Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đề cương ôn tập kinh tế vĩ mô pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.27 KB, 28 trang )

Câu 1:
Nêu các nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Nếu lạm phát cao hơn so với dự kiến, tác động tới
người đi vay và người cho vay sẽ như thế nào?

Trả lời:
Lạm phát xảy ra do hai nguyên nhân chính đó là:
- Lạm phát do cầu kéo ( demand-pull inflation): Khi tổng cầu tăng dẫn đến mức giá chung của hàng
hóa tăng.
- Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation): Khi chi phí sản xuất tăng ( tiền lương, giá nguyên
liệu đầu vào, lãi suất tăng ) làm hạn chế khr năng sản xuất của doanh nghiệp khiến cung giảm và
giá tăng lên.
Nếu lạm phát cao hơn kiến thì người cho vay bị thiệt vì ngày tiền bị mất giá cho nên đến khi người
cho vay nhận lại tiền từ phía người đi vay thì đồng tiền không còn nguyên giá trị như tại thòi điểm
cho vay.
Câu 2:
Nêu vai trò của Ngân hàng Trung ương và các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của NHTƯ.
Trả lời:
1. Phát hành và lưu thông tiền tệ: đây là chức năng quan trọng và cơ bản của ngân hàng Tw. Thực hiện
chức năng này ảnh hưởng tới mọi mặt của hoạt động kinh tế thậm chí ảnh hưởng tới tình hình tiền
tệ thế giới nữa. Việc phát hành tiền phải đi đôi với điều tiết lưu thông tiền tệ để bảo đủ phương tiện
lưu thông vừa không gây lạm phát để giữ vững và ổn định sức mua của đồng tiền.
2. Ngân hàng Tw là ngân hàng của ngân hàng. Thể hiện ở chỗ là các đối tượng giao dịch chủ yếu trong
nghiệp vụ của NHTƯ là các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dung khác trong nền kinh tế.
a. NHTW nhận tiền gửi và bảo quản tiền tệ cho ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.
b. Trực tiếp cấp vốn cho ngân hàng TM và các tổ chức tín dụng: nhằm đảm bảo cho nền kinh tế quốc
dân có đủ phương tiện thanh toán cần thiết trên cơ sở thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Trong trường hợp này ngân hàng TƯ luôn đóng vai trò là chủ nợ và là người cho vay cuối cung và
vì là người cho vay cuối cùng nên nghiệp cấp tín dụng cho NH thương mại của NH Tw có ý nghĩa
quyết định đối với hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh tế. cấp tín dụng bằng nhiều cách như tái
chiết khấu, cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng TM, cho vay bù lỗ trong thanh
toán liên NH …


3. Ngân hàng Tw là NH nhà nước: nó thuộc quyền sở hữu của nhà nước, mở tài khoản và giao dịch với
kho bạc nhà nước, làm đại lí cho kho bạc nhà nước, tổ chức thanh toán giữa kho bạc với ngân
hàng với tư cách nhà nước, NH Tw đảm nhiệm các công việc thuộc chức năng quản lí của nhà
nước và thay mặt chính phủ làm đại diện tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Vai trò của NHTW
• NHTW thực hiện chức năng cơ bản của một ngân hàng quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà
nhà nước của NHTW nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, qua
đó mà thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. NHTW thực hiện các chức năng này
thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh song tính chất kinh doanh chỉ là phương tiện nâng
cao hiệu quả của hoạt động quản lý chứ không phải là mục đích của NHTW là ổn định lưu thông
tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Thứ nhất ta cần biết chính sách tiền tệ là gì? Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong
đó NHTW thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền
cung ứng nhằm ổn định giá trị đồng tiền và đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội đề ra.
a. Các công cụ gián tiếp.
- Nghiệp vụ thị trường mở: NHTW sử dụng nghiệp vụ mua, bán chứng khoán trện thị trường tiền tệ
mở để thay đổi cơ số tiền (MB) từ đó tác động tớ lượng tiền cung ứng và mức lãi suất trên thị
trường. Cơ chế tác động như sau: khi ngân hàng mua (bán) chứng khoán nó sẽ làm tăng hoặc
giảm dự trữ của các ngân hàng trung gian khả năng tạo tiền gửi của NH này bị ảnh hưởng dẫn đến
làm tăng (hoặc giảm) lượng tiền cung ứng. Ngoài ra khi vốn khả dụng của từng ngân hàng tăng,
mức cung tiền tăng (hoặc giảm). Trong các điều khiện khác không đổi, lãi suất liên ngân hàng sẽ
tăng (vì lúc này tiền đã có nhiều trong lưu hành, đồng thời các ngân hàng cũng thiếu tiền để cung
lãi suất liên ngân hàng tăng.
- Chính sách tái chiết khấu (discount policy): Định nghĩa: bao gồm các quy định và điều kiện việc
cho vay của NHTW đối với các NHTM. NHTW cho vay ngắn hạn đối với các NHTM dưới hình
thức các giấy tờ có giá do các NHTM đưa đến VD như trái phiếu, cổ phiếu. Các NHTM vay chủ
yếu nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt tạm thời để đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc bù đắp thiếu hụt
trong quỹ dự trữ bắt buộc.
- Dự trữ bắt buộc: Định nghĩa: là số tiền mà NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại

NHTW. Nó xác định bằng một tỉ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi trong một thời gian
nào đó. Hay nói cách khác, các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt
buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng
thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt
buộc. Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ
bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ.
- Chính sách tỉ giá hối đoái: chính sách này được thực hiện thông qua mua bán ngoại tệ của NHTW
trên thị trường ngoại hối.
b. Các công cụ trực tiếp: tác động trực tiếp tới cung ứng tiền tệ và lãi suất.
- Hạn mức tín dụng: Là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ khi
cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tuy vậy công cụ này, có thể đẩy lãi suất lên cao, làm suy giảm khả
năng cạnh tranh của NH.
- Khung lãi suất: đinh ra 1 khung lãi suất gồm lãi suất trần (là lãi suất tối đa mà các ngân hàng được
phép ấn định đi vay và cho vay) và lãi suât sàn (tối thiểu). Thông thường lãi suất trần là lãi suất cho
vay, còn lãi suất sàn là lãi suất đi vay. Đây là 1 công cụ cứng nhắc dễ tác động xấu tới tiết kiệm và
đầu tư
- Biên độ dao động của tỉ giá mua bán ngoại tệ: đây là công cụ có tính hành chính, quy định mức tỉ
giá tối đa và tối thiểu mà các NH được phép áp dụng khi kinh doanh ngoại hối
- Chính sách quản lý ngoại hối: ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị được
dùng để cất trữ hoặc thanh toán giữa các QG như ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế ghi
bằng ngoại tệ (hối phiếu, lệnh phiếu , séc…) các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ (cổ phiếu, trái
phiếu của nước ngoài), vàng bạc đá quý. Mục đích của chính sách này là kiểm soát chặt chẽ việc
chuyển ngoại hối ra nước ngoài, thu hút ngoại hối vào trong nước
Chú ý : tác động của lãi suất tái chiết khấu tới tỉ giá: Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để
điều chỉnh tỷ giá hối đoái có thể nó là phương pháp thường được sử dụng với mong muốn có
những thay đổi cấp thời về tỷ giá. Cơ chế tác động của công cụ này đến tỷ giá hối đoái như sau:
Trong thế cân bằng ban đầu của cung cầu ngoại tệ trên thị trường, khi lãi suất tái chiết khấu thay
đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường. Từ đó, tác động đến xu hướng
dịch chuyển của các dòng vốn quốc tế làm thay đổi tài khoản vốn (trong cán cân thanh toán quốc
tế) hoặc ít nhất cũng làm những người sở hữu vốn trong nước chuyển đổi đồng vốn của mình sang

