Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Các rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.52 KB, 6 trang )

Các rối loạn tâm thần ở trẻ vị thành niên

Áp lực học hành và thi cử làm trẻ vị thành niên dễ gặp các sang chấn tâm lý
(ảnh chỉ có tính chất minh họa).
Ngày nay, các rối loạn tâm thần không phải là hiếm gặp ở trẻ vị thành niên.
Các rối loạn tâm thần chủ yếu là trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lo âu và
nghiện ma túy.
Trầm cảm
Trầm cảm có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, hay gặp nhất là ở độ tuổi 40 -
50. Nhưng qua thực tế lâm sàng, trầm cảm ở trẻ vị thành niên không phải là hiếm.
Số bệnh nhân trầm cảm ở độ tuổi này đang tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ trầm cảm
ở trẻ vị thành niên là 6 - 8%. Biểu hiện trầm cảm ở trẻ vị thành niên giống như ở
người lớn nhưng có một số điểm khác biệt sau:
- Khí sắc thường là kích thích (chứ không phải là trầm).
- Mất cảm giác ngon miệng và sút cân là triệu chứng hay gặp.
- Mất ngủ thường xuyên hơn. Trẻ có thể thức thâu đêm để chơi game trên
máy vi tính. Chính do thời gian tiếp xúc với màn hình máy vi tính quá dài khiến
cho tình trạng trầm cảm nặng thêm. Vì vậy khi điều trị, gia đình cần cách ly trẻ với
máy vi tính hoặc hạn chế trẻ sử dụng một cách tối đa.
- Dễ bị kích thích, trẻ hay nổi cáu vô cớ. Trẻ có thể đánh bạn, đánh em, cãi
giả và có nhiều hành vi hỗn láo với bố mẹ hoặc giáo viên.
- Mệt mỏi thường xuyên nên trẻ hay bỏ học.
- Khó tập trung chú ý, vì thế trẻ rất lơ đễnh trong nghe giảng.
- Trí nhớ sút kém, do vậy trẻ không nhớ được nội dung bài học, không nhớ
được những điều bố mẹ dặn dò.
- Học tập sút kém. Hầu hết các cháu có kết quả học tập rất kém, thi môn
nào thì trượt môn đó.
- Hay có ý định và hành vi tự sát do chán nản, bi quan, học tập sút kém, do
bị ảnh hưởng của game bạo lực.
Hơn 90% số trường hợp trầm cảm ở trẻ vị thành niên sẽ tái phát cơn trầm
cảm trong vòng 1-2 năm sau khởi phát bệnh trầm cảm... Những người này khi lớn


lên có 60 - 70% nguy cơ tiếp tục có cơn trầm cảm. 19% số trường hợp trầm cảm vị
thành niên sẽ có cơn hưng cảm trong tương lai, nghĩa là phát triển thành rối loạn
cảm xúc lưỡng cực.
Nguyên nhân của trầm cảm ở trẻ vị thành niên là do thiếu chất dẫn truyền
thần kinh serotonin trong xinap thần kinh ở vỏ não. Vì vậy, chấn thương tâm lý
(học hành căng thẳng, thi trượt, mâu thuẫn trong gia đình...) chỉ đóng vai trò là yếu
tố thuận lợi cho trầm cảm phát triển chứ không phải là nguyên nhân chính gây ra
trầm cảm. Hơn nữa, chấn thương tâm lý chỉ có vai trò trong cơn trầm cảm đầu tiên
mà thôi, từ các cơn sau, chấn thương tâm lý không có vai trò gì cả, nghĩa là trầm
cảm tự phát triển không liên quan gì đến chấn thương tâm lý. Do đó khi phát hiện
ra con mình có các triệu chứng của trầm cảm, bố mẹ nên đưa con đến khám tại các
thầy thuốc chuyên khoa tâm thần.
Những bệnh nhân này phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Cần
nhấn mạnh rằng các phương pháp khác như âm nhạc liệu pháp, châm cứu, thuốc
đông y, đi nghỉ mát... hầu như không có hiệu quả gì cho các bệnh nhân này. Thuốc
chống trầm cảm có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptylin, stablon),
đa vòng (remeron), hay thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu có chọn lọc
serotonin. Cần lưu ý là trẻ phải được điều trị kéo dài để tránh tái phát. Thời gian
điều trị tối thiểu là một năm, nhưng thường kéo dài nhiều năm cho đến khi trẻ kết
thúc quá trình học tập.
Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên ít gặp, nhưng thường
rất nặng. Trẻ có thể bị các thể bệnh paranoid, không biệt định và thể thanh xuân.
Tâm thần phân liệt được đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
- Có ảo thanh. Trẻ nghe thấy có tiếng người nói trong đầu. Lúc đầu tiếng
nói này xuất hiện lẻ tẻ, nhưng nhanh chóng phát triển và xuất hiện thường xuyên.
Tiếng nói thường là không rõ ràng là giọng đàn ông hay đàn bà, trẻ không phân
biệt được đó là giọng người quen hay người lạ, nhưng vẫn nghe được rất rõ ràng.
Nội dung của tiếng nói thường là bình phẩm về mọi hành vi của bệnh nhân (quét
nhà không sạch, rửa bát không tốt, học hành không ra gì...), ra lệnh cho bệnh nhân

