Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp trẻ em nghèo khuyết tật vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.38 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Đề tài:
Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội nói chung và công tác xã hội
với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp, trợ giúp trẻ em nghèo khuyết tật
vận động.
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Học viên: Nguyễn Văn Lân
Lớp: QH-CTXH1-2012
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
MỤC lỤC:
GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT:
CTXH – Công tác xã hội
GĐ – Gia đình
NVXH – Nhân viên xã hội
UBND – Ủy ban nhân dân
TC – Thân chủ
BS – Bác sỹ
PHẦN I: GIỚI THIỆU
Theo các con số điều tra cho thấy, trong 5,4 triệu người khuyết tật cả nước thì số lượng
người khuyết tật vận động chiếm hơn một phần ba, tức là khoảng 1,8 triệu người. Về nguyên
nhân, trước đây chủ yếu là do hậu quả của chiến tranh, các vết thương do bom mìn, còn ngày
nay, đó là những thương tích do tai nạn giao thông.
Theo thống kê của ủy ban Quốc gia về An toàn giao thông, mỗi ngày ở nước ta có
khoảng trên 30 người chết vì hàng trăm người bị thương. Số nạn nhân bị thương này phần lớn
thường bị chấn thương sọ não, liệt chi, gãy chân tay và để lại những hậu quả rất nặng nề cho bản


thân, gia đình và cả xã hội. Cùng với đó, còn phải kể đến một bộ phận không nhỏ những người
là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin đã qua nhiều thế hệ mà những thương tích loại này rất
phức tạp như khiếm khuyết bộ phận cơ thể, thiểu năng trí tuệ v.v… Ngoài ra, do điều kiện phát
triển của nền kinh tế, tuổi thọ của nhân dân ngày càng cao, kéo theo số người cao tuổi tăng lên
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
2
2
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
và nguy cơ tàn tật vận động cũng tăng theo. Bên cạnh đó lượng trẻ em khuyết tật cũng tăng cao
điển hình là tại các vùng quê nghèo về điều kiện kinh tế, việc sàng lọc trước sinh không được
phổ biến dẫn đến tình trạng khuyết tật của trẻ khi sinh ra. Một nguyên nhân nữa dẫn đến khuyết
tật vận động ở trẻ là sự thiếu hiểu biết của gia đình khi để trẻ biến chứng của một số bệnh mà
không chạy chữa kịp thời. Người khuyết tật vận động bao gồm các khiếm khuyết, dị tật ở tứ chi
hoặc hậu quả của tổn thương nơi khác như sọ não… có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc
phải, đỏi hỏi phải có can thiệp về y học, phục hồi mang tính chuyên khoa sâu, đồng bộ và thời
gian dài.
Công tác xã hội với người khuyết tật đặc biệt là khuyết tật về vận động là một nhu cầu
cần thiết để hỗ trợ họ bớt đi những khó khăn, tìm đến các dịch vụ xã hội tốt hơn và nâng cao đời
sống về vật chất cũng như tinh thần cho họ. Theo quan niệm của cá nhân tôi việc nhân viên xã
hội quan tâm và đi sâu vào vấn đề này cũng phần nào cải thiện được mức độ an sinh xã hội và
giúp cho cá nhân người khuyết tật vận động cũng như gia đình họ được đảm bảo hơn các nhu
cầu, các quyền lợi để họ bớt đi khó khăn trong cuộc sống.
Với chuyên đề: “Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận
động” tôi cũng hi vọng rằng mình đóng góp được một phần kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực
Công tác xã hội với người khuyết tật.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Công cụ khái niệm
1.1. Khái niệm người khuyết tật
Trong hệ thống phân loại quốc tế ICF, WHO định nghĩa khuyết tật như sau: “Khuyết tật là

thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện những mặt
tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá nhân một người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các
yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác)”
1
Theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật – 2006 thì nêu rõ “Người khuyết tật
(people with disabilities) bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí
1 World Health Organisation 2001. International Classification on Functioning, Disability and Health, trang 213.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
3
3
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự
tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người
khác trong xã hội.”.
2
Theo Luật người khuyết tật được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010: “Người
khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng
được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
3
Do vậy, ở Việt Nam khái niệm “Người khuyết tật” đã thay đổi theo từng giai đoạn và chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố văn hóa và lịch sử. Trước năm 2009, thuật ngữ phổ biến để
chỉ người khuyết tật là “tàn tật”, và quan điểm nhìn nhận phổ biến về người khuyết tật chủ yếu
theo xu hướng mô hình từ thiện. Năm 1998, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
Pháp lệnh người tàn tật. Lần đầu tiên, quyền lợi và các yếu tố liên quan đến người khuyết tật đã
được luật hóa. Đây là điểm dấu mốc đáng kể trong việc công nhận và bảo vệ một cách chính
thức cho người khuyết tật. Tuy nhiên, văn bản này vẫn sử dụng thuật ngữ “Tàn tật”. Năm 2010,
Pháp lệnh được phê chuẩn thành Luật Người khuyết tật – có nghĩa là hành lang pháp lý chính
thức về người khuyết tật đã được thông qua. Trong đó, thuật ngữ “Khuyết tật” đã được sử dụng
thay thế cho các cách gọi trước đây. Điều này thể hiện sự tiến bộ mạnh mẽ trong công tác bảo
vệ, giáo dục, chăm sóc người khuyết tật. Hiện nay tại Việt Nam, thuật ngữ “Khuyết tật” được sử

dụng với vai trò là thuật ngữ chính thống và phổ biến khi nói về nhóm đối tượng dân cư đặc thù
này. Điều này không chỉ có tác dụng tích cực với nhóm người khuyết tật về mặt tinh thần mà
còn tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của xã hội nhằm hướng tới những thay đổi mạnh mẽ
hơn.
1.2. Phân loại người khuyết tật
Trên thế giới có rất nhiều cách phân loại về khuyết tật, tuy nhiên, việc phân loại khuyết tật ở
Việt Nam đã được cụ thể hóa trong Luật Người khuyết tật 2010. Điều này không chỉ mang tính
chất thể chế hóa các chương trình chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật mà còn có tác dụng định
hướng cho các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế này. Theo đó,
khuyết tật được phân loại thành các dạng sau:
2 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, 2006
3 Luật người khuyết tật, 2010.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
4
4
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
- Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay,
thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
- Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và
nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông
tin bằng lời nói.
- Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu
sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm
soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
- Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện
bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự
việc.
- Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt
động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được

quy định tại các dạng trên.
Về mức độ khuyết tật: Theo Điều 3 Nghị định Số: 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tậtcó 3 mức độ khuyết tật:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn
chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc
quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng
ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
- Người khuyết tật nặng: là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy
giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi
lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ: là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại hai mức
độ trên.
2. Người khuyết tật vận động
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
5
5
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ,
chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. Hiện nay, ở nước ta có
một hệ thống các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng đã và đang tích cực hỗ trợ,giúp
đỡ người khuyết tật vận động. Đây là những đơn vị được hình thành từ rất sớm vì mục
đích điều trị, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động. Mặc dù có
rất nhiều các chương trình phẫu thuật, chỉnh hình, phục hồi chức năng mang tính nhân
đạo, miễn phí đang được Nhà nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội triển khai, song
so những khó khăn về địa lý, điều kiện kinh tế, mà vẫn còn một bộ phận lớn những
người khuyết tật vận động ít có thông tin và không tiếp cận được với các chương trình,
dự án hỗ trợ, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc, người khuyết tật sống ở các vùng
miền núi, cùng sâu, vùng xa… Cùng với đó là tâm lý coi thường về bệnh tật, cho rằng
những thương tổn, khiếm khuyết đó trước mắt chưa ảnh hưởng đến sinh mạng nên khi

