Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.39 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG








HƯỚNG DẪN
VIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Sử dụng cho: Học viên Cao học và Chuyên khoa I














Phòng Đào tạo Sau đại học
Năm 2006

- 2 -



A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ
LUẬN VĂN
Báo cáo nghiên cứu, đặc biệt là luận văn tốt nghiệp Cao học hay Chuyên
khoa I YTCC là một sản phẩm đầu ra cơ bản của một công trình nghiên cứu khoa
học hoàn chỉnh, và cũng là cơ sở để đồng nghiệp, các nhà khoa học khác, và giảng
viên nhà trường đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu của tác giả, công nhận
sự thành công của chương trình đào tạo, dẫn tới công nhận thành quả của h
ọc viên,
cho phép tốt nghiệp.

Báo cáo nghiên cứu/luận văn bao gồm các phần chính có cấu trúc như sau:

(lưu ý: đánh số các phần sau đây chỉ mang tính chất liệt kê, cấu trúc đánh số cần
tuân theo hướng dẫn cụ thể và ví dụ ở phần sau, các đề mục được trình bày trên
nền mầu xám để làm nổi bật, trong báo cáo thực tế không cần trang trí như vậy)
1. Trang bìa cứng:
- Tên Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế
- Tên trường Đại học Y tế Công c
ộng
- Họ và tên học viên
- Tên đề tài: Phải ngắn gọn, cụ thể, nêu lên được nghiên cứu cái gì, ở đâu, khi nào?
Thường không quá 30 từ
- Dưới tên đề tài, ghi “Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng” và Mã số chuyên ngành
đào tạo: 60.72.76 – (chỉ cần thiết với luận văn tốt nghiệp Cao học).
(xem ví dụ trình bày chi tiết ở phần sau).
2. Trang trong bìa: tương tự như bìa ngoài, nhưng có thêm họ và tên người hướ
ng
dẫn khoa học, nếu có hơn một người, ghi tất cả những người đồng hướng dẫn
(ghi rõ học hàm học vị, ví dụ: GS. TS. Nguyễn Văn A)

3. Lời cảm ơn (gọn trong 1 trang, không bắt buộc phải có)
4. Trang danh mục các chữ, ký hiệu viết tắt (cần xếp theo vần ABC)
5. Trang mục lục (có thể tách riêng mục lục và danh mục các bảng, các biểu
đồ
/ đồ thị)
6. Tóm tắt đề tài nghiên cứu:

- 3 -
Ngắn gọn trong 1 trang, bao gồm: lý do tiến hành nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
và/hoặc mục tiêu, phương pháp nghiên cứu (tóm lược về đối tượng, địa điểm, thời
gian, cách thu thập thông tin), các kết quả và phát hiện chính của nghiên cứu, các
kết luận chính và khuyến nghị (nếu có).
Các phần nêu trên được đánh số trang theo kiểu chữ số La Mã: i, ii, iii, sau đó, bắt
đầu vào các phần tiếp theo đây (kể từ “Đặt vấn
đề” sẽ bắt đầu đánh số trang theo
chữ số Ả rập: 1, 2, 3, …).

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đây là phần đầu tiên, nêu lên thông tin chung liên quan tới vấn đề nghiên
cứu, và đặc biệt là tính cấp thiết tại sao phải tiến hành nghiên cứu này. Phần này có
thể trình bày theo dàn ý sau đây (không cần đánh số tiểu mục):
1. Trình bầy các thông tin, số liệu về vấn đề sức khoẻ/liên quan sức khoẻ cần giải
quyết. Thông thường các thông tin sắp xếp theo thứ tự: tình hình thế giới, Việt
Nam, tỉ
nh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu.
2. Đề cập các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo, phương pháp, kết quả,
hạn chế (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại) – những nội
dung này lưu ý chỉ rất tóm lược, vì phần tổng quan nghiên cứu ở phía sau sẽ đi vào
chi tiết.
3. Nêu rõ nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì.

