Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

DTM bệnh viện Hòa Xuân pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.68 KB, 55 trang )

Nhận xét:
- Chỉnh sửa lại theo yêu cầu?
- Cơ sở tính toán các nguồn thải?
- Chỉnh sửa lại cấu trúc cho hợp lý?
- Xem lại cách áp dụng TC
Cường
CHƯƠNG I
MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Tên Dự án
- Công trình: Bệnh Viện Đa Khoa Hòa Xuân.
- Địa điểm: Dự án được triển khai xây dựng thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ và
xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng.
1.2. Cơ quan chủ dự án
Cơ quan chủ đầu tư: Công ty CP Bệnh viện Đa Khoa Hòa Xuân.
- Địa chỉ liên lạc: 99A Lê Độ, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: 0511(811238-688689)
- Đại diện (bà): Nguyễn Thị Kim Duyên Chức vụ: Giám đốc
1.3. Vị trí địa lý của Dự án
1.3.1. Vị trí của Dự án
Dự án Bệnh Viện Đa Khoa Hòa Xuân được xây dựng trên khu đất với tổng diện
tích 39.480m
2
tại khu dân cư tổ 2 thôn Liêm Lạc, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang và
phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng.
Ranh giới xây dựng dự án như sau:
+ Phía Bắc giáp: Đường bê tông từ Miếu Bông vào UBND phường Hòa Xuân
+ Phía Nam giáp: Nhà dân tổ 2 thôn Liêm Lạc, phường Hòa Xuân.
+ Phía Đông giáp: Ruộng lúa, nhà dân.
+ Phía Tây giáp: Quốc lộ IA - đường Nam cầu Cẩm Lệ
1.3.2. Các đối tượng xung quanh khu vực Dự án
- Giao thông: Mạng lưới đường giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật


được đấu nối với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của Dự án Khu dân cư phía
Nam cầu Cẩm Lệ. Khu vực này đã được qui hoạch nên đường sá rất thuận tiện. Từ đây
có thể đi vào Quảng Nam bằng quốc lộ IA, đi Đà Nẵng bằng 3 con đường: phía Tây đi
bằng đường Cầu Đỏ, phía Tây Bắc đi hướng Nam cầu Cẩm Lệ, hướng Đông đi Trung
Lương, Cồn Cầu (cầu Đò Xu sau này) Với vị trí giao thông như vậy thì khi Dự án đi
vào hoạt động rất là thuận lợi trong khâu đón nhận bệnh nhân.
- Sông ngòi: Cách Dự án khoảng 2 km về hướng Đông Bắc là sông Cẩm Lệ.
- Khu dân cư: Xung quanh khu vực Dự án là đất ruộng và khu dân cư thôn
Liêm Lạc.
- Khu thương mại: Hiện tại, tại khu vực Dự án có chợ Miếu Bông đang hoạt
động. Tuy nhiên, khi xây dựng Dự án Bệnh viện Đa Khoa thì khu vực này được giải
tỏa và bàn giao mặt bằng lại cho Dự án. Chợ Miếu Bông sẽ được quy hoạch lại và
chuyển đến một vị trí mới.(Xem Sơ đồ vị trí của Dự án ở phần phụ lục)
1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án
1.4.1. Đặc điểm hiện trạng tại khu đất xây dựng Dự án
- Hiện trạng sử dụng đất:
Tổng diện tích đất xây dựng là 39.480m
2
. Toàn bộ diện tích đất xây dựng Dự án
chủ yếu là đất ruộng, một số ít hoa màu, ao sen và một số ít hộ dân ở gần đường quốc
lộ 1A.
- Hiện trạng các công trình kiến trúc:
Hiện trạng khu đất giải toả để xây dựng dự án có các công trình kiến trúc gồm
một vai nhà cấp 4 của người dân, 01 chợ và 01 nhà thờ Tộc. Tuy nhiên, theo qui hoạch
dự án chỉ giải toả một số nhà cấp 4 và chợ, con nha thờ tộc thi vẫn giữ lại.
- Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Giáp về phía Tây Bắc của Dự án là Khu dân cư phía Nam cầu Cẩm Lệ, do la khu
dân cứ mới hình thành, nên hệ thống hạ tâng kỹ thuật (mạng lưới cấp nước, thoát
nước, thông tin liên lạc) tại đây tương đối đây đủ. Khi dự án được hinh thành, các
công trình hạ tầng kỹ thuật được đấu nối với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của

Khu dân cư này.
1.4.2. Nội dung xây dựng dự án
1.4.2.1. Hình thức đầu tư của Dự án
- Công trình được đầu tư từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay Ngân hàng.
- Hình thức xây dựng: Xây dựng mới.
1.4.2.2 Quy mô xây dựng các hạng mục công trình:
Dự án xây dựng Bệnh Viện Hòa Xuân được xây dựng với quy mô 500 giường,
được chia làm 5 khu:
a) Khu điều trị ngoại trú:
Khoa khám bệnh, cấp cứu và lưu bệnh, tiếp đón, cận lâm sàng (xét nghiệm, chuẩn
đoán hình ảnh), nhà thuốc.
- Các hạng mục công trình:
+ Buồng cấp cứu, lưu bệnh.
+ Buồng tiểu phẩu.
+ Buồng bó bột.
+ Phòng khám chuyên khoa nội tổng quát.
+ Phòng khám chuyên khoa ngoại tổng quát.
+ Phòng khám chuyên khoa phụ sản, kế hoạch hóa gia đình.
+ Phòng khám chuyên khoa nhi.
+ Phòng khám chuyên khoa mắt.
+ Phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng.
+ Phòng khám chyên khoa Răng hàm mặt.
+ Phòng khám chuyên khoa phẩu thuật thẩm mỹ.
+ Phòng khám chuyên khoa da liễu.
+ Phòng khám vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
+ Phòng khám y học cổ truyền.
b) Khu điều trị nội trú:
Các hạng mục công trình:
- Khu nội, nhi khoa:
+ Đơn vị điều trị các bệnh thông thường về nội khoa, nhi khoa.