xảy ra các biến chứng, bệnh nặng mới tìm đến các cơ sở y tế và có đến cũng thường rất
muộn mà không biết rằng có một hệ thống chỉnh hình phục hồi chức năng có thể can
thiệp, giải quyết được vấn đề của họ từ rất sớm và rất đơn giản với chi phí không cao,
thậm chí còn được hỗ trợ miễn phí đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ.
Trước thực trạng đó, trong những năm trở lại đây, hệ thống các đơn vị chỉnh hình
phục hồi chức năng đã chủ động phối hợp với các tổ chức như Hội Chữ thập đỏ, Hội
Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi, ủy ban đời sống - Gia đình và trẻ em và các
địa phương có đông người khuyết tật vận động để tiếp cận và giúp đỡ họ. Ngoài việc
thăm khám, tư vấn, hướng dẫn người khuyết tật tự điều trị tại cộng đồng, các bác sỹ đã
lựa chọn bệnh nhân có thể phẫu thuật được để đưa về các cơ sở điều trị chỉnh hình phục
hồi chức năng, cung cấp dụng cụ chỉnh hình. Với sự quan tâm đó, nhiều người khuyết tật
đã hồi phục trở lại cuộc sống bình thường. Đáng chú ý là trong số đó có rất nhiều trẻ em
tàn tật, sự can thiệp thành công trong những trường hợp này hết sức có ý nghĩa cho bản
thân trẻ tàn tật trong tương lai, giúp cho trẻ tự tin hơn, hòa nhập với cộng đồng. Hiện
nay, các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng đang đứng trước những thuận lợi, cơ hội
cũng như những thách thức mới. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật được ứng dụng
vào lĩnh vực chỉnh hình phục hồi chức năng, các đơn vị này có nhiều điều kiện để ứng
dụng kỹ thuật mới, trang thiết bị mới trong chữa trị, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh
nhân.
3. Công tác xã hội với người khuyết tật
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
6
6
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác
xã hội giúp đỡ những người khuyết tật nhằm tăng cường hay khôi phục việc thực hiện
các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để
hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ
một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt
động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội.

II. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG DỰA TRÊN
TRƯỜNG HỢP TRỰC TIẾP
1. Giới thiệu thân chủ và vấn đề của thân chủ
Nguyễn Thanh An (tên đã được thay đổi) sinh ngày 25/8/1997 Học sinh lớp 6 trường THCS
X, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (em đi học không đúng tuổi do phải chữa trị, phục hồi
mất nhiều thời gian). Thời gian gần đây em đã nghỉ học vì bị gẫy tay do các bạn đẩy ngã tại
trường học. Em bị khuyết tật vận động (chân và tay khó cử động và đi lại không vững, đã được
điều trị nhiều năm tại Hội Đông Y Thuận Thành bang liệu pháp trâm cứu, bấm huyệt tuy đi lại
được nhưng vẫn khó khăn vì gân và xương của em yếu cũng như sắp đặt không đúng.
Hoàn cảnh gia đình: Bố An mất năm 2012, mẹ An tuổi cao, sức khỏe yếu lao động khó khăn,
An có một chi gái đang học đại học năm cuối cấp 3 tại trường THPT huyện. Hoàn cảnh kinh tế
của gia đình em rất khó khăn do vậy mà việc thuốc thang, chạy chữa và quan tâm chăm sóc tới
An rất hạn chế.
Vấn đề hiện tại:
Thân chủ
(An)
Bản thân
* Mặc cảm tự ty về hoàn cảnh của mình
* Hạn chế về kiến thức, kỹ năng sống
* Khó khăn về vận động, sức khỏe kém hiện tại đang gẫy tay
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
7
7
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
* Ít bạn bè
Từ nhà trường
* Học chậm hơn các bạn
* Trường học tiếp nhận chỉ vì phổ cập giáo dục và muốn cho học sinh đi học tại Trung tâm cho
người khuyết tật.
* Vấn đề từ lớp và bạn bè không quan tâm đến em

