Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CÁC RỐI LOẠN CỦA MÔ LIÊN KẾT (Troubles du tissu conjonctif) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.96 KB, 7 trang )

CÁC RỐI LOẠN CỦA MÔ LIÊN KẾT
(Troubles du tissu conjonctif)
oooOOOooo
Ch. M. Lapière, M. de la Brassinne, Troubles du tissu conjonctif,
Dermatologie et sexuellement transmissible infectieux, 2004, p. 602-
609.
Mô liên kết của bì và hạ bì là địa điểm của một số bệnh cảnh lớn, chủ yếu
di truyền, gây ảnh hưởng đến các cấu trúc sợi, các chuỗi collagène hoặc các sợi
đàn hồi, hoặc chất gian sợi (interfibrillaire). Hầu hết các bệnh cảnh này, đặc trưng
bởi một rối loạn toàn bộ các mô liên kết của sinh vật, có các biểu hiện trên da mà
nhà chuyên khoa Da phải định vị bằng bất cứ giá nào trong chẩn đoán.
CÁC THÀNH PHẦN SINH HỌC
1-Kiến trúc của bì và hạ bì
-Bì (derme) là một mô liên kết hình thành hai vùng khác biệt và cũng khác
nhau chung vể kiến trúc của các cấu trúc sợi hợp thành.
+Bì nhú (derme adventiciel) nằm kế cận với màng đáy của thượng bì, các
phần phụ của da và các mạch máu. Đó là một mạng lưới các sợi collagène kèm
theo các sợi nhỏ chứa rất nhiều liềm đàn hồi dưới dạng các sợi oxytalan và
élaunine. Các chuỗi này thì kết thúc và hướng về thẳng góc (perpendiculaire) với
màng đáy. Chúng cho phép di động.
+Bì lưới (derme réticulaire) là mạng lưới các bó collagène dày, lượn sóng,
nằm song song với màng đáy. Mạng lưới các sợi đàn hồi nằm bên dưới lều các nếp
lượn sóng của các bó sợi collagène bao quanh phần cuối và neo dính trong các hốc
của chúng. Bì lưới là phần rất dai của bì. Sự di động của chúng rất ít gây ra do sự
mất đi các nếp của các nếp lượn sóng của các bó sợi collagène cho phép sự duỗi ra
và co lại ở một vị trí xác định do các sợi đàn hồi.
-Hạ bì (hypoderme) chứa một mạng lưới các sợi collagène có nhiều lớp,
chủ yếu thẳng đứng, bao quanh các nang của mô mỡ, neo dính vào nền của bì lưới
và phát triển vào các mạc cơ hoặc màng xương lân cận. Sự chuyển động thẳng
đứng của hạ bì thì ít hơn chuyển động bên. Chúng thay đổi theo chức năng của cơ
quan hiện hữu, trong một số vùng của cơ thể, theo đặc trưng giới tính thứ phát.