+ Đơn vị lọc thận.
+ Đơn vị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
+ Buồng thủ thuật.
+ Buồng sơ sinh.
- Khu ngoại khoa, phẩu thuật, gây mê hồi sức:
+ Đơn vị ngoại tổng hợp.
+ Đơn vị phẩu thuật thẩm mỹ, tạo hình.
+ Buồng phẩu thuật.
+ Buồng hậu phẩu.
+ Đơn vị hồi sức.
- Khu sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình:
+ Buồng đẻ.
+ Buồng chờ đẻ.
+ Buồng khám sản.
+ Buồng khám phụ khoa.
+ Buồng hậu sản.
+ Buồng kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình.
+ Buồng tư vấn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
- Khu dinh dưỡng:
- Khu liên chuyên khoa Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt.
- Khu y học cổ truyền:
+ Bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc.
+ Ẩm thực dược trị liệu.
+ Dưỡng sinh
+ Vườn thuốc nam.
- Khu cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm: Huyết học, sinh hóa, vi sinh, giải phẩu bệnh.
+ Chuẩn đoán hình ảnh: X quang, CT scanner, siêu âm.
+ Thăm dò chức năng: Điện tâm đồ, điện não đồ, điện cơ, lưu huyết não đồ, nội
soi tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sản khoa.

c) Khu hành chính.
d ) Khu bảo trì, sửa chữa y dụng cụ, nhà xe.
e) Khu nhà nghỉ cho cán bộ nhân viên y tế, người nước ngoài đến làm việc tại
bệnh viện.
1.4.2.3. Các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của Dự án:
Bảng 1.1:Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình.
TT
Các hạng mục
công trình
S xây dựng
(m
2
)
S Sàn
(m
2
)
Số
tầng
1
Nhà khám bệnh ngoại trú,
kỹ thuật nghiệp vụ.
980 2.785 5 tầng
2 Nhà điều trị-lưu trú 665 2.011 10 tầng
3 Nhà điều trị-lưu trú VIP 585 1.789 3 tầng
4 Khoa nhiễm khuẩn 180 - Trệt
5 Khoa dinh dưỡng 282 - Trệt
6 Nhà đại thể 168 - Trệt
7 Nhà bảo vệ, quầy thuốc,gara ôtô 137 - Trệt
Bảng1.2: Bảng cân bằng sử dụng đất

TT Thành phần Diện tích (m
2
) Tỷ lệ (%)
1 Đất xây dựng công trình 7.373 18,67
2 Đất giao thông, sân bãi 4.789 12,13
3 Đất mặt nước, cây xanh 27.318 69,20
1.4.2.3. Qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
a) Quy hoạch cấp nước
- Nhu cầu nước ngày đêm:Với loại hình hoạt động của Bệnh viện, nước được sử
dụng chủ yếu cho các mục đích sau:
+ Nước phục vụ cho sinh hoạt và thao tác nghề nghiệp: Khoảng 360m
3
/ngày đêm
+ Nước dự phòng để phòng cháy chữa cháy: 100m
3
- Nguồn cung cấp nước:
Nguồn nước phục vụ cho toàn bộ hoạt động của Dự án là nguồn nước thủy cục
của thành phố Đà Nẵng theo tuyến cấp cho khu vực.
b) Qui hoạch thoát nước
Nước thải từ hoạt động của Bệnh viện gồm có các nguồn: nước thải bệnh viện
và nước mưa chảy qua khu vực Bệnh viện.
Theo nội dung Dự án, dự định sẽ quy hoạch hệ thống thoát nước thải và
thoát nước mưa riêng biệt như sau:
Nước thải sinh hoạt và y tế trong từng khoa được dẫn vào hệ thống tự hoại
ngầm tại từng khoa và sau đó chảy vào hệ thống xử lý chung của Bệnh viện. Nước sau
khi được xử lý sẽ được chảy vào hệ thống thoát nước mưa của Bệnh viện và dẫn ra hệ
thống thoát nước trong khu vực tại đường Nam cầu Cẩm Lệ, sau cùng ra nguồn tiếp
nhận là sông Cẩm Lệ đi ngang qua khu vực.
Nước mưa được thoát tự do theo độ dốc công trình theo hệ thống cống riêng,
sau đó chảy vào hệ thống thoát nước trong khu vực, sau cùng ra nguồn tiếp nhận là

sông Cẩm Lệ.
c) Thu gom, xử lý rác thải.
Chất thải rắn của Bệnh viện gồm có 02 loại: chất rắn y học và rác sinh hoạt.
Chất thải rắn y học chủ yếu là bông băng, bệnh phẩm, cồn gạt, chai lọ, hộp thuốc y
tế, Rác sinh hoạt từ đội ngũ CBCNV Bệnh viện và số lượng bệnh nhân chủ yếu là
các chất hữu cơ dễ phân hủy, các mảnh thức ăn thừa, bao bì, nylon, giấy loại
Các loại rác được thu gom phân loại hàng ngày tập trung tại nhà kho lưu giữ.
Đối với loại chất thải rắn y học sẽ được xử lý triệt để, đối với rác thải sinh hoạt cũng
sẽ được thu gom hàng ngày và thuê Công ty Môi trường Đô thị thu gom, vận chuyển
đến nơi quy định của thành phố.
d) Quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc
Hệ thống cung cấp điện và thông tin liên lạc sẽ được đấu nối với mạng lưới
điện của thành phố tại đường Nam cầu Cẩm Lệ
CHƯƠNG II
ĐIIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.1.1. Đặc điểm về địa lý.
Đà Nẵng nằm ở trung độ cảu đất nước, trên trục giao thong Bắc – Nam về
đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Ngoài ra còn là trung điểm
của 3 di sản văn hóa thế giới là cố đô Huế, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Đà
Nẵng còn là một trong những của ngõ quan trọng trong việc giao lưu giữa các nước
thong qua hành lang kinh tế Đông Tây.Với vị trí địa lý ddwacj biệt như vậy, Đà Nẵng
rất thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
2.1.1.2. Địa chất công trình
Căn cứ vào kết quả khoan địa chất công trình của tất cả 5 lỗ khoan với độ sâu từ
35-50m và kết quả thí nghiệm các mẫu đất, khu vực dự kiến xây dựng công trình có
lớp địa chất như sau:
- Lớp 1:
• Bên trên: Á sét màu vàng đỏ đến vàng nâu chứa nhiều dăm sạn. Ẩm đến bảo

