Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Báo cáo “Phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của hệ thống thanh toán phục vụ cho phát triển TMĐT ở VN" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.33 KB, 28 trang )

BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: MSSV: Đánh giá:
Gv: Nguyễn Hữu Tâm 1. Nguyễn Văn Nhiên 08045088 100%
2. Phan Hữu Lợi 08045064 100%
3. Nguyễn Hữu Trường 08045162 100%
4. Nguyễn Trần Hữu Tài 08045124 100%
5. Bùi Văn Viên 08045180 100%
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Đề tài:
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Lý do chọn đề tài
TTĐT là một dạng của thanh toán không dùng tiền mặt dựa trên các phương thức
và phương tiện điện tử bao gồm các hình thức như thanh toán thẻ, séc điện tử, chuyển
khoản và chuyển tiền điện tử.
Với khả năng thanh toán không dùng tiền mặt qua 2 phương thức nói trên, TTĐT
là yêu cầu bắt buộc và cần thiết để xúc tiến TMĐT. Việc triển khai các hoạt động thanh
toán trực tuyến nhằm tiết giảm tối đa thời gian, nhân lực là một biện pháp đang được
nhiều doanh nghiệp tìm đến để tiết giảm tối đa chi phí trong bối cảnh khủng hoảng hiện
nay. Thấy được tầm quan trọng trên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Phân
tích thực trạng và xu hướng phát triển của hệ thống thanh toán phục vụ cho phát
triển thương mại điện tử ở Việt Nam”
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
I . SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN
1.1 Thanh toán bằng thẻ
- Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Khách hàng sở hữu các
loại thẻ mang thương hiệu Visa, Master, American Express, JCB có thể thanh toán trực


tuyến tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePAY.
- Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Chủ thẻ đa năng Đông Á và chủ thẻ
Connect24 Vietcombank đã có thể thực hiện thanh toán trực tuyến tại các website đã
kết nối với Ngân hàng Đông Á và cổng thanh toán OnePAY.
1.2 Thanh toán qua cổng
 Thanh toán điện tử F@st MobiPay
F@st MobiPay là một dịch vụ nằm trong giải pháp cổng thanh toán điện tử
của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
 Cổng thanh toán Đông Á
Tháng 2/2007, Ngân hàng Đông Á đã cung cấp cho các chủ thẻ đa năng Đông
Á dịch vụ thanh toán trực tuyến trên kênh giao dịch “Ngân hàng Đông Á Điện tử”.
Website đầu tiên liên kết để triển khai thành công là Siêu thị điện tử Golmart.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
1.3 Thanh toán bằng ví điện tử
Thanh toán bằng ví điện tử: Sở hữu ví điện tử của Mobivi, Payoo, VnMart,
khách hàng có thể thanh toán trực tuyến trên một số website đã chấp nhận ví điện tử
này. Bao gồm các loại ví như:

Ví điện tử MobiVi

Ví điện tử Payoo

Ví điện tử VnMart

Ví điện tử netCASH – PayNet
1.4 Thanh toán bằng điện thoại di động
- Với dịch vụ này khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo ví tiền vì các
khoản ch i trả sẽ được thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại cầm tay.
- Hiện nay thanh toán qua chuyển khoản đang rất phổ biến , hệ thống thanh toán bằng