đồng tiền có lãi suất cao hơn để thu lợi và làm thay đổi tỷ giá hối đoá
Câu 3 Thế nào là mức cung tiền và các biện pháp kiểm soát mức cung tiền
Trả lời:
Mức cung tiền, hay còn gọi là cung ứng tiền tệ hoặc cung tiền, là một khái niệm kinh tế vĩ mô, để chỉ
lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, của
các cá nhân (hộ gia đinh) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng)
- Mức cung tiền (M) được xác định theo công thức: M= C+ D trong đó, C là tiền mặt, và D là tiền gửi.
Mức cung tiền không những phụ thuộc vào NHTƯ mà còn phụ thuộc vào hành vi giữ tiền mặt của
người dân và các ngân hàng thương mại.
-Các biện pháp kiểm soát lượng cung tiền bao gồm:
a) Nghiệp vụ thị trường mở:
+ Tăng lượng cung tiền: NHTƯ mua trái phiếu vào như một cách để bơm tiền vào thị trường.
+ Giảm lượng cung tiền: NHTW bán ra trái phiếu để thu lại một lượng tiền mặt đang lưu hành.
b) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
+ Muốn tăng lượng cung tiền: NHTW có thể giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc vì với cách này các NHTM
sẽ tăng lượng cho vay dẫn đến tăng lượng cung tiền
+ Giảm lượng cung tiền: NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
c) Tỷ lệ lãi suất chiết khấu: là tỷ lệ lãi suất mà các ngân hàng thương mịa phải trả khi vay tiền của
ngân hàng TƯ
d) Chính sách tiền mặt:
Ngòai việc có thể thay đổi cơ số tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở và cho vay chiết khấu
ngân hàng trung ương có thể có những cách khác như:
Khi ngân hàng tung tiền mặt ra mua ngọai tệ trên thị trưởng ngọai tệ, tức khắc nó làm tăng giá trị
của đồng ngọai tệ (ngọai tệ trong lưu thông ít đi, lượng tiền nội tệ thì tăng thêm ), nâng tỉ giá lên
cao. Cung ứng tiền nội tệ tổng thể lập tức bành trướng sau đó và ngược lại khi bán ngọai tệ.
Câu 4:
Thế nào là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ý nghĩa của quy định này?
Trả lời:
Dự trữ bắt buộc là tiền mặt, và tỉ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu là tỉ lệ % tiền mặt trên tổng số tiền mặt
do nhân dân gửi vào mà các ngân hàng thành viên phải lưu lại trong kho tiền mặt của ngân hàng

hay kí gửi tại ngân hàng trung ương, không được cho vay hết. Đây là một trong những công cụ của
ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ
Ý nghĩa:
Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, cung ứng tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại và
tổ chức tài chính cũng giảm ngay tức khắc và ngược lại. Bằng cách việc quy định tỉ lệ dự trữ bắt
buộc ngân hàng trung ương quản lý một cách chặt chẽ tốc độ và cung ứng tiền ngân hàng của hệ
thống ngân hàng trung gian. Là một công cụ của chính sách tiền tệ, qua đó, ngân hàng trung ương
có thể kiểm soát được lượng cung tiền trong nền kinh tế. Khi muốn tăng mức cung tiền, ngân hàng
trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và ngược lại.

Câu 5:
Nêu các chức năng của tiền tệ, lấy ví dụ:
Trả lời:
Trả lời: có ba chức năng cơ bản là: phương tiện trao đổi, một đơn vị thanh toán và là một nơi cất trữ
giá trị. Trong đó chức năng phương tiện trao đổi là cái phân biệt tiền với các tài sản khác: cổ phiếu,
trái phiếu và nhà cửa.
1. Phương tiện trao đổi: tức là dùng để thanh toán lấy hàng hóa và dịch vụ. việc dùng tiền làm phương
tiện trao đổi nhằm giúp đẩy mạnh hiệu quả của một nền kinh tế qua đó loại bỏ nhiều thời gian để
dành cho việc trao đổi trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ.
Ví dụ: một nhà kinh tế học chỉ biết làm duy nhất một việc là giảng bài học kinh tế. nếu muốn ăn thì
ông ta phải tìm kiếm một người nông dân mà người này ko chỉ biết làm ra lương thực mà còn phải
là người muốn học kinh tế. Điều này là vô cùng khó khăn. Trong khi đó nếu có sự xuất hiện của
tiền, nhà kinh tế học có thể dạy cho người có nhu cầu học và nhận được tiền, dùng tiền đó để mua
lương thực thực phẩm.
Như vậy tiền thúc đẩy hiệu quả kinh tế qua việc loại bỏ thời gian chi phí khi phải trao đổi hàng hóa
và dịch vụ.
2. Đơn vị thanh toán: tức là để đo giá trị trong nền kinh tế, chúng đo giá trị của hàng hóa dịch vụ bằng
tiền cũng giống như đo khoảng cách bằng km hay trọng lượng bằng kg. Chức năng này rất quan
trọng vì nhờ nó mà việc trao đổi trở nên dễ dàng. Ví dụ có hai mặt hàng kinh tế là gạo, trứng và
hoa. Chúng ta sẽ cần ba giá để biết rằng làm thế nào để đổi thứ này đổi với thứ kia. Nếu có 4 mặt

hàng thì cần có 6 giá để trao đổi thứ này với thứ kia. 1000 mặt hàng thì cần 499500 giá. Càng lên
cao thì càng cần nhiều giá gây khó khăn khi trao đổi. nếu đưa tiền vào thì với 1000 hàng hóa chỉ
cần có 1000 giá thay cho 499500 gia như trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp.
3. Chức năng dự trữ: tức là nơi chứa sức mua hàng theo thơi gian. Nó giúp chúng ta vì hầu hết chúng
ta không chi tiêu thu nhập của mình ngay lập tức khi vừa nhận được mà muốn đợi đến khi chúng ta
có thời gian hay nhu cầu mua sắm. Tiền không phải là vật duy nhất chứa đựng giá trị mà còn có cả
cổ phiếu, trái phiếu ….
Câu 6:
Mệnh giá đồng tiền của một nước được quyết định bởi những yếu tố nào? Tiền giấy có giá trị
hay không?
Trả lời:
Tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong thanh toán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ hoặc
để hoàn trả các khoản nợ.
Mệnh giá được quyết định bởi nhiều yếu tố:
- Lạm phát là nguyên nhân chính tác động đến mệnh giá của đồng tiền. Tức là khi lạm phát cao đồng
tiền mất giá. Chính phủ phải in những đồng tiền mệnh giá cao hơn. Ta phải bỏ nhiều tiền hơn để
mua hàng hóa. Sức mua của đồng tiền giảm.
- Một vấn đề khác là thể chế chính trị. Ví dụ sau chiến tranh thế giới thứ hai mĩ thắng trận và nhờ hệ
thống tiền tệ bretton wood có vàng đảm bảo cho đô la nên đồng đô la tăng giá.
Tiền giấy chỉ có giá trị khi được nhà nước ban hành, được pháp luật công nhận và được người
dân chấp nhận một cách rộng rãi như một vật ngang giá chung.
Câu 7:
Thế nào là lạm phát ? Trình bày các nguyên nhân lạm phát.
Trả lời :
Lạm phát là tình trạng mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên theo thời gian. Có hai nguyên nhân
chính dẫn đến lạm phát đó là :
- Lạm phát do cầu kéo( demand-pull inflation): Khi tổng cầu tăng dẫn đến mức giá chung của
hàng hóa tăng.
- Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation): Khi chi phí sản xuất tăng (tiền lương, giá nguyên
liệu đầu vào, lãi suất tăng…) làm hạn chế khr năng sản xuất của doanh nghiệp khiến cung giảm

và giá tăng lên.
Câu 8:
Thế nào là lãi suất chiết khấu ? Việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu được áp dụng khi nào ? Vận
dụng thực tế đối với kinh tế Việt Nam và Mỹ hiện nay.
Trả lời :
Lãi suất cho vay chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) đánh vào
các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất
thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính
sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền
Được ngân hàng trung ương quyết định trong cả hai trường hợp:
1. Cho vay bình thường với kí quỹ khi ngân hàng trung gian kẹt thanh toán.
2. Cho vay dưới hình thức cứu cánh cuối cùng.
Lãi suất cho vay chiết khấu có cả hai tác dụng: trực tiếp và gián tiếp. Tác động gián tiếp là nó làm
tăng, giảm lãi suất cho vay của ngân hàng trung gian và do đó tác động đến cung ứng tiền và tín
dụng. Tác động trực tiếp là nó làm tăng hay giảm dự trữ của ngân hàng trung gian và do đó tác
động đến lượng cho vay tiêu dùng và đầu tư trong kinh tế.
Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu thì đó là biến cố quan trọng. Lãi suất tăng khiến
ngân hàng trung gian không thể vay mượn của ngân hàng trung ương nhiều và dễ dàng như trước.
Do đó nó phải giảm lượng cho vay và hậu quả là tổng cầu và sản lượng giảm theo. Điều này cũng
làm cho ngân hàng trung gian ý thức rằng khi cần vay thì ngân hàng trung gian phải trã lãi suất cao,
do đó ngân hàng trung gian sẽ từ từ nâng lãi suất của mình để khỏi thiệt hại nặng khi phải vay của
ngân hàng trung ương. Lãi suất tiếp tục thắt chặt lượng cung tiền và tác động đến nền kinh tế. Và
ngược lại khi giảm lãi suất chiết khấu.
Câu 9:
Phân tích các tác động của lạm phát tới nền kinh tế vầ các đối tượng trong nền kinh tế. Lạm
phát cao có tác động gì đến những người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng và những người nắm
giữ trái phiếu.
Trả lời :
-Lạm phát cao - Sức mua đồng tiền giảm - giảm tiêu dùng, đầu tư - ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế.