hòa nước. Trạng thái cứng đến nữa cứng. Bề dày lớp á sét từ 1,0m đến
3,0m.
• Bên dưới: Cát thô vừa màu vàng nhạt. Ẩm đến bão hòa nước. Trạng thái
rời. Bề dày lớp cát thô từ 1,0m đến 3,0m. Chỉ gặp tại lỗ khoan số 3, 4 và 5
với bề dày tổng lớp thay đổi từ 1,7m đến 4,3m.
+ Lớp 1a: Cát mịn, có mùa vàng xám chứa dăm gạch vụ và rễ cây, ẩm. Trạng
thái rời. Chỉ gặp tại lỗ khoan số 1 với bề dày lớp 1,0m.
+Lớp 1b: Bùn á sét, có màu vàng nâu đến xám đen. Bảo hòa nước. Trạng thái
nhão. Chỉ gặp tại lỗ khoan số 2 với bề dày lớp 1,4m.
- Lớp 2: Á sét. Có màu xám nhạt, xám đen đến vàng nâu chứa ít cát thô vừa.
Bão hòa nước. Trạng thái dẻo mềm đến dẻo nhão. Bề dày lớp thay đổi từ 0,7m đến
2,6m.
- Lớp 3: Cát thô, có màu vàng xám, vàng nhạt đến xám nhạt, xám trắng. Bão
hòa nước. Trạng thái rời.
- Lớp 4: Bùn á sét, có màu xám trắng đến màu xám đen chứa vỏ ốc sò vụn và ít
cát thô vừa. Bão hòa nước. Trạng thái nhão. Chỉ gặp tại lỗ khoan số 4 và 5 với bề dày
lớp thay đổi từ 2,0m đến 3,9m.
- Lớp 5: Cát thô, có màu vàng trắng, vàng đến vàng hồng, vàng đỏ. Bảo hòa
nước. Trạng thái chặt vừa. Bề dày lớp thay đổi từ 2,0m đến 5,0m.
- Lớp 6: Sét, có màu xám xanh, xám nhạt. Bão hòa nước. Trạng thái dẻo nhão
đến nhão. Bề dày lớp thay đổi từ 4,8m đến đến 10,0m.
- Lớp 7: Á sét, có màu xám nhạt, xám xanh đến xám trắng, xám vàng. Bảo hòa
nước. trạng thái dẻo mềm. Bề dày lớp thay đổi từ 2,3m đến 7,7m.
- Lớp 8: Á sét, có màu xám trắng, xám nhạt đến xám vàng, xám nâu. Bão hò
nước. Trạng thái nữa cứng đến cứng. Bề dày lớp thay đổi từ 4,9m đến 11,6m.
+ Lớp 8a: Cát thô, có màu xám nhạt, xám trắng đến xám vàng. Bảo hòa nước.
Trạng thái chặt vừa đến chặt. Chỉ gặp tại các lỗ khoan số 1, 2 và 4 với bề dày lớp thay
đổi từ 1,7m đến 3,9m.
+ Lớp 8b: Á sét, có màu xám đen đến xám vàng. Bảo hòa nước. Trạng thái dẻo
nhão đến dẻo mềm. Chỉ gặp tại các lỗ khoan số 3 và 5 với bề dày lớp thay đổi từ 3,1m

đến 3,5m.
- Lớp 9: Á sét, có màu xám vàng, xám nhạt đến xám trắng chứa nhiều dăm sạn.
Trong lớp này khoan gặp các vỉa đá phiến xerixit thạnh anh, thạch anh do phong hóa
còn lại. Tại lỗ khoan số 4 ở độ sâu từ 38,2m đến 40,4m là một khe nứt lớn (dạng lỗ
rỗng-trong lúc khoan cần rơi tự do2,0m). Ẩm. Trạng thái nữa cứng đến cứng. Bề dày
lớp thay đổi từ 1,2m đến (LK3) đến 12,8m (LK4).
- Lớp 10: Đá phiến xerixit, có màu xám nhạt bị phong hóa không đều, có nhiều
khe nứt. Khoan bằng mũi hợp kim tốc độ đi lúc nhanh lúc chậm. Tỷ lệ lấy lõi thấp,
thuộc loại đá cứng cấp 5-6. Tại lỗ khoan số 3 khoan váo đá là: 7,0m, lỗ khoan số 4 là:
4,0m.
Qua kết quả khoan thăm dò địa chất công trình và công tác thí nghiệm các mẫu
đất trong phạm vi của khu vực dự kiến xây dựng Dự án có thể rút ra một số kết luận và
kiến nghị như sau:
- Khu đất nguyên là khu dân cư và khu vực ruộng trồng lúa nước, ao bèo đang
trong quá trình giải tỏa và san lấp.
- Đất nền có cấu tạo rất phức tạp bao gồm nhiều lớp với khả năng chịu ải khác
nhau.
- Trong thiết kế với quy mô công trình từ 5 đến 10 tầng nên chọn các lớp đất số
3, 5, 8a, 8, 9 và số 10 (đá phiến) làm lớp chịu tải chính cho công trình bằng giải pháp
móng cọc bê tông cốt thép. Do nền địa chất cấu tạo rất khác nhau về vị trí và chiều sâu
đề nghị Đơn vị Tư vấn Thiết kế và Chủ đầu tư cần bố trí cọc thử cho các vị trí.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn
2.1.2.1 Khí tượng
Dự án được thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên sẽ mang tính chất là
khí hậu nhiệt đới gió mùa – khí hậu chung của thành phố Đà Nẵng. Ở đây nhiệt độ vào
mùa hè thì nóng do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam và địa hình dãy Trường Sơn, vào
mùa đông thì hơi lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và kinh dộ của vùng.
Khu vực thực hiện Dự án thuộc tiểu vùng 1, thuộc vùng khí hậu III với những đạc
trưng chung của vùng cát thành phố Đà Nẵng như: tổng nhiệt > 9000 độ, tổng lượng
bức xạ năm > 140 Kcal/cm

2
, tổng lượng mưa là 2060mm và số giờ nắng từ 1800 –
2000 giờ trong một năm. Sau đây là những đặc trưng chung về khí hậu của thành phố
Đà Nẵng năm 2001 – 2005, số liệu được thống kê từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực
Trung Trung bộ.
a) Nhiệt độ
Theo số liệu thống kê, nhiệt độ không khí trung bình tại Đà Nẵng là 25,8
0
C
trong những năm 2001-2005, nhiệt dộ cao nhất là 30
0
C, nhiệt độ thấp nhất là 20
0
C.
Trong mùa có gió Tây Nam thì biên độ nhiệt ngày đêm có giá trị lớn nhất.
Hình 2.1: Đồ thị nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng
b) Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm tại Đà Nẵng là 82,7%. Độ ẩm cao nhất ghi nhận được là
88% vào tháng 12. Độ ẩm thấp nhất ghi nhận được vào tháng 7.
Vào mùa khô có độ ẩm trung bình là 75-80%, dộ ẩm thấp nhất có thể xuống
dưới 40%. Vào mùa mưa độ ẩm trung bình 80-85%, có ngày đạt tới 95%.
Hình 2.2: Đồ thị độ ẩm trung bình hàng năm tại Đà Nẵng
c) Mưa
Hàng năm tại Đà Nẵng có một mùa mưa và một mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn vào tháng 10,11. vào tháng 3,4,5 và 6 thì ít mưa. Tổng
lượng mưa trung bình hằng năm là 2187,4mm.
Theo số liệu thống kê hằng năm tại Đà Nẵng trung bình 11 ngày có lượng mưa
trên 50mm nhung cũng có khi 114 ngày mà chỉ có 10m. Lượng mưa lớn nhất phân bố
theo thời gian tại Đà Nẵng như sau:
Lượng mưa lớn nhất trong 15 phút là 50mm.