4. Sơ đồ cây vấn
đề và/hoặc khung lý thuyết: Chủ đề nghiên cứu là trung tâm, nêu
đầy đủ các yếu tố liên quan, tác động. Cây vấn đề phải phản ánh vấn đề nghiên cứu
thực tế của đề tài này chứ không phải là cây vấn đề lý thuyết chung chung. Lưu ý:
trong trường hợp đề tài không bao phủ hết các nội dung chủ đề trong cây vấn đề mà
chỉ khu trú vào một / một số phần thì cũng cần nêu rõ điều đó. Khi trình bày khung
lý thuyế
t mới, tác giả cần nêu rõ cơ sở hình thành. Lưu ý: tác giả cũng có thể trình
bày cây vấn đề vào phần phụ lục, cuối báo cáo.
Khi viết trích dẫn tài liệu tham khảo, cần viết theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài
liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12], khi cần có thể ghi cả số
trang của tài liệu tham khảo, ví dụ [12, tr.125-132]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ
nhiề
u nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng
ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong luận văn nghiên cứu sinh)

- 4 -
Mục tiêu nghiên cứu: (gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể - trong một số đề
tài, có thể không có mục tiêu chung, nhưng bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể, viết
gọn trong 1 trang riêng). Lưu ý rằng bên cạnh mục tiêu nghiên cứu, tác giả cũng có
thể trình bày thêm câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu (chẳng hạn với các
nghiên cứu bệnh-chứng).
- Viết mục tiêu cụ thể phải đảm b
ảo: đặc thù, đo lường được. Mục tiêu dùng động từ
hành động, chỉ rõ nghiên cứu định làm gì, ở đâu, thời gian nào.
- Mục tiêu phải đánh theo số thứ tự chứ không gạch đầu dòng, ví dụ về cách trình
bày trang mục tiêu như sau (những phần trong dấu ngoặc vuông sẽ là các câu chữ
cụ thể):


MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng hành vi nguy cơ [tùy chủ đề nghiên cứu] và các yếu tố liên
quan ở [tùy đối tượng] tại [tùy địa điểm nghiên cứu] năm [tùy thời gian cụ thể],
trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp với đối tượng nhằm góp
phần [tùy đề tài].

2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mô tả hành vi nguy cơ [tùy chủ đề nghiên cứu]
2.2. Mô tả và phân tích một số yếu tố liên quan tới hành vi nguy cơ [tùy chủ đề
nghiên cứu]

- 5 -

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Đây là chương đầu tiên, ngay sau phần mục tiêu của đề tài, cung cấp những
tư liệu nền, cho người đọc biết vấn đề tác giả quan tâm (và những vấn đề chuyên
ngành có liên quan) đã được những tác giả trước đó nghiên cứu và phân tích như thế
nào (cả quốc tế và trong nước).
Có thể trình bầy các thông tin, số liệu về vấn đề nghiên cứu, cũng như những
ki
ến thức lý thuyết kinh điển xoay quanh vấn đề này. Ví dụ: nếu là đề tài nghiên
cứu tập trung giải quyết vấn đề phòng chống HIV/AIDS, phần tổng quan lý thuyết
cần mô tả một cách rất cơ bản (nhưng ngắn gọn) về lịch sử đại dịch HIV/AIDS trên
thế giới, cấu trúc sinh học của HIV, và các đặc điểm bệnh học của HIV/AIDS, dịch
tễ học của bệnh, v.v.. Thông thường trình tự thể hiện các thông tin đi từ t
ổng quát
tới cụ thể, từ rộng đến hẹp: tình hình thế giới, Việt Nam, tỉnh/ thành phố, địa