tin nhắn chuyển khoản các hóa đơn tiêu dùng hàng ngày như ; Taxi, tiền điện thoại , điện nước,
hóa đơn nhà hàng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Spa,
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
II. THỰC TRẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
- Theo số liệu điều tra của Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen, năm
2006 thế giới có khoảng 10% dân số thực hiện việc mua bán trên mạng trên tổng số
627 triệu người. Tại Việt Nam, 75% số người truy cập Intemet là để xem tin tức, chơi
game, chat, e-mail và tra cứu tư liệu. Chỉ khoảng 7% là có biểu hiện mua bán trên
mạng.
- Theo thống kê của Cục Nghiệp vụ Tin học Ngân hàng (thuộc NH Nhà nước
VN), số lượng lệnh thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng năm
2007 đã tăng 40% so với năm 2006, tổng số tiền giao dịch cũng lớn gấp 2 lần (tăng
107%). Bình quân mỗi ngày hệ thống thực hiện từ 35.000 - 45.000 lệnh thanh toán,
thời gian thực hiện mỗi lệnh là 10 giây.
2.1 Cơ sở hạ tầng
- Hiện cáp ADSL đã được kết nối đến tận các xã; các công ty viễn
thông di động cũng đã phủ sóng khắp 63 tỉnh, thành, thậm chí ra cả đảo
xa.
- Một số công nghệ cao như Wimax, 3G đang được các công ty Internet,
viễn thông thử nghiệm và sẽ đưa vào khai thác trong tương lai gần.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Chính sách nhà nước
- Nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng thể hiện qua Nghị Định
92 về TT không dùng tiền mặt, các nghị định về chữ ký số và dịch vụ chữ ký số,
Internet… Bộ TTTT còn thành lập 2 tổ chức là trung tâm Chứng Thực Số Quốc Gia
và trung tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam để khắc phục các sự cố.
- NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg
ngày 24/8/2007 về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ

NSNN
- Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-
2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định 291). Đồng thời, Chính phủ cũng đã
ban hành Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền
mặt (Nghị định 161), trong đó bao gồm các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền
mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt Nam
trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng để thúc
đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
- Khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt. Việc thanh
toán tiền mua hàng, trả phí dịch vụ qua máy POS còn rất hạn chế vì
không có đủ máy quét cho nhiều loại thẻ của nhiều ngân hàng. Để trả
tiền mua hàng, khách hàng phải rút tiền mặt từ máy ATM lắp đặt tại các
cửa hàng, siêu thị.Hệ thống POS lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị của các
ngân hàng hiện nay chưa được kết nối với các hệ thống của ngân hàng
khác, dẫn đến ít tiện ích cho các thẻ ATM nội địa của các ngân hàng Việt
Nam
2.2 Thực trạng thanh toán bằng thẻ
- Theo NHNN, việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ
NSNN đã hoàn thành giai đoạn 1 với kết quả khả quan, từ cuối năm 2007 đến cuối năm
2008, số đơn vị trả lương qua tài khoản đã tăng hơn 4 lần, từ 5.181 lên 21.562 đơn vị,
số người nhận lương qua tài khoản đã tăng 3,7 lần, từ 298.920 lên đến 1.132.442
người. Để đáp ứng yêu cầu việc chi trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị của Chính phủ,
nhiều NHTM đã đầu tư nhiều tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS và phát
hành nhiều loại thẻ ATM với nhiều tiện ích khác nhau, đến cuối tháng 6/2009, toàn thị
trường đã có 8.800 ATM và 28.300 POS, khoảng 17.032.000 thẻ đang lưu hành.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ

Theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, hệ thống kết nối Smartlink –
Banknetvn đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/5/2008, lần đầu
tiên tạo ra một mạng lưới liên minh thẻ ATM thống nhất trên toàn quốc,
đã kết nối thanh toán thẻ gồm 42 ngân hàng thành viên của 2 liên minh
thẻ, tổng số máy ATM của 2 hệ thống này chiếm khoảng 80% tổng số
máy ATM và số lượng thẻ thanh toán phát hành chiếm 86% thị phần
trong cả nước. Việc chi trả lương qua tài khoản đã tạo điều kiện cho các
NHTM mở rộng và phát triển giá trị gia tăng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
- Tổng số máy thanh toán thẻ Visa trên toàn thế giới hiện có khoảng 20 triệu
chiếc. Chiếc thẻ Visa card đầu tiên đã được sử dụng tại Việt Nam năm 1997 bởi ngân
hàng ACB. Đến tháng 3 năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 53.000 thẻ Visa card
được phát hành. Thực tế, Việt Nam chỉ mới chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số
500.000 máy thanh toán Visa card tại khu vực Đông Nam Á.Tuy nhiên, đối với ngành
công nghiệp thanh toán điện tử của Việt Nam, điều đó lại hứa hẹn một cơ hội phát triển
to lớn.
- Theo thống kê của Cục Nghiệp vụ Tin học Ngân hàng (thuộc NH Nhà nước
VN), số lượng lệnh thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng năm
2007 đã tăng 40% so với năm 2006, tổng số tiền giao dịch cũng lớn gấp 2 lần (tăng
107%). Bình quân mỗi ngày hệ thống thực hiện từ 35.000 - 45.000 lệnh thanh toán,
thời gian thực hiện mỗi lệnh là 10 giây.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
- Để thúc đẩy hoạt động thanh toán tại Việt Nam, Hệ thống thanh toán điện tử
liên NH sẽ được nâng cấp toàn diện. Trung tâm thanh toán Quốc gia (NPSC) và NCSC
Backup sẽ được tăng cường trang bị kỹ thuật. 6 trung tâm cấp tỉnh (PPC) sẽ được nâng
lên thành trung tâm khu vực (RPC). Toàn bộ hệ thống viễn thông và bảo mật được
nâng cấp để có thể hoạt động thông suốt, liên tục, đảm bảo xử lý trên 2 triệu giao dịch
mỗi ngày.

- Song song với chương trình thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, nhiều tập đoàn
công nghệ nước ngoài trình diễn những công nghệ mới nhất tại Banking Vietnam 2008.
Đáng chú ý là giải pháp mới nhất của core banking như AMBIT của Sungard, mới
được ứng dụng lần đầu tại HDBank, thiết bị ATM thế hệ mới có khả năng thu đổi
ngoại tệ, giải pháp mã hóa bảo mật Hybrid Quantum Encryption, máy đếm tiền nhiều
mệnh giá lẫn lộn,…
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
2.3 Thực trạng thanh toán qua cổng
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ trực tuyến OnePAY
(OnePAY) phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) triển khai giải pháp thanh toán trực
tuyến. Tháng 2/2007, đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành
công là hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific. Cổng thanh toán
OnePAY cho phép doanh nghiệp chấp nhận thanh toán trực tuyến cho
các loại thẻ tín dụng và ghi nợ phổ biến mang thương hiệu Visa,
MasterCard, American Express, JCB.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Đến hết năm 2008, cổng thanh toán OnePAY đã triển khai thành công cho 65
doanh nghiệp tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, siêu thị trực
tuyến, dịch vụ viễn thông như Vietravel, Ivivu Tour, Chợ Điện Tử, 25h, FPT Data, FPT
Online…
Tháng 1/2009, OnePAY và Vietcombank triển khai thành công cổng thanh
toán nội địa, cho phép 3 triệu chủ thẻ Vietcombank Connect 24 có thể thực hiện mua
bán và thanh toán trên các website đã kết nối với OnePAY.
Theo lộ trình, đến cuối năm 2009, OnePAY sẽ tiếp tục kết nối với các ngân
hàng lớn tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại điện tử chấp
nhận thanh toán trực tuyến cho hơn 10 triệu chủ thẻ.
“Phí dịch vụ hợp lý nhưng quy trình thanh toán phức tạp với đa số người sử

dụng” là nhận xét của cả chủ thẻ và doanh nghiệp thương mại điện tử khi sử dụng cổng
thanh toán nội địa Đông Á. Website đã kết nối với Techcombank là như Chợ Điện Tử,
Golmart, Chotroi.vn…
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
2.4 Thực trạng thanh toán bằng ví điện tử

