Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp một người khuyết tật cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.2 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
***
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: NGƯỜI KHUYẾT TẬT CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH
ĐỀ TÀI: Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội
nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng
trong can thiệp, trợ giúp một người khuyết tật cụ thể.
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: 06. Phùng Thị Thu Duyên
Lớp: Công tác xã hội 1- QH 2012
Hà Nội, 2014
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1. Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật: 4
2. Đặc điểm tâm lý của người khuyết tật 5
3. Những khó khăn cơ bản của người khuyết tật 6
4. Quản lý trường hợp 7
II. VẬN DỤNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NÓI
CHUNG VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT NÓI
RIÊNG TRONG CAN THIỆP, TRỢ GIÚP MỘT CA CỤ THỂ
1.Tiếp nhận đối tượng 9
2. Đánh giá đối
tượng 9
3 Chọn lựa dịch vụ giới thiệu ……………………… 14
4. Lập kế hoạch……………………………………………………… 14
5. Lượng giá 16
IV. KẾT LUẬN…………………………………………… ………… 18


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….19
2
MỞ ĐẦU
Người khuyết tật là đối tượng chịu nhiều
thiệt thòi trong xã hội. Đã từ lâu, Đảng và Nhà
nước ta dành rất nhiều sự quan tâm cho đối
tượng này. Tuy nhiên, do số lượng người
khuyết tật ở nước ta còn đông (hơn 6,7 triệu
người), nên đời sống của người khuyết tật hiện
nay vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong vấn
đề huy động các nguồn lực từ xã hội trợ giúp
họ hoà nhập cộng đồng cũng như phát huy tiềm
năng của chính họ. Những khó khăn đó là do một số nguyên nhân như:
Nhận thức của xã hội về vấn đề người khuyết tật còn hạn chế; sự thiếu
đồng bộ trong hệ thống chính sách; huy động sự ủng hộ từ bản thân nội
lực các cơ quan tổ chức trong nước chưa nhiều; chưa biết sử dụng có hiệu
quả nguồn ủng hộ từ các tổ chức quốc tế mà nguyên nhân chính là do
năng lực quản lý; điều kiện giao thông chưa tiếp cận; các chính sách an
sinh xã hội như giáo dục, y tế, việc làm còn chưa đi vào chiều sâu và hiệu
quả; Bản thân nhiều người khuyết tật còn chưa khẳng định được tiếng nói
của chính mình trong xã hội do mặc cảm, tự ti…. Nhìn chung, những khó
khăn là vô cùng, ngay cả với những người không phải khuyết tật.
Việc tham gia ký Công ước Quốc tế Người Tàn Tật vào tháng
10/2007 và sự ra đời của Luật Người khuyết tật ngày 17/6/2010 và sẽ có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011 là sự thể hiện rõ nét nhất sự quan tâm của
Đảng và Nhà Nước nhằm đảm bảo bình đẳng về hệ thống pháp luật giữa các
nhóm cộng đồng dân cư. Đồng thời, luật hoá quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm của Nhà nước, gia đình, xã hội đối với người khuyết tật và đảm bảo
thực thi đầy đủ các quy định liên quan; đảm bảo điều kiện thực hiện các cam
kết quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

3
Do vậy, công tác xã hội với người khuyết tật có vai trò quan trọng
trong việc kết nối, triển khai và tăng cường hiệu quả can thiệp, trợ giúp
nhằm đáp ứng nhu cầu của những người khuyết tật và góp phần phát triển
xã hội công bằng hài hòa và bền vững.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật:
1.1 Khuyết tật:
Khuyết tật là những trở ngại khi thực hiện hoạt động, công việc nào đó
trong cuộc sống và trở ngại ấy bị gây ra bởi thương tật hay lệch chuẩn về
sức khỏe thể lý, sức khỏe tâm thần.
1.2 Khái niệm người khuyết tật
Theo Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng LHQ
thông qua ngày 9/12/1975 thì “Người tàn tật, có nghĩa là bất cứ người
nào mà không có khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng
phần những sự cần thiết của một cá nhân bình thường hay của cuộc sống
xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh trong những khả
năng về thể chất hay tâm thần của họ”
Theo Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật – 2006 thì “Người
khuyết tật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể
chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản
khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã
hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội”
Theo Điều 2 Luật Người khuyết tật được Quốc Hội Việt Nam thông qua
ngày 17/6/2010 thì: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới
dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”
Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng
người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
1.3. Các khái niệm liên quan

