Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phân tích nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 ÷ 90 CV của phường xương huân tp nha trang tỉnh khánh h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 90 trang )

– 1 –
Lời nói đầu.
Những năm đầu thập niên 90, nghề câu cá ngừ đại dương đã xuất hiện ở một
số tỉnh ven biển miền Trung nước ta. Từ đó đến nay nghề này đã phát triển mạnh ở
nhiều địa phương, thể hiện qua số lượng tàu khai thác cá ngừ đại dương tăng nhanh,
sản lượng khai thác tăng qua các năm, đóng góp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu
của ngành thuỷ sản, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội ở nhiều địa phương và
bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia ở vùng biển xa bờ. Khánh Hoà là một trong số
các tỉnh của miền Trung có nghề câu cá ngừ phát triển với số lượng tàu khai thác
lớn nhất trong khu vực, đặc biệt vài năm trở lại đây số lượng tàu câu cá ngừ đại
dương của Khánh hoà được tăng lên rất nhanh chóng, tuy nhiên về công nghệ khai
thác thì vẫn theo kinh nghiệm nghề cá nhân dân, sử dụng sức người là chính. Trong
quá trình khai thác nó luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn có thể gây ra cho tàu
thuyền, người lao động bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của tàu
thuyền. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đồ án:
“Phân tích nguy cơ ti ềm ẩn tai nạn của thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao
động cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại d ương nhóm công su ất 45 ÷ 90 CV của
phường Xương Huân Tp Nha Trang t ỉnh Khánh Hoà”.
Nội dung của đồ án bao gồm:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Đồ án với mục đích tìm hiểu rõ thực trạng về thiết bị khai thác, trang bị bảo
hộ lao động cũng như các khâu, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cho tàu thuyền nhóm công
suất 45 ÷ 90CV của phường Xương Huân. Để từ đó xây dựng lên mô hình về thiết
bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động phù hợp với nhóm tàu trên nhằm khắc phục
những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn gây ra cho tàu thuyền và người lao động trong quá
trình khai thác.
Đồ án có ý nghĩa hết sức to lớn, trước hết về mặt thực tiễn nó sẽ giải quyết
khắc phục, hạn chế được các khâu, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn về thiết bị khai thác,
– 2 –


trang bị bảo hộ lao động cho tàu thuyền và người lao động. Bên cạnh đó về mặt
khoa học đây là cơ sở tin cậy để các cơ quan chức năng xây dựng thành các tiêu
chuẩn ngành về thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động cho tàu thuyền nghề câu
cá ngừ có nhóm công suất 45 ÷ 90CV nói riêng và tàu thuyền nghề câu cá ngừ nói
chung, để đảm bảo an toàn cho người lao động và phương tiện hoạt động trên biển.
Nha trang, tháng 10 năm 2007.
Người thực hiện
Phạm Văn Đang
– 3 –
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC V ẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Tổng quan nghề cá tỉnh Khánh H òa.
1.1.1. Phân bố dân cư nghề cá theo đơn vị hành chính.
1.1.1.1.Đặc điểm hành chính.
Khánh Hòa là t ỉnh ven biển Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Phú Y ên,
phía Tây giáp Đ ắk Lắk, Lâm Đồng, phía Nam giáp Ninh Thuận v à phía Đông là
Biển đông. Diện tích vùng đất của tỉnh là: 5258 km
2
với chiều dài bờ biển xấp xỷ
khoảng 400 km bao gồm cả tuyến đảo .
Tỉnh Khánh Hòa gồm có: 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện cụ thể như sau:
- Thành phố Nha Trang
- Thị xã Cam Ranh
- Huyện Vạn Ninh
- Huyện Ninh Hòa
- Huyện Diên Khánh
- Huyện Khánh Sơn
- Huyện Khánh Vĩnh
- Huyện đảo Trường Sa
Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa (Nguồn Website )
1.1.1.2.Các cụm dân cư nghề cá.

Tỉnh Khánh Hoà có các cụm dân cư nghề cá chủ yếu tập trung ở các nơi tiếp
giáp với biển, trong tổng thể 8 khu vực hành chính của tỉnh thì Khánh Hoà có tới 4
khu vực là cụm dân cư nghề cá, chiếm 50 % trong tổng số khu vực hành chính của
tỉnh. Và chúng được phân bố cụ thể như sau:
– 4 –
a) Thành phố Nha Trang.
 Phường Vĩnh Thọ
 Phường Vĩnh Phước
 Phường Xương Huân
 Phường Vĩnh Nguyên
 Phường Vĩnh Trường
 Xã Phước Đồng
 Xã Vĩnh Lương
b) Thị xã Cam Ranh.
 Xã Cam Bình
 Phường Cam Linh
 Phường Cam Lợi
 Thị trấn Ba Ngòi
 Phường Cam Thuận
 Xã Cam Phú
 Xã Cam Phúc B ắc
 Xã Cam Phúc Nam
 Xã Cam Hải Đông
 Xã Cam Thành B ắc
 Xã Cam Lập
c) Huyện Vạn Ninh.
 Xã Đại Lãnh
 Xã Vạn Thọ
 Xã Vạn Long
 Xã Vạn Phước

 Xã Vạn Thắng
 Thị trấn Vạn Giã
 Xã Vạn Hưng
 Xã Vạn Lương
 Xã Vạn Thạnh
d) Huyện Ninh Hoà.
 Xã Ninh Hải
 Xã Ninh Diêm
 Xã Ninh Thuỷ
 Xã Ninh Phước
 Xã Ninh Vân
 Xã Ninh Ích
 Xã Ninh Lộc
 Xã Ninh Hà
 Xã Ninh Phú
1.1.2. Năng lực tàu thuyền nghề cá.
1.1.2.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản giai đoạn 2002 ÷ 2006.
Bảng 1.1: Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản giai đoạn 2002 ÷ 2006.
ĐVT: Chiếc.
TT
Nhóm công suất
2002
2003
2004
2005
2006
1
<20CV
2793
2799

2751
2684
2706
2
20 ÷ 50CV
1178
1241
1680
1581
1644
3
50 ÷ 90CV
777
719
683
768
817
– 5 –
4
90 ÷ 150CV
131
158
217
312
326
5
150 ÷ 400CV
20
25
28

54
66
6
400CV Trở lên
02
02
02
03
03
Tổng cộng
4901
4944
5361
5420
5562
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật - Sở Thủy sản Khánh H òa)
 Cơ cấu tầu thuyền của tỉnh giai đoạn 2002 ÷ 2006.
5562
5402
5361
4944
4901
4400
4600
4800
5000
5200
5400
5600
5800