-Lạm phát bóp méo các tương quan giá cả, do đó làm các quyết định tiêu dùng và đầu tư không chính
xác, làm giảm khả năng phân phối nguồn lực hiệu quả của nền kinh tế.
-Làm giảm mức sống của người dân (đặc biệt tác động tiêu cực đến người dân có thu nhập thấp).
-Phân phối lại tài sản: những người giữ nhiều tài sản có giá trị danh nghĩa (tiền mặt) sẽ bị thiệt.
-Đồng nội tệ mất giá làm những người cho vay bằng đồng nội tệ thiệt và những người đi vay có lợi.
Ngược lại làm thiệt những người đi vay bằng ngoại tệ.
-Lạm phát quá cao có thể làm đồng tiền mất vai trò là phương tiện trao đổi và dự trữ giá trị.
 Nhưng người gửi tiền vào ngân hàng và những người nắm giữ cổ phiếu lúc lam phát cao là
những người bị thiệt vì đồng tiền mất giá so với thời điểm gửi tiền và mua cổ phiếu.
Câu 10:
Phân biệt sự khác nhau giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Giả sử bạn có một sổ tiết
kiệm 100 triệu kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 11%/năm, khi đáo hạn bạn sẽ nhận được tiền lãi là bao
nhiêu ? Trong trường hợp nào bạn có lợi, trong trường hợp nào bạn chịu thiệt.
Trả lời :
Lãi suất danh nghĩa, là thuật ngữ tài chính và kinh tế học để chỉ tỷ lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của
một khoản tiền vay hoặc đầu tư với hàm ý nó là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm
phát hoặc ảnh hưởng của việc tính lãi kép. Nói cách khác, lãi suất danh nghĩa là lãi suất được niêm
yết tại các ngân hàng. Còn lãi suất thực tế là lãi suất người cho vay được hưởng sau khi trừ đi tỷ lệ
lạm phát.
Vì đề bài không đề cập đến việc tính lãi suất là lãi đơn hay lãi kép nên ta có hai trường hợp.
Ta có lãi suất 1 tháng là: 11/12% (vì kì hạn tính bằng tháng), tiền gốc là 100 triệu, kì hạn là 3 tháng.
TH 1: tính theo lãi suất đơn: 100(triệu) x11/12% x 3= 2,750 (triệu đồng)
TH2: Tính theo lãi suất kép: lãi tháng đầu tiên là: 100x11/12%= 917 (nghìn đồng)
Lãi tháng thứ 2: 100,917(tr)x11/12%= 925 (nghìn đồng)
Lãi tháng thứ 3: 101,82(tr) x 11/12% = 934 (nghìn đồng)
 Tổng lãi sau ba tháng là : 917 + 925 + 934 = 2,776 (triệu đồng)
Trong trường hợp lạm phát cao hơn 11% bạn bị thiệt vì: r= R-i.
Câu 11:
Thế nào là lãi suất cơ bản ? Tại sao hiện nay NHNN Việt Nam lại tăng lãi suất cơ bản ?
Trả lời :

Lãi suất cơ bản là lãi suất được được ngân hàng nhà nước để các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất
kinh doanh.Ngày 25/11/2009 Việt Nam đã tăng mức lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm , lãi
suất chiết khấu từ 5%/năm lên 6%/năm, thời điểm áp dụng là 1/12/2009. Cùng với đó, mức tỷ giá
bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961 (tăng từ mốc 17.034 VND của
ngày 25/11) và áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là
± 3% từ ngày 26/11/2009. Trước thời điểm này, biên độ tỷ giá USD/VND được áp dụng ở mức ±
5%.Việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản là một việc làm cần thiết, giúp kiểm soát
những rủi ro về tăng trưởng nóng và lạm phát đang nổi lên trong nền kinh tế. Ngoài ra việc tăng
lãi suất cơ bản cũng nhằm tăng sức hấp dẫn của đồng VND, theo đó giúp làm bình ổn tỷ giá hối
đoái. Thứ hai, việc Việt Nam tăng mạnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng được Goldman cho là
xuất phát từ thâm hụt cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối. Thứ ba, về việc co hẹp biên độ tỷ
giá USD/VND, báo cáo của Goldman nhận định, đây là một phần trong nỗ lực của Ngân hàng
Nhà nước nhằm làm chậm sự trượt giá của VND so với USD, bằng cách cùng lúc vừa nâng mạnh
tỷ giá bình quân liên ngân hàng, vừa co hẹp biên độ giao dịch
Câu 12:
Nêu các chức năng của ngân hàng thương mại
Trả lời :
Các chức năng của ngân hàng thương mại bao gồm :
-Chức năng tạo tiền : Giả sử ngân hàng A có khoản tiền gửi mới là 1.000.000đ, dự trữ bắt buộc là
10% thì số tiền nó có thể cho vay là 900.000. Khoản tiền cho vay đó được đưa đến người vay,
người vay tiền không bao giờ vay tiền về mà cất trong nhà vì như thế họ phải chịu lãi một cách vô
ích, họ dùng tiền đó chi trả các khỏan. Và số tiền đó đến tay người được chi trả, người chi trả đem
số tiền đó gửi vào ngân hàng B, ngân hàng B lúc này sẽ có một lượng tiền gửi mới là 900.000. Dự
trữ bắt buộc là 10%, số tiền có thể cho vay là 810.000. Số tiền này được cho người cần vay vay,
người cho vay chi trả các khỏan đến người được chi trả, người được chi trả đem số tiền được trả
gửi vào ngân hàng C. Lúc này ngân hàng C sẽ có số tiền gửi mới là 810.000. Và cứ như thế tiếp
tục… cho đến khi lượng tiền gửi mới bằng 0. Người ta tính được rằng lượng tiền gửi mới trong
tòan hệ thống ngân hàng là 10.000.000, lượng tiền dự trữ bắt buộc là 1.000.000 và tiền cho vay là
9.000.000. Và do cách thức này mà tiền đã được tạo ra trong hệ thống ngân hàng 2 cấp.
- Chức năng trung gian tín dụng : Ngân hàng sử dụng vốn của người đi gửi(dư vốn) và trả cho họ

một khoản lợi tức đồng thời cho người khác cần vốn vay với lãi suất cao hơn và hưởng phần lợi tức
chênh lệch ở giữa.
- Chức năng thanh toán quản lí phương tiện thanh toán: Các ngân hàng thương mại có chức năng
thanh toán giúp các doanh nghiệp khi mua hoặc bán hàng hóa dịch vụ (thông qua chuyển khoản).
Câu 13.
Nêu nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Trả lời :
Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại hay còn gọi là nghiệp vụ tài sản nợ Là nghiệp
vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, được gọi là nghiệp vụ cơ bản vì các nguồn
vốn này nằm bên tài sản nợ của NHTM. Các nguồn vốn của NHTM gồm có :
* Vốn tự có và quỹ ngân hàng trong đó
- Vốn điều lệ : là số vốn ban đầu phải lớn hơn mức tối thiểu do Nhà nứoc quy định. Vốn điều lệ của 1
NH được quy định nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của nó.
- Quỹ ngân hàng bao gồm:
+) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
+) Quỹ đầu tư phát triển
+) Quỹ dự phòng tài chính
+) Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
+) Quỹ khác (quỹ phúc lợi,khen thưởng)
Ngoài ra còn có các quỹ không hình thành từ khối lợi nhuận ngân hàng như quỹ khấu hao cơ bản tsản
cố định, quỹ khấu hao sửa chữ
Nguồn vốn tự có của NH chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, nhưng nó
đóng vai trò quan trọng vì đó là cơ sở để tiến hành kinh doanh, tiến hành thu hút những nguồn vốn
khác.
• Vốn tiền gửi của khách hàng :
Trong tổng nguồn vốn hoạt động, vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nó chiếm tỷ
trọng lớn nhất, bao gồm:
• tiền gửi có kỳ hạn
• tiền gửi không kỳ hạn
• Nguồn vốn đi vay gồm có:

• Vốn huy động từ việc phát hành các loại kỳ phiếu,trái phiếu chúng chỉ tiền gửi của ngân hàng …
nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động của NH khi vốn tự có và vốn tiền gửi chưa đáp ứng đủ yêu cầu
kinh doanh
• vốn vay của NHNN
• Vốn vay của các NHTM
Câu 14.
Nêu nghiệp vụ sử dụng động vốn của Ngân hàng thương mại
Trả lời :
Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn đã hình thành của ngân hàng.
1,Thiết lập dự trữ:
Dự trữ nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản thân ngân hàng.
Trong nghiệp vụ này ,NH phải duy trì các khoản sau:
- Tiền mặt tại quỹ
- Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước,gồm 2 phần:
+) Phần tối thiểu theo quy định của NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+) Phần còn lại dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ với các tổ chức tín dụng và NHTM khác.
• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định từ 0-20% trên nguồn vốn huy động của các tổ chức tín
dụng ,mục đích của việc hình thành tỷ lệ này là: Đảm bảo hoàn trả tiền gửi của khách hàng khi
ngân hàng thương mại bị phá sản (NHTW sẽ lấy tiền dự trữ bắt buộc để trả cho người gửi, thêm
vào đó là giá trị tài sản của NH phá sản được phát mãi, các khoản bảo hiểm được bồi thường sẽ
làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại cho người gửi)
- Tiền gửi của các NHTM tại các NHTM và tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán
,chuyển tiền khác địa phương của khách hàng
- Tiền đầu tư vào các chứng phiếu có giá. Những tín phiếu này có thể bán ra bất cứ lúc nào trên thị
trường chứng khoán.
2,Nghiệp vụ tín dụng của NHTM gồm có:
- Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá khác
- Nghiệp vụ tín dụng thế chấp
- Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản
- Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư

- Nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng
3,Nghiệp vụ đầu tư:
Trong nghiệp vụ này ,NH thực hiện kinh doanh kiếm lãi như các doanh nghiệp khác như:
- Đầu tư chứng khoán
- Hùn vốn, liên doanh
Theo quy định,NHTM chỉ được phép dung nguồn vốn tự có để thực hiện nghiệp vụ đầu tư.
Câu 15
Thế nào là nghiệp vụ thị trường mở ?
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán giấy tờ có giá giữa ngân hàng trung ương và các tổ
chức tín dụng. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực
tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác
động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
Ngân hàng trung ương của quốc gia sử dụng nghiệp vụ này để điều tiết lượng cung tiền quốc gia.
Để làm việc đó, NHTƯ mua-bán các chứng khoán do chính phủ phát hành, cùng với các công cụ
tài chính khác. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ về điều khiển lãi suất thị trường hay tỷ giá là
định hướng để triển khai các hoạt động nghiệp vụ này.
Một số mục tiêu của nghiệp vụ thị trường mở: Trong mục tiêu hạn chế thời kỳ lạm phát, nghiệp vụ
thị trường mở có thể nhắm vào mục tiêu điều chỉnh lãi suất ngắn hạn trên thị trường các công cụ tài
chính nợ. Mục tiêu này thay đổi theo thời kỳ tùy vào tín hiệu kinh tế của giai đoạn để đạt được, và
sau đó là duy trì, tỉ lệ lạm phát trong giới hạn được ưa chuộng ("giới hạn mục tiêu"). Thông qua
việc kiểm soát mức cung tiền trên thị trường. Khi cần thu tiền về, ngân hàng trung ương tăng cường
bán ra một lượng trái phiếu và ngược lại.

Câu 16:
Với lãi suất 12%/ năm hiện nay, giá trị của khoản tiền 20 triệu sau 2 năm là bao nhiêu
Trả lời :
R= 12%/ năm, tiền gốc= 20 tr, kì hạn =2 năm
-Tính theo lãi suất đơn : 20 (tr) x12% x 2= 4,8 tr
 Sau hai năm : 20+ 4,8=24,8 tr
-Tính theo lãi suất kép : + tiền lãi năm đầu =2,4 tr

+ tiền lãi năm hai : (20+2,4) x10^6 x12%= 2,688 x10^6
 Tổng lượng tiền thu được là : 20 + 2,4 + 2,688= 25,088 triệu đồng
Câu 17:
Với lãi suất 10%/năm, giá trị hiện tại của khoản thu nhập 100 triệu sau 2 năm nữa là bao nhiêu
Trả lời:
-Tính theo lãi suất đơn: ta có : K.10%.2 + K= 100 tr  K(20%+ 1) = 100tr  K=(100)^2/ 120=
83.33 (tr)
 Giá trị hiện tại: 83.33 tr
-Tính theo lãi suất kép:
Gọi số vốn ban đầu là K: ta có:10%K + (K.10%+ K).10%+ K=100 tr <=> 1000K + 100K+
1000K+ 10000K= 1000000  K= 82.644 tr
Câu 18:
Nếu lượng cung tiền giảm, tác động tới lãi suất, đầu tư như thế nào ?
Trả lời:
Lượng cung tiền giảm làm cho cho chi phí để có tiền cao hơn và tiền trở nên khan hiếm. Điều này
có nghĩa là lãi suất cho vay cũng như gửi tăng lên. Sản xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc
phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư, điều này dẫn đến tổng cầu giảm và giá cả hạ. Cái giá phải trả là sản
xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy
giảm
Câu 19: Nêu các thành phần của lượng cung tiền M1 và M2.
-Thành phần của lượng cung tiền M1gồm tiền giấy, tiền kim loại(tiền mặt), tài khoản séc
- Tiền M2 gồm tiền M1 và tiền gửi có kì hạn ngắn hạn và trái phiếu ngắn hạn được mua lại của
NHTM.
Tính thanh khoản là khả năng một tài sản có thể chuyển đồi ra phương tiện thanh toán(tiền mặt)
một cách dễ dàng(với thiệt hại tối thiểu về giá trị danh nghĩa). Tính thanh khoản giảm từ M1 xuống
M2
Câu 20:
Bạn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng theo lãi suất linh hoạt. Năm 2009 có mức lãi suất là
12%/năm, năm 2010 lãi suất là 10%/năm. Với khoản tiết kiệm 20 triệu hiện tại, tại thời điểm tất
toán( đến hạn) năm 2010 bạn nhận được bao nhiều tiền

Trả lời:
-Theo lãi suất đơn: tiền lãi năm 2009: 20(tr)*12% = 2,4 (tr)
Tiền lãi năm 2010: 20(tr)*10%=2 (tr)
 Tổng tiền khi đáo hạn là: 20 + 2,4 + 2 = 24,4 (tr)
-Lãi suất kép: tiền lãi năm 2009: 20(tr)*12%=2,4(tr)
Tiền lãi năm 2010: (20 + 2,4)*10% = 2,24 (tr)
 Tổng tiền khi đáo hạn: 20 + 2,4 + 2,24 = 24,64 (tr)
Câu 21. Chính sách tiền tệ thắt chặt
Trả lời:
Thế nào là Chính sách tiền tệ thắt chặt : là một hướng trong chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng
cung tiền trong lưu thông bằng cách thu hút tiền trong lưu thông, Khi lượng cung tiền vượt quá
lượng cầu tiền, sẽ dễ dẫn đến lạm phát, do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm mức
lạm phát. Ngược lại với thắt chặt tiền tệ là nới lỏng tiền tệ.
Các biện pháp :
- Rút tiền trực tiếp tại các định chế tài chính như việc Ngân hàng Nhà nước phát hành trái phiếu bắt
buộc đến các ngân hàng thương mại và các ngân hàng này phải mua.
- Kiểm soát cho vay, tín dụng các loại, nhất là những khoản cho vay tiêu dùng. Thậm chí cắt giảm
cho vay tín dụng vì nó được thực hiện bằng tiền mặt và do đó cũng làm tăng lượng tiền mặt trong
lưu thông
- Giảm chi ngân sách: nhiều công trình, dự án không cấp bách, thiết yếu bị đình hoãn, thậm chí hủy
bỏ. Cắt giảm mọi khoản chi có thể cắt từ ngân sách như mua sắm trang thiết bị công, giảm biên
chế, cắt giảm hoặc hãm trả các chế độ phúc lợi xã hội vì những việc đó làm tăng lượng tiền đưa
ra lưu thông

Nhiều biện pháp cản trở việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ để ngăn chặn lạm phát.
Câu 22. Chính sách tiền tệ nới lỏng
Chính sách tiền tệ nới lỏng được đưa ra khi nền kinh tế suy thoái, phát triển chậm nhằm tăng
lượng cung tiền phục vụ cho đầu tư và sản xuất. Khi tiến hành chính sách tiền tệ nới lỏng, ngân
hàng nhà nước sử dụng các công cụ như chính sách thắt chặt song áp dụng ngược lại.
Câu 23.Các công cụ của chính sách tiền tệ

Trả lời:
Gồm 6 công cụ sau :
- Công cụ tái cấp vốn : là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng
thương mại . khi cấp 1 khoản tín dụng cho ngân hàng thương mại . ngân hàng trung ương đã tăng
lượng tiền cung ứng đông thời tạo cơ sở cho ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả
năng thanh toán của họ
- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc : là tỷ lệ giữa số lượng tiền cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền đã gửi
huy động , nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các ngân hàng thương mại
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : là hoạt động ngân hàng trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn
hạn trên thị trường tiền tệ. điều hoàn cung cầu về giấy tờ có giá , gây ảnh hưởng đến khối lượng dự
trữ của các ngân hàng thương mại, từ đó tác dộng đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân
hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay tgiamr khối lượng tiền tệ
- Công cụ lãi suất tín dung : đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sach tiền tệ bởi
vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm bớt lượng tieefn trong lưu thông mà kích
thích hay kìm hãm sản xuất. nó là 1 công cụ rất lợi hại. cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng
thê những chủ trương trong chính sách và giải pháp cụ thể của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết
lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất đinh
- Công cụ hạn mức tín dung : là công cụ gián tiếp mang tính hành chính của ngân hàng trung ương
để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tính dụng, hạn mức tín dụng là mức dư
nợi tối đa mà ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín
dụng cho nền kinh tế
- Tỷ giá hối đoái : là tương quan sức mua đồng nội tệ và ngoại tê, nó vừa phản ánh sức mua của đồng
nội tệ vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối, tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết
cung cầu ngoại tệ, tác dộng mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nước, chính sách tỷ giá tác dộng một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng
hóa , tình trạng tài chính, tiền tệ , cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất
nước,
Cơ quan hữu trách về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích : ổn định kinh tế vĩ mô
và can thiệp tỷ giá hối đoái.
Câu 24. Tại sao các quốc gia phải trao đổi thương mại?

