Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

huong dan viet luan van cuoi khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.92 KB, 3 trang )

Trao đổi khoa học: Để có Tiểu luận xử lý tình h u ống tốt
Hình thức viết tiểu luận xử lý tình huống hành chính được coi là cách học
tích cực, đúng với nguyên lý của giáo dục: học tập đi đôi với thực hành.
Hiện nay chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước
ngạch chuyên viên của Học Viện Hành chính quốc gia cũng yêu cầu học
viên viết tiểu luận cuối khoá theo cách thức này.
Trong bài diễn văn khai mạc lớp lý luận khoá 1 Trường Nguyễn Ai Quốc vào ngày
7 tháng 9 năm 1957 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:“ Các đồng chí cần nhận
thức sự quan trọng của học tập lý luận để hăng hái học tập, đồng thời trong khi
học tập phải đem những điều học được để phân tích và giải quyết các vấn đề thực
tế trong công tác, trong tư tưởng của bản thân mình và của Đảng, có như thế
việc học tập của các đồng chí mới thu được kết quả tốt “.
Trong bối cảnh đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên thì yêu cầu đổi mới
cách thức đánh giá kết quả học tập của học viên là cần thiết và khoa học. Học
viên của Trường Cán bộ phần lớn là cán bộ công chức nhà nước – những người
luôn phải vận dụng mọi kiến thức để giải quyết các vụ việc phát sinh trong họat
động quản lý, vì vậy phát huy tính chủ động sáng tạo của người học tại lớp chưa
đủ, mà còn cần đánh giá việc họ sử dụng kiến thức đã học qua các bài tập ở nhà
hoặc viết tiểu luận.
Qua những khoá đã làm tiểu luận, mặc dù nhiều học viên đã nhờ giảng viên đọc
và sửa cụ thể nhưng vẫn có khoảng 15% bài không đạt yêu cầu, chúng tôi thấy
cần trao đổi một số vấn đề dưới đây.
Yêu cầu của tiểu luận xử lý tình huống hành chính:
Khác với cách viết tiểu luận theo chủ đề trước đây, tiểu luận theo tình huống yêu
cầu người viết phải tự đặt ra hoặc tìm trong thực tế một tình huống hành chính.
Nội dung tiểu luận gồm sáu phần trình bày theo thứ tự đã được qui định. Thứ
nhất, mô tả tình huống.Tình huống hành chính phải là một sự việc, một vụ việc
xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan hành chính nhà nước. Sự việc hoặc vụ việc này sẽ được giải quyết bằng thủ
tục hành chính căn cứ vào văn bản do cơ quan hành chính ban hành. Thứ hai, xác
định mục tiêu xử lý tình huống, nghĩa là học viên phải xác định các đích cuối cùng


mà khi xử lý xong tình huống này phải đạt được. Thứ ba, phân tích nguyên nhân,
hậu quả, phải chỉ ra những lý do làm phát sinh vụ việc này từ nhiều khía cạch
khác nhau như thiếu sót trong công tác quản lý hành chính nhà nước, văn bản
pháp luật bất cập, sự sa sút đạo đức của cán bộ công chức, hiểu biết pháp luật
của nhân dân còn kém… Thứ tư, xây dựng và lựa chọn phương án xử lý tình
huống, học viên phải tự mình đưa ra ít nhất hai phương án giải quyết tình huống,
sau đó đưa ra nhận xét mặt mạnh, mặt yếu của từng phương án đề làm cơ sở lựa
chọn phương án giải quyết. Thứ năm, lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
đã lựa chọn, trong phần này học viên cần lập biểu đồ công việc để cơ quan hành
chính nhà nước và bên có liên quan biết để chủ động thực hiện. Cuối cùng, kết
luận và kiến nghị, học viên phải đưa ra những ý kiến kết luận của mình sau khi
xử lý tình huống , đồng thời đề xuất với các cấp cơ quan hành chính nhà nước
những biện pháp, giải pháp nhằm khắc phục các tình huống tương tự.
Những trở ngại của học viên khi viết tiểu luận:
Tâm lý người học xưa nay chỉ thích đến lớp ngồi chăm chú nghe giảng rồi học bài
để làm bài thi tại lớp theo kiểu trả bài, nên khi yêu cầu tư duy, sáng tạo đã gặp
rất nhiều trở ngại.
Trở ngại trước nhất là tâm lý. Nghe nói phải viết tiểu luận là nản chí và lập tức
xuất hiện “một trăm lẻ một” điều khó khăn. Vì vậy nhiều học viên không chuẩn bị
ngay sau khi được hướng dẫn mà thường tới khi sắp hết hạn mới bắt đầu thực
hiện. Vội vàng, ít đầu tư suy nghĩ nên nhiều học viên chỉ đạt điểm trung bình.
Vượt qua trở ngại này sẽ giúp học viên vững tin hơn ở bản thân mình, cẩn thận từ
việc tìm kiếm, lựa chọn tình huống và chủ động nên dễ được điểm cao. Những
học viên đang công tác ở cơ quan hành chính nhà nước thường nhanh hiểu yêu
cầu và thực hiện tương đối tốt nên tiểu luận đều đạt điểm giỏi.
Trở ngại tiếp theo, nhiều học viên thuần tuý làm nghiệp vụ, chuyên môn như tin
học, kế toán… chưa bao giờ xử lý vụ việc hành chính nên không hiểu tình huống
hành chính là gì, vì vậy bị nhầm lẫn sang mô tả tình hình hoạt động của ngành
hoặc địa phương.
Một khó khăn nữa, trong thực tế khi xử lý vụ việc nào đó sau khi đọc hồ sơ cán

