Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những quy tắc quan trọng nhất để quyết định giao dịch doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.71 KB, 15 trang )

Những quy tắc quan trọng nhất để
quyết định giao dịch mà các nhà
đầu tư không thể bỏ qua

Việc ưu tiên thời gian để xây dựng các quy tắc giao dịch không
những giúp bạn cân nhắc trước khi ra quyết định giao dịch mà
còn giúp cho bạn nhận ra đâu là những giao dịch (trades) có tiềm
năng chiến thắng cao.

Tuy nhiên, không ít người băn khoăn không biết làm thế nào để
xây dựng cho mình một danh sách những quy tắc giao dịch
(trading)? Tất nhiên điều này phụ thuộc vào tính cách riêng của
mỗi một người (trader). Mỗi nhà giao dịch nên xây dựng cho bản
thân mình một tập hợp những quy tắc, những tiêu chuẩn riêng để
nhận biết được hướng đi của thị trường, quyết định khi nào tham
gia thị trường, khi nào không…

Dưới đây là 10 quy tắc giao dịch ưu tiên hàng đầu mà
thienlongcoi tổng hợp được:

Quy tắc 1: Xu hướng giá của đồ thị đang trong một chu kỳ
ngắn hay dài hạn?

Chúng tôi đã từng chia sẻ quy tắc thứ nhất này với các độc giả
trong suốt nhiều năm qua. Nếu tôi xem xét các nến của đồ thị trên
frame thời gian là ngày, hàng tuần hay hàng tháng không phù
hợp với xu hướng tôi định ra trước đó thì tôi sẽ bỏ qua không
giao dịch trong trường hợp này. Vì tôi là một nhà giao dịch theo
xu hướng (trend trader) nên xu hướng luôn được tôi xem xét đầu
tiên “Trend must be my friend” trước khi quyết định đặt một giao
dịch.



Quy tắc 2: Vốn của bạn có khả năng chịu đựng rủi ro như thế
nào?

Để trở thành một trader thành công không những bạn phải có
nhiều giao dịch chiến thắng mà bạn còn phải có khả năng sống
sót sau nhiều lần giao dịch thua lỗ như tôi đã từng phải đối mặt
không ít lần. Nếu khi tôi nhận thấy một giao dịch có tiềm năng
chiến thắng, nhưng thị trường lại trong một trạng thái dao động
quá mạnh (volatility) thì tôi cũng đành bỏ qua giao dịch đó và
thoát khỏi thị trường, bởi vì tiềm năng lợi nhuận so với sự thua lỗ
hay thậm chí là bị kêu gọi nạp thêm ký quỹ (margin call) sẽ rất
cao.

Lấy ví dụ như thị trường dầu hiện nay và cũng cách đây 2 năm.
Những thời điểm dao động quá mạnh và chắc chắn là sẽ hình
thành những xu hướng lớn cả lên và xuống và dĩ nhiên là xuất
hiện cơ hội cho một số người…Tuy nhiên thông thường thì giá
dầu thô tăng 75 cents hoặc hơn trong một ngày liên tiếp trong
nhiều phiên giao dịch, nhưng mà thị trường dao động quá mạnh
đối với khả năng chịu đựng rủi ro của tài khoản.

Quy tắc 3: Tỷ lệ thắng thua cho mỗi giao dịch là bao nhiêu?

Tôi thường đặt tỷ lệ thắng thua là 3:1 cho một lần giao dịch, ví dụ
như khi tôi thua lỗ $1000 thì mục tiêu lợi nhuận của tôi phải là
$3000 nếu ít hơn số đó thì không đáng để tôi quyết định một giao
dịch. Trên thực tế không phải lúc nào lợi nhuận cũng đạt được tỷ
lệ là 3:1, nhưng điểm mấu chốt ở đây là “tiềm năng” để thu lợi
nhụân phải lớn hơn 3 lần so với khả năng thua lỗ trên vốn của

bạn.

Quy tắc 4: Đâu là điểm phá vỡ (break) của một thị trường đi
ngang (trading range)?