Trả lời:
Các quốc gia phải trao đổi thương mại với nhau bởi nhiều lí do khác nhau mà nguyên nhân sâu xa
là sự phân bổ không đồng đều các nguồn lực khan hiếm, mỗi quốc gia có lợi thế so sánh riêng và
nên tập trung chuyên môn hóa, sau đó đưa ra trao đổi với nhau, ngoài ra tâm lí thị hiếu của người
tiêu dùng là rất khác nhau, đa dạng…
Câu 25 . Trình bày chính sách thương mại tự do
Trả lời:
• Là kiểu chính sách ngoại thương, mà trong đó phân hệ biện pháp ko mang tính cản trở hoặc hạn
chế đối với hàng hóa nước ngoài, thị trường nội địa nước chủ nhà. Cơ sở của chính sách tự do hóa
TM là quá trình của phát triển của KHCN, của phân công lao động quốc tế, của việc quốc tế hóa
đời sống KTTG nhằm phục vụ cho lợi ích QG.
• Chính sách TMTD có đặc điểm chú ý như sau:
 Hoạt động XK và NK được tiến hành 1 cách tự do.
 Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bỏ thuế XK or các biện pháp khuyến khích
khác.
 Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hóa nước ngoài tự do xâm nhập, trước hết bằng
cách xóa bỏ hàng rào phi thuế quan rồi sau đó là các trở ngại khác.
 Đk để áp dụng chính sách này là sau khi nền KTQD, nhất là các công ty kinh doanh
ngoại thương đã sẵn sàng chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập ngoại. Nước Anh là
nước tư bản đầu tiên thi hanhg chính sách này sau khi đã đóng cửa thị trường nội địa trong thời
gian đầu để phát triển KT.
 Nguyên tắc điều chỉnh trong TMQT là nguyên tắc ko phân biệt đối xử:
o giữa các nhà kinh doanh nước ngoài ( nguyên tắc tối huệ quốc),
o Giữa các nhà kinh doanh trong nước ( nguyên tắc đãi ngộ quốc
gia)- nhằm tạo ra sự cạnh tranh ngang bằng trên thị trường nội địa, điều tiết sự hoạt động của sản
xuất, tài chính và thương mại trong nước.
• Ưu / nhược điểm của chính sách TMTD:
 Ưu: - Mọi trở ngại TMQT đều đc loại bỏ, đk thúc đẩy sự tự do lưu thông hàng hóa giữa các
nước.
- Làm cho thị trương nội địa phong phú hơn, người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình 1

cách tốt nhất.
- Tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước vươn ra nước ngoài.
- Tạo đk cho sự phát triển tự do TMQT&TM nội địa nhằm làm suy yếu or xóa bỏ chính sách
BHTM của các nước khác, tạo cơ sở cho nhà kinh doanh nội địa dễ dàng thâm nhập và phát triển
thị trường mới.
 Nhược: - Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tư do cạnh tranh cho nên
nền KT dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, phát triển ko ổn đinh.
- Các nhà sản xuất kinh doanh trong nước phát triển ko đủ mạnh thì dễ dàng bị phá sản trước sự tấn
công của hàng hóa nước ngoài.
Câu 26. Trình bày chính sách thương mại bảo hộ
Trả lời:
• Khái niệm: CNBHMD là chính sách của chính phủ nhằm đặt ra những rào cản đối với hoạt động
trao đổi hàng hóa, dịch vụ với bên ngoài( Bao gồm: Thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, kiểm soát tiền
tệ, qui định hành chính và hạn chế xuất khẩu tự nguyện).
• Đặc điểm của chính sách BHMD:
 Nhà nước sử dụng các công cụ và biện pháp can thiệp vào quá trình XK, giảm sức
cạnh tranh của hàng hóa XK, bảo vệ thị trường nội địa.
 Nhà nước thực hiện các biện pháp nâng đỡ các nàh kinh doanh trong nước có khả
năng cạnh tranh với các nhà kinh doanh nước ngoài và mở rộng XK ra thị trường TG.
• Nội dung của chính sách BHMD:
 Về mặt hàng : Nhà nước đưa ra danh mục hàng hóa ko cho phép NK or giới hạn số lượng
NK, qui định tỉ lệ nội địa nhằm ngăn cản sự cạnh tranh của hàng hóa NK trên thị trường nội địa.
 Về thị trường: Nhà nước cho phép or hạn chế các nhà kinh doanh nước ngoài kinh daonh
trên thị trường nội địa. Nhà nước thực hiện các biện pháp để nhà kinh doanh trong nước đối chọi
với thị trường thế giới khắc nghiệt.
 Nguyên tắc điều chỉnh TMQT có sự phân biệt đối xử giữa các nhà kinh doanh nước ngoài
với nhà kinh doanh trong nước, gây nên khó khăn cho các nàh kinh doanh nước ngoài.
• Ưu/ nhược điểm của chính sách BHMD:
 Ưu: - Giảm sức cạnh tranh của hàng NK.
- Bảo hộ các nhà sx và kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường nội

địa.
- Giúp cho các nhà XK tăng sức canh tranh thâm nhập thị trường nước ngoài.
- Sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của QG.
 Nhược:
- Làm tổn thương sự phát triển TMQT dẫn đến sự cô lập KT của QG, đi ngược với xu thế ngày nay
là toàn cầu hóa.
- Dẫn đến trì trệ, bảo thủ của các nhà kinh doanh nội địa, thiếu động lực thúc đẩy sự phát triển và
hoàn thiện KT trong nước.
- Làm thiệt cho người tiêu dùng trong nước, thị trường hàng hóa kém đa dạng về mẫu mã. Kiểu
dáng, chất lượng hàng hóa ít đc cải thiện.
Câu 27. Trình bày các công cụ của chính sách thương mại
Trả lời:
Trình bày các công cụ của chính sách thương mại: ( 3 ý lớn)
1. Thuế nhập khẩu:
_ Là khoản thuế chính phủ đánh vào hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu chủ yếu là nhằm bảo vệ
các nhà sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.
_ Thuế nhập khẩu làm tăng giá bán trong nước của hàng hoá nhập khẩu => gây thiệt hại cho người
tiêu dùng, làm giảm số lượng hàng hoá nhập khẩu.
_ Có 2 cách tính thuế nhập khẩu:
 thuế tính theo số lượng cụ thể ( khoản thuế cố định được đánh vào một
đơn vị hàng nhập khẩu). VD: 5USD cho việc nhập một chiếc đồng hồ, 20 cent cho 1 Kg rau,….
 thuế tính theo phần trăm giá trị( khoản thuế tình bằng % cố định của giá
trị hàng hóa nhập khẩu). VD: mức thuế mà chính phủ Việt Nam đánh thuế nhập khẩu ô tô là 200%
giá trị xe.
_ Các quốc gia thường có một biểu thuế, công bố mức thuế suất cho từng loại hàng hoá và dịch vụ
nhập khẩu cụ thể.
2. Hạn ngạch nhập khẩu:
_ Là những hạn chế về mặt lượng đối với hàng hoá nhập khẩu vào một quốc gia trong một khoảng
thời gian nhất định. Trong điều kiện thương mại tự do, mức hạn ngạch nhập khẩu được đưa ra thấp
hơn mức muốn nhập khẩu thì nó được gọi là hạn ngạch bắt buộc. Nếu mức hạn ngạch được quy

