Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề tài “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM “ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.21 KB, 4 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
***&***
Trong môi trường sống nói chung, vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch là vô cùng quan
trọng. Đồng thời với việc bảo vệ và cung cấp nước sạch, việc thải và xử lý nước thải
trước khi đổ vào nguồn là một vấn đề bức xúc đối với toàn thể loài người.
Trong những năm gần đây,cùng với sự phát triển của nền công ghiệp nước ta, tình hình ô
nhiễm môi trường cũng gia tăng đến mức báo động. Do đặc thù của nền công nghiệp mới
phát triển, chưa có sự quy hoạch tổng thể và nhiều nguyên nhân khác nhau như: điều kiện
kinh tế của nhiều xí nghiệp còn khó khăn, hoặc do chi phí xử lý ảnh hưởng đến lợi nhuận
nên hầu như chất thải công nghiệp của nhiều nhà máy chưa được xử lý mà thải thẳng ra
môi trường. Mặt khác nước ta là một nước đông dân, có mật độ dân cư cao, nhưng trình
độ nhận thức của con người về môi trường còn chưa cao, nên lượng chất thải sinh hoạt
cũng bị thải ra môi trường ngày càng nhiều. Điều đó dẫn tới sự ô nhiễm trầm trọng của
môi trường sống, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đất nước, sức khỏe, đời sống
của nhân dân cũng như vẻ mỹ quan của khu vực.
Trong đó, ô nhiễm nguồn nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy
hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Ngày nay vấn đề xử lý nước và
cung cấp nước sạch đang là một mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ
chức xã hội và chính bản thân mỗi cộng đồng dân cư. Và đây cũng là một vấn đề cấp
bách cần giải quyết của nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.Nhằm
mục đích góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của con người, em chọn đề tài
“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM “.
Trong đề tài này, em trình bày một cách cô đọng về thực trạng ô nhiễm nguồn nước và
một số phương pháp xử lý nước hiện nay thông qua các tài liệu có liên quan mà em có
điều kiện tham khảo được.
Với sự cố gắng thực sự khi nghiên cứu một vấn đề khoa học nhưng không thể tránh khỏi
thiếu sót, em rất mong được sự hướng dẫn và đóng góp của quý thầy cô và các bạn.

MỤC LỤC
Mục lục 3


Phần I: 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Đối tượng nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
Phần II: Tổng quan 6
+Giới thiệu thông số đánh giá sự ô nhiễm nước 6
A. Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam 7
I. Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới 7
II. Tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam 7
II.1. Tình hình chung 7
II.2. Ở vùng nông thôn Việt Nam 8
B. Phân loại nước ô nhiễm và tính chất của nó 9
I. Phân loại 9
II. Tính chất 10
Phần III: Các phương pháp xử lý nước ô nhiễm 11
I. Các phương pháp sinh học 11
I.1. Các phương pháp hiếu khí 11
I.2. Các phương pháp thiếu khí 12
I.3. Các phương pháp kỵ khí 13
II. Các phương pháp hóa lý 13
II.1. Lọc qua song chắn rác 13
II.2. Lắng tụ 14
II.3. Lọc 14
II.4. Đông tụ và keo tụ 14
II.5. Tuyển nổi 15
II.6. Hấp phụ 15
II.7. Trao đổi ion 15
II.8 Thẩm thấu ngược 16

III. Các phương pháp hóa học 16
IV. Các phương pháp hóa sinh 17
IV.1. Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên 17
IV.2. Xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo 18
$.Các công trình xử lý phụ khác 19
I. Khử trùng nước thải 19
I.1. Khử trùng bằng phương pháp vật lý 19
I.2. Khử trùng bằng phương pháp hóa học 19
II. Khử mùi và vị 21
III. Loại chất phóng xạ 21
Phần IV. Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng đang
là một thực trạng đáng lo ngại và
Nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự sống trên trái đất gắn liền
với nước. Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất lượng nước bởi các chất lạ, độc hại đến
nước, gây nguy hiểm đến sự sống của các sinh vật, đến sự sống và sinh hoạt của con
người, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp , công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt
động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí…Nếu xét theo các tác nhân gây ô nhiễm thì ô nhiễm
nước có các loại như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh
học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí
Vấn đề xử lý nước và cung cấp nước sạch đang là một mối quan tâm lớn của nhiều quốc
gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân của mỗi cộng đồng dân cư, nước ta cũng
không ngoại lệ. Nhằm góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của con người, em đã
chọn đề tài này.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên.
- Tập cho sinh viên bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học.

