Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi HK2 09-10 văn 9 (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.06 KB, 2 trang )

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ II (2009 - 2010)
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm.
CÂU HỎI ĐÁP ÁN
1. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được tác giả Viễn Phương sáng tác vào năm nào?
a.1974. b.1975. c.1976. d.1977.
2. Y Phương là nhà thơ dân tộc nào?
a.Kinh. b.Khơ-me. c.Nùng. d.Tày.
3. Trong truyện ngắn “Bến quê”, ước vọng cuối đời của nhân vật Nhĩ là gì?
a.Ăn một món ngon. b.Đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng.
c.Đi du lịch một chuyến. d.Được ôm đứa con trai vào lòng.
4. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong ……………”.
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
a.gió se. b.gió bay. c.gió lay. d.gió ru.
5. Ở bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, khi mùa xuân về, tác giả nhắc đến hai đối tượng nào?
a.Người lính, người nông dân. b.Người lính, người công nhân.
c.Người nông dân, người thợ may. d.Người nông dân, người công nhân.
6. Trong các bài thơ sau đây, bài thơ nào tác giả đã thành công việc vận dụng sáng tạo ca
dao và hát ru?
a.Viếng lăng Bác. b.Sang thu. c.Con cò. d.Nói với con.
7. “Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang sáng đã sử dụng thành công
nhiều phương ngữ Nam bộ”. Ý kiến trên đúng hay sai?
a.Đúng. b.Sai.
8. “Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Hữu Thỉnh, Sang thu).
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua các từ, cụm từ: sấm, hàng cây đứng tuổi?
a.So sánh. b.Ẩn dụ. c.Nhân hóa. d.Hoán dụ.


9. Trong bài thơ “Mây và sóng”, những người mời gọi em bé đi chơi là những người có
thật hay chỉ là tưởng tượng?
a.Có thật. b.tưởng tượng.
10. Người kể chuyện trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là ai?
a.Tác giả. b.Chị Thao. c.Nho. d.Phương Định.
11. “Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông
khổ tâm hết sức”.
(Kim Lân, Làng)
Khởi ngữ trong ví dụ trên là:
a.Ông. b.vờ vờ. c.nghe lỏm d.Điều này.
12. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng
trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu chứa hàm ý trong đoạn trích trên là:
a.Vô ăn cơm. b.Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra.
c.Cơm chín rồi. d.Anh cũng không quay lại.
1.c
2.d
3.b
4.a
5.a
6.c
7.a
8.b
9.b
10.d

11.d
12.c
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Đề:
Hãy phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và nêu suy nghĩ của em về tình cảm, ước nguyện
của nhà thơ Thanh Hải.
ĐÁP ÁN:
A. Yêu cầu chung:
HS nắm vững phương pháp làm bài văn nghị về một đoạn thơ, bài thơ, bố cục chặt chẽ, rõ ràng,
diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đề bài. Đặc biệt khuyến
khích những bài có cảm nghĩ sâu sắc, thể hiện năng khiếu văn chương.
B. Yêu cầu cụ thể:
HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo bài làm có đủ ba phần như
sau:
I.Mở bài: (1 điểm)
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
-Nêu cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
II.Thân bài: (5 điểm)
-Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim hót (cảm nhận
màu xuân bằng nhiều giác quan) → tinh tế.
-Cảm xúc vui mừng, say mê, hào hứng trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước, được
nhà thơ trân trọng, đón nhận với những suy nghĩ sâu lắng: mang mùa xuân ra mặt trận, ra cánh đồng,…
-Thiên nhiên, con người hối hả, xôn xao đón xuân của đất nước bốn nghìn năm vất vả gian lao
nhưng vẫn theo nhịp thời đại tiến lên phía trước.
-Ước vọng khiêm tốn dâng hiến cho đời một mùa xuân nho nhỏ.
-Lời thơ giản dị, cách sử dụng tính từ chỉ màu sắc, biện pháp so sánh,…
III.Kết luận: (1 điểm)
-Khẳng định ý nghĩa về một mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải.
-Rút ra bài học cho bản thân.
C. Tiêu chuẩn cho điểm:

- Điểm 6 - 7: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có một vài sai
sót nhỏ.
- Điểm 4 - 5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, bố cục rõ, diễn đạt khá, có thể mắc 4 -5 lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu.
- Điểm 2 - 3: Đáp ứng ½ yêu cầu trên, có bố cục và diễn đạt tạm, có thể mắc 6 -7 lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0 – 1: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa nắm vững phương pháp làm bài hoặc lạc đề.

×