắc chắn
khi Emap đang lâm vào một hoàn cảnh khó khăn.

Thông tin bất cân xứng (Information Asymmetry)

Liệu bên mua có thường bị bất lợi trong một cuộc sát nhập kiểu
này không? Trong nhiều trường hợp, điều này thường xảy ra.
Việc thông tin bất cân xứng luôn xảy ra do công ty khởi nghiệp
nằm ở gần tầng dưới cùng của thị trường, rất khó định giá được
các công ty này. Cách tốt nhất để bù đắp cho việc này là :”hẹn hò
trước khi cưới”. Khi các công ty hiểu rõ hơn về một tài sản nào đó
trong thời gian dài hơn, thì họ sẽ định giá nó chính xác hơn.
Không lạ gì, một số các vụ sát nhập thành công chỉ xảy ra khi
những nhóm phát triển hợp tác kinh doanh trong nội bộ công ty
đã đi được một phần con đường tiến tới việc gia nhập vào một
phi vụ làm ăn mới hay một thị trường nào đó và sau đó thì tìm
mua một công ty khởi nghiệp đã sẵn có trong thị trường này.

Dù là vậy, đôi khi, hành động quá nhanh lại chỉ làm nổi bật lên sự
bất cân xứng trong việc sở hữu thông tin. Google rõ ràng là đã
sát nhập hãng Youtube chỉ trong vòng có 5 ngày. Chúng ta dễ
dàng nhìn vào giá cả của vụ sát nhập, chứ không đề cập gì tới
những thử thách mà Youtube đã gặp phải trước đó, và cũng dễ
dàng nhận ra rằng cái giá sát nhập đó đã mang lại lợi lộc gì cho

những người thành lập nên Youtube. Có một cách để tránh gặp
phải vấn đề rắc rối này là đầu tư vào các công ty khởi nghiệp từ
sớm để có thể hiểu được rõ ràng cách thức làm ăn cũng như thị
trường của các công ty đó. Ví dụ như năm ngoái, cả Google và
Skype (EBAY) đều đã bỏ tiền vào hãng Fon, một công ty mạng
không dây tại châu Âu điều hành bởi doanh nhân Martin
Varsovsky. (Xem tại business.com, ngày 2/7/06, bài báo: “From
Hot Spots to Fon Zones”)

Lời cuối của tác giả: Tìm kiếm đối tác, đầu tư, hay sát nhập và
thâu tóm luôn là một phần trong số các hoạt động liên doanh.
Điều khác biệt duy nhất, hiện nay, là: do ảnh hưởng của Toàn
cầu hóa và mạng Internet, thì ngay cả những thay đổi nhỏ nhất
cũng có thể nhanh chóng dẫn tới những vụ trục trặc thị trường
xảy ra trong các mô hình kinh doanh và nhiều ngành công
nghiệp. Những phản ứng loại trừ thông thường do văn hóa doanh
nghiệp gây nên sẽ giúp ngăn ngừa những nguy cơ đó. Song việc
đó dĩ nhiên không phải là một vị thuốc bách bệnh.

Những lãnh đạo của các công ty liên doanh vẫn phải tự điều hành
tốt công việc nghiên cứu và phát triển ( R&D) cũng như công việc
phát minh của họ, không phải chỉ dựa dẫm vào những vụ sát
nhập để thực hiện công việc được. Song đặt trong bối cảnh khi
tất cả mọi việc đều đang diễn ra quá nhanh, việc mua lại các
công ty khởi nghiệp sẽ trở thành một trong số những công cụ
quan trọng của các tổng giám đốc.

×