Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thiết Kế Sơ Bộ Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương, chương 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.78 KB, 7 trang )

Chương 1 .
TỔNG QUAN
1.1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI
DƯƠNG Ở NƯỚC TA
1.1.1. Khái quát chung
Nghề câu xuất hiện rất sớm và phổ biến với nhiều phương
thức câu khác nhau như câu tay, câu cần, câu vàng v.v với nghề câu
khơi, ngay từ xa xưa ông cha ta dùng các loại t
àu cỡ nhỏ chạy bằng
sức gió để đi câu xa bờ. Từ đó qua quá trình phát triển, nghề câu có
nhiều thay đổi cho phép tàu đi xa hơn. Nghề câu cá ngừ được du
nhập vào Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ XX và hiện nay
nghề này cung cấp cá xuất khẩu có giá trị và đang được phát triển
mạnh ở nước ta.
Trên thế giới, nghề câu cá ngừ đại dương đã có từ lâu với sản
lượng lớn. Các nước có sản lựợng đánh bắt lớn l
à Nhật Bản, Mỹ,
Tây Ban Nha, Pháp, Hàn Quốc…ở nước ta, nghề câu cá ngừ đại
dương mới phát triển n
ên nó còn là một nghề hết sức mới mẻ và còn
nhi
ều hạn chế làm ảnh hưởng đến sản lựợng cá ngừ đánh bắt được
như: tàu thuyền có công suất thấp, không có t
àu chuyên dùng, kỹ
thuật đánh bắt chưa cao v.v tuy vậy sản lượng cá ngừ đại dương
khai thác được vẫn chiếm một phần lớn trong tổng sản lựợng thủy
sản đánh bắt đựơc từ nghề đánh bắt xa bờ hàng năm của nước ta.
Nghề câu cá ngừ đại dương ở nước ta phát triển mạnh ở các
tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam Trung Bộ như, Đà Nẳng,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu. Tại các
tỉnh này đã hình thành đội tàu công suất lớn, chủ yếu hoạt động ở


quần đảo Trường Sa với sản lượng bình quân đạt từ 3000 ÷ 5000
tấn/năm
Đặc điểm của nghề câu cá ngừ đại dương.
- Cho sản lượng đánh bắt và chất lượng cao.
- Phương tiện đánh bắt gọn nhẹ, phù hợp cho lắp đặt trang
thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu khai thác dài ngày
trên bi
ển.
- Ngư trường khai thác rộng.
- Sử dụng ít nhân lực.
- Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
1.1.2. Ngư trường, mùa vụ và đối tượng khai thác nghề câu
 Ngư trường nghề câu
Để tiến hành khai thác cần phải có thông tin đầy đủ về ngư
trường, trữ lượng về khả năng khai thác, m
ùa vụ, đặc tính ăn mồi
của đối tượng khai thác.v.v mới thu đựợc hiệu quả và năng suất cao
đồng thời bảo vệ đựợc nguồn lợi
thủy sản. Ngư trường khai thác
chính của nghề câu cá ngừ đại dương nằm ở 50 đến 150 độ vĩ Bắc
và 110 đến 150 độ kinh Đông.
Hiện nay, ngư dân ở nước ta đang khai thác cá ngừ ở vùng
bi
ển từ Thừa Thiên Huế đổ vào trong, làn nước sâu từ 100 m trở ra.
Ngư trừơng này nằm ở phía đông bắc quần đảo Trường Sa, cự ly
khoảng 500 km, cách Phan Thiết 750 km về phía đông.
 Mùa vụ khai thác
- Vụ cá nam (mùa chính)
V
ụ này kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trong vụ này

s
ản lượng cá ngừ mắt to nhiều hơn cá ngừ mắt vàng chất lượng cá
vụ này tốt nhất trong năm.
- Vụ bắc (mùa phụ )
Vụ này kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Sản lượng cá ngừ vây
vàng trong vụ này nhiều hơn cá ngừ mắt to, chất lượng cá vụ này
kém hơn vụ trước
 Các đối tượng khai thác
Cá ngừ đại dương thuộc họ cá thu – ngừ (Scombridac), là cá
n
ổi và di cư tự do, chúng thường tập trung thành từng đàn lớn. Ở
Việt Nam, hiện nay có khoảng hơn 10 loài cá ngừ đại dương trong
đó có 5 loài có trữ lượng cao, trọng lượng lớn v
à có giá trị kinh tế
cao. Đó là ngừ vằn, ngừ vây x
anh, ngừ mắt to, ngừ vây vàng và ngừ
vây dài. Trong đó ngừ vây v
àng và ngừ vây dài được đánh bắt nhiều
nhất, hai loại này có trọng lượng lớn chất lượng thịt thơm ngon nên
được thị trường thế giới ưa chuộng
1.2 .TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TÀU THUYỀN VÀ KINH
T
Ế THUỶ SẢN CỦA TỈNH PHÚ YÊN
1.2.1.Điều kiện tự nhiên của tỉnh
Phú Yên là tỉnh nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, diện tích tự
nhiên 5045 km
2
và trải dài từ vĩ độ 130
o
44’28”B đến vĩ độ 120