4
Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi,
phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do
khuyết tật của người đó.
Việc chuyển từ thuật ngữ “tàn tật” sang “khuyết tật” vì: bản chất của
khuyết tật có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là từ cá nhân, từ
xã hội chứ không phải chỉ từ một phía. Do vậy nếu dùng từ “tàn tật” thì
chỉ tập trung vào sự bất lợi của họ đối với mọi người xung quanh, tức là
phân biệt họ với xã hội.
Phân loại khuyết tật
Có 6 loại khuyết tật đó là:
- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật nghe nói
- Khuyết tật nhìn
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần
- Khuyết tật trí tuệ
- Các loại khuyết tật khác: Là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng
cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà
không thuộc các trường hợp được quy định tại các dạng trên.
Mức độ khuyết tật
Theo Điều 3 Luật Người Khuyết tật: Người khuyết tật được chia
theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến
không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể
tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường
hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nguyên nhân khuyết tật:
- Do môi trường sống

- Do Xã hội
- Do bẩm sinh
5
2. Đặc điểm tâm lý của người khuyết tật
Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá
thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những
người mà khuyết tật nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có
các biểu hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng
quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy
trong tâm lý học, mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người
có khiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới
những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên.
Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu
trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như
giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người.
Người khuyết tật còn rất nhạy cảm, cần đời sống tình cảm chứ
không cần tình thương hại của mọi người dành cho mình. Vì vậy khi tiếp
xúc với người khuyết tật cần chú ý đến lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành vi
để tránh sự hiểu lầm.
Người khuyết tật còn là những người có ý chí, nghị lực cao, rất
bền bỉ và kiên trì trong cuộc sống hàng ngày. Họ là những tấm gương
sáng về ý chí vượt lên chính mình, rất nhiều người không còn đôi tay,
nhưng họ vẫn đến trường học, họ dùng đôi chân thay đôi tay để chép bài.
Họ xứng đáng là những tấm gương về sự nỗ lực con người
3. Những khó khăn cơ bản của người khuyết tật
Người khuyết tật rất khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập,
việc làm, hôn nhân, kỳ thị Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau,
là nguyên nhân và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng
luẩn quẩn
Về học tập: Với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở người khuyết

tật về trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả
năng tiếp thu tri thức là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh
hưởng ít hơn. Người khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù
hợp với đặc điểm khiếm khuyết của mình - điều này đôi khi yêu cầu đầu
6
tư về cơ sở vật chất nhiều hơn so với giáo dục thông thường, do đó nếu sự
hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không
tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như là bất khả thi.
Về hôn nhân: Người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình
thường, điều này có nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung thì con
người có xu hướng lựa chọn bạn đời có bộ gien tốt, do vậy người khuyết
tật thường bị cho là lựa chọn "dưới tiêu chuẩn". Vì thế, người khuyết tật
càng tự ti hơn về tâm lý.
Về việc làm: Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
xin việc, trình độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối
so với cộng đồng. Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người
khuyết tật khó thực hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng
cách tránh những việc liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết
tật ở chân thì không nên tìm những việc phải đi lại quá nhiều. Một số
khác thì yêu cầu ngoại hình và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc
mà họ khó có thể tiếp cận
4. Quản lý trường hợp với người khuyết tật: Là một quá trình tổ chức dịch
vụ giúp đỡ thân chủ (người khuyết tật và gia đình họ) giải quyết vấn đề khó khăn
và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ một cách hiệu quả. Trong quá trình này
nhân viên CTXH làm nhiệm vụ điều phối các dịch vụ xã hội để hỗ trợ thân chủ
vượt qua khó khăn về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội nhằm giúp
đỡ họ phục hồi các chức năng xã hội, phòng chống các vấn đề có thể xảy ra.
7
II. VẬN DỤNG KIẾN THỨC KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NÓI
CHUNG VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT NÓI