phương nơi tiến hành nghiên cứu.
Sau những kiến thức nền rất cơ bản về chủ đề, tác giả có thể liệt kê các kết
quả nghiên cứu trước đó, các công trình khoa học hay dự án, giải pháp cán thiệp,
chiến lược, đường lối, chủ trương thông qua các khung pháp lý, v.v. (điều này tùy
thuộc chủ đề nghiên cứu).
Nên chia phần tổng quan thành các phần nhỏ, đánh số thành từng tiểu mục
chi tiết. Cách cấu trúc các phần là hoàn toàn tùy thuộc vào chủ đề nghiên cứu và tác
giả. Các phần này sẽ lần lượt đề cập các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được
tiến hành xoay quanh chủ đề này, phương pháp tiến hành, những kết quả và phát
hiện chính của tác giả đi trước, những ưu nhược đ
iểm của những đề tài đó (nêu rõ
những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại).
Thông thường, nên bám sát mục tiêu nghiên cứu để viết phần tổng quan.
Chẳng hạn, nếu mục tiêu có tìm hiểu tỷ lệ nhiễm bệnh, nhất thiết vấn đề tỷ lệ nhiễm
ở các quần thể khác nhau, ở các nghiên cứu trước cần được liệt kê. Nếu mục tiêu có
đề cậ
p tới việc tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của đối tượng, thì phần
tổng quan cần chỉ ra KAP đã được nghiên cứu ra sao ở các đề tài trước đây, kết quả
chính là gì, v.v.
Nếu đề tài có những khái niệm, định nghĩa chưa phải là phổ biến, tác giả cần
mô tả chúng trong phần tổng quan, chỉ rõ các đề tài trước đây đã sử dụng khái niệm,

- 6 -
định nghĩa nào, định nghĩa nào là chuẩn mực (ví dụ theo khuyến cáo của Tổ chức Y
tế thế giới, theo qui định ban hành của Bộ Y tế, v.v.)
Ngoài ra, những khung lý thuyết giúp giải quyết vấn đề cũng cần được đề
cập trong phần này, đặc biệt là khi chủ đề đã được nhiều tác giả trước đó tìm tòi
khám phá. Khung lý thuyết trình bày ở đây mang tính chất cung cấp thông tin nền
cho người
đọc, tác giả cũng nên đưa ra nhận định của mình về những lý thuyết,

những kết quả của các nghiên cứu trước, và nhất là phương pháp luận. Những
khung lý thuyết chỉ ra ở đây không nhất thiết
sẽ là khung chung cho cả đề tài này,
tác giả có toàn quyền xây dựng và đề xuất những mô hình lý thuyết mới (đã trình
bày ở trên, trong phần đặt vấn đề).
Tất cả các thông tin trích dẫn trong tổng quan cần được chú giải rõ nguồn tài
liệu tham khảo (đã giới thiệu ở trên). Cuối phần tổng quan nên có một đoạn kết,
trong đó tác giả thể hiện tầm nhìn của mình về vấn đề nghiên cứ
u, các khía cạnh đã
được các tác giả khác đề cập.


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phần này áp dụng cho cả thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Xác định rõ đối tượng của đề tài nghiên cứu, tiêu chuẩn
lựa chọn, tiêu chuẩn không lựa chọn
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nêu cụ thể thời gian từ tháng năm bắt đầu
đến tháng năm kết thúc. Địa điểm bao gồm tên đơn vị, xã/phường, quận/huyện tỉnh,
thành phố, bệnh viện, trường học, v.v.
2.3. Thiết kế nghiên cứ
u: Chỉ rõ đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,
định tính, hay cả hai, hay sử dụng số liệu thứ cấp, nghiên cứu bệnh chứng, mô tả hay
phân tích, điều tra đánh giá, v.v.
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Trình bày phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn, hay mẫu ngẫu nhiên hệ thống, mẫu cụm, mẫu phân tầng, chọn mẫu
một giai đoạn hay nhiều giai
đoạn v.v. Cần nêu rõ các tính toán cỡ mẫu cần thiết đã