2002 2003 2004 2005 2006
 Cơ cấu tàu thuyền nhóm công suất 50 ÷ 90CV giai đoạn 2002 ÷ 2006.
777
719
683
768
817
600
650
700
750
800
850
2002 2003 2004 2005 2006
Chiếc
Năm
Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền nhóm công suất 50 ÷ 90CV qua các năm.
Chiếc
Năm
Hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền của tỉnh giai đoạn 2002 ÷ 2006.
– 6 –
Nhận xét:
Qua hình 1.1 ta thấy rằng số lượng tàu thuyền của tỉnh Khánh Ho à qua các
năm đều tăng, nếu như số lượng tàu năm 2003 tăng nhẹ 0,88 % so với năm 2002 thì
năm 2004 số lượng tàu tăng lên rất nhanh với 8,43 % so với năm 2003 (9,39 % so
với 2002). Qua năm 2005 số lượng tàu tiếp tục tăng nhẹ với 0,76 % so với năm
2004 (tương ứng với 13,49 % so với năm 2002). Số lượng tàu thuyền năm 2006
tăng 2,96 % so với năm 2005 (tương ứng 13,49 % so với năm 2002).
Như vậy ta thấy số lượng tàu thuyền tăng mạnh nhất là vào năm 2004, nguyên
nhân là do trong năm 2003 và năm 2004 đi ều kiện thời tiết thuận lợi, ít b ão táp, nên

nhiều hộ ngư dân đánh bắt thắng lớn nên có xu hướng đóng thêm tàu mới và mua
thêm tàu cũ từ các địa phương khác, và có xu hướng cải hoán các tàu công suất nhỏ
thành các tàu đủ khả năng đánh bắt vùng khơi, đây cũng là nguyên nhân mà dẫn tới
số tàu có công suất 50 ÷ 90CV qua năm 2004 lại giảm mạnh (theo hình 1.2). Bên
cạnh đó do nghề nuôi trồng thuỷ sản ven bờ phát triển n ên số lượng tàu, ghe công
suất nhỏ dưới 20CV tăng lên rõ rệt.
1.1.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản.
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản của tỉnh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2: Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản.
ĐVT: Chiếc.
TT
Nghề
Nhóm công suất
Kéo
Vây

Câu
Nghề
khác
1
<20CV
106
260
235
187
1.918
2
20 ÷ 50CV
233
796

175
85
355
3
50 ÷ 90CV
289
270
157
82
19
4
90 ÷ 150CV
88
64
86
60
28
5
150 ÷ 400CV
6
5
22
9
24
6
400CV Trở lên
2
1
Tổng cộng
722

1395
675
425
2345
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật - Sở Thủy sản Khánh H òa)
– 7 –
Kéo
13%
Vây
25%

12%
Câu
8%
Nghề khác
42%
Qua hình 1.3 ta thấy số lượng tàu thuyền khai thác theo nghề năm 2006 của
toàn tỉnh phân bố không đồng đều.
- Nghề lưới Kéo, Rê, Câu, Vây chiếm tỷ lệ tương ứng là: 13% ; 12% ; 8% ; 25%
trong tổng số lượng tàu thuyền toàn tỉnh.
- Nhóm tàu thuyền nghề khác chiếm tỷ lệ khá lớn với 42% so với tổng số tàu
thuyền của toàn tỉnh.
 Số lượng tàu câu qua các nhóm công suất.
2
9
60
82
85
187
0

50
100
150
200
<20CV 20 ÷
50CV
50 ÷
90CV
90 ÷
150CV
150 ÷
400CV
400CV
Trở lên
Nhận xét:
Qua hình 1.4: Ta thấy rằng nhóm tàu câu có công suất dưới 20CV chiếm tỷ lệ
cao nhất với 187 chiếc (tương ứng 44% tổng số tàu câu toàn tỉnh). Tiếp đó là nhóm
công suất 20 ÷ 50CV với 85 chiếc (tương ứng 20%), nhóm công suất 50 ÷ 90CV
với 82 chiếc (tương ứng 19,3%).
Chiếc
Hình 1.4: Biểu đồ số lượng tàu câu qua các nhóm công suất.
Công
suất
Hình 1.3: Biểu đồ cơ cấu tàu thuyền theo các nghề.
 Cơ cấu tàu thuyền theo các nghề.
– 8 –
Nhóm tàu đánh bắt vùng khơi chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Điều này cho thấy nghề câu
là nghề khá nguy hiểm, do vậy các tàu phải được trang bị đầy đủ các trang bị máy
móc và trang bị an toàn mới giám khai thác ở ngư trường vùng khơi, chính vì vậy
các tàu câu khai thác ở vùng lộng chiếm đa số.

Bên cạnh đó nhóm tàu có công suất từ 50 ÷ 90CV và trên 90CV có xu hướng
ngày càng phát tri ển. Đặc biệt trong những năm gần đây nghề câu cá ngừ đại d ương
phát triển, cho hiệu quả sản xuất rất cao, do đó một số nghề khai thác tuyến lộng
cũng chuyển sang nghề câu cá ngừ đại d ương.
1.1.2.3. Thống kê lượng tàu thuyền địa phương theo công suất.
Bảng 1.3: Thống kê lượng tàu thuyền địa phương theo công su ất.
Phân chia công su ất
Địa phương
Tổng tàu
thuyền
(chiếc)
Tổng
công
suất (cv)
≤ 20
20 ÷ 75
75 ÷ 90
≥ 90
Ninh Hòa
650
12173.7
421
217
8
Vạn Ninh
1032
25762
503
468
12

29
Cam Ranh
1406
30738.5
891
460
12
37
Nha Trang
3183
145166
1172
1463
97
418
Tổng cộng
6271
213840.2
2987
2608
129
484
(Nguồn: Chi cục BVNLTS – Sở Thủy sản Khánh H òa)
 Sự phân bố tàu thuyền giữa các địa phương.
650
1032
1406
3183
0
500

1000
1500
2000
2500
3000
3500
Ninh Hoà Vạn Ninh Cam Ranh Nha Trang
Chiếc
Địa phương
Hình 1.5: Biểu đồ sự phân bố tàu thuyền giữa các địa phương.
– 9 –
Nhận xét:
Qua hình 1.5: Biểu đồ sự phân bố tàu thuyền giữa các địa ph ương, ta thấy Nha
Trang có số lượng tàu thuyền đông đảo nhất với 3183 chiếc (chiếm 50,76% tổng số
tàu trong toàn tỉnh), với tổng công suất 145166CV, chiếm 67,88% tổng số công suất
trong toàn tỉnh. Nguyên nhân chính là do Nha Trang là địa phương có nghề cá phát
triển, xuất hiện sớm nhất trong tỉnh, b ên cạnh đó đây là còn nơi có hệ thống bến cá,
cảng cá khá hoàn thiện, với hệ thống neo đậu, khu tránh bão, hệ thống luồng lạch
được xây dựng và đầu tư khá quy mô, đ ặc biệt có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
1.1.2.4. Thống kê số lượng tàu theo địa phương, nghề khai thác.
Bảng 1.4: Thống kê số lượng tàu theo địa phương, nghề khai thác.
Nghề khai thác
Địa phương
Tổng
t.thuyền
(chiếc)
Giả
Cản, Cước,
Quét
Câu

