Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 8 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.83 KB, 9 trang )

Chương 8:
Sơn hai thành phần đóng rắn
hóa học
Nhóm thứ ba của sơn là loại sơn hai thành phần đóng rắn hóa
học, những lọai này được sản xuất ra bao gồm hai thùng riêng biệt
- một thùng chứa đựng phần A – là sơn gốc và thùng kia là phần B
– chất đóng rắn. Phải luôn ghi nhớ rằng nếu chỉ sử dụng một thùng
s
ẽ không bao giờ có được một màng sơn chấp nhận được. Nếu chỉ
sơn bằng phần A tr
ên bề mặt thì kết quả sẽ là một màng dính xốp
không có bất kì tính chất bảo vệ nào.
M
ỗi thành phần chứa đựng nhiều phân tử phản ứng có kích cỡ
tương đối nhỏ trung b
ình nhưng là những loại khác nhau.
Nếu để riêng rẽ thì những phân tử phản ứng này có thể được
giữ trong khoảng thời gian không hạn chế, nhưng nếu pha trộn vào
v
ới nhau chúng sẽ bắt đầu phản ứng hóa học với nhau và tạo thành
các phân t
ử ngày càng lớn, những phân tử này hình thành chất tạo
màng trong màng sơn.
Có nhiều hợp phần khác nhau để các nhà nghiên cứu sơn có
thể chế tạo loại sơn hai thành phần đóng rắn hóa học.
Tính năng của các lọai sơn có thể biến đổi tron
g một giới hạn
rất rộng, có những loại sơn bền vững với hóa chất, bền với tia cực
tím và bến với mài mòn cũng như tính dẻo và loại sơn không chứa
dung môi.
Để đạt được những lợi điểm lớn nhất từ phản ứng đóng rắn


hóa học, điều quan trọng là các thành phần phải được pha trộn kỹ
với nhau với tỉ lệ chính xác trước khi sơn.
3.2.3 Vai trò và tác dụng của sơn
Hiện nay sơn đóng vai trò rất quan trọng. Với điều kiện khí
hậu nhiệt đới của nước ta thì sơn có tác dụng chống rỉ, bảo vệ các
thiết bị, máy móc.
+ Sơn có
tác dụng cách ly kim loại với môi trường, không cho
kim loại tác dụng trực tiếp với môi trường nên các phản ứng hóa
học ăn mòn không xảy ra.
+ Sơn chống vi sinh vật không bám v
ào kim loại.
+ Sơn chống bám bẩn.
+ Sơn dùng để trang trí.
Sơn có tác dụng đặc
biệt như: Sơn chịu nhiệt, Sơn cách điện,
Sơn chịu axit, Sơn chịu xăng dầu…
3.2.4 Một số loại sơn thường dùng ở nhà máy sửa chữa tàu
bi
ển HVS
Có rất nhiều hãng sơn mời chào được sử dụng tại nhà máy.
Tuy nhiên ch
ỉ có một vài hãng chính thức được sử dụng. Đó là các
hãng sơn Sigma, Jotun, Internation, Hempel, Chogoku, KCC.
Tất cả các hãng sơn đều có những loại sơn đặc trưng như nhau.
Tuy nhiên, cũng có một vài hãng có những loại sơn đặc biệt với
công thức và thành phần hóa học hơn hẳn những loại sơn của hãng
khác.
Vi
ệc sử dụng và chon lựa sơn của hãng nào tùy thuộc vào