định bằng hoặc cao hơn mức muốn nhập khẩu thì nó được gọi là hạn ngạch không bắt buộc.
_ Có 2 loại hạn ngạch:
 Hạn ngạch tuyệt đối: hạn chế số lượng hàng nhập khẩu đến một mức cụ
thể trong một khoảng thời gian cụ thể.
 hạn ngạch thuế: cho phép một khối lượng hàng hoá nhất định được nhập
khẩu với mức thuế suất cắt giảm trong một thời hạn cụ thể. lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức
hạn ngạch sẽ phải nộp mức thuế bình thường.
3. các biện pháp khác: (5 biện pháp)
_ hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là biện pháp hạn chế do chính phủ đặt ra đối với số lượng hàng hoá
có thể xuất khẩu ra khỏi quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Biện pháp này thường nảy sinh khi
các ngành công nghiệp cạnh tranh đòi hỏi sự bảo hộ trước sự gia tăng đột biến của hàng hoá nhập
khẩu.
_ Thuế xuất khẩu: là khoản thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu. Thuế xuất khẩu cũng được tính theo
2 cách : thuế cụ thể và thuế phần trăm.
_ Trợ cấp xuất khẩu: là những khoản chính phủ cung cấp để khuyến khích xuất khẩu những mặt
hàng cụ thể. Thuế trợ cấp xuất khẩu cũng được tính theo 2 cách : cụ thể và phần trăm. Bằng cách
khuyến khích xuất khẩu, chính phủ sẽ giảm bớt lượng cung trong nước và giảm bớt gánh nặng phải
mua để cất trữ.
_ Biện pháp mở rộng xuất khẩu tự nguyện: đây là một thoả thuận tăng số lượng nhập khẩu một loại
hàng hoá cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
_ Chính sách mua hàng của chính phủ: quy định một tỷ lệ nhất định hàng hoá mà chính phủ mua
sắm phải là từ các nhà sản xuất trong nước chứ không phải nước ngoài. Khi chính phủ muốn áp
dụng chính sách bảo hộ, họ sẽ quy định tỷ lệ mua hàng của chính phủ từ các nhà sản xuất trong
nước rất cao. Ngược lại, với chính sách thương mại mở cửa, chính phủ sẽ không hạn chế tỷ lệ mua
hàng nhập khẩu. Ngoài ra chính phủ còn áp dụng một số công cụ khác như: tiêu chuẩn hàng hoá,
yêu cầu về hàm lượng nội địa, thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng,…
Câu 28. Các công cụ trong thương mại quốc tế
Câu 29. Thuế quan là gì;
Trả lời :
Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh

thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và
thuế xuất khẩu). Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để
đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Trái lại, ở nhiều nước phát triển người ta
không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất
khẩu. Vì vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu. Để
xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế
quan. Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan đánh
vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Biểu thuế quan có thể được xây
dựng dựa trên phương pháp tự định hoặc phương pháp thương lượng giữa các quốc gia. Có hai biểu
thuế quan là biểu thuế quan đơn và biểu thuế quan kép. Biểu thuế quan đơn là biểu thuế quan trong
đó chỉ quy định một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các nước không còn
áp dụng biểu thuế quan này. Biểu thuế quan kép là biểu thuế quan trong đó mỗi loại hàng hóa quy
định từ hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế
khác nhau.
Câu 30. Phân loại cách đánh thuế quan
Trả lời:
Thuế quan có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo phương pháp tính thuế, thuế quan
được chia thành thuế quan đặc định, thuế suất theo giá trị và thuế suất hỗn hợp. Thuế suất đặc định
là thuế tính trên một đơn vị hiện vật của hàng hóa, ví dụ thuế tính trên 1 tấn, 1 chiếc Thuế trị giá
là thuế đánh vào giá trị hàng hóa và được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa đó. Thuế
quan hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế đặc trưng và thuế suất theo giá trị. Theo mục đích đánh thuế,
thuế quan được phân chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính là
thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia. Thuế quan bảo hộ là thuế quan
nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Theo
mức thuế, thuế quan được chia ra mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu và mức thuế ưu đãi. Mức thuế
tối đa được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình
thường. Mức thuế tối thiểu được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ
bình thường. Mức thuế ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ các nước có thỏa thuận hợp
tác.
Câu 31. Các biện pháp phi thuế quan

Trả lời:
- Các biện pháp cấm : như là cấm vận toàn diện, cấm vận từng phần, cấm xuất khẩu hoặc
nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nào đó.
- Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu : là hạn ngạch về số lượng hoặc giá trị được phép xuất
khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kì nhất định(thường là 1 năm)
- Cấp giấy phép xuất nhập khẩu : có 2 loại
+ Giấy phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Giấy phép xuất nhập khẩu đối với một số loạị hang hóa hoặc phương thức nhập khẩu kinh doanh
nào đó.
- Các thủ tục hải quan : khi nó quá phức tạp, chậm chạp thì sẽ trở thành các rào cản, như là
quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng, quy định về cửa khẩu thông quan…
- Rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế : là các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật, các
quy định về phòng thí nghiệm và quy định về công nhận hợp chuẩn.
- Các biện pháp vệ sinh động thực vật : bao gồm tất cả luật, nghị định, quy định, yêu cầu,
và thủ tục, kể cả các tiêu chí sản phẩm cuối cùng, các quá trình và phương pháp sản xuất thử
nghiệm… lien quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm.Đây là một trong những loại rào cản phổ biến
nhất
hiện nay và mức độ của nó ngày càng tinh vi.
- Các quy định về thương mại dịch vụ : như quy định về thanh toán và kiểm soát ngoại tệ,
quy định về quảng cáo và xúc tiến thương mại… đều có thể trở thành rào cản trong
thương mại quốc tế nếu chúng không minh bạch và có sự phân biệt đối xử.
- Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại như lĩnh vực không hoặc chưa cho
phép đầu tư nước ngoài… nhằm phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh
nghiệp nước ngoài.
- Các quy định chuyên ngành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân
phối các sản phẩm được xác định trong các hiệp định của WTO như : Hiệp định nông nghiệp, Hiệp
định về hàng dệt may và may mặc… Các quy định về sở hữu trí tuệ : như là quy định về xuất xứ
hàng hóa, thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp…
- Các quy định về bảo vệ môi trường bao gồm :
+ Quy định về môi trường bên ngoài biên giới theo hiệp ước hoặc công ước quốc tế.

+ Quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia
+Quy định liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm
- Các rào cản về văn hóa : sự khác biệt về văn hóa và cách nhìn nhận, đánh giá về giá trị
đạo đức xã hội…
- Các rào cản địa phương : ở một số nước, luật lệ của Chính phủ trung ương cũng có sự
khác biệt so với các quy định mang tính địa phương
Câu 32. Thế nào là thương mại dịch vụ
Trả lời:
là hoạt động buôn bán, trao đổi các loại hàng hóa vô hình.
Câu 33. Tác động của thuế quan đối với người tiêu dùng
Trả lời: Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi vì mục đích của thuế
quan là :
- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có
trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới
mức giá chung của thị trường.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh
sòng phẳng trên thị trường quốc tế
Câu 34. Tác động của thuế quan đối với người sản xuất
Người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với
giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:
- Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số
lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số
lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở
mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này.
- Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến
mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất
thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người

tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải
trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Khoản
trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế
nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà
sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tuy
nhiên phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự
yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ
thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập
khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi.
Câu 35. Tác động của các biện pháp phi thuế quan đối với người tiêu dùng
Trả lời:
Câu 36. Tác động của các biện pháp phi thuế quan đối với người sản xuất
Câu 37. Tác động của các biện pháp thuế quan đối với nguồn thu ngân sách
Trả lời:
Tác động của thuế quan đối với nền kinh tế. Xét trên góc độ quốc gia đánh thuế thì thuế quan sẽ
mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế. Nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, thuế
quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế
giới. Nó làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia. Thuế quan có thể có những ảnh hưởng tiêu cực. Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của hàng hóa và do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ. Thuế quan cao
cũng sẽ kích thích tệ nạn buôn lậu. Thuế quan càng cao, buôn lậu càng phát triển. Thuế xuất khẩu
làm tăng giá hàng hóa trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị trường nội địa. Điều đó có
thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngoài do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế.
Đồng thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng và giảm giá thành. Tuy nhiên, nếu khả năng thay thế
thấp, thuế quan xuất khẩu sẽ không làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa xuất khẩu và vẫn mang lại
lợi ích đáng kể cho nước xuất khẩu. Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị
trường nội địa, đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. Thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng
giá hàng hóa, do vậy sẽ khuyến khích các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ làm
giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu có thể giúp cải thiện