Mành, trù,
vây rút
Nghề
khác
Ninh Hòa
650
101
77
65
330
77
Vạn Ninh
1032
262
19
7
695
49
Cam Ranh
1406
103
103
20
1117
63
Nha Trang
3183
773
333
396

929
396
Tổng cộng
6271
1239
532
488
3071
585
(Nguồn: Chi cục BVNLTS – Sở Thủy sản Khánh H òa)
 Sự phân bố tàu câu qua các địa phương.
65
7
20
396
0
100
200
300
400
500
Ninh Hoà Vạn Ninh Cam Ranh Nha Trang
Chiếc
Địa phương
Hình 1.6: Biểu đồ sự phân bố tàu câu qua các địa phương.
– 10 –
Nhận xét:
Qua hình 1.6 ta thấy số lượng tàu nghề Câu trên địa bàn Tp.Nha Trang chiếm
tỷ lệ lớn nhất với 396 chiếc (tương ứng 81% tổng số tàu câu của toàn tỉnh). Điều
này cũng dễ hiểu bởi nghề câu đ ược xâm nhập và phát triển ở Nha Trang sớm nhất

so với các địa phương khác của tỉnh. Trong những năm gần đây sự quan tâm thích
đáng của chính quyền địa phương, Sở Thủy sản Khánh H òa, Chi cục BVNLTS,
Trung tâm Khuy ến Ngư KH… nên việc phát triển nghề Câu cá Ngừ Đại d ương phát
triển khá mạnh đặc biệt tr ên địa bàn Tp. Nha Trang.
1.1.3. Ngư trường hoạt động.
Ngư trường hoạt động của t àu cá tương đối rộng từ Khánh H òa đến Kiên
Giang, trong đó nhiều thuyền nghề hoạt động xa bờ nh ư nghề lưới kéo (ngư trường
chính từ Ninh Thuận đến B à Rịa – Vũng Tàu), nghề lưới cản (ngư trường chính ở
Bà Rịa – Vũng tàu, Kiên Giang, Cà Mau), ngh ề vây (ngư trường chính ở Khánh
Hòa, Ninh Thu ận, Bình Thuận), và nghề câu cá ngừ đại d ương (kéo dài từ quần đảo
Hoàng Sa đến quần đảo Trường Sa).
 Ở vùng biển Khánh Hòa có 3 ngư trường truyền thống gồm:
+ Ngư trường Bắc Khánh H òa từ vĩ tuyến 12
0
30’N trở lên.
Nghề truyền thống: gi ã đơn, vây rút chì, rê lộng, đăng, trũ bao ánh sáng, gi ã
đôi, pha xúc, vó mành, lư ới cước…
+ Ngư trường Nha Trang nằm trong phạm vi từ vĩ tuyến 12
0
00’N đến 12
0
30’ N.
Nghề truyền thống: gi ã đơn, trũ rút ánh sáng, đăng, vó m ành ánh sáng, pha
xúc, vây rút chì, câu, l ưới cản, lưới chồng, lưới hai, giả đôi…
+ Ngư trường Nam Khánh H òa từ vĩ tuyến 12
0
00’N trở xuống phía Nam.
Ở đây ngư dân có nghề truyền thống: gi ã đơn, trũ rút, pha xúc, vây rút ch ì, giả
đôi…
1.1.4. Sản lượng khai thác.

1.1.4.1. Sản lượng khai thác cá ngừ của toàn quốc.
Sản lượng khai thác cá ngừ toàn quốc từ năm 2001 đến năm 2004 được thể
hiện thông qua bảng tổng hợp sau:
– 11 –
Bảng 1.5: Sản lượng khai thác cá ngừ của toàn quốc qua các năm.
Năm
2001
2002
2003
2004
Sản lượng cá ngừ
15.800
30.900
17.500
Tổng SL đánh bắt
1.347.800
1.434.800
1.426.233
1.724.200
Tỷ lệ %
1,17
2,15
1,22
(Nguồn: )
Năm 2005 sản lượng khai thác cá ng ừ đại dương ước đạt 11.000 tấn, tương
đương giá trị khoảng 850 tỷ đồng. Nhận thức được vai trò quan tr ọng của nghề sản
xuất cá ngừ đại dương trong th ời gian qua Bộ Thuỷ sản đã chọn cá ngừ đại dương là
đối tượng muc tiêu ưu tiên đ ể phát triển nghề cá xa bờ. Ở Việt Nam, đối tượng khai
thác chủ yếu của nghề câu cá ngừ là cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ng ừ mắt to,
cá kiếm, cá mập và một số loài cá nổi đại dương khác. K ết quả nghiên cứu cho thấy

trữ lượng cá ngừ đại dương ở vùng biển nước ta khoảng 44.853 tấn, khả năng khai
thác khoảng 17.000 tấn.
1.1.4.2. Sản lượng khai thác của tỉnh qua các năm.
Sản lượng và năng xuất đánh bắt hải sản từ năm 2000 đến 2005 được thống kê
qua bảng sau:
Bảng 1.6: Sản lượng khai thác của tỉnh qua các năm.
Năm
Số lượng
thuyền máy
(chiếc)
Tổng công suất
(cv)
Tổng sản
lượng
(Tấn)
Năng suất
trung bình
(Tấn/cv/năm)
2000
3410
105.028
65.000
0.61
2001
3440
113.178
67.600
0.59
2002
3423

123.900
67.600
0.54
2003
3475
122.602
66.095
0.53
2004
3495
127.260
59.700
0.46
2005
5424
216.775
88.740
0.41
(Nguồn: Sở thuỷ sản tỉnh Khánh Ho à)
– 12 –
Qua bảng 1.6 ta vẽ được biểu đồ thể hiện tổng sản lượng khai thác của tỉnh qua
các năm.
88.74
59.7
66.095
67.6
67.6
65
0
20