Một trong những giao dịch thú vị của tôi là khi tỷ giá được giao
dịch trong một biên độ nhất định giữa giá support và resistance
suốt một thời gian dài (càng dài càng tốt). Kiểu giao dịch này còn
được gọi là vùng tắc nghẽn (congestion zone), hay trong một
vùng nhất định khi giao dịch cứ được thực hiện giữa trên những
điểm giá thấp hơn trong quá khứ. Nếu giá phá vỡ một cái biên độ
(range - thường là phá vỡ support hoặc resistance) thì lúc đó là
thời điểm lý tưởng để tôi nhảy vào cuộc chơi, nếu thị trường tăng
(market up) thì tôi mua (go long) nếu thị trường giảm (market
down) thì tôi bán (go short). Một phương thức quan trọng để
tránh cái bẩy của sự phá vỡ (break) là phải theo sát cái xu hướng
mạnh hay yếu của phiên giao dịch tiếp theo.

Hãy khoan thực hiện một giao dịch nếu như bạn bỏ lỡ một vài giá
vào thị trường thì hãy chờ đợi một phiên giao dịch tếp theo.

Quy tắc 5: Đâu là điểm tốt để vào thị trường nếu như tôi nhìn
thấy một giao dịch tốt?

Những điểm vào thị trường tốt thường là giữa trên giá hỗ trợ
hoặc cản. Nếu tôi nhìn thấy có một vị thế mua (long position) tiềm
năng lâu dài, Tôi sẽ chờ đợi cho thị trường đẩy giá lên trên mức
cản (resistance) thì tôi mới bắt đầu nhảy vào thị trường, và sau
khi đặt lệnh giao dịch tôi sẽ thiết lập điểm chẵn lỗ (stoploss) thấp
hơn giá hỗ trợ (support) nhưng không quá xa so với giá vào thị

trường. Nếu như sau khi vào thị trường xu hướng không xảy ra
theo như dự kiến ban đầu mà quay ngược lại tôi lập tức ra khỏi
thị trường ngay, và tất nhiên tôi sẽ cảm thấy ít đau khổ hơn.

Một cách khác để chọn điểm vào thị trường là bám theo xu
hướng (trendfollowing) và chờ đợi thị trường điều chỉnh giảm
(pullback) nếu là thị trường lên (up trend), điều chỉnh tăng
(correction) nếu là thị trường xuống (down trend). Thị trường
không bao giờ chuyển động theo một hướng thẳng lên hoặc
xuống liên tục mà luôn có những điểm điều chỉnh giá trong một
chu kỳ, đó là những điểm tốt nhất để nhảy vào thị trường. Một kỹ
xảo nữa là bạn hãy thử quyết định vào thị trường mà không cần
phải chờ cho thị trường điều chỉnh nếu như đó không phải là
điểm kết thúc của một xu hướng.

Quy tắc 6: Đâu là điểm support hay resistance gần với điểm
tôi thiết lập dừng lỗ sau khi tôi vào thị trường?

Đây là chiến lược thoát khỏi thị trường của tôi, và cũng là một
trong những yếu tố quan trọng nhất của nghề giao dịch. Tôi có
một phương thức đơn giản nhưng rất hiểu quả để thoát khỏi thị
trường là: Giữa trên điểm vào thị trường. Tôi đặt lệnh bán bên
dưới giá hiện tại của thị trường nếu như tôi đang mua (long) và
ngược lại. Dường như tôi biết một cách chính xác mức tiền tôi sẽ
thua là bao nhiêu trong một giao dịch.

Tôi sẽ không bao giờ giao dịch tiếp nếu như liên tiếp có lệnh thua
lỗ và bạn cũng vậy. Và tôi cũng không bao giờ đặt thêm một giao
dịch nữa nếu như tôi đang có một vị thế (position) đang thua lỗ và
không biết đâu là điểm thoát khỏi thị trừơng.


Quy tắc 7: Các yếu tố cơ bản (fundamental) có cung cấp cho
tôi tín hiệu cảnh báo nào không?

Nếu có ai đã từng đọc những ghi chú giao dịch của tôi thì sẽ nhận
thấy rằng đa số những quyết định giao dịch của tôi đều giữa trên
các công cụ kỹ thuật và phân tích đồ thị (chart analysis) cùng với
tâm lý của thị trường (market psychology). Tuy nhiên, tôi cũng
không bỏ qua những yếu tố cơ bản mà có thể tác động lên thị
trườnng mà tôi đang giao dịch. Có thể bạn cũng giống như tôi.