Gia đình
* Khó khăn về kinh tế
* Không có trụ cột gia đình
* Mức độ quan tâm chăm sóc An còn hạn chế.
Cộng đồng
* Hàng xóm xa lánh và không muốn con em họ chơi cùng An.
* Các chế độ xã hội, em không được hưởng.
* Em được hỗ trợ tại Trung tâm Đông Y huyện nhưng không có phương tiện đưa em đi
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
8
8
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
2. Đánh giá thân chủ và vấn đề thân chủ
2.1. Điểm mạnh
- An là một cậu bé thông minh và khéo trong giao tiếp với mọi người xung quanh
- An rất thương mẹ và chị vì hai người thường xuyên đi làm kiếm tiền nuôi em cũng như
chăm sóc em hàng ngày.
- An cố gắng hết sức trong việc tự giúp bản thân mình các công việc cá nhân và cố gắng
khi giúp mẹ cũng như chị một số công việc nhà.
- An có thể gấp vàng mã tăng thêm thu nhập cho gia đình lúc có thời gian rảnh rỗi.
- Rất thích đi học, đến trường và An cũng biết chỉ có đi học mới giúp An thoát khỏi đói
khổ cũng như có tương lai.
2.2. Điểm yếu
- Mặc cảm về bản thân mình và những khó khăn gia đình em đang gặp phải
- Không tự tin vào việc mình có thể hồi phục và có khả năng tự lập
- Khi bị bạn bè và người xung quanh chê cười chế diễu, em rất đau khổ và chán nản
không muốn cố gắng nữa và buông xuôi cho tất cả.
- Rất ngại tiếp xúc với người lạ
-
2.3. Sơ đồ sinh thái

NVXH
BDCF
Gia đình
Trung tâm Đông Y huyện
Địa phương
Bạn bè ở nhà
Trường học
An
Bạn bè ở lớp
Giáo viên
Sơ đồ sinh thái
2.4. Sơ đồ phả hệ
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
9
9
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
Ông ngoại
Bố
Mẹ
Bà ngoại
Chị gái
An
Vợ bố
4 người anh đều đã có gia đình
Sơ đồ phả hệ gia đình em An
Chú thích:
Nữ giới Quan hệ xa cách

Nam giới Quan hệ gần gũi
Đã mất Hướng quan tâm

2.5. Phân tích tổng hợp
Qua sơ đồ sinh thái và sơ đồ phả hệ ta thấy được các mối quan hệ trong gia đình cũng như
ngoài cộng đồng của An, An có mối quan hệ rất tốt trong gia đình tuy bố và bà em đã mất nhưng
em luôn nhớ và hướng về họ.
Em có người chị rất quan tâm đến em và ngược lại em rất yêu thương chị gái mình và luôn
có mong muốn chị học giỏi và kiếm được nhiều tiền sau này phụ giúp mẹ. Do mẹ An là vợ lẽ
không được các anh chị em cùng cha khác mẹ quan tâm giúp đỡ.
Qua sơ đồ sinh thái ta thấy các mối quan hệ gây khó khăn cho An lúc này là từ phía nhà
trường, bạn bè ở lớp và cả giáo viên. Họ luôn cho rằng An là điểm yếu kéo thi đua của lớp đi
xuống.
An chơi được với nhóm trẻ ở gần nhà và nhóm trẻ này ít tuổi hơn An rất nhiều nhưng nó lại
đem lại cho An niêm vui cũng như sự an ủi.
Do từ bé An đã được Trung tâm Đông y huyện cứu chữa từ thiện trong một thời gian dài, em
rất tin tưởng vào nơi đây, tuy nhiên trong một vài năm gần đây tuổi em tương đối lớn cộng với
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
10
10
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
việc không có người trợ giúp em đi đến Trung tâm này (cách 8km) đây cũng là một khó khăn
cũng như một trở ngại với mong muốn của em.
3. Phân tích và đánh giá nguồn lực
Thân chủ: An là cậu bé thông minh, nhanh nhẹn, khéo ăn nói, nhiệt tình luôn sẵn lòng
giúp đỡ bạn bè, chăm ngoan. Là người có nghị lực, ý chí, em luôn mong muốn mình tự đi vững
chắc trên đôi chân của mình và tự mình có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân cũng như hỗ trợ mẹ
và chị gái. An luôn tìm tòi và suy nghĩ đến các biện pháp, các con đường dẫn đến thoát đói
nghèo cho bản thân em cũng như gia đình.
Gia đình: Hoàn cảnh khó khăn gia đình thuộc hộ nghèo, không có trụ cột gia đình, tuy
nhiên gia đình An luôn hòa thuận đầm ấm. Mẹ và chị gái luôn tin tưởng vào một ngày nào đó
An sẽ khỏe mạnh và có thể học tập tốt, có công ăn việc làm ổn định…
Về nhà trường và bạn bè: Đây là nơi mà An luôn mơ ước được quay lại học tập và vui