thương mại của nước đánh thuế. Có thể có nhiều sản phẩm mà giá của chúng không tăng đáng kể
khi bị đánh thuế. Đối với loại hàng hóa này thuế quan có thể khuyến khích nhà sản xuất ở nước
ngoài giảm giá. Khi đó lợi nhuận sẽ được chuyển dịch một phần cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên,
để đạt được hiệu ứng đó, nước nhập khẩu phải là nước có khả năng chi phối đáng kể đối với cầu thế
giới của hàng hóa nhập khẩu.
Câu 38. So sánh tác động của hạn ngạch với thuế quan.
Trả lời:
Căn cứ tình hình cung cầu của 1 loại hg hoá mà ng ta khống chế mức xuất hoặc nhập khẩu hg hoá
đó trong 1 thời gian nhất định dưới hình thức cấp quota.
_ Quản lý xuất nhập khẩu dưới hình thức quota có những đặc điểm khác biệt như:
o Trong hạn ngạch khống chế mức tối đa lg hàng đc phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
o Trong hạn ngạch quy định thời hạn có hiệu lực : quý, năm, kỳ,…
o Trong hạn ngạch không quy định thị trg kinh doanh.
_ quota là hình thức điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu đối với những mặt hg quan trọng, mà kinh
doanh chúng ảnh hg đến hoạt động kinh tế quốc gia hoặc quốc tế.
_ Ngoài hạn ngạch quốc gia còn có các loại hạn ngạch cấp cho các hg hoá xuất - nhập khẩu được
hưởng chế độ thuế quan ưu đãi.
_ Hạn ngạch thuế quan : là hình thức phối hợp quản lý xuất-nhập khẩu bằng biện pháp thuế quan và
hạn ngạch. Tức là nếu xuất hoặc nhập khẩu trong hạn ngạch cho phép thì sẽ được hg mức thuế
quan thấp. còn nếu vươt quá hạn ngạch cho phép thì sẽ phải chịu mức thuế quan cao hơn => biện
pháp này giúp ngăn chặn những mặt hg nhập khẩu tràn lan, bảo vệ lợi ích ng tiêu dùng.
_ hạn ngạch dc xác định = mức chênh lệch dương giữa nhu cầu tiêu dùng và khối lg sx trg nc.
_ Ưu điểm của hạn ngạch so với thuế quan:
o Quota là công cụ quan trọng để can thiệp điều tiết khối lg hàng hóa xúât - nhập khẩu của
1 quốc gia. Thông qua hệ thống quota cho phép, Cp ước đoán tương đối chính xác khối lg hàng
xuất-nhập khẩu trg từng thời kỳ. Trong khi đó, thông qua thuế quan, CP ko thể dự báo đc khối lg
hàng hóa xuất nhập khẩu vì nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả của thị trg quốc tế.
o chủ động quản ly xuất-nhập khẩu = quota ở những mặt hg xuất khẩu chủ lực trên nhg thị
trg chính yếu cho phép Nhà nc quản lý tốc độ tăng trg xuất khẩu quá nóng dễ dẫn tới nhg biện pháp
: chống bán phá giá, biện pháp tự vệ,…của nước nhập khẩu.

_ hạn chế của hạn ngạch:
o Tính minh bạch ko cao so với biện pháp thuế quan ví tiêu chuẩn và mức độ cấp hạn
ngạch phụ thuộc nhiều vào cơ quanvà người phê duyệt quota.
o Áp dụng nhiều biện pháp này dễ nảy sinh tham nhũng, cửa quyền của các cơ quan quản
lý TM đối với các doanh nghiệp.
Câu 39. Phân tích tác động của các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (xuất khẩu)
Trả lời:
Rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế : là các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật, các quy định về
phòng thí nghiệm và quy định về công nhận hợp chuẩn.
Các biện pháp vệ sinh động thực vật : bao gồm tất cả luật, nghị định, quy định, yêu cầu, và thủ tục,
kể cả các tiêu chí
sản phẩm cuối cùng, các quá trình và phương pháp sản
xuất thử nghiệm… liên quan trực tiếp đến an toàn thực
phẩm.Đây là một trong những loại rào cản phổ biến nhất
hiện nay và mức độ của nó ngày càng tinh vi.
Câu 40. Thế nào là bán phá giá? Khi nào thì nước nhập khẩu được quyền áp đặt
thuế chống bán phá giá?
Trả lời:
1. Bán phá giá hàng hóa:
Là xuất khẩu hàng hóa theo giá cả thấp hơn giá cả sản xuất hoặc theo giá rẻ mạt. Đây là 1
trong những biểu hiện trực tiếp nhất của sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương.
Mục đích: Đánh bại đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa và đạt lợi nhuận tối đa.
Nguồn bù vào những tổn thất do bán phá giá là:
- Lợi nhuậ thu được do bán giá cao ở trong nước.
- Trợ cấp xuất khẩu của nhà nước.
- Lợi nhuận thu được sau khi chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
Điều kiện để bán phá giá là 1 loại mặt hàng hóa phải lũng đoạn được mặt hàng đó ở thị trường
trong nước để tránh sự nhập khẩu trở lại.
Điều kiện được áp thuế chống bán phá giá:

Quy chế của cộng đồng Châu Âu EC cho phép.
- Giá hàng hóa bán trên thị trường EC thấp hơn giá thị trường của nước sản xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa ngành sản xuất của EC như mất thị phần, viêc
làm.
Biện pháp này có thể sử dụng được với tư cách phản ứng ngắn hạn để đối phó với tình hình suy
thoái trong nước, nghĩa là sản lượng sản phẩm dư ra được bán tháo ở nước ngoài hay với tư cách là
chiến lược dài hạn thâm nhập thị trường xuất khẩu. Tuy thế, dù với mục đích nào thì hình thức này
cũng không công bằng và bị các hiệp định thương mại điều chỉnh.
Câu 41. Thế nào là phá giá tiền tệ, trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu?
Trả lời:
1. Phá giá tiền tệ:
Bán phá giá tiền tệ (Phá giá hối đoái) là việc xuất khẩu hàng hóa với giá bán thấp hơn giá của
đối thủ cạnh tranh do sử dụng lợi nhuận phụ thêm từ sự mất mát của đồng tiền (Sự đánh sụt giá trị
đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài).
Ban đầu, đồng tiền mất giá trong nước  phá giá đồng tiền truong nước với ngoại tệ, trong khi
đó, giá các nguyên liệu sản xuất, lao động vẫn giống như khi đồng tiền chưa mất giá… Sau khi xuất
khẩu, ngoại tệ thu được chuyển thành đồng nội địa theo giá mới  nhà xuất khẩu sẽ có lợi nhuận
để đẩy mạnh xuất khẩu, nhà xuất khẩu bán hàng của mình thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh.
Bán phá giá đưa lại một số lợi nhuận, cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu… Tuy
nhiên, xét 1 cách toàn diện đây là biện pháp bán tống bán tháo ra nước ngoài, làm mất thể diện
quốc gia và ảnh hưởng xấu đến uy tín nền kinh tế ấy.
2. Trợ cấp xuất khẩu:
Là những khoản chinh phủ cung cấp để khuyến khích việc xuất khẩu những mặt hàng cụ thể.
Mục đích là tăng thu nhập cho nhà xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu hàng
hóa.
Trợ cấp dưới nhiều hình thức: Tiến thưởng xuất khẩu, áp dụng tỷ giá khuyến khích ngoại tệ thu
được do xuất khẩu, dùng tiền nhà nước để giúp về kỹ thuật…
Nhóm mặt hàng thường được nhận trợ cấp xuất khẩu là các sảm phẩm nông nghiệp và bơ sữa.
Trong tình hình hiện nay, các hình thức trợ cấp xuất khẩu phần nào bị thu hẹp do các cam kết
giữa các nước trong hiệp định và tổ chức quốc tế.

