Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các nhà lãnh đạo nhóm và các nhân viên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.9 KB, 6 trang )

Các nhà lãnh đạo nhóm
và các nhân viên

Các nhà lãnh đạo có thể làm gì khiến nhân viên trong các hoạt động
sáng tạo cảm thấy họ được hỗ trợ hay không ? Đây là một trong các
câu hỏi nghiên cứu do giáo sư Teresa Ambile của trường Havard và
các đồng nghiệp đưa ra trong quá trình nghiên cứu về tính sáng tạo
công ty.

Qua phân tích 12.000 ghi chép hàng ngày của các nhân viên làm việc
trong các dự án sáng tạo, từ việc xây dựng một kết cấu đủ khoẻ tới việc
phát triển dữ liệu cho một dây chuyền khách sạn toàn cầu, họ có thể lập
biểu đồ về việc các nhà lãnh đạo nhóm có ảnh hưởng to lớn, tích cực,
tiêu cực như thế nào và tại sao trong tính sáng tạo. Sau đây là tóm tắt
cuộc thảo luận về các kết quả nghiên cứu của giáo sư Teresa với HSB
Working knowledge.

Q: Bà là một chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo đã nghiên cứu lĩnh vực
này trong rất nhiều năm. Điều gì đã tạo cảm hứng cho bà trong việc
quan sát nó dưới lăng kính hoạt động của các nhà lãnh đạo ?

A: Các đồng nghiệp và tôi đang nghiên cứu các ghi chép hàng ngày của
238 người trong 26 nhóm làm việc ở các dự án sáng tạo trong bảy công
ty khác nhau. Các ghi chép này được thể hiện dưới dạng câu trả lời cho
một email câu hỏi hàng ngày yêu cầu người tham gia tường thuật một sự
kiện từ ngày nổi bật trong tâm trí họ. Chúng tôi đã đọc và phân tích
12.000 báo cáo hàng ngày này và nhận thấy rằng một trong các sự kiện
được nhắc đến nhiều nhất đều liên quan tới việc giao tiếp với lãnh đạo
nhóm. Điều này khiến chúng tôi phải đào sâu nghiên cứu hơn về các
kiểu cư xử khác nhau của các nhà lãnh đạo cùng với việc xem xét các
hành động cư xử cụ thể có ảnh hưởng như nào tới việc nhận thức khả


năng hỗ trợ của sếp đối với các nhân viên và tính sáng tạo của họ.

Q: Bà cho rằng “ sự hỗ trợ ” không chỉ là việc khuyến khích tinh thần
mà còn là các giúp đỡ thực tế trong việc giải quyết vấn đề. Tại sao nhận
thức của nhân viên về sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo hay việc thiếu sự
nhận thức này sẽ tạo ra sự khác biệt trong khả năng sáng tạo của họ ?

A: Chúng tôi thấy rằng nhận thức của nhân viên về sự hỗ trợ của sếp
thường tích cực hơn khi nhà lãnh đạo đó có bốn kiểu cư xử hiệu quả sau
đây. Thứ nhất là quản lí công việc một cách hiệu quả (đưa ra các nhận
xét kịp thời, phản ứng với các khó khăn trong công vệc với sự hiểu biết
và giúp đỡ ). Thứ hai : có sự hỗ trở cảm xúc xã hội, như việc thể hiện sự
ủng hộ với các hành động và quyết định của các thành viên trong nhóm,
giúp làm giảm bớt các tình huống căng thẳng…Thứ ba, thừa nhận công
việc hiệu quả một cách riêng tư và công khai. Cuối cùng, biết tham khảo
các nhân viên về công việc như hỏi xin ý kiến, ý tưởng… của nhân viên.
Ngược lại sự nhận thức của nhân viên về sự ủng hộ của cấp trên tiêu cực
hơn khi các nhà lãnh đạo của họ rơi vào ba kiểu cư xử sau đây : Thứ
nhất : quản lí công việc kém hiệu quả (kiểm tra công việc quá thường
xuyên, thể hiện sự thiếu hiểu biết với công việc hay năng lực của nhân
viên). Thứ hai, thất bại trong việc xác định rõ ràng các mục tiêu và vai
trò ( giao cho nhân viên các nhiệm vụ không thích hợp, không có đủ sự
rõ ràng về các nhiệm vụ, thay đổi các mục tiêu quá thường xuyên ). Cuối
cùng là không biết cách xử lí các khó khăn trong công việc ( tránh giải
quyết các khó khăn, luôn luôn tạo ra các vấn đề phức tạp). Bằng cách
phân tích các ghi chép hàng ngày của nhân viên về các kiểu cư xử này,
chúng tôi đã xác định được một cơ chế quan trọng mà sự hỗ trợ của các
nhà lãnh đạo có thể ảnh hưởng tới sự sáng tạo. Các nhật kí chứa đựng
một số lượng lớn các ví dụ về việc cách cư xử của lãnh đạo có thể ảnh
hưởng tới sự tự quản của nhân viên trong công việc. Ví dụ, trong các