nhi
ều yếu tố. Thông thường, khi một con tàu có yêu cầu được sơn
thì loại sơn được sử dụng sẽ có sự đồng thuận giữa hai bên là nhà
máy và ch
ủ tàu. Hoặc nhà máy sẽ cung cấp sơn hoặc là sơn do chủ
tàu đề xuất.
Việc lựa chọn loại sơn sử dụng cũng phụ thuộc vào các yếu tố,
sau đó là đến chất lượng sơn và giá thành sơn. Trong đó yếu tố
quan trọng nhất là giá thành của sơn vì giá thành phản ánh đến chất
lượng của sơn.
* Đặc tính kỹ thuật – sử dụng của một số loại sơn
Hiện nay có rất nhiều loại sơn được dùng để sơn các loại tàu,
tuy nhiên
ở đề tài này chỉ nêu ra một số loại sơn hay dùng và một
số đặc tính kỹ thuật của chúng.
Sơn 830 (sơn chống rỉ)
+ Có màu bạc, thành phần có bột nhôm.
+ Có tính chống rỉ lâu dài.
+ Màng sơn có khả năng cách ly hoàn toàn với môi trường
ngoài: không khí, nước mặn…
+ Được dùng làm sơn lót.
+ Có khả năng chống đỡ với bất kỳ thời tiết nào.
+ S
ức bền tốt và dai, có khả năng bám lâu trên mặt tôn.
+ Sơn chóng khô, khi sơn phủ lên bề mặt tôn không còn lỗ
trống nào thì nước không ngấm qua được.
Sơn 831 (sơn chống rỉ)
+ Có khả năng đặc biệt là không thấm nước, Có sức đề kháng
axit và muối.
+ Trong sơn có thành phần bột ph

òng rỉ.
+ Khi sơn khô màng sơn không bị ảnh hưởng của khí hậu v
à
th
ời tiết thay đổi.
+ Chịu đựng được sức đập của nước lúc tàu chạy.
+ Không bị bong nứt, nếu như các yêu cầu kỹ thuật tiến hành
đảm bảo.
Sơn 826 (sơn chống hà)
+ Là lo
ại sơn hai thành phần.
+Thích hợp với thời tiết và điều kiện bên ngoài, gặp nắng sẽ
co lại, gặp mưa sẽ giản ra, nó chịu đựng được thời tiết ẩm ướt và
khô ráo.
+ Ch
ịu đựng được sự va đập của sóng gió, cọ sát của vỏ tàu,
sơn không bị bong ra, bóng đẹp và bền.
+ Rất chóng khô, rất thích hợp cho việc quét lớn khi tàu nằm
đợi th
ành phần chủ yếu của sơn 826 là Phenonanđehit hỗn hợp với
bột sơn.
Sơn Acrylic
Là loại sơn hiên đại
+ Sơn một thành phần, khô vật lý
+ Không phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Bám dính tốt vào những loại sơn thông thường ( cao su clo
hóa, vinyl )
+ Tính ch
ất khô tốt
+ Bền với nước, độ ẩm và cơ học tốt.

Sơn Alkyd
Alkyd có thể được coi là những loại dầu được biến tính hóa
học
+ Chúng khô do ôxy hóa
+ Chúng khô nhanh hơn là những loại sơn dầu cổ điển và bền
với nước, mài mòn tốt hơn.
+ Mức độ khô và đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Có thể pha loãng bởi xăng pha sơn.
+ Có thể bị bong ra khi sơn phủ lên màng sơn Alkyd đã đóng
rắn hoàn toàn và bóng
+ Độ bền với hóa chất và dung môi mạnh không cao.
+ Sơn Alkyd thấm ướt tốt l
ên bề mặt cần sơn và không xử lý
bề mặt một cách đặc biệt( dùng bàn chải sắt là đủ )
+ Sơn Alkyd có thể d
ùng cho những vùng đặc biệt như
boong, mớn nước thay đổi và kết cấu thượng tầng cũng như sơn
cho động cơ.
+ Dễ sử dụng- không được sơn quá dày.
+ Dùng để sơn lên những vùng trên mặt nước ( phụ thuộc vào
lo
ại Alkyd sử dụng).
Sơn Bitum (sơn chống rỉ)
Là loại sơn thông thường.
+ Khô vật lý.
+ Mức độ khô phụ thuộc nhiều vào thông gió hơn là nhiệt độ.
+ Hàm lượng chất rắn tương đối cao.
+ Dễ dàng sơn phủ lên lớp sơn này.
+ Không có nguy cơ bị bong giữa các lớp khi sơn lên bề mặt
sạch và khô.