- Viết phần tổng quan lí thuyết về thực trạng ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm nguồn nước và các phương pháp làm sạch nước.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, ô nhiễm
nguồn nước nói riêng và các phương pháp xử lý nước.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm và đọc những tài liệu có liên quan đến đề tài, sau đó tổng hợp và trình bày một cách
cô đọng, tương đối đầy đủ về thực trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước,hậu
quả của ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý nước hiện nay.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: phân tích, tổng hợp lý thuyết, phân
loại, hệ thống hoá lý thuyết,
PHẦN II: TỔNG QUAN
“GIỚI THIỆU THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM CỦA NƯỚC THẢI”
• Giá trị pH của nước.
• Hàm lượng chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù (Suspended Solid – SS): là phần chất rắn
không tan bị giữ lại trên giấy lọc tiêu chuẩn. Đơn vị đo: mg/l.
• Màu: thường được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là
clorophantinat coban. Đơn vị: Pt – Co.
• Tổng cacbon hữu cơ (Total Organic Carbon – TOC): là chỉ số phản ánh lượng cacbon
hữu cơ tổng cộng có trong một mẫu vật, được tính bằng tỉ lệ giữa khối lượng cacbon so
với khối lượng hợp chất hữu cơ. Đơn vị: mg/l.
• Nhu cầu oxy tổng cộng (Total Oxygen Demand – TOD): là chỉ số phản ánh lượng oxy
tổng cộng cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải. Đơn vị: mg/l.
• Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand – BOD) là chỉ số phản ánh lượng
oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hữu có trong mẫu nước nhờ hoạt động sống của vi
sinh vật. BOD thể hiện được lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong nước mẫu.
Đơn vị: mg/l.
• Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand – COD): là chỉ số phản ánh lượng
oxy cần thiết để oxy hoá các chất có nhu cầu về oxy trong nứơc mẫu. Giá trị COD thể

hiện toàn bộ các chất hữu cơ có thể bị oxy hoá bằng tác nhân hoá học và luôn cao hơn giá
trị BOD. Đơn vị: mg/l.
• Hàm lượng các kim loại và kim loại nặng: asen, cadimi, chì, niken, crom, sắt, kẽm,
mângn, thuỷ ngân, thiếc, Đơn vị: mg/l.
• Hàm lượng dầu mỡ khoáng, dầu động thực vật. Đon vị: mg/l.
• Photpho tổng số, photpho hữu cơ. Đơn vị: mg/l.
• Tổng nitơ, amoniac theo nitơ. Đơn vị: mg/l.
• Hàm lượng florua, clorua, sunfua. Đơn vị: mg/l.
• Hàm lượng phenol, xianua. Đơn vị: mg/l.
• Coliform: là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu
nước. Đơn vị: MPN/100ml.
A.Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam
1_Trên thế giới :
a_ Thiếu nước ngọt : theo các chuyên gia đánh giá trong 15 năm nữa những tác động môi
trường do thiếu nước ngọt sẽ được tăng lên .
b_ Ô nhiễm môi trường nước
+ Đến năm 2020 những tác động do ô nhiễm môi trường sẽ tăng mạnh ở 3/4 khu vực
và cân khu vực được đánh giá tác động nguồn nước trên toàn cầu
+ Khoảng 1/4 khu vực được nghiêm cứu cho thấy các chất lơ lửng tăng

×