chơi, Cho dù học lại từ lớp 1 hay lớp 5 em cũng sẵn long vì một khao khát cũng như ước mơ để
đi học.
Tổ chức và cộng đồng: Em được Trung tâm Đông y (hội Đông y) huyện hỗ trợ nhiệt tình
và miễn phí. Tổ chức Trẻ em Rồng xanh hỗ trợ học tập cũng như các khoản đóng góp tại nhà
trường. Xã quan tâm luôn cho gia đình An trong diện hộ nghèo để có thể tiếp cận các nguồn vốn
cũng như các dịch vụ xã hội đối với hộ nghèo.
4. Lựa chọn các vấn đề cần thiết để giải quyết
Cần hỗ trợ về tâm lý cho An, để An sẵn sàng cho các hoạt động hỗ trợ cũng như trợ giúp An
sắp tới.
Liên lạc với trường học tại địa phương xem tình hình học tập và có An có thể quay lại
trường hay không?
Tìm hiểu các nguồn lực, các chế độ chính sách xem mức độ của An có được hỗ trợ không.
Tìm các chương trình về chăm sóc, khám và chữa trị cho An
Tìm hiểu các trung tâm dạy nghề có thể hỗ trợ An trong trường hợp không quay lại trường
học.
5. Lập kế hoạch giúp đỡ
5.1. Giai đoạn 1: Tham vấn tâm lý, hỗ trợ khám lại dạng khuyết tật của An
( Bỏ qua bước tìm hiểu hồ sơ, tạo dựng mối quan hệ, các test mức độ khuyết tật và điền các
form mẫu (có phần mềm quản lý ca riêng) cung cấp chính sách em được hưởng – Xã đã có
đủ chỉ tiêu và dạng khuyết tật của An được coi là nhẹ)
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
11
11
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
STT
Mục tiêu Hoạt động Người tham
gia
Thời gian Kết quả
mong đợi
Bắt đầu Kết thúc

01 Giúp An: Cân
bằng tâm lý,
hiểu về mức
độ khuyết tật
của mình, bớt
lo lắng về
việc học tập ở
trường và vấn
đề kinh tế của
gia đình…
Tham vấn tâm
lý,
Chia sẻ kinh
nghiệm sống
Thân chủ
NVXH
Gia đình
Bạn bè
1/2014 8/2014 Trẻ không
còn mặc cảm
sẵn sàng
đương đầu
với thử thách,
phẫu thuật,
hay sẵn sàng
học nghề
02 Hỗ trợ việc
khám lại dạng
khuyết tật của
em,

Liên lạc với
bệnh viện Phẫu
Thuật chỉnh
hình
(043.6247726)
Minh Khai -
HN
Thân chủ,
NVXH
Giám đốc
BV
1/2014 1/2014 Nói chuyện
với ban giám
đốc bện viện
để họ tiếp
nhận và giúp
đỡ An
03 Đưa An đến
bệnh viện để
khám
Xét nghiệm,
Chụp chiếu,
tham vấn, chia
sẻ những gì
đang tồn tại
trong An
Thân chủ
NV XH
Bác sỹ bệnh
viện