Có những báo cáo kinh tế của chính phụ Mỹ đôi khi cũng gây ra
những tác động đáng kể lên thị trường, hay khi báo cáo của các
hiệp hội được công bố cũng sẽ tác động lên thị trường trong một
tương lai nào đó. Và thậm chí những đánh giá mang tính chất cá
nhân của một số chuyên gia phân tích cũng có thể làm cho thị
trường dao động mạnh. Tôi ưu tiên việc chú ý tới các dự báo, các
báo cáo kinh tế sẽ được công bố mà có khả năng tác động mạnh
lên thị trường mà tôi đang giao dịch. Tôi thực sự không thích việc
bị bất ngờ khi đang có một giao dịch trên thị trừơng.

Quy tắc 8: Những công cụ kỹ thuật có thể chỉ cho tôi biết
điều gì? (RSI, DMI…)

Một số traders sử dụng công cụ DMI (Directional Movement
Indicator) như là một hệ thống giao dịch hoàn hảo. Trong khi đó,
những trader khác lại sử dụng RSI (Relative Strength Index) hay
những công cụ kỹ thuật khác được lập trình riêng để quyết định
điểm ra vào thị trường. Tôi không coi trọng điều này, tại vì tôi xem
các công cụ hỗ trợ kỹ thuật như là những thứ yếu, tất nhiên đó

cũng là những công cụ hổ trợ giao dịch quan trọng.

Tôi thường sử dụng những công cụ thứ yếu này để kiểm chứng
các lập luận giao dịch được giữa trên những công cụ chính của
tôi. Chúng là những mô hình đồ thị cơ bản (basic chart patterns),
những mức độ giá support-resistance, đường trendlines, và
những phân tích cơ bản.

Quy tắc 9: Khối lượng giao dịch và lãi suất có cung cấp cho
tôi được điều gì không?

Hầu hết những trader kỳ cựu đều đồng ý rằng khối lượng giao
dịch (volume) và lãi suất đều là những công cụ kỹ thuật thứ yếu
(secondary) giúp cho trader kiểm chứng những dấu hiệu kỹ thuật
khác trên đồ thị. Hay nói cách khác, những quyết định giao dịch
của họ sẽ không giữa trên khối lượng và lãi suất, nhưng họ vẫn
xử dụng chúng để kết hợp với những công cụ kỹ thuật khác.

Nói chung là khối lượng giao dịch (volume) giúp gia tăng việc xác
nhận xu hướng của thị trường. Trong một xu hướng tăng, khối
lượng có thể cung cấp dấu hiệu củng cố thếm cho xu hướng.
Cũng vậy,thay đổi lãi suất cũng sẽ giúp cho trader nhận ra luồng
tiền mặt lưu hành trong thị trường.

Quy tắc 10: Những khuynh hướng chung của thị trường là
gì?

Khi chúng tôi phỏng vấn các nhà đầu tư. Các traders đa số phớt
lờ đi những bài báo được viết phổ biến rộng rãi và đưa ra những
bình luận của họ. Họ thường hình dung rằng nếu các tờ báo này

nói thị trường sẽ tăng lên thì họ sẽ hiểu ngược lại và một lập luận
cho những sự hiểu này là các báo công chúng thường đi sau và
không hiểu xâu thị trường nên đa số sẽ dự báo ở những đỉnh và
đáy của thị trường.

Các khuynh hướng đối lập trong giao dịch thường xuất hiện ở
mọi nơi trên thị trường. Khái niệm này gọi là "going against the
grain” và đây được xem như là những quan điểm khó hiểu phổ
biến trên thị trường. Đặc biệt là khi có một thông tin kinh tế không
mấy quan trọng nào đó sắp được công bố thì dường như những
quan điểm đối lập này xuất hiện khắp nơi trên thị trường.

Nếu như bạn đọc những cuốn sách dạy về giao dịch thì hầu như
những cuốn sách này đều khuyên bạn là nên có một kế hoạch
giao dịch cho riêng mình . Lý do chính là những chiến thuật giao
dịch này sẽ giúp bạn tránh bị chi phối bởi những quan điểm đối
lập xuất hiện trên thị trường.

×