Lượng mưa lớn nhất trong 30 phút là 90mm.
Lượng mưa lớn nhất trong vòng 1h là 140mm.
Lượng mưa lớn nhất trong vòng 24h là 418mm.
(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung bộ)
Hình 2.3: Đồ thị tổng lượng mưa trong năm tại Đà Nẵng
d) Gió
Tốc độ gió phụ thuộc vào sự chênh lệch áp suất khí quyển. ở tầng không khí sát
mặt đất có tốc độ gió ban ngày lớn hơn ban đêm, còn ở trên cao thì ngược lại.
Hướng gió ở Đà Nẵng bị chi phối bởi địa hình và điều kiện hoàn lưu. Vào mùa
hè, vùng ven biển phía Nam, gió chủ yếu là gió Tây Nam với tần suất phổ biến từ 20-
30%, trong khi đó, ở vùng ven biển phía Bắc chỉ tháng 8 gió Tây nam mới có tần suất
cao hơn các gió khác. Về mùa Đông, gió chủ yếu là ở hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc
và một phần gió Đông.
Tôc độ gió trung bình năm là 3,3m/s. Tần suất lặng gió khá cao từ 25-50%. Vào
mùa mưa, hướng gió mạnh nhất là hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc dộ 15-25m/s.
Trong bão, tốc độ gió có thể đạt tới 30-40m/s.
Tháng Tốc độ gió (m/s)
Hướng gió
Tần suất hướng
gió
Trung bình Cực đại
I 3,4 19 Tây Bắc 18,5
II 3,4 18 Tây Bắc 20,4
III 3,4 18 Đông 20,3
IV 3,3 18 Đông 21,7
V 3,4 25 Đông 15,2
VI 3,0 20 Đông 15,0
VII 3,0 26 Tây
Nam,Đông
11,0;12,9

VIII 3,0 17 Tây Nam 12,3
IX 3,3 28 Bắc 14,9
X 3,6 40 Bắc 16,2
XI 3,5 24 Bắc 19,3
XII 3,2 18 Bắc, Tây Bắc 15,2;16,8
Năm 3,3 40 Tây Bắc 16,1
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ)
Bảng 2.1: Tốc độ gió - Tần suất - Hướng gió
Ghi chú: Tây Nam, Đông và Bắc, Tây Bắc là các hướng gió trong cùng tháng có
giá trị tần suất hướng gió cực đại xấp xỉ nhau và là những hướng gió chủ đạo trong
tháng đó.
e) Số giờ nắng
Tại Đà Nẵng, hàng năm trung bình có khoảng 2118,4 giờ nắng, số giờ nắng trung
bình trong ngày là 6 giờ. Trong năm có ít nhất 5 giờ nắng/ngày từ tháng 2 đến tháng
10 hàng năm. Tháng 11 và tháng 12 là các tháng có ít giờ nắng nhất là 2 - 3 giờ/ngày.
Các tháng 4, 5, 6, 7 có số giờ nắng nhiều nhất là từ 8,1- 8,9 giờ/ngày.
Hình 2.4: Đồ thị số các giờ nắng trong năm tại Đà Nẵng
f) Bão và áp thấp nhiệt đới
Trong cả năm đều có khả năng có bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên
biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến Đà Nẵng. Tuy nhiên, vào tháng 9 đến 11 là
có khả năng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Hàng năm có khoảng 3-4 cơn bão và 2-3 áp
thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến miền trung.
g) Gió mùa Đông Bắc
Khi gió mùa Đông Bắc tràn về thường gây ra mưa và mưa to, một số không ít
trường hợp còn phối hợp với các nhiễu động nhiệt đới ở Nam biển Đông tạo ra những
đợt rất to, kéo dài trong nhiều ngày, gây ra lũ lụt trầm trọng nhiều vùng.
Tháng
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
T/số đợt 48 38 48 36 10 0 0 0 4 36 47 40 313
Tr/bình 2,3 1,8 2,3 1,7 0,8 0 0 0 0,2 1,7 2,2 1,9 14,9

Tần suất
(%)
15 12 15 12 5 0 0 0 1 12 15 13 100
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ)
Bảng 2.2: Số đợt và tần suất gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đến Đà Nẵng
2.1.2.2. Thủy văn
Cách khu vực Dự án khoảng 2km về phía Đông Bắc là sông Cẩm Lệ. Do đó,
khu vực Dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp về điều kiện thủy văn của khu vực này.
Sông Cẩm Lệ thuộc hạ lưu sông Vu Gia. Lượng dòng chảy trên đoạn sông này
là lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Vu Gia, Thu Bồn và một phần lượng nước
biển do dòng triều đẩy lên.
Dòng chảy trên sông Cẩm Lệ biến đổi theo hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ
tháng 1 đến tháng 8, mùa lũ thừ tháng 9 đến 12.
Đặc điểm địa hình lòng sông: Sông Cẩm Lệ từ ngã ba Túy Loan đến cầu
Nguyễn Văn Trỗi có nhiều vùng bãi ven sông, địa hình 2 bên bờ sông thấp nên khi có
lũ lớn, nước chảy tràn trên bãi và vùng thấp ven 2 bên bờ sông. Điều kiện này làm cho
tốc độ dòng chảy đoạn sông này có phần bị giảm nhỏ, nhưng xuống đến cầu Nguyễn
Văn Trỗi, mặt cắt tại cầu bị thu hẹp làm cho tốc độ dòng chảy lũ tại đây tăng lên đáng
kể.
Trong mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đỗ về không nhiều và tương đối
ổn định, nên dòng chảy trên đoạn sông này nhỏ và ít biến đổi. Mực nước lên, xuống,
dòng chảy xuôi, ngược là do tác động chủ yếu của thủy triều. Tuy nhiên, cũng cần chú
ý trong thời gian giữa tháng 5 đến cuối tháng 6 hàng năm dòng chảy trên đoạn sông
này thường được bổ sung một lượng nước đáng kể ( do mưa tiểu mãn). Có năm xảy ra
lũ lớn như đợt lũ từ ngày 23-26/6/1989 do bão gây ra.
Vào mùa lũ, dòng chảy trên đoạn sông này biến đổi mạnh. Hàng năm từ tháng 9
đến 12 trung bình có từ 3-4 trận lũ, có năm có 6-7 trận. Đoạn sông này chỉ xuất hiện lũ
lớn khi trên thượng nguồn lũ lên mạnh – tốc độ tập trung nước nhanh, thời gian lũ lớn
kéo dài. Chính vì vậy, có nhiều năm mực nước đỉnh lũ cao nhất không lớn.
Chế độ mực nước:

TT I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
TB 1 -6 -11 -14 -14 -16 -18 -13 4 31 36 16 -1
Max(TB) 58 49 41 40 45 45 41 45 70
12
7
150 93 173
Max(TĐ) 77 68 68 67 91 77 77 96 150 261 428 250 428
Min(TB) -67 -67 -62 -70 -77 -83 -83 -75 -57 -41 -43 -58 -86
Min(TĐ) -83 -79 -81 -84 -87 -92 -93 -90 -78 -55 -70 -77 -93
(Nguồn: trạm thủy văn Cẩm Lệ)
Bảng 2.3: Đặc trưng mực nước TB, Max, Min trung bình nhiều năm trong
các tháng tại trạm Cẩm Lệ-sông Cẩm Lệ từ năm 1976-2000-Đơn vị : cm.
Biên độ dao động mực nước trung bình hàng năm là 2,59m; lớn nhất là năm 1999:
5.09m và nhỏ nhất là năm 1979 có biên độ dao động mực nước trong năm là 1,81m.
Sự dao động mạnh chủ yếu xảy ra trong mùa mưa-lũ từ tháng IX-XII. Trong mua khô
từ tháng I-VIII sự dao động mực nước chủ yếu do chế độ triều vùng biển Đà nẵng gây
ra, biên độ dao động mực nước trong các tháng mùa cạn trung bình là: 1,61m.
Chế độ triều :
Chế độ triều sông Cẩm Lệ chủ yếu là chế độ bán nhật triều. Trung bình mỗi
tháng có 3 ngày nhật triều; tháng nhiều nhất có 8 ngày; tháng ít nhất có 1 ngày nhật
triều.
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Số ngày nhật
triều TBNN
3,2 3,2 3,0 2,5 2,8 2,8 3,4 2,6 3,1 3,8 4,1 3,0
Bảng 2.4 : Số ngày nhật triều trong tháng trung bình nhiều năm
2.1.3. Hiện trạng môi trường
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện
Dự án, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu, đo đạc và phân tích một số chỉ tiêu
môi trường đặc trưng tại khu vực Dự án.

2.1.3.1 Môi trường không khí và vi khí hậu
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị
Tính
Vị trí đo đạc, lấy mẫu TCVN
5937-
K
1
K
2
K
3
1 Nhiệt độ
o
C 32 32 32 -
2 Độ ẩm % 65 64 65 -
4 Tiếng ồn dBA 60-65 52-57 50-55 -
3 Bụi tổng mg/m
3
0,2 0,12 0,10 0,3
5 SO
2
mg/m
3
0,02 0,01 0,01 0,35
6 NO
2
mg/m
3
0,03 0,02 0,02 0,2
7 CO mg/m

3
3 2 2 30
Bảng 2.5: Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường
không khí và vi khí hậu tại khu vực Dự án
* Ghi chú:
- Dấu ( -) : Không có trong tiêu chuẩn.
- K
1
: Mẫu lấy tại vị trí đầu của khu vực của Dự án cách quốc lộ IA 200m về
hướng Đông .
- K
2
: Mẫu lấy tại vị trí điểm giữa khu vực Dự án .
- K
3
: Mẫu lấy tại vị trí điểm cuối của Dự án.
- Thời điểm lấy mẫu, Dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Tiêu chuẩn: TCVN 5937-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh,
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan lấy mẫu & phân tích: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH &CN ĐN.
- Ngày lấy mẫu: 06/9/2007.
* Nhận xét:
Kết quả phân tích cho thấy hiện trạng môi trường không khí tại khu vực Dự án
chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Giá trị các chỉ tiêu phân tích đều thấp hơn tiêu chuẩn cho
phép.
2.1.3.2. Môi trường nước ngầm
Stt
Các chỉ tiêu
Đvt Kết quả
M

1
M
2
1 pH - 7,2 7,3 5,5 đến 8,5
2
Độ cứng (as
CaCO
3
)
mg/l 199 117 500
3 TS mg/l 510 448 1500
4 Cu mg/l 0,008 0,006 1,0
5 Pb mg/l 0,010 0,009 0,01
6 Zn mg/l 0,035 0,021 3,0
7 Cd mg/l KPH KPH 0,005
8 Mn mg/l KPH KPH 0,5
9 Fe tổng mg/l 8,52 3,11 5,0
10 NO
3
-
mg/l 1,2 0,8 15
11 Coliform MPN/100ml 12 14 3
12 E.Coli MPN/100ml KPH KPH 0
Bảng 2.6: Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường nước ngầm trong khu
vực Dự án
* Ghi chú:
- Dấu (-): Không có trong tiêu chuẩn.
- KPH: Không phát hiện
- M
1

: Mẫu nước ngầm lấy tại khu vực Dự án.
- M
2
: Mẫu nước ngầm lấy tại nhà ông Lê Văn Bảy tổ 2 thôn Liêm Lạc (giáp với
dự án về hướng Nam)
- QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
- Ngày lấy mẫu: 06/9/2007.
- Cơ quan lấy mẫu & phân tích: Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH &CN ĐN.
* Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vự dự án, hầu hết các chỉ
tiêu phân tích đều ở trong ngưỡng cho phép của Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm. Riêng chỉ tiêu Coliforms tại các vị trí M
1
và M
2
vượt ngưỡng tiêu
chuẩn từ 4-5 lần. Fe tổng ở vị trí M
1
vượt trên ngưỡng cho phép.
* Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi
trường tại khu vực xây dựng Dự án .
Qua kết khảo sát hiện trạng môi trường không khí, vi khí hậu, nước ngầm, tại khu
vực xây dựng Dự án, chúng tôi có thể đánh giá như sau:
- Môi trường không khí:
Qua kết quả phân tích đã cho thấy môi trường không khí và vi khí hậu tại khu vực
tại thời điểm hiện tại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Khi dự án đi vào hoạt động,
tác nhân chính từ quy trình khám, chữa bệnh ở các khoa và các dịch vụ khác của Bệnh
viện, một số nguồn có thể có khả năng gây ô nhiễm đến môi trường không khí và vi
khí hậu như sau:
+ Bụi và các loại khí thải SO