Việc ra đời ví điện tử VnMart đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thẻ E-Partner
có thêm kênh thanh toán trực tuyến thuận tiện, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
hàng ngàn doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các đối tượng khách hàng đầy tiềm năng
trên thị trường.Với dịch vụ này, bất kỳ khách hàng nào là chủ thẻ E-Partner của
VietinBank cũng có thể đăng ký sử dụng ví điện tử VnMart để mua sắm, chi tiêu
những khoản vừa và nhỏ thông qua internet.
Chủ thẻ E-Partner có thể nạp tiền từ tài khoản thẻ ATM của mình
sang Ví điện tử VnMart thông qua dịch vụ VnTopup một cách đơn giản, nhanh
chóng sau khi đăng ký dịch vụ lần đầu tại quầy giao dịch hay tại hệ thống ATM
của Vietinbank trên toàn quốc. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ Ví điện tử
VnMart tại bất kỳ nơi nào có internet. Với VnMart, khách hàng sẽ được hỗ trợ
24h/ngày và 7 ngày/tuần. VnMart còn giúp khách hàng tránh thất thoát tiền bạc
và giảm thiểu thời gian, chi phí cũng như kiểm soát được các khoản chi tiêu
một cách hiệu quả nhất.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
2.5 Thực trạng thanh toán bằng điện
thoại di động
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các giao dịch trực tuyến hiện nay chỉ mới
dừng lại ở việc mua thẻ trả trước cho tài khoản di động, TT tiền điện, nước hàng tháng.
Để mở đường cho DV TTTT, mạng di động Viettel, MobiFone đã triển khai DV TT

cước trả sau bằng thẻ trả trước, DV chuyển tiền giữa các thuê bao di động, DV mua thẻ
trả trước qua điện thoại… Mạng Viettel cũng đang phối hợp với Smartlink để nghiên
cứu và thử nghiệm DV TT trên điện thoại di động hướng đến việc cung cấp DV cho
đối tượng khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng.
 Thuận lợi :
- Với 65% người tiêu dùng có tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua,
27% các hoạt động mua sắm trực tuyến, cộng thêm số người sử dụng Internet chiếm
tới 25% dân số, Việt Nam đang có những thuận lợi lớn trong việc phát triển thương
mại điện tử trong đó có thanh toán trực tuyến. Sự phát triển mạnh mẽ của số thuê
bao điện thoại và người sử dụng internet góp phần làm cho thị trường thanh toán
trực tuyến Việt Nam thêm sôi động.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Việc triển khai thành công dịch vụ ví điện tử VnMart sẽ mở ra cho thị trường
thanh toán trực tuyến trên internet một tương lai phát triển mạnh mẽ vốn đã được rất
nhiều người quan tâm, mong đợi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với
hơn 2 triệu thẻ E-Partner VietinBank.
Loại Simcard sẽ giúp thuê bao khách hàng thanh toán tiền khi đi siêu thị, mua sắm hay
muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ thuê bao này sang thuê bao khác
 khó khăn
- Khó khăn về quyết toán thuế: Doanh nghiệp nào hàng năm cũng khó khăn
với việc quyết toán thuế và trong số những chứng từ đó, khó quyết toán nhất là những
chứng từ có liên quan tới công nghệ. Việc quản lý chứng từ của Tổng cục Thuế trong
thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn. Việc quản lý hoá đơn Việt Nam so với thế giới
có những đặc điểm rất khác biệt. Nếu như trên thế giới, nhất là các nước phát triển hoá
đơn chỉ quan trọng với nội dung thông tin trong đó thì với một số nước châu Á trong
đó có Việt Nam sử dụng quản lý hoá đơn theo hình thức rất chặt từ mẫu tới việc đăng

BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ

- Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về TMĐT còn thấp.
- Hệ thống thanh toán điện tử còn bất cập.Vấn đề an ninh giao dịch chưa đảm
bảo, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh
chưa tương thích.
- Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu về kỹ năng và cuối cùng là hạ tầng
CNTT và viễn thông chưa đáp ứng được yêu cầu
- Chưa phát triển được do thủ tục kết nối ngân hàng quá phiền phức. Hiện có
rất ít ngân hàng chấp nhận để các công ty TTTT kết nối để nạp tiền hoặc rút tiền từ các
giao dich online.
- Nhiều website bán hàng qua mạng đưa ra các thủ tục nộp vào tài khoản để
TT hoặc các bước TT còn quá phức tạp.
- Thông tin về các công ty TT trực tuyến lại mờ nhạt, mơ hồ khiến khách hàng
không có đủ niềm tin để sử dụng DV.
DV.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
- Phí kết nối giữa website bán hàng với DV xử lý thẻ quá cao so với mặt bằng
doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí cao hơn cả mức phí DV tương tự ở nước ngoài.
Được biết, tại Việt Nam, nếu một website bán hàng muốn sử dụng DV trung gian xử lý
thẻ phải trả 1.000 USD phí thiết lập và 100 USD/tháng phí duy trì. Chi phí này nếu so
với doanh thu của một website bán hàng là quá cao vì phần lớn các website mua bán
qua mạng hiện vẫn ở giai đoạn đầu tư chứ chưa dám nghĩ đến hoàn vốn và sinh lời.
III XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Thống kê NHNN VN cho thấy khối lượng những giao dịch thanh
toán bằng tiền mặt tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng những phương tiện thanh toán,
mặc dù xu hướng đã giảm dần. Trong khi đó, phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là ủy nhiệm chi-chuyển tiền (lệnh chi) và thẻ ngân
hàng đang có xu hướng tăng mạnh.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ

3.1 Xu hướng thanh toán di động
Đối với thị trường TT tại Việt Nam hiện nay, với tỷ lệ người dân có tài khoản
ngân hàng còn thấp (chưa đến 10%), hạ tầng mạng lưới ngân hàng với hệ thống ATM,
POS còn ít thì giải pháp TT qua di động sẽ có tiềm năng lớn và có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc gia tăng điểm chấp nhận TT. Mỗi chiếc ĐTDĐ sẽ trở thành một điểm
chấp nhận TT và mỗi đại lý, cửa hàng sẽ trở thành điểm giao dịch để đăng ký, rút
tiền/nộp tiền.TT trên ĐTDĐ là hình thức khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Đây
cũng là xu hướng đang hình thành tại Việt Nam.
Trong khi đó, số lượng người sử dụng ĐTDĐ ở Việt Nam rất cao (hơn 40
triệu thuê bao, chiếm 45% dân số). Thêm vào đó, ĐTDĐ ngày càng có nhiều tính năng.
Đây là lý do để nhiều nhà cung cấp DV TTTT nhắm đến thị trường này.
Ngoài các lý do về thói quen tiêu dùng và tiềm năng của thị trường TT qua
ĐTDĐ ở Việt Nam thì xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới hiện nay cũng đang
chuyển từ e-commerce (TMĐT) sang m-commerce (thương mại trên ĐTDĐ). Nhiều
nhà cung cấp DV viễn thông trong nước cũng đang chạy đua để phát triển ĐTDĐ
thành phương tiện TT mới.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
DV TT di động được dự báo sẽ trở thành phương thức TT chính trong tương
lai. Điều này do tính phổ cập của DV; tính di động và khả năng kết nối ở mọi lúc mọi
nơi; khả năng kết nối dễ dàng và dễ kiểm chứng với các hệ thống ngân hàng với các hệ
thống thanh toán khác. Ngoài ra, giải pháp TT qua di động có tính khả thi cao do chi
phí cho việc triển khai thấp và tính bảo mật cao khi ứng dụng nhiều công nghệ mới như
USSD.
3.2 Xu hướng thanh toán qua thẻ
Ông Gordon Cooper, Giám đốc khu vực của Visa tại Việt Nam, Campuchia và
Lào cho biết.
“Tiềm tăng phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam chuyển biến theo xu hướng chung toàn
cầu trong việc sử dụng các loại thẻ thanh toán plastic
“Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng lựa chọn phương thức thanh toán điện