3. Tín dụng xuất khẩu:
Nhà nước hoặc tư nhân dành cho nước ngoài những khoản tín dụng để mua hàng của nước
mình Nhà nước không chỉ trực tiếp can thiệp vào lĩnh vực tín dụng mà còn tạo điều kiện tín
dụng xuất khẩu ưu đãi so với những điều kiện tín dụng ở thị trường trong nước. Điều đó làm tăng
khả năng xuất khẩu.
Có các loại tín dụng xuất khẩu sau:
 Do người xuất khẩu trực tiếp cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài.
 Do một số cơ quan tín dụng trực tiếp cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài.
 Do chính phủ cấp cho nước ngoài
Câu 42. Tác động của vấn đề trợ cấp đối với thương mại thế giới
Trả lời:
Câu 43. Nội dung của sở hữu trí tuệ (TRIPs) (Sở hữu trí tuệ là gì?)
Trả lời:
Nội dung của sở hữu trí tuệ?
- Khái niệm: Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả
từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người.
- Đối tượng:
+Các phát minh sáng chế trong lĩnh vực chế tạo (Công ước Pari; Hiệp ước hợp tác về
phát minh sáng chế; Hiệp ước Buđapét);
+ Các giải pháp hữu ích như các thiết kế chức năng trong lĩnh vực chế tạo (Công ước
Pari);
+ Nhãn hiệu thương mại phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác
nhau (Công ước Pari; Hiệp định Mađrít; Hiệp ước về Luật nhãn hiệu thương mại);
+Thiết kế công nghiệp trong lĩnh vực may mặc, ô tô, điện tử (Hiệp ước Hague; Công
ước Pari; Hiệp định Lôcácnô);
+ Chỉ dẫn địa lý xác định nguồn gốc và đặc tính của các sản phẩm nông nghiệp như
rượu, bia (Hiệp định Lixbon; Hiệp định Mađrít về những chỉ dẫn giả);
+ Bản quyền và các quyền cận kề trong các lĩnh vực in ấn, giải trí, phần mềm, phát
thanh truyền hình (Công ước Bécnơ; Công ước Rôm; Công ước Giơnevơ; Công ước
Brucxen; Công ước chung về bản quyền);

+Các giống và sản phẩm cây con mới trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
(Liên hiệp Bảo hộ quốc tế đối với các loại cây trồng mới - UPOV);
+ Thiết kế mạch tích hợp trong công nghiệp vi điện tử (Hiệp ước Oasinhtơn);
+Bí mật thương mại.
Câu 44. Mối liên quan giữa sở hữu trí tuệ và thương mại
Câu 45. Tại sao vấn đề Sở hữu trí tuệ lại được đưa vào trong khuôn khổ của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO)
Câu 46. Tối huệ quốc là gì (Most Favored Nations)
Trả lời:
- Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự
đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước
thành viên khác.
- Nguyên tắc MFN trong GATT
i
1947 chỉ áp dụng đối với ‘hàng hoá’, trong WTO,
nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATS
ii
),
và sở hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS
iii
).
- Không có tính chất áp dụng tuyệt đối trong WTO, tức là các quốc gia có thể tuyên bố
từ bỏ MFN với một nước nào đó.
Vd: Mĩ k áp dụng MFN với Cuba.
Câu 47. Nội dung của nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
Trả lời:
Bên cạnh nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (tiếng Anh là
National Treament- viết tắt là NT) cũng là một nguyên tắc quan trọng bảo đảm “Thương mại không
phân biệt đối xử” của WTO.
Nguyên tắc đối xử quốc gia được hiểu là sự đối xử bình đẳng giữa các đối tượng trong nước với

các đối tượng tương tự của nước thành viên khác. Nguyên tắc đối xử quốc gia áp dụng trong
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
Trong thương mại hàng hóa, Điều 3 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) quy
định hàng nhập khẩu phải được đối xử bình đẳng với hàng nội địa. Nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ
được áp dụng sau khi hàng nhập khẩu đã thâm nhập vào thị trường; do vậy, việc đánh thuế nhập
khẩu không vi phạm nguyên tắc này.
Đối với thương mại dịch vụ, Điều 17 của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) quy định
đối với những ngành được ghi trong Danh mục cam kết, tùy thuộc vào các điều kiện và tiêu chuẩn
được quy định trong Danh mục đó, liên quan đến tất cả các biện pháp có tác động đến việc cung
cấp dịch vụ, mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ thành viên
nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ được thành viên đó dành cho dịch vụ và
người cung cấp dịch vụ của chính mình.
Câu 48. Tỷ giá có tác động như thế nào đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Trả lời:
Tỉ giá tăng (đồng nội tệ mất giá) sẽ
+ Kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu→cán cân thanh toán thặng dư.
VD: Bt 1$=19000VND
Sau, 1$= 20000VND→nội tệ của VN mất giá
→H của VN trở nên rẻ hơn ở Mĩ, H của Mĩ trở nên đắt hơn ở VN.
+ Giá nguyên liệu đầu qui ra đồng nội tệ tăng, trong khi giá thành sản phẩm không đc
tăng do đã có những giao kết thương mại trước đó bởi vậy đối với những mặt hàng
XK có tỉ lệ nội hàm thấp sẽ không có lợi nhiều, thậm chí có thể gây khó khăn cho các
DN XK chúng.
VD: Vn nhập khẩu 80% nguyên liệu đầu vào.
-Tỉ giá giảm (đồng nội tệ đc định giá cao): ngược laịi với TH trên.
Câu 49. GNP là gì
Trả lời:
là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường (tính bằng tiền) của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng do một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
So sánh GNP và GDP:

- GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
do một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
- GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trên phạm vi một quốc gia trong một thời kỳ nhất định
Câu 50. Trình bày về GDP
Trả lời:
GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường (tính bằng tiền) của tất cả hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trên phạm vi một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1
năm):
- Giá thị trường biểu thị số tiền mà mọi người sẵn sàng chi trả cho các hàng hóa khác
nhau, nên nó phản ánh giá trị của các hàng hóa này.
- Chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
- GDP bao gồm tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại.
+- Việc bán một chiếc xe hơi mới sx của công ty FORD đóng góp 1 phần vào GDP.
+ Khi bác Mít bán xe máy cũ cho bác Na thì lại không được tính trong GDP.
- GDP tính toán giá tri sản xuất trong phạm vi địa lý của một quốc gia.
Công dân VN làm việc tại Mỹ thì thu nhập của anh ta không được tính vào GDP của VN.
- GDP tính toán giá tri sản xuất trong phạm vi địa lý của một quốc gia.
- Công dân VN làm việc tại Mỹ thì thu nhập của anh ta không được tính vào GDP của VN.
Hạch toán thu nhập quốc dân:
Theo hai phương pháp: theo luồng chi tiêu và luồng thu nhập
+ mô hình hai khu vực: GDP= C+I= w+ I + r + p
+ mô hình ba khu vực: GDP= C+I + G
+ mô hình bốn khu vực: GDP= C + I + G + X - M= W + i + r + p +Te + D
• X: Xuất khẩu
• M: Nhập khẩu
• NX = X – M = Xuất khẩu ròng
• Te: Thuế gián thu
• D: Hao mòn tài sản cố định
- GDP danh nghĩa và GDP thực tế:

Câu 51, 52. Tổng cung là gì? Những nhân tố tác động đến tổng cung
Trả lời:
A, Tổng cung của một nền ktế: là mức sản lượng mà các DN trong nước sẵn sàng và có
khả năng sx và cung ứng tại mỗi mức giá trong một thời gian nhất định.
B, Những nhân tố tác động đến tổng cung:
1.Tổng cung ngắn hạn (đường tổng cung thoải ở mức sản lượng thấp và rất dốc ở mức sản
lượng vượt quá mức tự nhiên):
- Giá cả ở một số thị trường chưa kịp điều chỉnh để cân bằng thị trường→thông tin mọi
người tiếp nhận chưa hoàn hảo→tổng cung phụ thuộc vào mức giá chung.
- Nguyên nhân:
a, Lí thuyết tiền lương cứng nhắc:
DN thường trả lương cho CN theo một giá cố định trong hợp đồng, tức là khi giá H,
dịch vụ giảm DN sẽ phải cắt bớt nhân công, sản lượng sx giảm→cung giảm.
b, Lí thuyết giá cả cứng nhắc:
Một số thị trường tự do giá cả ling hoạt, một số thị trường có t/c độc quyền, giá cả
đc niêm yết→khi giá tăng, giá đc niêm yết trở nên rẻ tương đối→cầu với những H
này tăng→tăng sx các H này→tổng cung tăng.
c, Lí thuyết nhận thức sai lầm:
CN nhận thức sai lầm rằng tiền lương thực tế tăng khi tiền lương danh nghĩa tăng
trong khi giá cả cũng tăng lên tương ứng→tăng cung lao động→sản lượng tăng→tổng
cung tăng.
2.Tổng cung dài hạn ( đường tổng cung thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng)
- Giá cả đc điều chỉnh đủ mạnh để cân bằng các thị trường→tổng cung không phụ thuộc
vào mức giá chung.
- Chỉ phụ thuộc vào các nhân tố sx: tư bản, lao động, tài nguyên thiên nhiên và trình độ
của nền ktế. Cụ thể là bất kì nhân tố nào nói trên khi thay đổi theo chiều hướng suy
giảm cũng sẽ làm cho tổng cung giảm theo và ngược lại.
Các lí thuyết trong TH tổng cung ngắn hạn không còn đúng trong TH tổng cung dài hạn
nữa.
Câu 53, 54:

Tổng cầu là gì? Những nhân tố tác động đến tổng cầu?
A, Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân ktế sẵn sàng và có khả năng
mua tại mỗi mức giá.
B, Những nhân tố tác động đến tổng cầu:
1.Mức giá:tỉ lệ nghịch với tổng cầu. Giả sử mức giá giảm:
- Lượng tiền bạn có trỏ nên có giá hơn→mua đc nhiều H, dvụ hơn→cầu mua sắm
tăng _Hiệu ứng của cải.

×