2
, NO
2
, CO
x
sinh ra từ hoạt động của các phương
tiện giao thông ra vào khu vực Bệnh viện (chủ yếu tại cổng ra vào bệnh viện, Khoa
cấp cứu và nhà giữ xe).
+ Tia X phát ra từ các thiết bị X-quang từ phòng chiếu X- quang trong quá trình
chuẩn đoán và chữa bệnh.
+ Hơi các loại dược phẩm và chất sát trùng từ các phòng bệnh ở hầu hết các khoa,
khu vực bào chế, pha thuốc, sắc thuốc nam và đông y.
+ Tại khu vực bếp ăn sẽ sử dụng loại nhiên liệu LPG và điện để đun nấu, xây
dựng hệ thống xử lý nước thải kín hoàn toàn và mặt dù phần đất trống để trồng cây
xanh không nhiều, tuy nhiên Dự án sẽ dành phần không gian để trồng cây xanh cũng
góp phần cải thiện môi trường vi khí hậu, hạn chế được nguồn gây ô nhiễm môi trường
không khí tại khu vực, đồng thời tạo môi trường trong sạch, tạo cảnh quan thoáng mát
giúp cho người bệnh có cảm giác thoải mái khi đến khám, chữa bệnh, nghĩ dưỡng.
- Môi trường nước ngầm
Theo kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan tại Dự án cho thấy chất
lượng nước ngầm tại khu vực hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều thấp hơn TCCP. Tuy
nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt như chỉ tiêu Coliform vượt 4 lần và chỉ tiêu Fe
cũng trên ngưỡng cho phép. Theo nội dung triển khai Dự án, khi Bệnh Viện Đa Khoa
Hòa Xuân đi vào hoạt động sẽ tiến hành đấu nối vào hệ thống cấp nước chung của
thành phố để cung cấp nước sạch cho Dự án. Do đó, mức độ khai thác nước ngầm
được hạn chế. Đồng thời, Dự án cũng sẽ triển khai tốt các biện pháp thu gom, xử lý
nước thải, rác thải từ đó sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực đến chất lượng nước
ngầm tại khu vực.
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Khu vực thực hiện Dự án được triển khai xây dựng tại phường Hòa Xuân, quận

Cẩm Lệ và xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. Theo số liệu điều tra về các
điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực đến thời điểm 9/2007 như sau:
* Tình hình kinh tế xã hội xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng.
a) Tổng diện tích đất:
Xã Hòa Phước chiếm: 990 ha
- Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 503,39 ha
+ Đất công nghiệp: 4 ha.
+ Đất dân cư : 448 ha.
+ Đất giao thông : 34,61 ha.
+ Đất sử dụng cho mục đích khác: 52 ha.
b) Tổng số dân:
+ Tổng số dân : 11.817 người.
Trong đó:
+ Nam: 6.283 người; Nữ: 5.534 người.
+ Số hộ dân: 6.645 hộ
+ Tỷ lệ tăng dân số trung bình: 1%
c) Tình hình kinh tế
+ Số hộ làm nông nghiệp : 1.850 hộ
+ Số hộ làm phi nông nghiệp : 795 hộ
+ Thu nhập bình quân : 442.000 đồng/tháng
+ Số hộ nghèo : 74
+ Số người thất nghiệp trong tuổi lao động : 251
d) Tôn giáo
Trên địa bàn phường có 613 hộ theo Đạo Phật, 321 hộ theo Đạo Thiên Chúa.
Các công trình tôn giáo gồm :
+ Đình : 5 cái
+ Chùa : 2 cái
+ Nhà thờ công giáo : 01 cái
e) Tình hình sức khỏe cộng đồng

+ Số người mắc bệnh truyền nhiễm : 14 người
+ Số người mắc bệnh mãn tính : 31 người ( bao gồm bệnh tâm thần, động kinh,
phong).
+ Số trẻ em suy dinh dưỡng : 104
f) Các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng
+ Cơ quan, trường học : 20
+ Nhà máy : 02 nhà máy may mặc
+ Tình trạng giao thông :
- Đường nhựa : 10%
- Đường bê tông : 80%
- Đường khác : 10%
+ Tình trạng cấp điện, nước :
- Số hộ được cấp điện : 2.586 hộ
- Số hộ được cấp nước : 83 hộ
 Nhận xét chung :
Xã Hòa Phước và phường Hòa Xuân là 2 địa bàn có nền kinh tế thấp hơn so với
mặt bằng chung của toàn thành phố. Đời sồng chủ yếu của người dân là làm nông
nghiệp. Điều kiện về cở sở hạ tầng còn thấp, nước sạch chỉ mới cấp đươc hơn 80 hộ
chiếm tỉ lệ rất thấp.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Giai đoạn thi công, xây dựng Dự án
3.1.1. Đánh giá tác động liên quan đến nguồn thải
a) Nguồn gây tác động liên quan đến nguồn thải
Bảng 3. 1 : Bảng tóm tắt các hoạt động và nguồn gây tác động
TT Các hoạt động Nguồn gây tác động
1 Giải phóng cải tạo mặt bằng
Xe ủi san lấp mặt bằng; xe tải vận
chuyển gạch, đất, đá, cát,…
2

