LỊCH SỬ LỚP 6
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
A/ Khoanh tròn vào ô đúng:
Mức 1:
1/ Theo công lịch tháng 2 thường có:
a. 30 ngày b. 29 ngày c. 28 ngày.
2/ Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ:
a. Xã hội nguyên thuỷ b. Thị tộc c. Bầy người nguyên thuỷ.
3/ Lực lượng sản xuất chính trong xã hội phương đông cổ đại:
a. Nô lệ b. Nông dân c. Phong kiến.
4/ Các quốc gia cổ đại Phương Tây ra đời khoảng:
a. Đầu TNKI TCN b. Đầu TNKII TCN c. Đầu TNKIII TCN.
5/ Các quốc gia cổ đại Phương Tây bao gồm:
a. Hy Lạp - Ấn Độ, b. Hi-Lạp – RôMa, c. Hi Lạp – Ai Cập.
6/ Xã hội cổ đại Phương Tây gồm 2 giai cấp chính là:
a. Chủ nô – Nô lệ, b. Chủ xưởng – nô lệ, c. Chủ xưởng – Chủ thuyền.
Mức2:
1/ Hệ thống chữ cái A, B,C là phát minh vĩ đại của người:
a. Ai Cập,Lưỡng Hà. b. Trung Quốc, Ấn Độ. c. Hi Lạp ,RôMa.
2/ Kim Tự Tháp là công trình nổi tiếng của:
a. . Ai Cập, b. Trung Quốc, c. Ấn Độ.
3/ Tổ chức xã hội của người tinh khôn:
a. Xã hội nguyên thuỷ b. Thị tộc c. Bầy người nguyên thuỷ.
4/ “Bia Tiến Sĩ” ở Quốc Tử Giám thuộc loại tư liệu nào?
a. Tư liệu truyến miệng, b. Tư liệu chữ viết, c. Tư liệu hiện vật.
5/ Theo công lịch tháng 2 năm nhuận thường có:
a. 30 ngày b. 29 ngày c. 28 ngày.
6/ Nguyên liệu để chế tạo công cụ lao động của người tối cổ:
a. Đá. b. Đồng. c. Sắt.
Mức 3:
1/ Công cụ bằng kim loại có tác dụng như thế nào đối với sản xuất:
a. Làm tăng năng suất lao động và xuất hiện của cải thừa.
b. Làm giảm sức lao động.
c. Không có tác dụng gì.
2/ Quá trình hình thành các quốc gia cổ đại Phương Đông:
a. Hình thành ở lưu vực các con sông lớn.
b. Hình thành ở vùng núi , hang động.
c. Hình thành ở biển , hải đảo.
3/ Kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại Phương Đông là:
a. Nông nghiệp.
b. Thủ công nghiệp- thương nghiệp.
c. Ngoại thương.
4/ Trong xã hội nguyên thuỷ mọi người:
a. Cùng làm chung ăn chung.
b. Không bình đẳng.
c. Đều có nhiều của cải.
5/ Dương lịch được gọi là Công lịch vì:
a. Nhu cầu thống nhất thời gian của các dân tộc trên thế giới.
b. Là năm mở đầu của Công nguyên.
c. Dương lịch được hoàn chỉnh và sử dụng phổ biến trên thế giới.
6/ Kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại Phương Tây là:
a. Nông nghiệp.
b. Thủ công nghiệp- thương nghiệp.
c. Ngoại thương.
B/ Hãy điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ dấu chấm cho phù hợp:
1/ “ Kháng chiến thắng lợi vẻ vang ……………nhân đó năm………… đã
buộc ………………nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người
………… và ………… được thành lập một nước mới có tên là…………
2/ Vào khoảng ……………… ở vùng Gia Ninh ( Phú Thọ) có vị …………
dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là………….
đóng đô ở ……………đạt tên nước là ……………….
3/ Sắp xếp các thông tin sau sao cho phù hợp với 2 nhà nước Văn Lang , Âu
Lạc:
Vua Hùng,Phong Khê, An Dương Vương, Bạch Hạc, Trống Đồng, Thành
Cổ Loa.
Văn Lang Âu Lạc.
- -
- -
- -
C/ Vẽ sơ đồ nhà nước :
1/ Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang.
2/ Vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc.
PHẦN TỰ LUẬN :
Đề1 :
1/ Vì sao có sự phân công lao động trong xã hội ? ( 2 điểm)
2/ Những lí do cơ bản dẫn đến sự ra đời của Nhà Nước Văn Lang ?( 3 điểm)
3/ Thời Văn Lang –Âu Lạc đã đạt được những thành tựu nào về văn hoá ?
( 2 điểm)
Đề 2 :
1/ Học lịch sử để làm gì ? ( 2 điểm).
2/ Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ? Vì sao gọi là nhà nước sơ
khai ? ( 3 điểm).
3/ Thời Văn Lang –Âu Lạc đã đạt được những thành tựu nào về văn hoá ?
( 2 điểm).
ĐÁP ÁN.
PHẦN TRẮC NGHIỆM :
A/ Khoanh tròn ô đúng :
Mức 1 :
1 – c, 2 – b, 3 – b, 4 – a, 5 – b, 6 – a.
Mức 2:
1 –b, 2 – a, 3 – a, 4 – c, 5 – b, 6 – a.
Mức 3:
1 – a, 2 – a, 3 – b, 4 – a, 5 – c, 6 – a.
B/ Điền từ:
1/ Thục Phán, 207 TCN, Vua Hùng, Tây Âu, Lạc Việt, Âu Lạc.
2/ TKVII TCN, Thủ lĩnh, Hùng Vương, Bạch Hạc, Văn Lang.
3/ Văn Lang: Vua Hùng, Bạch Hạc, Trống Đồng.
Âu Lạc: An Dương Vương,Phong Khê, Thành Cổ Loa.
C/ Vẽ sơ đồ: SGK.
Tự Luận:
ĐỀ 1:
1/ Vì: Do sản xuất phát triển nên đòi hỏi phải có sự phân công lao lao động
mới , để phù hợp với khả năng và từng công việc nên có sự phân công đàn
bà lo việc nhà, làm đồ gốm , đệt vải, một phần công việc của nông nghiệp.
Đàn ông đảm đương những công việc nặng nhọc hơn: làm nông, đúc đồng,
chế tạo công cụ lao động.
2/ 3 lí do:
- Nhu cầu trị thuỷ làm thuỷ lợi.
- Nhu cầu quản lí xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.
- Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm và giải quyết xung đột.
3/ Thời Văn Lang-Âu Lạc:
- Trống đồng
- Thành Cổ Loa
- Các phong tục tập quán.
ĐỀ II :
Câu 1 :
Học lịch sử để làm gì ?
- Học lịch sử để hiểu cội nguồn dân tộc
- Biết được quá trình lao động sáng tạo của tổ tiên
- Biết quý trọng, biết ơn, biết mình phải làm gì cho đất nước
Câu 2 :
Dựa vào sơ đồ SGK để giải thích
- Gọi là nhà nước sơ khai vì chưa có quân đội luật pháp
3/ Thời Văn Lang-Âu Lạc:
- Trống đồng
- Thành Cổ Loa
- Các phong tục tập quán.