40
60
80
100
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nhận xét:
Qua bảng 1.6 và hình 1.7 thể hiện tổng sản lượng khai thác của tỉnh qua các
năm ta thấy rằng từ năm 2001 ÷ 2004 tổng sản lượng khai thác của tỉnh giữ ở mức
ổn định. Tuy nhiên qua năm 2005 tổng sản lượng khai thác đã tăng nhanh chóng lên
88.740 tấn, điều này chính là do trong năm 2005 số lượng tàu đã tăng lên rất nhiều
đồng nghĩa với việc tổng công suất của tỉnh cũng tăng lên và đây cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến năng suất trung bình (tấn/cv/năm) của năm 2005 lại bị giảm
khá mạnh so với năm trước.
1.1.5. Lao động nghề khai thác hải sản theo nghề, tuổi, học vấn .
Toàn Tỉnh hiện nay có khoảng 20.500 lao động l àm nghề khai thác thủy sản
trong tổng số gần 80.000 lao động nghề cá, chiếm khoảng 25,6% tổng số lao động
làm việc ở các lĩnh vực khác trong ng ành Thủy sản. Năng lực khai thác thủy sản
chiếm tỷ trọng đáng kể về số l ượng nhưng trình độ thì hạn chế và mặt bằng nhận
thức thấp hơn so với các lĩnh vực khác. Đại đa số ng ư dân chỉ biết đọc, biết viết v à
chưa tốt nghiệp phổ thông c ơ sở.
Lực lượng lao động tr ên tàu có trình độ nghề nghiệp phần lớn theo ph ương
thức cha truyền con nối. Tr ình độ của đội ngũ thuyền tr ưởng, máy trưởng tuy có cao
Tấn
Năm
Hình 1.7: Biểu đồ sản lượng khai thác của tỉnh qua các năm.
– 13 –
hơn song kiến thức cơ bản để sử dụng hiệu quả lợi ích của máy móc đem lại c òn
hạn chế. Thiếu kiến thức về pháp luật để có thể hoạt động ở những v ùng biển xa bờ.
Qua tìm hiểu ở Sở Thủy sản, các số liệu báo cáo năm tr ước cho thấy số lao
động nghề cá có trình độ học vấn không cao.

Bảng 1.7: Trình độ học vấn của lao động nghề cá.
Số lao động là cấp I
Số lao động là cấp II
Số lao động là cấp III
68 %
27 %
5%
(Nguồn: Sở thuỷ sản tỉnh Khánh Ho à)
Do lao động nghề cá là loại lao động đặc th ù đòi hỏi có sức khoẻ tốt v à khả
năng đi biển được. Và thậm chí một số lượng lao động ch ưa một lần đến trường, vì
rằng từ nhỏ họ đã theo gia đình đánh bắt thuỷ sản ngo ài biển, theo thời gian họ tích
luỹ được nhiều kinh nghiệm đi biển n ên dần dần họ trở thành thuyền trưởng mặc dù
thất học. Đó là vấn đề thực trạng c òn hạn chế hiện nay của nghề cá tại tỉnh nh à.
Với thực trạng như thế số lao động nghề cá có tr ình độ học vấn không cao, khả
năng sử dụng máy móc trang thiết bị tr ên tàu chưa đạt hiệu quả, ch ưa khai thác
được hết những tiện tích của máy móc, đa số chỉ l à những thao tác cơ bản, chỉ có
một số ít là sử dụng thành thạo mà số người này thường là chủ tàu, thuyền trưởng
hoặc máy trưởng vì do lực lượng này tiếp xúc với trang thiết bị th ường xuyên hơn
trong thực tế sản xuất.
1.1.6. Những chủ trương, chính sách, đ ịnh hướng phát triển nghề cá của địa
phương.
1.1.6.1. Chủ trương chính sách, đ ịnh hướng phát triển nghề cá của Tỉnh.
a. Mục tiêu của chiến lược khai thác hải sản đến 2010.
Mục tiêu tổng quát.
- Điều chỉnh cơ cấu khai thác vùng biển ven bờ một cách hợp lý nhằm khôi
phục, bảo tồn nguồn lợi cá v à hệ sinh thái ven bờ.
- Phát triển nghề cá xa bờ bền vững v à có hiệu quả, nâng cao chất l ượng sản
phẩm sau thu hoạch.
– 14 –
- Nâng cao mức sống của cộng đồng ng ư dân nghề khai thác cá biển tỉnh Khánh

Hoà.
Mục tiêu cụ thể.
Khai thác hải sản Khánh Ho à đến năm 2010 phấn đấu đạt các chỉ ti êu sau:
• Tổng sản lượng thủy hải sản: 103.409 tấn, trong đó:
- Sản lượng khai thác hải sản: 72.330 tấn.
- Khai thác & Nuôi tr ồng nội địa: 31.079 tấn
•Giá trị kim ngạch xuất khẩu: 297,438 triệu USD
Sắp xếp và cơ cấu lại tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác một cách hợp lý, phù
hợp với khả năng nguồn lợi, tr ên cơ sở ưu tiên phát triển tàu có công suất lớn khai
thác xa bờ; có kế hoạch giảm dần số l ượng tàu nhỏ khai thác ven bờ đảm bảo h ài
hoà giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chuyển đổi nghề nghiệp đối với
ngư dân ven bờ bị dư thừa.
Bảo vệ và duy trì tốt nguồn lợi, tăng hiệu quả khai thác đảm bảo nâng cao mức
sống cho ngư dân. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thuỷ sản, tr ên cơ sở
đó xây dựng kế hoạch phát triển ng ành thuỷ sản hàng năm; 5 năm; 10 năm.
Xây dựng hệ thống hậu cần dịch vụ nghề cá ph ù hợp với yêu cầu phát triển tàu
thuyền khai thác hải sản trong tỉnh. Tạo sự liên kết giữa khai thác với các c ơ sở chế
biến, tiêu thụ sản phẩm.
Đào tạo tốt nguồn nhân lực cho nghề khai thác thuỷ sản bao gồ m cán bộ quản
lý, kỹ thuật và đội ngũ công nhân có tay nghề giỏi, trong đó chú trọng việc đ ào tạo –
nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho ng ư dân trực tiếp lao động tr ên biển.
Ứng dụng có hiệu quả các th ành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ ti ên tiến
phù hợp với điều kiện thực tế của ng ư dân trong tỉnh.
b. Định hướng phát triển khai thác thủy sản đến 2020 .
- Chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản bằng các nghề cấm mang tính huỷ diệt
nguồn lợi và môi trường sống của các lo ài thuỷ sản trên vùng biển Khánh Hoà.
Hình thành và qu ản lý có hiệu quả hệ thống các khu vực: cấm khai thác, hạn chế
– 15 –
khai thác, khu b ảo tồn biển nhằm bảo vệ v à phát triển nguồn lợi thủy sản tr ên vùng
biển Khánh Hòa.