+ B
ền với nước và độ ẩm.
+ Thường không d
ùng hệ sơn khác ( ngoài sơn chống hà )
ph
ủ lên lớp sơn này vì có nguy cơ là nhựa đường thẩm thấu vào
l
ớp sơn mới.
+ Có tính chất thấm ướt bề mặt cần sơn.
+ Không đ
òi hỏi xử lý bề mặt một cách đặc biệt.
+ Áp dụng như sau: Là sơn chống rỉ dưới nước ( có chứa bột
nhôm ) là sơn chống rỉ cho hầm ballast v
à hầm xích neo…
Sơn cao su clo hóa
+ Sơn một thành phần, khô vật lý.
+ Khô nhanh.
+ M
ức độ khô phụ thuộc vào thông gió hơn là nhiệt độ.
+ Cần có chất pha loãng đặc biệt. Đặc biệt chú ý khi sơn phủ
lên hệ sơn khác vì có chứa dung môi nên khả năng bóc lớp sơn cũ
ra.
+ Hàm lượng chất rắn tương đối thấp.
+ Dễ sơn phủ lại.
+ không bị bong giữa các lớp kế tiếp nhau.
+ Cần có xử lý bề mặt tốt.
+ Rất bền với nước và chịu đựng được nhiều loại hóa chất.
+ Ít bền với dầu và dung môi bị hòa tan.
Sơn Vinyl
+ Sơn một thành phần, khô vật lý.

+ Khô nhanh.
+ Độ khô phụ thuộc vào thông gió hơn là vào nhiệt độ.
+ Cần có dung môi đặc biệt.
+ Đặc biệt chú ý tới khi sơn phủ l
ên các hệ khác vì có nguy cơ
lớp cũ bị bóc ra.
+ Hàm lượng chất rắn thấp.
+ Rất dễ sơn phủ lại.
+ Không bị bong ra giữa các lớp kế tiếp nhau.
+ Cần có xử lý bề mặt tốt, nên thổi sạch.
+ Độ bền có giới hạn với dầu v
à dung môi.
+ N
ếu trong quá trình sơn bề mặt cần sơn bị ẩm thì màng sơn
sẽ bị bong ra (làm giảm độ bám dính )
Sơn Vinyl – Nhựa đường than đá
+ Dung môi là sự kết hợp giữa dung môi của nhựa và nhựa
than đá.
+ Sơn một th
ành phần, khô vật lý.
+ Khô nhanh.
+ M
ức độ khô phụ thuộc vào thông gió hơn là nhiệt độ.
+ Đ
òi hỏi dung môi đặc biệt.
+ Đặc biệt chú ý khi sơn phủ đ
è lên hệ sơn khác vì có nguy
cơ bị bóc ra.
+ Hàm lượng chất rắn thấp.
+ Dễ sơn phủ lại.

+ Không bị bong ra giữa các lớp kế tiếp nhau.
+ Cần chuẩn bị bề mặt tốt nhưng không tới mức quá tốt như
đối với sơn chỉ có nhựa vinyl nguy
ên chất. Nên thổi sạch.
+ Bền với nước.
+ Bền với va chạm cơ học.
+ Bền với dầu thô tốt.
Sơn Polyurethane 2 thành phần
Là sơn hai thành phần gồm sơn gốc và chất rắn ( phần A và
B ).
+ Đóng rắn hóa học.
+ Mức độ đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Đ
òi hỏi dung môi đặc biệt.
+ Đặc biệt chú ý khi sơn phủ đè lên hệ sơn khác vì có nguy cơ
lớp cũ bị bóc ra.
+ Hàm lượng chất rắn thấp.
+ Dễ sơn phủ lại.
+ Không bị bong ra giữa các lớp kế tiếp nhau.
+ Đ
òi hỏi chuẩn bị bề mặt thật tốt ( thổi sạch ).
+ Bền với thời tiết. Giữ được độ bóng.
+ Bền với va chạm cơ học cực kỳ tốt.
+ Bền với hóa chất và dung môi.
+ Không b
ị ngã màu vàng.
+ Dùng cho nh
ững công trình đặc biệt ở những nơi đòi hỏi độ
bền màu tốt.

×