Trong các phần khác nhau của bì và hạ bì này, mạng lưới các thành phần
sợi thì được duy trì dưới dạng áp lực (tension) trong một gel của glycosamino- và
của các protéoglycane hydrate hóa mạnh.
2-Các tế bào của mô liên kết da
-Nguyên bào sợi / tế bào sợi (fibroblastes/ fibrocytes) là tế bào chủ yếu. Sự
khác nhau giữa « nguyên bào sợi », các tế bào in vitro, và « tế bào sợi », các tế bào
in vivo của mô liên kết dựa vào khả năng sinh sản (capacité multiplication), sự
phát triển trong giai đoạn đầu và yếu hoặc không có ở giai đoạn sau, trên hoạt tính
sinh tổng hợp phát triển khi cấy và ít dần trong in vivo, trên tính thấm qua màng
vào nơi khác. Sự khác nhau này có lẽ tự nhiên qua sự kích thích của nội tiết tố từ
các yếu tố chồng chéo mà chúng gây sự nhiều lên của tế bào khi cấy và khả năng ít
dần đi trên in vivo, cũng có thể tự nhiên từ sự tương tác trung gian bởi các
intégrine của các tế bào khi cung cấp chúng, hình thể hoặc hình ảnh in vivo và một
mạng lưới sợi phụ thuộc các kích thích qua cơ chế in vivo.
-Các tế bào đuôi gai (dendrocytes) là các tế bào có hình thoi ở bì mà đôi
khi biểu hiện như chất đánh dấu (marqueur), yếu tố XIIIa trong đông máu, một
men chuyển glutamine (transglutaminase), và như là một dòng tế bào đơn nhân.
Rất nhiều dạng khác của các tế bào đuôi gai đã được xác định, như là dạng CD1a+
, có khả năng trình diện các kháng nguyên.
3-Các sản phẩm tổng hợp các tế bào của bì
Đó là các dạng collagène khác nhau hình thành dưới dạng chuỗi, sợi chứa
các sợi nhỏ cung cấp các sợi đàn hồi, élastine, các dạng khác nhau của
glycosamino- và của protéoglycane, các glycoprotéine như fibronectine và
ténascine, các protéine tham dự vào trong sự kết dính tế bào và các men ly giải,
các métalloprotéase của chất nền và các sérine-protéase, gây mất hạt của các phân
tử lớn trong khoang gian bào.
-Chất tạo keo (collagènes), là thuật ngữ cấu tạo hóa học, bì chủ yếu chứa
collagène type I (70-85%), collagène type III (15-20%), nhiều khi liên kết với một
chất khác cho ra đặc tính ưa bạc (argentaffine) của các sợi lưới, và một lượng nhỏ
collagène type V, VI, XII và XIV. Các sợi collagène là các đồng trùng hợp của các

collagène I, III và V bao hàm cả các phân tử collagène XII và XIV. Collagène type
VI làm chắc chắn cấu trúc khoảng gian sợi. Collagène type VII tạo thành các sợi
nhỏ mà chúng làm chắc chắn cho sự neo dính màng đáy với bì nhú. Sự tổng hợp
cũng tạo ra các tế bào biểu mô và các tế bào trung mô. Chúng tìm thấy chủ yếu ở
phần rất nông của bì nhú.
-Các sợi đàn hồi (les fibres élastiques) được cấu trúc dưới dạng đầy đủ với
tỷ lệ chất élastine cao nằm trong bì lưới. Chúng kéo dài đến nhú bì dưới dạng
giống một cái cây có nhiều nhánh thẳng đứng trong da người trẻ. Tìm thấy các sợi
này ở vùng kế cận màng đáy, nồng độ chất élastine trong các sợi nhỏ được làm
nhỏ đi thành dạng các sợi élaunine và sợi oxytalan. Các chất cuối cùng này có
hình cái cây và trộn lẫn các thành phần cấu thành màng đáy.
-Acide hyaluronique, một glycosaminoglycane có kích thước rất lớn,
hydrate hóa rộng, tìm thấy có nồng độ quan trọng trong bì. Chúng là các
protéoglycane chủ yếu là « décorine » và « biglycan », các phân tử lớn trung bình
kết hợp các sợi collagène có cùng kích cỡ. Các protéohéparansulfate kết hợp với
màng tế bào của các tế bào trung mô.
-Các men (enzymes), kiến tạo các phân tử lớn tạo thành mô liên kết qua sự
tổng hợp nhiều dạng polypeptide từ các gene thành các phần lớn hơn sau đó. Từ
các sản phẩm tổng hợp như là các protéine, kiến tạo thành các dạng collagène khác
nhau và chất élastine đòi hỏi các hệ thống men đặc hiệu mà chúng cho phép «
hydroxy hóa » (hydroxylation) proline thành hydroxyproline và lysine thành
hydroxylysine, « glycosyl hóa » hydroxylysine và « oxy hóa » một phần tạo ra
lysyl và hydroxylysyl mà dạng aldéhyde của chúng tham dự vào sự hình thành sự
liên kết giữa các phân tử. Trong ngoại bào, sự gia tăng các polypeptide là các tiền
chất của tiền collagène được chia cắt (scinder) bởi các « procollagènes peptidases
» (ADAMTS 2 và 14, BMP 1) cho phép trùng hợp thành collagène.
-Métalloprotéonases matricielles (MMPs), là một gia đình của 20 men gây
ra sự mất hạt của các thành phần cấu trúc các mô chống đỡ (soutien). Các
collagénase (MMP1, 8 và 13) chỉ làm mất hạt chuỗi collagène, các gélatinase thì
có tác động quan trọng trên mô đàn hồi (MMP2 và 9) cũng như métallo-élastase