- Xây dựng quy hoạch, ch ương trình khai thác h ải sản phù hợp với quy hoạch
phát triển ngành theo hướng cơ khí hoá hiện đại hoá. Hợp tác, du nhập các công
nghệ và trang bị kỹ thuật của các n ước tiên tiến trên thế giới tiến tới tổ chức đ ược
các đội tàu đủ mạnh có thể tiến h ành hợp tác đánh cá viễn d ương.
- Có giải pháp hạn chế đóng t àu cá loaị nhỏ, tiến tới cấm đóng mới các loại t àu
khai thác thuỷ sản có công suất < 90 CV v ào năm 2020, khuy ến khích đầu t ư đóng
mới tàu vỏ thép, vỏ composit, lo ại tàu có công suất >150 CV cùng với việc đầu tư
đồng bộ cho nghề khai thác hải sản xa bờ.
- Bảo vệ và mở rộng diện tích các hệ sinh thái quan trọng đối với phát triển thuỷ
sản; tiến hành phục hồi các hệ sinh thái đ ã bị suy thoái; Bổ sung , tái tạo nguồn
giống hải sản “nhân tạo” cho vùng biển, kể cả đối với các lo ài bản địa - đối tượng
khai thác từ bao đời của người dân ven biển.
- Giáo dục cộng đồng để mọi ng ười dân khi tham gia hoạt động nghề cá đều có
ý thức chấp hành tốt Luật Thuỷ sản, Luật biển v à các công ước quốc tế cũng nh ư
luật pháp Việt Nam .
1.1.6.2. Chủ trương chính sách, đ ịnh hướng phát triển nghề cá của phường.
Phường Xương Huân là một phường nội thành thuộc khối biển, ½ chu vi của
phường chạy dọc theo dòng Sông Cái ra cửa biển và một phần bờ biển Nha Trang.
Có diện tích 0.63 m
2
, với 2150 hộ và 13.850 nhân khẩu. Trên 50% dân số của
phường sống bằng nghề đánh bắt hải sản, với 215 tàu thuyền tập trung tại các khu
vực Cồn Tân Lập và đường Cồn Giữa. Với điều kiện thuận lợi đó nhân dân trong
phường đã tự phát triển nghề truyền thống và đánh bắt thuỷ sản với các ngành nghề
chủ yếu như: lưới cản nilon, câu cá ngừ đại dương, câu mực…… góp phần tăng thu
nhập cho hộ gia đình và ổn định phát triển kinh tế của địa phương.
Hướng phát triển của phường trong thời gian tới chính là chú trọng tới hoạt
động đánh bắt xa bờ. Cụ thể tăng công suất tàu thuyền, tăng thêm sản lượng đánh
bắt cùng với đó là tập trung phát triển các nghề truyền thống như nghề làm mắm,
– 16 –

nghề chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đó Xương Huân không có nguồn nước giành cho
phát triển nuôi trồng thuỷ sản, do đó Phường sẽ tạo điều điều kiện cho các hộ dân
trong Phường đi nuôi trồng thuỷ sản ở các nơi khác được thuận lợi.
1.1.7. Lịch sử phát triển nghề câu các ngừ đại dương tỉnh Khánh Hoà.
Khánh Hoà là tỉnh ven biển nằm ở Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 5258
km
2
, với 400 km đường ven bờ biển trong đó có 135 km đường bờ đảo, hơn 100 đảo
lớn nhỏ ven bờ, có nhiều cửa sông, đáy biển dốc cách bờ không xa có những đường
đẳng sâu lên tới 100m, nhiều nơi ăn sâu vào đất liền tạo ra những đầm vịnh kín gió
là những vị trí rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu và nghề khai thác thuỷ sản.
Khánh Hoà lại được quản lý và khai thác quần đảo Trường Sa, đây là điều kiện hết
sức thuận lợi để vươn ra làm chủ biển khơi. Ngư dân Khánh Hoà có tinh thần cần cù
gắn bó với nghề, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và ứng dụng
khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Xuất phát từ những thuận lợi cơ bản trên, nghề khai thác thuỷ sản Khánh Hoà
đã có những bước chuyển biến đi lên rõ rệt. Đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 5.424
tàu thuyền với tổng công suất 216.775 CV, trong đó có 369 tàu trên 90 CV đủ điều
kiện tham gia đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 88.740 tấn
gồm khai thác biển 66.190 tấn, khai thác và nuôi trồng nội địa 22.550 tấn. Giá trị
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 230 triệu USD.
Trong các nghề đánh bắt khơi, nghề câu là nghề quan trọng của tỉnh Khánh
Hoà, trước đây nghề câu Khánh Hoà gồm câu lộng chủ yếu là câu cá rạn, nghề câu
khơi chủ yếu là câu cá mập để lấy vi cá, câu mực, câu cá chân rạn. Đến năm 1995
Khánh Hoà mới bắt đầu triển khai việc câu cá ngừ đại dương. Đi đầu trong lĩnh vực
này là công ty TNHH Trúc An, đơn vị có công nhiều trong việc đầu tư và tiêu thụ
sản phẩm cá ngừ đại dương. Để phát triển được nghề này bước đầu công ty đã đã
thuê 2 tàu đi câu, chịu toàn bộ phí tổn và trả 30 triệu đồng/tháng cho một tàu đi câu
thử nghiệm. Đầu tiên khi mới vào nghề, các thuyền trưởng sử dụng hải đồ có đánh
dấu sẵn ngư trường của Nhật, khai thác theo mùa từ khu vực quần đảo Hoàng Sa

đến dưới quần đảo Trường Sa. Đến năm 1996 khi 2 thuy ền câu có kết quả khả quan,
– 17 –
nhiều ngư dân đã phổ biến kinh nghiệm lẫn nhau và học tập thêm kinh nghiệm của
ngư dân Phú Yên để nâng cấp tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ tham gia nghề câu
cá ngừ đại dương. Lúc này công ty và một số chủ nậu khác tổ chức bán trả chậm
lưỡi câu dây cước cho chủ thuyền có có nhu cầu theo nghề câu cá ngừ đại dương và
mua lại sản phẩm. Nghề câu cá ngừ ở Khánh Hoà bắt đầu phát triển từ đó. Đến thời
điểm hiện nay tỉnh có khoảng 400 chiếc tham gia nghề câu cá ngừ đại dương. Đa số
các tàu khai thác nghề câu cá ngừ đại dương đều kiêm nghề, hết mùa vụ các tàu này
lại chuyển sang các nghề khác như: câu mực, giã cào………
1.2. Tổng kết lại những kết qủa, tình hình nghiên c ứu về vấn đề li ên quan đến
đề tài.
Trong thời gian qua vẫn chưa có tài liệu, bài báo nào nói về những vấn đề li ên
quan đến thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động dẫn đến tai nạn, tổn thất cho
tàu thuyền, người lao động. Tuy rằng có rất nhiều tài liệu nói về tình hình tổ chức
sản xuất trên tàu câu cá ngừ đại dương như:
- Trung tâm khuyến ngư (2006), Tổng kết nghề câu cá ngừ đại d ương.
- Nguyễn Văn Thuần 43ATHH, Đồ án tốt nghiệp: “Thực trạng an toàn sản xuất
trên tàu câu cá ng ừ đại dương của công ty khai thác v à dịch vụ hải sản Biển
Đông”.
- Nguyễn Ngọc Dương, 43ATHH, Đồ án tốt nghiệp: “Thực trạng về an to àn sản
xuất trên tàu câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Khánh Ho à”.
- Trần Văn Vinh, Đề tài Thạc Sỹ: “Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất đội t àu
trên biển cho nghề câu cá ngừ tại B ình Định”.
- Các tạp chí thuỷ sản và các trang web v.v…
Nhưng những tài liệu này cũng chỉ mới dừng ở lại khâu thống kê về số thiết bị
khai thác được trang bị trên tàu, vẫn chưa đi sâu vào các khâu vận hành của thiết bị
khai thác, sử dụng trang bị bảo hộ lao động trên tàu trong quá trình khai thác để từ
đó cho thấy rõ được các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của chúng có thể gây ra cho tàu
thuyền và người lao động.