Thi công, xây dựng các hạng
mục công trình
- Xe tải vận chuyển nguyên vật liệu
xây dựng: đất đá, gạch, cát,
- Các chất thải trong quá trình xây
dựng: Bình đựng sơn, dụng cụ thi
công xây dựng…
3 Sinh hoạt của CBCNV
- Sinh hoạt của 300 công nhân tại
công trường
Trong giai đạn này từ các nguồn ô nhiễm sẽ sinh ra những tác nhân gây ô nhiễm môi
trường tại khu vực như sau:
- Bụi sinh ra do đào đất đắp nền, vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu.
- Khí thải của các phương tiện vận tải chở nguyên vật liệu xây dựng, các loại
máy móc , thiết bị thi công như bụi , khí SOx, NOx,CO, THC
- Tiếng ồn sinh ra do các phương tiện vận tải chở vật liệu xây dựng, các loại máy
móc, thi công.
- Khói hàn sinh ra từ các thiết bị gia công có chứa bụi, CO, THC, NOx
- Nước thải từ hoạt động của đội ngũ các bộ công nhân làm việc tại công trình.
- Các vỏ, bình đựng sơn, sơn rơi vãi, các dụng cụ thi công trực tiếp như máy đào,
máy ủi, máy cắt.
- Các loại chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này bao gồm giới hạ, cây cối,
các chất thải rắn sinh hoạt của đội ngũ công nhân xây dựng.
b) Tính toán nồng độ và tải lượng ô nhiễm
1) Bụi, khí thải từ các phương tiện, máy móc, thiết bị thi công cơ giới và
phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu:
Các phương tiện thi công cơ giới (xe đào, xe xúc, xe ủi, xe đổ đất,…) và các
phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu (cát, đá, xi măng, ) đều sử dụng nhiên liệu là
dầu diezel, trong quá trình hoạt động của động cơ sẽ thải ra môi trường một lượng
khói thải chứa nhiều chất ô nhiễm như bụi, CO, SO

2
, NO
x
,

VOC, THC,…góp phần làm
ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực dự án và trên đường xe vận chuyển đi qua.
Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vận tốc xe chạy,
phân phối động cơ, chất lượng động cơ, lượng nhiên liệu tiêu thụ, quãng đường đi…
Việc xác định tải lượng của nguồn thải có thể dựa vào các số liệu thống kê của WHO
(Tổ chức Y tế Thế giới), USEPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và số liệu thống kê
từ các nguồn khác.
Bảng 3.2. Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm với chế độ vận hành khác nhau
Tình trạng vận hành
C
x
H
y
(ppm)
CO
(%)
NO
2
(ppm)
CO
2
(ppm)
Chạy không tải 750 5,2 30 9,5
Chạy chậm 300 0,8 1500 12,5
Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 10,2

Chạy giảm tốc 4000 4,2 60 9,5
Theo dự án, để đáp ứng tiến độ thi công của công trình, hàng ngày cần khoảng
5 xe (tải trọng 10 tấn) để vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng. Theo
Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), 1993 thì thải lượng
bụi và các chất ô nhiễm tính cho xe tải trọng 3,5 – 16 tấn chạy bằng nhiên liệu dầu
Diezel (hàm lượng S = 1%) , tốc độ trung bình 8-10 km được xác định như sau:
Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu
Chất ô nhiễm
Tải lượng từ 01 xe
(kg/10km đường dài)
Tải lượng từ 08 xe
(kg/10km đường dài)
Bụi 0.009
0.045
SO
2
0.0429
0.214
NO
x
0.118
0.59
CO 0.06 0.3
VOC 0.026 0.13
2) Tiếng ồn từ do các máy móc, thiết bị thi công xây dựng và phương tiện vận
chuyển:
* Tiếng ồn từ do các máy móc, thiết bị thi công xây dựng:
Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động đập phá, tháo dỡ của
công nhân, hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới.
Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể tính toán bằng công thức

sau:
L
p
(X) = L
p
(X
0
) + 20 log
10
(X
0
/X)


L
p
(X
0
) : mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
X
0
=

1m
L
p
(X) : mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)
X: vị trí cần tính toán (m)
- Theo Lê Văn Nãi, Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản – NXB Khoa
học và kỹ thuật, 1999 thì mức ồn cách nguồn ở khoảng cách 15m của các thiết bị thi

công cơ giới được trình bày trong bảng sau.
Bảng 3.4. Mức ồn tối đa do hoạt động của các thiết bị thi công xây dựng
TT
Phương tiện vận chuyển và thi
công cơ giới
Mức ồn cách nguồn 15
m (dBA)
TCVN
5949:1998
1 Máy ủi 93 50 dBA
(8 – 18h)
2 Máy khoan đá 87
3 Máy đập bê tông 85
4 Máy cưa tay 82
5 Máy nén Diezel có vòng quay rộng 80
6 Máy đóng búa 1,5 tấn 75
7 Máy trộn bê tông chạy bằng dầu
Diezel
75
Tăng hoặc giảm khoảng cách giữa người nghe và nguồn phát sinh gấp đôi thì sẽ
giảm và tăng độ ồn tương ứng là 6 dBA.
- Theo tài liệu “Môi trường đại cương” – PGS.TS Trần Cát, 1999 thì mức ồn
phát sinh từ máy trộn bê tông và các xe đổ nguyên vật liệu như sau:
+ Máy trộn bê tông dùng dầu diezel: Mức ồn ở khoảng cách 7,5m có giá trị
trung bình là 81 dBA,
+ Xe đổ vật liệu 1,5T: Mức ồn ở khoảng cách 7,5m có giá trị trung bình là 81
dBA.
Nhận xét: Qua các số liệu thống kê ở trên cho thấy, mức ồn tối đa từ hoạt động
của các thiết bị thi công cơ giới tại vị trí cách nguồn 7,5 m và 15m lớn hơn rất nhiều so
với giá trị cho phép của TCVN 5949-1998 đối với khu vực dân cư.