1/2014 1/2014 Khám và đưa
ra được kết
quả đối với
An
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
12
12
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
Ban giám đốc bệnh viện trực tiếp khám chữa An
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
13
13
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
5.2. Giai đoạn 2: Trị liệu; phẫu thuật; chuẩn bị kinh phí; tham vấn tâm lý gia đình
cũng như thân chủ
STT
Mục tiêu Hoạt động Người tham
gia
Thời gian Kết quả
mong đợi
Bắt đầu Kết thúc
01 Tham vấn
tâm lý cho gia
đình và An về
vấn đề phẫu
thuật. Thời
gian kéo dài,
những gì có
thể xảy ra.
Tham vấn tâm

lý,
Cung cấp tài
liệu
Thân chủ
NVXH
Gia đình
Bạn bè
Bác sỹ bệnh
viện
2/2014 2/2014 Gia đình và
trẻ sẵn sàng
cho việc phẫu
thuật
02 Huy động các
nguồn lực.
Vật chất, tinh
thần
Nguồn lực gia
đình.
Địa phương
Tổ chức trẻ em
Rồng Xanh
Gia đình thân
chủ
NVXH
UBND xã
2/2014 2/2014 Đủ kinh phí
hỗ trợ sinh
hoạt phí, tiền
chi tiêu cho

gia đình hỗ
trợ em phẫu
thuật
03 Tiến hành
phẫu thuật
Phẫu thuật
miễn phí của
bệnh viện
Bác sỹ
Thân chủ
NVXH
3/2014 3/2014 Phẫu thuật
bước 1 cho
thân chủ
An sau khi phẫu thuật
5.3. Giai đoạn 3. Thời kỳ hậu phẫu, tạo niềm tin, động lực để thân chủ có ý chí tập luyện và
phục hồi các chức năng. Tiếp tục huy động nguồn lực để hỗ trợ thân chủ về vật chất,
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
14
14
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
tinh thần. Quan tâm đến tâm lý gia đình động viên mẹ An có sức khỏe và kiên trì trong
việc hỗ trợ An. Tham vấn động viên chị gái An tiếp tục học tập và không bỏ học giữa
chừng do các khó khăn mà gia đình em đang gặp phải.
An bắt đầu tập luyện sau khi phẫu thuật
5.4. Giai đoạn 4. Tập luyện phục hồi; tìm kiếm hướng phù hợp trong năm học mới 2014 –
2015
STT
Mục tiêu Hoạt động Người tham
gia

Thời gian Kết quả
mong đợi
Bắt đầu Kết thúc
01 Tham vấn
tâm lý cho gia
đình và An về
vấn đề tiếp
tục quay lại
trường học
hay học nghề
Tham vấn tâm
lý,
Cung cấp tài
liệu
Một số trường
nghề cho trẻ
khuyết tật
Thân chủ
NVXH
Gia đình
Cán bộ
trường nghề
5/2014 7/2014 Trẻ và gia
đình xác định
được hướng
đi cho trẻ.
Học nghề
hoặc quay lại
học phổ
thông

02 Tiếp tục hỗ
trợ việc tập
luyện và
khám lại của
An tại Bệnh
Giữ các mối
quan hệ với
Bệnh viện
Cung cấp các
Gia đình thân
chủ
NVXH
UBND xã
4/2014 12/2014 Thân chủ tin
tưởng và nỗ
lực tập luyện
để có tương
lai tốt hơn
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
15
15
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
viện dịch vụ hỗ trợ
việc tập luyện
cho thân chủ
03 Nâng cao
năng lực về
hành vi, mức
độ nhận thức
của thân chủ

về vấn đề của
mình. Giúp
em sẵn sàng
đối mặt với
những khó
khăn sau khi
quay lại
trường học
hoặc theo học
nghề
Tham vấn tâm

Chia sẻ kinh
nghiệm
Cung cấp tài
liệu
Thân chủ
NVXH
Trường học
Gia đình
6/2014 12/2014 Trẻ yêu và tin
tưởng vào
hướng em đã
lựa chọn, cho
dù học phổ
thông hoặc
học nghề.
(* Cần chú ý đến cảm giác của thân chủ - phải khéo trong việc xin học cho thân chủ - tìm
hiểu kỹ các chế độ chính sách trước khi xin học)
6. Kiến nghị và đề xuất