– 18 –
1.3. Tổng hợp các văn bản quy định về thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao
động đối với tàu thuyền nghề cá nói chung v à nghề câu cá ngừ nói riêng.
Qua tìm hiểu tại Chi Cục BVNL Thuỷ Sản Khánh Hoà thì cho tới thời điểm
hiện nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về thiết bị khai thác, trang bị
bảo hộ lao động với tàu thuyền nghề cá nói chung và tàu thuyền hoạt động nghề câu
cá ngừ nói riêng.
Dưới đây là những văn bản Pháp quy về ph ương tiện bảo vệ cá nhân theo Bộ
luật lao động của Việt Nam:
- Bộ luật lao động, Nghị định 06/CP ng ày 20/01/1995.
- Thông tư 10/1998/TT – BLĐTBXH.
- Quỵết định 955/1998/QĐ – BLĐTBXH với việc ban hành danh mục trang bị
PTBVCN cho ng ười lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Quyết định 1320/1999/QĐ – BLĐTBXH.
- Quyết định 722/2002.
- Quyết định 205/2002/QĐ – BLĐTBXH
- Một số tiêu chuẩn của Việt Nam về thiết bị bảo hộ lao động:
TCVN 2606-78: Phương tiện bảo vệ tay - Phân loại.
TCVN 2607-78: Quần áo bảo hộ lao động - Phân loại.
TCVN 2608-78: Giầy bảo hộ lao động bằng da và vải - Phân loại.
TCVN 2609-78: Kính bảo hộ lao động - Phân loại.
1.4. Tổng quan về thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động tr ên các tàu
thuyền nghề câu cá ngừ Việt nam.
Cho đến nay, cá ngừ đại dương ở nước ta chỉ được đánh bắt bằng nghề câu
vàng, các nghề khác như lưới vây, lưới rê, câu tay… vẫn chưa được sử dụng để khai
thác đối tượng này. Về tàu thuyền, nghề câu vàng cá ngừ có thể chia thành hai loại:
loại cơ giới hiện đại của khối doanh nghiệp có số lượng không nhiều (khoảng 45
chiếc), vỏ tàu hoặc bằng thép hoặc bằng composite, chiều dài từ 22 ÷ 27m, lắp máy
loại 200 ÷ 750CV với thiết bị hàng hải, khai thác, bảo quản sản phẩm đầy đủ, hiện
đại như: máy thu dây chính, máy thu dây nhánh, máy thả câu, phao vô tuyến, hầm

– 19 –
cấp đông và nhiều thiết bị điện tử, hàng hải chuyên dụng khác đáp ứng tốt hoạt
động khai thác dài ngày ở vùng biển xa bờ. Loại tàu còn lại của ngư dân được đóng
mới hoặc được cải hoán từ tàu của các nghề khác. Vỏ tàu bằng gỗ, chiều dài chủ
yếu từ 13.5 ÷ 18 m, lắp máy loại 33 ÷ 300CV. H ầu hết tàu có trang bị máy thu dây
câu chính, máy định vị vệ tinh, la bàn, thông tin liên lạc… Thiết bị và kỹ thuật bảo
quản sản phẩm trên tàu còn thiếu và lạc hậu (chỉ sử dụng nước đá xay để bảo quản
sản phẩm).
Cấu trúc vàng câu bao gồm: dây câu chính, dây câu nhánh, lưỡi câu, phao và
một số thiết bị liên kết khác. Kích thước vàng câu phụ thuộc vào quy mô tàu thuyền
và trang bị kỹ thuật cho nghề. Đối với tàu câu công nghiệp, hiện đại của các doanh
nghiệp, chiều dài vàng câu lớn từ 60 ÷ 120 km, tương ứng với số lưỡi câu là 1.800 ÷
2.500 lưỡi. Các tàu cỡ nhỏ của ngư dân, chiều dài vàng câu từ 15 ÷ 60 km, tương
ứng khoảng 300 ÷ 1.000 lưỡi. Dây câu chính thường là cước sợi đơn có đường kính
từ 2.4 ÷ 3.2mm; dây thẻo câu là cước sợi đơn có chiều dài từ 25 ÷ 40m, đường kính
từ 1.8 ÷ 2.2mm; kho ảng cách giữa hai thẻo câu từ 60 ÷ 85m; dây phao thường làm
bằng dây tổng hợp PP chiều dài là 10 ÷ 25m, đường kính 4 ÷ 6mm; phao sử dụng
thường là phao PVC tròn, đường kính 200 ÷ 360mm v à phao hình trụ chiều dài từ
310 ÷ 360mm, đường kính 110 ÷ 120mm.
Về trang bị bảo hộ lao động trên tàu thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức,
hầu hết trang bị trên tàu chỉ được trang bị theo hình thức tự phát qua quá trình khai
thác. Đa số các tàu trang bị những phương tiện sau:
- Mũ bảo hộ: Là những mũ lá hoặc mũ vành chai để đội che nắng, che mưa
trong quá trình làm câu.
- Găng tay: Được trang bị phục vụ trong quá trình thu, thả câu, làm cá.
- Ủng: Dùng trong trường hợp khi xuống làm việc dưới hầm đá.
- Áo mưa: Được sử dụng trong thời tiết mưa, quá trình thu câu và làm cá.
- Gương lặn: Trang bị để khi làm việc dưới nước.
– 20 –
1.5. Phân tích nhận xét phần tổng quan.