RIÊNG TRONG CAN THIỆP, TRỢ GIÚP MỘT CA CỤ THỂ
Trường hợp ca đối tượng
Họ và tên: Nguyễn Thị H
Năm sinh: 2000
Quê quán: Khu 2 – Võ Lao – Thanh Ba – Phú Thọ
Trình độ học vấn: 7/12
Giới tính: Nữ
Tôn giáo: Không
Trường hợp ca cá nhân:
Nguyễn Thị H, sinh năm 2000, quê ở Thanh Ba, Phú Thọ. H là con gái
đầu trong một gia đình có 2 chị em. Bố làm nghề tự do, mẹ làm ruộng.
Ông bà nội ngoại đều đã già, không hỗ trợ được nhiều cho gia đình Hạnh,
các cô, chú bác hai bên nội ngoại tuy không khá giả, nhưng rất cưu mang,
đùm bọc gia đình H. Được xếp thuộc diện hộ nghèo của địa phương, hoàn
cảnh kinh tế của gia đình H rất khó khăn. Tuy hoàn cảnh nghèo khó,
nhưng gia đình vẫn cố gắng cho cả 2 chị em đi học. H học rất giỏi và là
niềm tự hào của gia đình. Tháng 6/2012, trên đường đi học, không may H
bị tai nạn xe máy, di chứng của tai nạn khiến sức khỏe của H suy yếu,
việc đi lại gặp khó khăn (H bị liệt 1 chân), H tự ti, nhút nhát khi tiếp xúc
với người, tinh thần suy sụp và tuyệt vọng, không muốn đến trường vì
mặc cảm. Gia đình vì nghèo khó nên không thể đưa H đi chữa trị ở các
bệnh viện lớn ở Trung ương. Mẹ của H tìm gặp nhân viên xã hội và mong
muốn có sự hỗ trợ với H để H có thể lấy lại cân bằng trong cuộc sống
hàng ngày, vui vẻ trở lại trường học.
8
1. Tiếp nhận đối tượng
Đây là một trong những bước đầu tiên của quản lý trường hợp. Việc trợ giúp
người khuyết tật có đạt được kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc
đánh giá này.
Để đạt được các mục tiêu của việc đánh giá, Nhân viên xã hội tiến hành gặp

gỡ, tiếp xúc làm quen H để tạo mối quan hệ thân thiết, tin cậy với thân chủ đồng
thời thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: Thân chủ, gia đình và những
người quan trọng với thân chủ, các cơ quan, tổ chức ở địa phương, trường học
của thân chủ, cộng đồng, hàng xóm nơi thân chủ sinh sống để có được những
thông tin cơ bản, cần thiết về thân chủ
Phương pháp thu thập thông tin mà nhân viên xã hội sử dụng: quan sát, vãng
gia, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn (ghi nhật ký)
Để xác định được nhu cầu trợ giúp của H, nhân viên xã hội cần phân tích
những mặt mạnh, mặt yếu của thân chủ đồng thời xác định nhu cầu ưu tiên, cần
giải quyết trước mắt của thân chủ
2. Đánh giá đối tượng
Điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ
- Điểm mạnh: Hạnh là cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ và đạt kết quả tốt ở
trường học, có khả năng phát triển các mối quan hệ thân thuộc, được gia
đình yêu thương, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ;
- Điểm yếu: Bị tai nạn dẫn đến bị liệt một chân, sức khỏe yếu, sư mặc
cảm, tự ti, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
9
• Phân tích cây vấn đề của thân chủ, xác định mục tiêu trợ giúp

Cây vấn đề
Từ cây vấn đề của thân chủ, nhân viên xã hội có thể thầy rằng vấn đề của H
hiện nay đó là sự tự ti, mất niềm tin vào cuộc sống, bởi hậu quả của vụ tai nạn
khiến em bị liệt một chân, do vậy H buồn chán, không muốn đến trường, không
muốn gặp gỡ, giao lưu tiếp xúc với ai. Do vậy việc trước tiên là phải giúp H hiểu
Bị liệt 1
chân
10
Không
muốn