* Tiếng ồn do các phương tiện vận chuyển:
Theo tài liệu “Môi trường không khí” – GS. TS Phạm Ngọc Đăng, 1997 thì
mức ồn do hoạt động của các phương tiện vận tải hạng nặng gây ra như sau:
+ Ô tô động cơ xăng: mức gây ồn ở khoảng cách 7m có giá trị tối thiểu là 74
dBA, trung bình là 90 dBA, tối đa là 106 dBA.
+ Ô tô động cơ Diezel: mức gây ồn ở khoảng cách 7m có giá trị tối thiểu là
90dBA, trung bình là 95 dBA, tối đa là 108 dBA.
Như vậy, so với tiêu chuẩn TCVN 5949 – 1998 (Mức ồn tối đa cho phép khu
vực công cộng và dân cư – giá trị cho phép là 75 dBA từ 6-18h) thì mức gây ồn của
các phương tiện vận tải nặng đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Tuy nhiên, do đặc điểm của nguồn gây ồn có tính chất gián đoạn nên các tác
động đến các thành phần môi trường không liên tục và gián đoạn.
3) Ô nhiễm do nước thải của đội ngũ công nhân thi công tại công trường:
Trong quá trình xây dựng có khoảng 300 công nhân làm việc tại khu vuecj dự
án. Nếu trung bình mỗi công nhân sử dụng khoảng 100 lít nước/ngày thì tổng lưu
lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng ước tính là 30 m
3
/ ngày. Nước
Thải sinh Hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu
cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật.
4) Chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn này từ các nguồn sau:
- Từ hoạt động thi công xây dựng : bao gồm mảnh bê tông vỡ, gạch vỡ, sắt
thép, (xà bần) và các cành, lá, thân cây bị chặt phá, vỏ bình đựng sơn
- Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trong các lán trại: bao gồm bao bì, túi
nilon, thức ăn thừa, tàn thuốc,…
Đối với các chất thải rắn sinh hoạt, có thể ước tính được khối lượng thải ra
trung bình trong một ngày như sau:
+ Định mức chất thải rắn: 0,4 kg/công nhân/ngày
+ Số lượng công nhân thi công trên công trường: 300 người/ngày

+ Tổng lượng chất thải rắn ước tính: 120 kg/ngày
c) Đánh giá tác động liên quan đến nguồn thải
*Tác động đến môi trường không khí
+ Chất ô nhiễm đễ thấy nhất trong giai đoạn thi công là bụi, sau đó là các khí thải của
các phương tiện giao thong và thiết bị thi công. Các khí thải độc hại từ phương tiện
giao thông thải ra gồm: NO
x
, CO, SO
2,
hydrocacbon,…Bụi sinh ra từ nhiều nguồn
khác nhau : từ khối thải của phương tiện giao thông, từ quá trình vận chuyển đất cát, xi
măng và từ các hoạt động đào lấp, san ủi xây dựng các hạng mục công trình.
Bụi sinh ra trong công trình thi công làm cho nồng độ bụi lơ lửng, khí thải độc
hại chúa trong không khí tăng trên mức bình thường nhiều lần. Nếu thời gian thi công
vào mùa khô và những giờ cao điểm, phạm vi cách xa khu vực thi công 100-200m
nồng độ bụi có thể vượt TCVN 5937-2005.
Những tác nhân này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến bầu khí quyển tại khu vực.
*Tác động đến môi trường nước, đất:
Đất trong khu vực dự án sẽ chuyển từ mục đích sản xuất nông nghiệp sang đất
xây dựng hạ tầng kỹ thuật
Trong thời gian thi công xây dựng, lượng nươc mưa chảy tràn sẽ gây xói lỡ đất
tại khu vực. Ngoài ra, nước mưa còn mang theo các chất gây ô nhiễm ở công trường
cùng với nước thải sinh hoạt của công nhân thi công sẽ góp phần làm ô nhiễm môi
trường đất, nước ngầm tại khu vực.
*Tác động do chất thải rắn:
Lượng chất thải rắn do thi công xây dựng gồm có đất đá, các loại vật liệu xây
dựng cát, sỏi, xi măng, sắt thép vụn,… Đây là những chất trơ nên hầu như không có
ảnh hưởng đến môi trường khu vực.
Lượng chất thải do sinh hoạt công nhân gồm có các mảnh thức ăn thừa, bao
nilon, giấy loại,… Đối với loại chất thải này nếu để ứ đọng khoảng 2-3 ngày sẽ bị

phân hủy gây mùi hôi khó chịu, và là nguồn lan truyền dịch bệnh đói với công nhân và
môi trường xung quanh.
*Tác động đến hệ sinh thái
Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái trên cạn tại khu vực chủ yếu là ruộng lúa và
một số ít hoa màu, không có các loài động thực vật quý hiếm. Việc tác động đến hệ
sinh thái trong khu vực trong quá trình xây dựng là không đáng kể. Hơn nữa, sự tác
động này có phạm vi ảnh hưởng không lớn, chỉ xung quanh khu vực thực hiện dự án
và mang tính chất tạm thời sẽ chấm dứt khi hoàn thành dự án. Chủ dự án sẽ có những
biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động này.
Hệ sinh thái dưới nước: Khu vực xây cách song Cẩm Lệ khoảng 2km về hướng
Bắc. Những tác nhân chính có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái chính là nước thải,
chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng.
Trong quá trình xây dựng, chủ dự án sẽ có biện pháp thu gom chất thải rắn, nước
thải để không ảnh hưởng đến môi trường.
*Tác động đến công nhân trực tiếp lao động trên công trường và các đối tượng lân cận
Quá trình xây dựng dự án sẽ được tiến hành chủ yêu bằng thủ công kết hợp với thi
công cơ giới. Công việc này sẽ gây ra một số ảnh hưởng không nhỏ đến người lao
động nếu người công nhân không dược trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao
động. Vậy những tác nhân này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống con
người tại khu vực lân cận cũng như người đi đường qua lại khu vực.
- Ảnh hưởng do ô nhiễm bụi từ việc san lấp và giải phóng mặt bằng, thi công
các hạng mục công trình ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công và người dân
sống tại khu vực. Những tác hại có thể gây các bệnh vè bụi phổi, các bệnh về đường
hô hấp ( mũi, họng, khí quản…) các bệnh ngoài da ( nhiễm trùng da, khô da, viêm da,
…) và các bệnh về đường tiêu hóa.
- Ảnh hưởng do ô nhiễm nhiệt : do công nhân làm việc ngoài trời nắng, nóng
nhất là vào những ngày hè công nhân dễ bị say nắng do bức xạ mặt trời dễ làm cho
con người chóng mệt mỏi, khát nước, nhức đầu, chóng mặt,… từ đó dẫn đến giảm
năng suất lao động, dễ gây tai nạn.
- Tác động do chấn động và tiếng ồn: tiếng ồn do các phương tiện giao thông

vận tải, thiết bị thi công trên công trường sẽ gây tác động xấu đến chất lượn song của
con người . Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân của bệnh thần kinh, giảm trí
nhớ, đau đầu,…
3.1.2. Đánh giá tác động không liên quan đến nguồn thải
a)Nguồn tác động không liên quan đến nguồn thải
*Khả năng gây sụt lún đất
Trong quá trình đào đất để xây dựng có khả năng gây sụt lún đất, gây chấn động tại
khu vực từ đố gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, cũng như ảnh hưởng đến
các công trình lân cận tại khu vực dự án.
*Biến đổi đa dạng sinh học

×