Qua phần tổng quan nghi ên cứu ta thấy rằng về thiết bị khai thác, trang bị bảo
hộ lao động trên các tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại d ương chưa được nghiên cứu
kỹ, và đi sâu. Thời gian qua cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình tổ
chức hoạt động sản xuất của t àu câu cá ngừ, tuy nhiên những đề tài này cũng chỉ
dừng lại ở khâu thống k ê những thiết bị khai thác đ ược trang bị trên tàu, vẫn chưa
cho thấy được những mối nguy hiểm tiềm ẩn của các thiết bị n ày có thể gây ra cho
tàu và người lao động trên tàu.
Bên cạnh đó những đề tài này cũng mới chỉ đề cập tới vấn đề thiết bị khai thác
được trang bị trên tàu còn thiếu và lạc hậu, kỹ thuật khai thác còn thô sơ. Nghề cá
của ta vẫn còn mang tính chất là nghề cá nhân dân, quá trình khai thác trên tàu vẫn
còn sử dụng sức người là chính. Về thiết bị khai thác hầu hết các tàu mới chỉ trang
bị máy thu câu, chỉ có một số ít các tàu của khối doanh nghiệp thì trang bị khá đầy
đủ như: máy thu dây chính, máy thu dây nhánh, máy thả câu, phao vô tuyến, hầm
cấp đông
Tuy vậy các đề tài này vẫn chưa đi sâu và nghiên cứu kỹ để đưa ra một mô
hình thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động phù hợp với các tàu câu mang tính
đặc thù của Việt Nam.
Qua đây ta thấy rằng cần phải nghiên cứu thêm về vấn đề thiết bị khai thác,
trang bị bảo hộ lao động trên tàu để từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất cho tàu
và hạn chế những tổn thất đáng tiếc mà các thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao
động có thể gây ra cho tàu và người lao động trên tàu.
Từ đây đề tài của em phải đi nghiên cứu thực trạng về thiết bị khai thác, trang
bị bảo hộ lao động trên tàu để từ đó thấy rõ được những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn do
thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động có thể gây ra cho tàu và người lao động
trên tàu. Qua đó xây dựng lên mô hình về thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao
động phù hợp với nhóm tàu có công suất 45 ÷ 90CV nói riêng và tàu câu cá ngừ nói
chung nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và người lao động trong quá trình sản
xuất.
– 21 –
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯ ƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU.

2.1. Nội dung đề tài nghiên cứu.
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 30/07/2007 đến ngày 10/11/2007.
- Địa điểm nghiên cứu: Phường Xương Huân – T.p Nha Trang – Tỉnh Khánh
Hoà.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tìm hiểu thực trạng về thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động được trang
bị trên nhóm tàu 45 ÷ 90CV tại địa điểm phường Xương Huân – T.p Nha Trang.
- Cùng với đó là thực trạng về tai nạn, các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thiết bị
khai thác, trang bị bảo hộ lao động có thể gây thiệt hại cho tàu và người lao động
trên tàu.
- Từ đó đề tài đi nghiên cứu xây dựng mô hình về thiết bị khai thác, trang bị bảo
hộ lao động tối ưu nhất cho nhóm tàu 45 ÷ 90CV để hạn chế được tối đa các nguy
cơ tai nạn có thể xảy ra cho tàu và người lao động trên nhóm tàu này.
2.2. Phương pháp nghiên c ứu.
2.2.1. Phương pháp điều tra số liệu.
- Điều tra xác nhận số liệu tàu câu cá ngừ đại dương có nhóm công suất 45 ÷
90CV của phường Xương Huân thông qua báo cáo thống kê của cơ quan địa lý
nghề cá của phường.
- Nguồn thông tin thứ cấp: Tổng hợp các số liệu được đi xin từ các các cơ quan
quản lý.
- Nguồn thông tin sơ cấp: Số liệu thực trạng được phỏng vấn trực tiếp ngư dân
thông qua các phiếu điều tra.
- Xác định thực tế số liệu thông qua quan sát trực tiếp, chụp hình.
2.2.1.1. Cách tiến hành thu thập số liệu.
Các bước tiến hành như sau:
– 22 –
- Thông qua phòng hành chính của Sở Thuỷ Sản Khánh Hoà đến liên hệ thực
tập, qua đó tiếp xúc với phòng Kỹ Thuật để tìm hiểu về nghề câu cá Ngừ đại dương

của tỉnh.
- Thông qua phòng hành chính của chi Cục BVNL Thuỷ Sản tỉnh Khánh Hoà
đến liên hệ việc thực tập và xin các văn bản, quy phạm đối với nhóm tàu câu nói
chung và nhóm tàu có công suất 45 ÷ 90CV nói riêng, cùng bảng thống kê số lượng
tàu thuyền hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương nhóm công suất 45 ÷ 90CV tại
phường Xương Huân – T.p Nha Trang để phục vụ cho công tác tiến hành điều tra
được thuận lợi.
- Thông qua công ty Bảo Việt, Bảo Minh Khánh Hoà để tìm hiểu thực trạng về
tình hình tham gia bảo hiểm của tàu cá nói chung và tàu câu cá ngừ nói riêng, cùng
với đó là các loại hình tai nạn xảy ra đối với tàu thuyền trong những năm vừa qua.
- Thông qua UBND Ph ường Xương Huân – T.p Nha Trang để liên hệ việc thực
tập tại phường. Và thông qua hội nghề cá của phường Xương Huân để có được các
thông tin về các tàu hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương của phường để phục vụ
cho quá trình điều tra được thuận lợi.
- Qua UBND Phường xin giấy giới thiệu của UBND Phường xuống các tổ
trưởng tổ dân phố có các tàu hoạt động nghề câu cá ngừ đại dương để từ đó xin giấy
giới thiệu của các tổ trưởng tổ dân phố tới các hộ gia đình có tàu hoạt động nghề
câu cá ngừ đại dương để quá trình điều tra thu được kết quả chính xác và tin cậy
nhất.
- Bằng những chuyến đi phỏng vấn thực tế theo phiếu điều tra tại nhà các chủ
tàu và trên tàu câu cá ngừ nhóm công suất 45 ÷ 90CV của phường Xương Huân để
có cái nhìn tổng thể về tình hình thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động trên tàu,
cùng các vụ tai nạn xảy ra liên quan tới chúng đối với nhóm tàu câu này.
- Thông qua các chuyến tìm hiểu tại công ty đóng tàu Sông Thuỷ để biết được
thực trạng về tình hình bảo dưỡng của các tàu câu cá ngừ đại dương của phường
Xương Huân, cũng như tìm hiểu rõ hơn về các vụ tai nạn liên quan tới tàu để từ đó
– 23 –
thấy rõ được các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn của thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao
động cho tàu câu cá ngừ đại dương.
- Thông qua tìm hiểu về thực trạng thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động