đến
trường
Tự ti,
niềm tin
vào cuộc
sống
Sống
khép kín
Không
muốn
giao tiếp
với mọi
người.
xung
c vn mỡnh ang gp phi tỡn cỏch thỏo g v i u vi nú. Giỳp H
khụng cũn t ti v bn thõn, cú th ly li cõn bng ca cuc sng v tr li
trng hc hũa ng vui v vi bn bố.
Biu sinh thỏi
Chỳ gii:
Quan hệ một chiều:
Quan hệ hai chiều:
Quan hệ xa cách: - - - - - - - - - -
Qua biu sinh thỏi chỳng ta cú th thy c phn no hon cnh, iu
kin sng ca gia ỡnh H cng nh mi quan h ca gia ỡnh H vi mụi
trng xung quanh. Bnh vin l ni H ang cn s tr giỳp nht lỳc
ny th dng nh li cú mi quan h xa cỏch vi H v gia ỡnh. Vỡ hon
cnh gia ỡnh nghốo khú, nờn b m H khụng th a H i iu tr
nhng bnh vin ln. Chõn ca H nu nh c iu tr tớch cc ngay t
ban u thỡ cú l ó cú th cu ụi chõn ca em. Gia ỡnh 2 bờn ni ngoi
u rt cu mang, giỳp gia ỡnh H, nhng hon cnh ca h cng

11
Gia đình
hạt nhân

H
Nhân viên
CTXH
Hàng xóm
Bạn Bè
Gia đình bên
nội
Gia đình bên
ngoại
Bệnh viện Trờng học
Chính quyền
địa phơng
Các tổ chc,
xó hi
chẳng khá hơn gia đình em là bao nhiêu nên gần như đó chỉ là những sự
giúp đỡ về mặt tinh thần cho H và gia đình. Chính quyền địa phương
cũng có sự quan tâm, hỗ trợ với gia đình H (gia đình H thuộc diện hộ
nghèo của địa phương), nhưng do điều kiện thực tế của địa phương (là xã
thuộc huyện nghèo) nên sự giúp đỡ còn hạn chế. Các tổ chức xã hội, tổ
chức nhân đạo trong và ngoài nước lại có mối quan hệ xa cách với gia
đình H, H và gia đình không biết đến tổ chức xã hội có thể giúp đỡ họ.
Việc kết nối H đến các tổ chức xã hội là vô cùng cần thiết. Điều đó không
chỉ giúp H có được sự hỗ trợ cần thiết (vật chất, y tế,…) mà còn giúp H
có thêm nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động xã hội phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh của em. Từ đó giúp H có thêm niềm tin và sự
vươn lên trong cuộc sống.

Biểu đồ phả hệ:
12
Chú giải :
Còn sống: Nam N÷
KÕt h«n :
Quan hệ hai chiều :
Quan hÖ th©n thiÕt :
Quan hệ xa cách : - - - - - - - - -
Quan hệ một chiều:
Phân tích biểu đồ gia đình em H : Biểu đồ gia đình( biểu đồ phả hệ) dùng
các ký hiệu để sơ đồ hóa mối quan hệ của cá nhân thân chủ với hệ thống
gia đình. Qua đó nhìn nhận mối quan hệ với ai có tác động tiêu cực, tích
cực đến đối tượng.
H có mối quan hệ thân thiết với em trai
H có mối quan hệ 2 chiều với bố, mẹ và bà nội
H có mối quan hệ một chiều với ông nội
3. Chọn lựa dịch vụ giới thiệu dịch vụ:
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, nhân viên xã hội tìm đến những
địa chỉ trợ giúp người khuyết tật như:: Phòng Lao động thương binh xã hội, Hội
13
H
Em
trai H
người khuyết tật huyện, Trung tâm y tế huyện, Hội chữ thập đỏ, trung tâm Hội
bảo trợ trẻ em tỉnh, Tại địa phương hiện chưa có trường cho trẻ khuyết tật.
Với trường hợp của H, nhân viên xã hội sẽ liên hệ với chính quyền xã nơi H
đang sinh sống đề nghị phối hợp giúp H làm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp hàng
tháng cho người khuyết tật (gửi lên phòng Lao động thương binh xã hội huyện).
Sau khi được duyệt hồ sơ trợ cấp hàng tháng, H sẽ được cấp phát miễm phí thẻ
Bảo hiểm y tế, điều này sẽ góp phần hỗ trợ cho H và gia đình rất nhiều. Giúp H

có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế hơn.
4. Lập kế hoạch can thiệp
ST
T
Mục tiêu
cụ thể
Hoạt động
Nguồn lực huy
động- phối hợp
Thời
gian
Kết quả mong đợi
Bên
trong
Bên ngoài
1
Làm quen
với H
Giúp H tự
tin hơn,
hòa nhập
trở lại với
cuộc sống
hàng
ngày, tự
tin quay
trở lại
trường
học.
Trò chuyện,