nhóm mà mọi người luôn bị quan sát quá nhiều trong tiến trình công
việc, họ có cảm giác là mình có ít quyền kiểm soát với công việc hơn là
những nhóm khác. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy cảm giác tự
quản, kiểm soát và sở hữu trong công việc sẽ ảnh hưởng tới sức sáng tạo
của mọi người.

Q: Tại sao bà và các đồng nghiệp lại thu thập tài liệu thông qua email ?
Ngoài ra, kiểu công ty nào mà bà quyết định nghiên cứu ? Cỡ điển hình
của một nhóm làm việc là bao nhiêu ? Kiểu sáng tạo nào mà các nhân
viên tưởng là đem đến cho công việc của họ ?

A: Chúng tôi xem xét mọi thứ mà có thể ảnh hưởng tới phương pháp
những người tham dự tiếp cận công việc và việc họ thành công như nào
khi sáng tạo và chúng tôi thấy rằng cách tốt nhất là thâm nhập vào các
kinh nghiệm hàng ngày của những người đang làm việc trong các “ rãnh
sáng tạo “. Chúng tôi muốn nghiên cứu mọi người ở các nhóm khác
nhau trong các công ty ở các lĩnh vực khác nhau nhằm khái quát hoá kết
quả tới mức có thể nhất. Do đó chúng tôi nghiên cứu chín nhóm của hai
công ty hoá chất, chín nhóm từ ba công ty công nghệ cao, tám nhóm từ
hai công ty sản phẩm khách hàng. Cỡ điển hình cho một nhóm làm việc
là chín thành viên. Các dự án sáng tạo bao gồm : phát triển sản phẩm
mới, giải quyết các vấn đề phức tạp về khách hàng, giải quyết các vấn đề
nội bộ phức tạp.

Q: Bà nói rằng các tài liệu về việc lãnh đạo lại nhấn mạnh tới các cách
cư xử tích cực. Vậy các cư xử tiêu cực ảnh hưởng như thế nào tới sự
sáng tạo và nhận thức về sự ủng hộ của sếp ?

A ù cho lí do gì đi chăng nuữa, các ghi chép về cách cư xử tiêu cực
của các nhà lãnh đạo phổ biến hơn trong 12.000 nhật kí. Các công ty mà

chúng tôi nghiên cứu đều rất sinh lãi và được kính trọng trên thương
trường nên kết quả này khiến chúng tôi rất ấn tượng. Có thể một trong
các lí do cho sự mâu thuẫn này là mọi người cảm thấy có phản ứng cảm
xúc tiêu cực mạnh hơn với cách cư xử tiêu cực hơn là các phản ứng cảm
xúc tích cực họ có đối với các nhà lãnh đạo có cư xử tốt. Không chỉ có
vậy, tình trạng cảm xúc tiêu cực có xu hướng cụ thể hơn là những gì tích
cực. Tin mừng là khi các nhà lãnh đạo ngừng không cư xử tiêu cực và
làm gì đó tích cực hơn thì họ sẽ nhận được sự chú ý tích cực từ mọi
người.

Q: Bà có nghĩ rằng cách cư xử của các nhà lãnh đạo, dù tốt hay xấu đều
có ảnh hưởng tương tự như nhau trong các công ty tương đối không sáng
tạo ?

A: Đúng như vậy. Qua 20 năm nghiên cứu các công ty, tôi thấy rằng sự
sáng tạo và năng suất công việc có liên quan chặt chẽ với nhau, cách cư
xử của các nhà lãnh đạo hỗ trợ cho cả công việc sáng tạo và năng suất.

Q: Công việc tiếp theo của bà là gì ?

A: Tôi đang nghiên cứu đề tài cảm xúc sẽ ảnh hưởng tới tính sáng tạo
như thế nào. Các kết quả ban đầu cho thấy, trong hầu hết các trường hợp
cảm xúc tích cực có liên quan tới tính sáng tạo cao hơn và các cảm xúc
tiêu cực có liên quan tới khả năng sáng tạo thấp. Tuy nhiên, có một vài
ví dụ thú vị về khả năng sáng tạo cao sinh ra dưới cảm xúc tiêu cực.


(Theo Tầm nhìn)


×