bộ công chức thường chỉ suy nghĩ ngay cách giải quyết, ít khi phân tích, tìm kiếm
nguyên nhân dẫn đến sự việc nên có việc không tìm được nguồn gốc vấn đề để
giải quyết, đưa ra kết luận hoặc hướng giải quyết không đúng với thực tế làm cho
tình trạng khiếu nại kéo dài. Do vậy khi viết tiểu luận có yêu cầu phân tích
nguyên nhân, hậu quả của vụ việc thì lúng túng không biết cách phân tích, không
biết dựa vào đâu để làm cơ sở phân tích.
Nghiên cứu qui định của Nhà nước để đưa ra phương án xử lý cũng là nội dung
nhiều học viên lúng túng. Thực tế khi xử lý sự việc chuyên viên chỉ đưa ra một
cách giải quyết, đặt người có thẩm quyền quyết định vào thế phải chấp nhận nếu
tin tưởng ở năng lực của cán bộ dưới quyền, mà không tạo cho nhà quản lý cơ hội
lựa chọn, cân nhắc trước khi quyết định.
Một số ít không vượt qua chính mình, không tự khẳng định mình hoặc thời điểm
viết tiểu luận thì bận nhiều công tác của cơ quan nên nhờ người khác làm dùm
hoặc sao chép lại của người khác. Khá nhiều tiểu luận bị phát hiện và không được
công nhận.
Để có một tiểu luận tốt:
Tìm tính huống hành chính ở đâu?
Tình huống hành chính xuất hiện rất nhiều trong đời sống xã hội qua mối quan hệ
giữa công dân, tổ chức với Nhà nước mà hàng ngày cơ quan hành chính phải xử
lý. Có thể tìm thấy qua báo chí, trong quan hệ gia đình, qua chuyện kể của bạn
bè… những tình huống loại này. Tình huống là sự việc được mô tả dưới hình thức
một câu chuyện viết theo lối kể chuyện hấp dẫn người đọc bằng những tình tiết,
với không gian, thời gian cụ thể, logic, chặt chẽ. Tuy là tình huống hành chính
nhưng không bắt buộc phải dùng văn phong hành chính khô khan, cứng nhắc,
nên dùng ngôn ngữ văn học để lôi cuốn người đọc như khi được đọc một chuyện
ngắn. Cuối câu chuyện phải được “mở”, câu chuyện chưa có hồi kết để cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Phân tích nguyên nhân và hậu quả như thế nào?
Nguyên nhân cần phân tích là nguyên nhân dẫn đến tình huống hành chính đã
được mô tả. Bởi trong thực tế nếu Nhà nước ra quyết định chính xác, kịp thời, cán

bộ công chức làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, không gây phiền hà, không
làm sai lệch hồ sơ liên quan, nếu mọi người dân đều ý thức được việc làm của
mình, không vi phạm pháp luật thì rất ít tình huống hành chính xảy ra, nhất là
các tình huống có khiếu nại. Đó chính là nguyên nhân của tình huống. Nhưng khi
phân tích nguyên nhân phải trên cơ sở qui định của pháp luật có chứng minh
bằng văn bản cụ thể, không theo ý chí chủ quan của người giải quyết.
Hậu quả của tình huống là tất cả những thiệt hại về vật chất, tinh thần của Nhà
nước, xã hội hoặc cá nhân có thể nhìn thấy được từ nhiều góc độ như uy tín của
Nhà nước, tinh thần pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích của nhân dân…
Xây dựng các phương án xử lý.
Sau khi hiểu rõ yêu cầu của tình huống và chỉ ra những nguyên nhân gây ra sự
việc người viết phải đưa ra ít nhất hai cách giải quyết phù hợp với qui định của
pháp luật. Các phương án giải quyết phải căn cứ vào văn bản pháp luật hiện hành
được trích dẫn vào tiểu luận để minh chứng cho lập luận của người viết. Sau mỗi
phương án phải có nhận xét điểm ưu, điểm nhược nếu thực hiện phương án. Kết
thúc phần này là ý kiến của người viết sẽ lựa chọn phương án có nhiều ưu điểm
để thực hiện.
Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn:
Ta thử tưởng tượng, tình huống đã có cơ quan có thẩm quyền ra quyết định và có
hiệu lực thi hành, công việc tiếp theo là làm cho quyết định đó trở thành hiện
thực. Muốn vậy phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ ra những công việc cần làm,
thời gian bắt đầu và kết thúc, nhân lực, tài lực, vật lực cần có để thực hiện. Trong
thực tế công việc này thường là nhiệm vụ của chính quyền cơ sở, hoặc cơ quan
chuyên môn có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thực hiện.
Phần kết luận và kiến nghị học viên cần tóm tắt lại quá trình xử lý tình huống, từ
đó đưa ra những đề xuất cụ thể đối với từng cấp hành chính, từng cơ quan
chuyên môn hoặc với người dân nhằm mục đích hạn chế không để các tình huống
tương tự xảy ra.
Tóm lại, tiểu luận theo kiểu mô tả và xử lý tình huống hành chính là một tác
phẩm sáng tạo của học viên, trong đó người viết phải lần lượt đóng nhiều vai

khác nhau, đưa mình nhập vai vào nhân vật trong từng giai đoạn, từng công việc
để thấy rõ từng vấn đề đồng thời đòi hỏi học viên phải tìm kiếm văn bản pháp
luật, nghiên cứu để có cơ sở giải quyết đúng đắn tình huống. Viết tiểu luận loại
này sẽ là cơ hội rèn luyện để nâng cao kỹ năng xử lý tình huống hành chính cho
đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.
Lý Thị Như Hoà
Trưởng khoa Khoa Quản lý Hành Chính Trường CB TP.HCM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×