tham vấn cho
H
Trao đổi cởi
mở với H
giúp em xác
định được
vấn đề mình
đang gặp
phải và cùng
tìm cách tháo
gỡ
Bản thân
H, gia
đình H,
Nhân viên
xã hội,
bạn bè
cùng lớp,
thầy cô
chủ
nhiệm.
3 ngày
3 tuần
H không còn mặc
cảm tự tin về bản
thân, tự tin quay trở
lại trường học, hòa
đồng hơn với mọi
người xung quanh
2 Khuyến

khích sự
giúp đỡ
của hàng
xóm, các
đoàn thể
của địa
phương.
- Gặp gỡ
cán bộ của
đoàn thể,
chính quyền
địa phương
trao đổi về
kế hoạch
giúp đỡ với
H và gia
Gia đình
H (bố
mẹ, ông
bà, anh
chị
em…)
Cán bộ
phụ nữ,
Đoàn
thanh
niên,
Trưởng
khu,
nhân

viên xã
4 tuần
Nhận thêm được sự
hỗ trợ, quan tâm của
các bác, các cô chú
trong hàng xóm.
- Tạo thêm niềm tin
cho H vượt qua khó
khăn.
14
đình em hội
3 Nêu ra
những
tấm
gương
thực tế
về tấm
gương
thực tế
có cùng
hoàn
cảnh như
H nhưng
vẫn vượt
qua khó
khăn
vươn lên
trong
cuộc
sống

Trò chuyện,
tâm sự với
H,
Gia đình
và bản
thân H
Đoàn
thanh
niên,
nhân
viên xã
hội
1 buổi
Tạo niềm tin động
lực cho H cố gắn,
vươn lên trong cuộc
sống.
4
Khuyến
khích,
động viên
gia đình H
quan tâm
nhiều hơn
tới H
- Thường
xuyên trò
chuyện, quan
tâm, động
viên bố mẹ H

tin tưởng
rằng con
mình sẽ có
những thay
đổi,
- Tạo niềm
tin cho gia
đình H
Gia đình
H (bố
mẹ, ông
bà, anh
chị
em…)
Cán bộ
phụ nữ,
Đoàn
thanh
niên,
Trưởng
khu,
nhân
viên xã
hội
2 buổi - Gia đình H quan
tâm nhiều hơn tới
em và không còn
cảm giác tuyệt
vọng, không khí
gia đình đầm ấm,

hạnh phúc
15
5 Nâng cao,
cải thiện
đời sống
gia đình e
H, kết nối
H với các
tổ chức xã
hội trong
và ngoài
nước.
Tìm nguồn
lực hỗ trợ
Các đoàn
thể, chính
quyền địa
phương,
các tổ
chức xã
hội trên
địa bàn.
4 tuần Bố H có việc làm,
mẹ có nghề làm
thêm tăng thu nhập.
H được các tổ chức
xã hội quan tâm.
4.1 Thực hiện kế hoạch:
Sau khi lập được kế hoạch trợ giúp đối tượng thì quá trình thực hiện kế hoạch
cần phải được liên tục giám sát và theo dõi định hướng những hoạt động cho đối

tượng. Đồng thời tìm hiểu phản hồi của đối tượng và người thân của đối tượng
để rà soát, chỉnh sửa lại kế hoạch cho phù hợp với thực tế.
Việc liên kết các nguồn lực và các dịch vụ trợ giúp cần được chuẩn bị và có sự
tham gia hooxo trợ của các đoàn thể, chính quyền địa phương, tổ chwucs xã
hội,
Trong quá trình thực hiện kế hoạch thường xuyên có lượng giá, đối chiếu với kế
hoạch đã xây dựng có vấn đề gì cần phải thay đổi phải chỉnh sửa lại kế hoạch
cho phù hợp
Với trường hợp ca thân chủ H, học viên lựa chọn việc đánh giá theo kết quả
mong đợi của hoạt động dựa trên kế hoạch đã đề ra
5. Kết thức và lượng giá
Việc kết thúc hoạt động trợ giúp là rất quan trọng như việc bắt đầu một
tiến trình trợ giúp cho người khuyết tật. Việc tuyên bố kết thúc có thể là
rất khó khăn để thân chủ cũng như cả nhân viên xã hội chấp nhận
Khi gần tới giai đoạn kết thúc, nhân viên xã hội cần thông báo và giúp
cho thân chủ làm quen dần với việc kết thúc trợ giúp ca. Nhân viên xã hội
cần trò chuyện, chia sẻ việc kết thúc để họ quen dần và nói với họ sẽ kết
thúc thế nào và thân chủ cần làm gì sau khi ca kết thúc. Nhân viên xã hội
cần giúp thân chủ (có thể qua sắm vai) để thân chủ có được những cảm
nhận với những tình huống khó khăn mà họ có thể gặp phải trong cuộc
16
sống sau khi kết thúc sự trợ giúp với nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội
góp ý và thực hiện đánh giá xem thân chủ đã tạo được những tiến bộ hay
thay đổi gì sau một thời gian trợ giúp.
1. Về phía thân chủ
1.1 Mặt đạt được
Em H đã có những chuyển biến tích cực trong việc hòa nhập hơn với gia
đình, bạn bè trong lớp. Nhận thức được vấn đề bản thân đang gặp phải,
chủ động tìm cách tháo gỡ, khắc phục.
Thân thiết, cới mở với NV CTXH, gần gũi chia sẻ nhiều hơn về các vấn