phải làm một việc gì đó (điều này rất nguy hiểm nếu là ra lệnh tự sát, đánh người,
đốt nhà, đập phá...), hoặc trò chuyện với bệnh nhân. Ảo thanh khiến bệnh nhân rất
khó chịu, nhiều cháu đã dùng máy nghe nhạc để nghe hy vọng át được ảo thanh.
- Có hoang tưởng. Bệnh nhân có các ý nghĩ bất thường, không đúng sự thật,
nhưng các ý nghĩ này thường xuyên tồn tại ở bệnh nhân, chi phối mọi hành vi của
bệnh nhân. Các hoang tưởng thường là hoang tưởng bị theo dõi (cho rằng mình bị
bạn bè, thấy cô, bố mẹ theo dõi bằng camera, bằng sóng điện từ...), hoang tưởng bị
hại (cho rằng ai đó tìm cách hại mình), hoang tưởng bị chi phối (cho rằng có thế
lực nào đó chi phối điều khiển mọi ý nghĩ, hành vi của mình), hoang tưởng liên hệ
(liên hệ mình với bất cứ sự vật hiện tượng nào xảy ra xung quanh). Các hoang
tưởng này rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ tự vệ (hoang tưởng bị hại), tự sát (hoang
tưởng bị chi phối)...
- Bệnh kéo dài quá 1 tháng và không có căn nguyên thực tổn gì (chấn
thương sọ não, nghiện ma túy...).
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần rất nặng, kéo dài suốt dời. Vì thế
trẻ cần được điều trị càng sớm càng tốt bằng thuốc an thần. Các thuốc đông y,
châm cứu, tâm lý liệu pháp... đều không có hiệu quả gì với bệnh này. Nên sử dụng
các thuốc an thần như haloperidol, risperidon, olanzapin để điều trị. Cần lưu ý phải
điều chỉnh các tác dụng phụ cho bệnh nhân bằng trihex vì các cháu rất nhạy cảm
với tác dụng phụ của thuốc. Gia đình bệnh nhân cần đưa các cháu đi khám bệnh
định kỳ (kể cả khi bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định) và không tự ý thay đổi liều
thuốc hoặc ngừng thuốc. Thời gian uống thuốc phải kéo dài nhiều năm, rất nhiều
trường hợp phải uống thuốc kéo dài suốt đời.
Rối loạn lo âu lan tỏa
Đây là một bệnh lo âu mạn tính và không có cơn hoảng sợ. Bệnh kéo dài ít
nhất 6 tháng. Bệnh nhân lo lắng, sợ hãi quá mức và rất bền vững. Trương lực cơ
tăng, mất khả năng thư giãn, khó tập trung chú ý, mất ngủ, dễ bị kích thích, mệt

×