6.1. Với các ban ngành, tổ chức:
Trẻ em khuyết tật nói riêng và người khuyết tật nói chung cần được quan tâm chính đáng
và họ cần được hưởng các chế độ, chính sách một cách phù hợp, chính sác. Địa phương cần rà
soát hiệu quả và xác minh đúng trường hợp. Cán bộ địa phương đôi khi còn mang tính chất cá
nhân vào công việc do đó nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do vậy cần có sự rút kinh
nghiệm và kiểm điểm trong mỗi khâu làm sai của cán bộ để người dân được quan tâm chính
đáng.
Xã hội ngày càng phát triển các dịch vụ xã hội cũng nhiều hơn do vậy chúng ta cũng cần
công tác truyền thông đi sâu vào việc tuyên truyền cũng như truyền tải các dịch vụ đó đến tận
nơi mà những người khuyết tật cần trên mọi hình thức cũng như mọi phương tiện.
Cần có sự quan tâm hơn nữa của địa phương tới người khuyết tật trên địa bàn mình và
tránh đi việc phân biệt, đối xử hay kỳ thị người khuyết tật
Xây dựng các quỹ tại địa phương để có thể hỗ trợ người khuyết tật khi cần thiết
6.2. Với Nhà Trường, trung tâm dậy nghề
Nhà trường cần quan tâm đặc biệt tới trẻ em khuyết tật vì các em luôn là trung tâm chú
ý, trêu trọc của các bạn trong lớp. Giáo viên là một điều phối viên để tránh sự kỳ thị trêu trọc
này.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
16
16
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
Thường xuyên có các buổi ngoại khóa hoặc tạo điều kiện cho các em khuyết tật phát
huy các mặt mạnh của mình trong các giờ học. Để nâng cao khả năng tự tin và khả năng học
hỏi của các em.
Với các trung tâm dạy nghề luôn có các chương trình để cho các em theo học phù hợp
với bản thân các em và thích hợp với các dạng khuyết tật mà các em gặp phải
PHẦN III: KẾT LUẬN
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các chế độ chính sách với người khuyết tật
ngày cảng mở rộng và được quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do vậy việc quan
tâm nhiều hơn cũng là một mong ước của người khuyết tật cũng như những người làm công

tác trợ giúp nhóm người này nhất là các NVXH hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp người
khuyết tật.
Việc các NVXH đi sâu vào tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức kỹ năng phục vụ nghề
nghiệp cũng như phục vụ nhu cầu của thân chủ là vô cùng cần thiết. Qua việc hỗ trợ trực tiếp
các nhóm thân chủ sẽ đem lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực tế đối với việc
xóa dần sự mất cân bằng về việc tiếp cận các nguồn lực, các cơ hội xã hội.
Người khuyết tật trong các gia đình nghèo khó càng là sự khó khăn và là sự đau khổ vô
cùng đối với người làm chính sách cũng như như những nhà hỗ trợ. Chúng ta cần có chế độ
chính sách rõ ràng và có sự quan tâm kịp thời của các cấp để giảm bớt đi khó khăn mà họ gặp
phải. Việc huy động các nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của mỗi
tiến trình trợ giúp và chúng ta luôn mong chờ vào những tấm long vàng cũng như sự chia sẻ
của cộng đồng xã hội.
Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
17
17
Học viên: Nguyễn Văn Lân Tiểu luận: CTXH – Người khuyết tật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập tài liệu bài giảng CTXH với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
2. Công tác xã hội với người khuyết tật – ĐH KHXH Nhân văn – dùng cho Đại học và sau Đại
học 2014
3. Tài liệu tập huấn cán bộ cơ sở: Cẩm nang học viên: Quản lý trường hợp với người khuyết
tật
4. Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật- Thạc sĩ Nguyễn Thị Bùi Thành – Đại học
Thăng Long
5. Xã hội học- tác giả Phạm Tất Dong- NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
6. Cẩm nang thông tin các dịch vụ cho người khuyết tật Việt Nam năm 2006
7. Điều lệ hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam- tháng 7/2005
8. UNFPA- Tài liệu người khuyết tật ở Việt Nam 2009
9. “Hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối
xử liên quan đến người khuyết tật (KT)”- Ban Tuyên giáo T.Ư tháng 10/2012

Đề tài: Công tác xã hội với việc can thiệp và trợ giúp trẻ khuyết tật vận động
18
18

×