đề của bản thân
Mạnh dạn hơn trong các hoạt động giao tiếp, (nhất là tiếp xúc với người lạ)
1.2 Hạn chế
Hoàn cảnh gia đình H vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Gia đình H chưa có
nhiều điều kiện để chăm sóc cho anh em H tốt hơn về vật chất và tinh thần.
2. Về phía nhân viên CTXH
2.1 Mặt đạt được
Nhiệt tình, năng động, sáng tạo, linh hoạt
Cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu chân tình
Biết sử dụng kỹ năng: quan sát, lắng nghe, tạo lập mối quan hệ
Biết lượng giá những mặt tích cực, hạn chế từ đó lập những kế hoạch tiếp
theo để trợ giúp thân chủ.
Tạo được mối quan hệ bền vững với thân chủ, gia đình thân chủ.
2.2 Hạn chế
Do thiếu kinh nghiệm và ảnh hưởng từ nhiều phía nên còn nhiều hạn chế:
- Sử dụng một số kỹ năng chưa thật hiệu quả: tham vấn, đặt câu hỏi.
- Trong quá trình trợ giúp thân chủ còn thiên về trò chuyện, chưa đi sâu
vào mục đích, chưa chú ý đến việc vận dụng kỹ năng.
III. KẾT LUẬN
17
Người khuyết tật luôn là đối tượng được sự quan tâm ưu ái của
cộng đồng, mọi người trong xã hội đã hỗ trợ giúp đỡ tạo mọi điều kiện
cho người khuyết tật. Họ là những người khó khăn, bất hạnh cần có bàn
tay của người bình thường giúp đỡ họ để họ hoà nhập và hoà nhập được
thì họ mới được hưởng những quyền lợi bình thường như những người
bình thường khác. Đây là một tư tưởng rất là nhân văn, rất là đạo lý và
phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người” Ngoài ra, một số luật
khác liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, hưởng
thụ các giá trị văn hóa tinh thần cho người khuyết tật cũng đã được ban
hành. Bằng những sự quan tâm đó, người khuyết tật sẽ ngày càng tự tin

hơn, hoà nhập với cộng đồng.
18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pháp lệnh Người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH 10 ngày 30/7/1998
của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006- 2010.
3. Thông tư liên tịch số 46/2007/TTLT- BTC- BLĐTBXH ngày
11/5/2007 của liên Bộ tài chính, Bộ Lao động thương binh xã hội hướng
dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 239/QĐ- TTg
4. Luật Người khuyết tật ngày 17/6/2010 có hiệu lực từ 1/1/2011.
5. Theo Tạp chí Dân số & Phát triển (số 3/2005), website Tổng cục Dân
số & KHHGĐ.
6. Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 của Quốc Hội khóa XIII kỳ họp
thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.
7. Mai Thị Kim Thanh (2009), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB
Giáo dục, Hà Nội
8. Mai Thị Kim Thanh (2009), Bài giảng Công tác xã hội cá nhân, NXB Giáo
dục, Hà Nội
9. Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Lê Trang, Nguyễn Thị Thái Lan (2010), Nhập
môn công tác xã hội. NXB Lao động – Xã hội.
10. Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui (2008), Giáo
trình tham vấn”. NXB Lao động – Xã hội
19
20
21

×