trên đội tàu câu cá ngừ đại dương của công ty TNHH Đại Dương và công ty TNHH
Hoàng Long, cùng trên các tàu thuộc nhóm công suất trên 90CV để từ đó căn cứ
đưa ra mô hình về thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động tối ưu cho nhóm tàu
điều tra.
2.2.1.2. Mẫu điều tra.
Sau khi có được danh sách của các tàu câu cá ngừ nhóm công suất 45 ÷ 90CV
của phường Xương Huân, tôi thấy rằng tổng danh sách của nhóm tàu nghiên cứu có
số lượng dưới 100 chiếc tàu, do đó tôi đã lựa chọn mẫu điều tra là nghiên cứu điều
tra 40 ÷ 50% trong t ổng số danh sách nhóm tàu của phường Xương Huân.
2.2.2. Các tiêu chí để đánh giá lựa chọn mô hình về thiết bị khai thác, trang bị
bảo hộ lao động tr ên các tàu thuy ền nghề câu cá ngừ đại d ương ứng với nhóm
công suất 45 ÷ 90CV.
Số liệu qua điều tra thực tế sẽ được thống kê, tổng hợp thành bảng tổng quan
và xử lý phân tích qua phần mềm Excel. Từ đây có được cái nhìn tổng quan về thực
trạng nguy cơ tiềm ẩn tai nạn do thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động gây ra
cho tàu thuyền và người lao động.
Trên cơ sở từ bảng tổng quan “Kết quả điều tra tai nạn về thiết bị khai thác ,
trang bị bảo hộ lao động” ta sẽ dùng phần mềm Excel trích lọc ra những nhóm về
thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động có số tần suất tai nạn xảy ra khác nhau.
Trong số các nhóm được trích ra, nhóm nào có tần suất tai nạn xảy ra ít nhất thì đó
chính là cơ sở để đánh giá, lựa chọn mô hình về thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ
lao động cho tàu.
– 24 –
CHƯƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU.
3.1. Kết quả điều tra thiết bị khai thác, trang bị bảo hộ lao động tr ên các tàu
thuyền.
3.1.1. Kết quả điều tra về thiết bị khai thác.
3.1.1.1. Ngư cụ.
Ngư cụ của nhóm tàu điều tra được thể hiện thông qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 3.1: Kết quả điều tra ngư cụ trên tàu.

Ngư cụ và phụ tùng
D.chính
D.nhánh
D.ganh
L.câu
Phao
N.câu
Đ.chớp
Giỏ
S
T
T
Tên
TT
T.số
(mm)
SL
(HL)
T.số
(mm)
SL
(cái)
T.số
(mm)
SL
(cái)
SL
(cái)
T.số
(mm)

SL
(cái)
T.số
(lưỡi)
SL
(cái)
SL
(cái)
SL
(cái)
1
KH9648TS
3
25
1.8
1000
6
100
1000
300
100
70
15
10
6
2
KH6342TS
3
30
1.8

900
5
90
900
300
90
70
13
10
5
3
KH5797TS
3
30
1.8
950
5
100
950
100
65
15
12
5
4
KH6506TS
3
40
1.8
1200

5
120
1200
120
75
16
15
5
5
KH5670TS
3
35
1.8
1100
5
110
1100
110
80
15
15
5
6
KH5109TS
3.2
28
1.8
800
5
80

800
80
80
10
12
5
7
KH6253TS
3
32
1.8
1000
5
70
1000
70
70
15
30
5
8
KH5489TS
3.2
27
1.8
900
5
90
900
90

55
16
10
6
9
KH1953TS
3
30
1.8
900
5
90
900
300
90
60
15
10
5
10
KH6452TS
3
35
1.8
1000
5
100
1000
100
75

14
12
6
11
KH3679TS
2.8
20
1.8
550
5
60
550
300
60
70
8
10
12
KH2401TS
3
20
1.8
650
5
65
650
300
65
60
11

8
4
13
KH2151TS
3
20
1.8
600
5
60
600
300
60
45
14
8
4
14
KH4869TS
3.5
37
1.8
1100
5
110
1100
110
100
11
10

5
15
KH6342TS
3
32
1.8
950
5
100
950
100
80
12
12
5
16
KH6490TS
3
30
1.8
900
5
90
900
90
60
15
10
6
17

KH5624TS
3
27
1.8
800
5
80
800
300
80
75
11
10
5
18
KH95445TS
3
32
1.8
1000
5
100
1000
300
100
75
14
12
6
19

KH96009TS
3.2
35
1.8
1100
5
100
1100
300
100
100
11
10
7
20
KH1099TS
2.8
27
1.8
800
5
80
800
300
80
70
12
12
4
21

KH6458TS
3.2
25
1.8
750
5
80
750
300
80
70
11
10
6
22
KH6436TS
3
25
1.8
750
5
80
750
300
80
70
12
10
4
– 25 –

Nhận xét:
Qua bảng điều tra về ngư cụ trên tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương thuộc
nhóm công suất 45 ÷ 90CV tại phường Xương Huân ta thấy:
- Về dây chính (triên) trên tàu có độ dài từ 20 ÷ 40 HL, thông số của dây triên
nằm trong khoảng 2.8 ÷ 3.5 mm.
- Thông số của dây nhánh (thẻo) là 1.8 mm, độ dài của mỗi thẻo từ 17 ÷ 20 sải
tay ngư dân (tương ứng 25 ÷ 30m), tuy nhi ên ngư dân thường theo phong tục thích
sử dụng số lẻ thẻo thường có độ dài 17 sải hoặc 19 sải tay của ngư dân.
- Dây ganh có thông số 5 ÷ 6 mm, có độ dài từ 15 ÷ 25m (tương ứng từ 9 ÷ 15
sải tay của ngư dân).
- Khoảng cách giữa mỗi thẻo câu là 60m (tương ứng 40 sải tay của ngư dân),
khoảng cách giữa hai phao liên tiếp là 10 thẻo câu, giữa hai cây cờ là 10 chiếc phao.
Về cấu tạo của vàng câu thì độ dài của dây triên, thẻo câu, dây ganh là cố định tuy
nhiên trong quá trình khai thác ngư dân có thể thay đổi cách bố trí số thẻo câu giữa
các phao và số phao giữa các cây cờ với nhau để thuận lợi trong quá trình khai thác.
Qua điều tra thực tế thấy rằng cấu tạo của ngư cụ được một số ngư dân lúc đầu
khai thác trên biển cùng ngư trường với một số tàu câu của Đài Loan đã vớt 1 đoạn
vàng câu của tàu họ lên và coi học hỏi cấu tạo vàng câu của họ. Sau này trong quá
trình sản xuất thì kinh nghiệm đó đã được các hộ ngư dân trong Phường học hỏi và
truyền lại cho nhau.
Hầu hết các hộ ngư dân thường trang bị vàng câu của mình ngay lúc tàu đóng
mới hoặc được mua về đưa vào sản xuất, tuy nhiên về số lượng của vàng câu thì có
thể thay đổi trong quá trình khai thác. Trong quá trình khai thác một số tàu lúc đầu
do vấn đề gặp khó khăn trong kinh tế nên các hộ ngư dân này chỉ trang bị số lượng
vàng câu hạn chế, bên cạnh đó một số tàu sau một thời gian khai thác khi máy chính
của tàu yếu đi, họ tiến hành thay máy chính của tàu và một số tàu khai thác được
mùa thì các hộ ngư dân này có xu hướng trang bị thêm vàng câu cho tàu mình để
đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình khai thác.

×