(MMP12), các stromélysine (MMP3, 10 và 11) gây mất hạt các glycoprotéine
khác nhau và một số ptotéoglycane. Một số các protéase liên kết màng (MT-
MMP) và có liên quan trong hoạt tính của các nhánh khác của gia đình này. Hoạt
tính của MMPs biểu hiện bởi sự ức chế các mô đặc hiệu (les TIMPs) qua 4 hình
thức khác nhau. MMPs giữ vai trò chính trong sinh bệnh học các bệnh cảnh viêm
(túi phình, loét chân…), trong tiến trình tân sinh và lão hóa do ánh sáng.
-Intégrines, các tế bào của mô liên kết liên kết với nhau qua trung gian các
protéine chuyển màng (transmembranaire), các intégrine và các
protéohéparansulfate. Sự liên kết này, qua thông điệp từ chất hóa học tự nhiên
quanh chúng nhưng cũng từ nhiều cơ chế thông tin khác. Các intégrine, chứa một
chuỗi α kết hợp với một chuỗi β, là một gia đình có 40 protéine, tất cả các dạng đã
được xác định trong phạm vi ngoại bào là các phân tử lớn ngoại bào, một đoạn
màng và một vùng nội bào. Cho phép sự chuyển đổi thông tin từ trong tế bào và
cho ra các tín hiệu qua trung gian các ổ kết dính và cấu trúc của khung tế bào, qua
kiểu tác động của các kinase và phosphatase. Chất nền tham dự trong sự điều
chỉnh dạng các tế bào và số lượng tế bào được thực hiện bởi chúng, trong sự quyết
định phân chia hoặc chết theo chương trình và trong sự cân bằng sinh tổng hợp để
tạo thành các phân tử chất nền và các men gây mất hạt. Tín hiệu do các intégrine
cộng tác với các dấu hiệu truyền bởi các phân tử hòa tan (các cytokine và các yếu
tố chồng chéo), hợp với các thụ thể đặc hiệu trong sự kiểm soát các chức năng tế
bào qua trung gian các GTPase trong gia đình Ras hoặc Rho.
CÁC BỆNH CỦA MÔ LIÊN KẾT
Gene mã hóa sự tổng hợp các dạng khác nhau của collagène được xác định
tại các vùng chức năng đặc trưng bởi sự sao chép nhiều lần ở đơn vị số 9, được
giải thích rõ ràng bởi sự sao chép bộ mã thông tin 3 nucléotide của các acide
amine tại phần tinh thể các polypeptide của collagène, dẫn đến hiện diện bắt buộc
glycine tại toàn bộ 3 bản sao này. Tại nơi khác, nhiều thành phần được điều chỉnh
bởi phần 5, của chuỗi ADN nhưng cũng tương tự như đã nói trên. Hệ gene
(génome) của các bệnh lý di truyền khác nhau của mô liên kết đã được phân tích
và có rất nhiều kiểu biến đổi đã được nhận thấy : các đột biến đứng mức

(ponctuelle), khuyết đoạn thể nhiễm sắc (délétion), sự sao chép các « vùng mã
ADN của gene » (exons). Các bệnh cảnh khác nhau tùy thuộc vào « sự biến đổi
của các men » tạo thành các dạng sau chuyển mã của các polypeptide, do sự rối
loạn của cấu trúc các gene kiến tạo nên các men này hoặc do tác động cơ năng của
các đồng yếu tố. Chẳng hạn như không có vitamine C, được đòi hỏi bởi chức năng
các hydroxylase, thì gây ra bệnh « scorbut » (thiếu vitamine C) do giòn các màng
đáy chứa các collagène type IV, do xuất huyết và do thiếu hụt sự kiến tạo các mô
liên kết trong sự tạo thành mô sẹo do mất các sợi collagène (I, III, V).


×