tử thay cho tiền mặt nhiều hơn qua việc sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ATM, và chúng tôi
tin rằng các loại thẻ ghi nợ nhãn hiệu Visa sẽ nhanh chóng trở nên phổ biến tại Việt
Nam trong vòng vài năm tới”.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Các nhà cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến đang nỗ lực nâng cao chất
lượng dịch vụ kèm theo các chương trình tiếp thị Một số ngân hàng như Ngân hàng
Đông Á còn nâng cấp thẻ ATM lên thành "thẻ đa năng", với nhiều tính năng vượt trội.
Riêng với giải pháp ví điện tử, đây được xem là giải pháp thuận tiện nhất bởi tính năng
bảo mật cao, dễ sử dụng và rất linh hoạt so với các loại thẻ truyền thống.
Mặt khác, vì không kén chọn đối tượng khách hàng như thẻ tín dụng hay thẻ
ATM nên khả năng phát tác của ví điện tử sẽ thật dễ dàng và nhanh chóng. Các công ty
cung cấp dịch vụ này đang ra sức liên kết với các ngân hàng và các đơn vị kinh doanh
thương mại điện tử để xây dựng mạng lưới rộng khắp, mang lại sự tiện lợi tối đa cho
khách hàng. Đơn cử như MobiVí, một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực
này đã liên kết với 13 ngân hàng, VietUnion liên kết với 5 ngân hàng… Các công ty
cũng tăng cường nâng cao công nghệ giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Điển hình, ví điện tử MobiVí được phát triển trên cơ sở ứng dụng công nghệ
liên thông ví điện tử với tài khoản ngân hàng (core-to-core), công nghệ chứng chỉ số và
chữ ký số, các thuật toán mật mã chuẩn mực quốc tế… nên có khả năng bảo mật rất
cao.
Theo Đề án, đến cuối năm 2010, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu
đạt 15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết
bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là
30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2010
không quá 18%; đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm
2010 đạt mức 20 triệu; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao
động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản.

BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Trước đây, các giao dịch mua và bán qua mạng Internet (còn gọi là thanh toán
trực tuyến) thường là các giao dịch trực tiếp, người mua chuyển tiền cho người bán và
đợi nhận hàng, không có đối chứng. Chính vì vậy, đã có không ít trường hợp người
mua bị mất tiền mà không biết khiếu nại từ đâu.
3.2 Xu hướng thanh toán qua mạng Internet
Nay, qua một khoảng thời gian dài phát triển các hình thức thanh toán trực
tuyến, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến ở Việt Nam đã đưa ra nhiều dịch
vụ thanh thoán vừa đảm bảo độ an toàn khi giao dịch và phù hợp với người dùng Việt
Nam: Thẻ thanh toán, Thanh toán qua tài khoản ngân hàng, Thanh toán qua đơn vị tín
dụng trung gian. Phương thức này không chỉ đem lại sự thuận tiện và thoải mái cho
khách hàng, mà còn làm giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ cho nhà mạng.
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
Ngày 1/10/2010 MobiFone, Viettel đã hoàn thành kết nối giúp khách hàng trả
sau thanh toán qua mạng Internet từ tài khoản ngân hàng. Riêng VinaPhone thì phải
chờ đến quý 1 năm 2011.
3.3 Đánh giá thực trạng

Đối với tổ chức:
- Mở rộng thị trường, tìm kiếm tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên
toàn thế giới
- Giảm được các loại chi phí như: chi phí sản xuất, thời gian, chi phí hoạt động, chi phí
thông tin liên lạc,…

Đối với người tiêu dùng:
- Giao hàng nhanh hơn, nhiều sản phẩm lựa chọn
-
Nhiều thông tin phong phú, thuận tiện hơn


Đối với xã hội:
-
Giảm chi phí đi lại, hạn chế ô nhiễm….
-
Nâng cao mức sống của mọi người
THUẬN LỢI
BÀI TẬP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
KHÓ KHĂN
 Về mặt kỹ thuật:
- Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng người tiêu dùng
- Chi phí truy cập vẫn còn cao

Về mặt thương mại:
-
Luật và chính sách vẫn chưa hoàn thiện
-
Sự gian lận ngày càng tăng
-
Thiếu sự tin cậy vào hình thức thanh toán mới

×