o
42’36”B, từ kinh độ 108
o
40’40’’Đ đến kinh độ 109
o
27’47”Đ. Phú
Yên có chiều dài bờ biển kéo dài từ Bắc (Mũi Bàn Thang) đến Nam
(Chân Hòn Nưa) dài khoảng 190km, có nhiều dải núi ăn ra biển
hình thành các eo vịnh, đầm phá. Cùng với các vùng bãi triều nước
lợ, cửa sông nhiều dinh dưỡng đã tạo nên vùng nước lợ ven biển
khoảng 21.000 ha là các bãi đẻ và sinh trưởng tốt của các loài tôm,
cá con. Chúng là ngu
ồn bổ sung trữ lượng hải sản vùng biển, vùng
nước mặn, nước lợ ven biển rất thuận lợi cho sự phát triển.
Dọc bờ biển Phú Yên có 7 cửa sông, vịnh là nơi ra vào trú đậu
tàu thuyền đánh cá và là nơi nuôi trồng thủy sản nước lợ. Do đó, từ
lâu đời đ
ã hình thành các cụm cư dân ngư nghiệp. Từ Bắc xuống
Nam có các cửa sông và vịnh là: cửa đầm Cù Mông, cửa vịnh Xuân
Đài, cửa Ti
ên Châu (sông Kỳ Lộ), cửa Tân Quy (Đầm Ô Loan), cửa
Đà Rằng (sông Đ
à Rằng), cửa Đà Nông (sông Bàn Thạch), cửa vịnh
Vũng Rô.
Hai vịnh Vũng Rô và Xuân Đài là những vùng nước rộng, sâu,
kín gió thích hợp cho các loại tàu lớn hơn 1000 tấn ra vào trú đậu.
Hai cửa Đà Rằng và Tiên Châu có độ sâu trung bình dưới 3m phù
h
ợp cho các loại tàu thuyền dưới 90 CV ra vào và trú đậu. Các cửa
lạch còn lại hẹp, cạn chỉ thích hợp cho các loại tàu thuyền nhỏ hơn

60 CV ra vào khi có thuỷ triều dâng.
Lưu lượng nước của biển do bốn con sông: Sông Cầu, Kỳ Lộ,
Sông Ba, Bàn Thạch cung cấp, hàng năm đổ ra biển khoảng
(12÷13) tỷ m3 nước mang theo lượng phù sa, bùn cát gần 2,3 triệu
tấn và các chất hoà tan khoảng 0,55 triệu tấn, tạo nên vùng sinh thái
nước lợ giàu dinh dưỡng cho các loại thuỷ sinh vật phát triển phong
phú ở các cửa sông, lạch ven biển.
Độ nông sâu ở biể
n này rất phức tạp: độ sâu từ 200m trở vào
chi
ếm 46,38%, trên 200m chiếm 53,62%. Do biển sâu nên nghề
khai thác cá nổi là chủ yếu. Khai thác cá tầng đáy chỉ thích hợp ở
vùng thềm ven biển có độ sâu < 100m trở vào.
Phú Yên có ch
ế độ hải lưu thay đổi quanh năm rất phức tạp.
Thời kỳ gió mùa đông bắc thì dòng hải lưu chảy theo hướng Bắc
Nam, tốc độ dòng chảy đạt tới (50 ÷ 60) m/s (từ tháng 12 đến tháng
2 năm sau), nhỏ nhất l
à 25 m/s vào tháng 4. Còn thời kỳ gió mùa
Tây Nam thì h
ải lưu chảy theo hướng Nam Bắc, tốc độ dòng chảy
đạt tới (30 ÷ 50) m/s v
à chảy rất sát bờ biển miền Trung.
Ở v
ùng biển phía nam Phú Yên, hoạt động của hải lưu tạo nên
vùng “nước trồi” từ tháng 4 đến tháng 8. Vùng “nước trồi” đã ảnh
hưởng đến v
ùng biển này, cùng với dòng hải lưu mùa hè mang dòng
nước ấm từ phía Nam lên tạo thành vùng tập trung cá nổi rộng lớn.
Ngoài khơi, c

òn có những hoàn lưu kín tạo nên những dải “giáp
nước” là nơi tập trung các đ
àn cá Ngừ và cá khác.
Thuỷ triều vùng biển Phú Yên thuộc chế độ nhật triều không
đều, h
àng tháng có khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ thuỷ triều kỳ
nước cường từ (1,2 ÷ 2,20)m, kỳ nước kém từ (0,5 ÷ 1)m. Biên độ
thuỷ triều bị giảm mạnh khi truyền vào trong sông, trong đầm. Nồng
độ muối ngoài khơi ổn định cao từ (33,6 ÷ 34) ‰, v
ùng ven bờ
khoảng (31 ÷ 32) ‰, càng vào sâu cửa sông, cửa đầm nồng độ muối
càng giảm. Nhiệt độ nước biển tầng mặt vào mùa hè khoảng (28 ÷
29) 0C, mùa đông từ (24,2 ÷ 25,5)
o
C
V
ới vị trí địa lý thuận lợi như vậy tạo điều điện thuận lợi cho
kinh tế Phú Yên phát triển, hoà nhập vào nền kinh tế của vùng và cả
nước.
1.2.2. Tình hình chung về nghề cá và tàu cá Phú Yên
Phú Yên là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển, đặc
biệt ngành thuỷ sản luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế tỉnh nhà.
Bi
ển Phú Yên có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, gần các ngư
trường trong điểm và ngư trường xa bờ. Tổng sản lượng khai thác
trên 30.000 tấn/năm (tôm, cá, mực v.v ). Trong đó nguồn lợi vùng
khơi chưa được khai thác nhiều, nghề khai thác của tỉnh đang phát
triển theo hướng tích cực, ngày càng giảm khai thác vùng ven bờ,
tăng lực lượng khai thác vùng khơi xa. Tuy nhiên, so với các tỉnh

phía Nam thì nghề cá Phú Yên vẫn còn yếu kém cả về số lượng tàu
thuy
ền, công suất máy, cơ cấu nghề và kỹ thuật đánh bắt.
Nghề khai thác cá của tỉnh Phú Yên đa phần là các nghề sau:
lưới kéo (gi
ã cào), lưới vây, lưới rê, câu khơi, câu tay, mành trù, pha
xúc …

×