- 7 -
tiến hành trong đề tài. Mô tả chi tiết cách thức chọn mẫu, đặc biệt, nếu mẫu được
lựa chọn qua nhiều giai đoạn, từng giai đoạn phải được mô tả cụ thể.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu: mô tả riêng cho phần định tính và định lượng, ví
dụ: phỏng vấn hay tự điền, quan sát, thảo luận nhóm, sử dụng hồ sơ/báo cáo/tài liệu
có s
ẵn (lập bảng sẵn để điền số liệu tổng hợp vào), v.v. Điều tra viên, giám sát viên
là những ai. Tác giả cũng nên trình bày cả qui trình đảm bảo và kiểm soát chất
lượng số liệu trong nghiên cứu.
2.6. Xử lý và phân tích số liệu:
Trình bày những nguyên tắc chung sử dụng trong đề tài này. Mô tả qui trình làm
sạch số liệu như thế nào, sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu, phân tích số li
ệu.
2.7. Các biến số nghiên cứu và các khái niệm, thước đo, hay tiêu chuẩn đánh giá:
Trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục tiêu cụ thể, tên biến số,
định nghĩa biến, phân loại, phương pháp thu thập. Đối chiếu với mục tiêu để đảm
bảo đủ các biến số đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Các biến số sẽ là căn cứ để
phát triển các phiế
u hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích số liệu.
Với các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá hay danh mục các biến số chính,
tác giả có thể đưa vào những định nghĩa, khái niệm quan trọng sử dụng trong nghiên
cứu. Chẳng hạn, các mục kiến thức, thái độ, thực hành về một chủ đề nào đó cần
được mô tả cụ thể ở đây. Định nghĩa kiế
n thức hay thực hành thế nào là “đạt”,
“không đạt”, v.v. Tác giả cũng có thể mô tả các thủ thuật y sinh học dùng trong khi
thu thập số liệu, phác đồ điều trị, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, v.v. Đặc biệt, trong các
thiết kế nghiên cứu phân tích như nghiên cứu bệnh-chứng, tác giả cần mô tả chi tiết
các tiêu chí lựa chọn “Bệnh” và “Chứng” như thế nào, v.v.
Tác giả cũng có thể đưa ra một bả

ng danh mục biến số, định nghĩa, phân loại biến,
v.v. cách thức thu thập số liệu.
2.8. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu: Nêu ngắn gọn hình thức thông qua qui trình
xét duyệt về mặt đạo đức y sinh học của đề tài, nơi cấp quyết định thông qua. Nêu
những điểm chính về những yếu tố cần lưu ý về mặt đạo đức nghiên cứu của đề tài.

- 8 -

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trình bày các kết quả nghiên cứu đã đạt được theo từng mục tiêu. Có thể
chia thành các phần riêng trong chương kết quả, bám sát vào các chủ đề nghiên cứu
đã đề cập trong mục tiêu và phương pháp. Các bảng số liệu nên được xen kẽ vào
phần chữ viết, lần lượt theo nội dung kết quả. Các số liệu có thể được trình bày dưới
dạng bảng hoặc biểu đồ / đồ
thị, hình vẽ hay tranh, sơ đồ minh họa, nhưng không
nên trình bày cùng một nội dung số liệu dưới cả hai hình thức (bảng và đồ thị). Các
bảng nhất thiết phải có tiêu đề và được đánh số lần lượt theo thứ tự xuất hiện, tiêu
đề nằm ở phía trên bảng. Tương tự, các biểu đồ, đồ thị cũng có tên và được đánh số.
Tên của biểu đồ, đồ thị
, hình vẽ nằm ở phía dưới của biểu đồ, đồ thị, hay hình vẽ.
Những kết quả của các kiểm định thống kê sử dụng trong khi phân tích số
liệu cần được nêu rõ trong phần kết quả. Ví dụ, các bảng thể hiện mối tương quan
giữa hai biến số rời rạc cần có giá trị kiểm định và giá trị p, chú thích đó được trình
bày ở bên dưới của bả
ng (ví dụ giá trị Khi bình phương và giá trị p). Nhìn chung,
các bảng nên có chú thích về cỡ mẫu trong phân tích, viết dưới dạng: (n=…), nhất là
các bảng thể hiện tần số, tần suất, tỷ lệ. Các bảng nên thống nhất về hình thức trình
bày, các kẻ khung, đường viền, v.v.

Với các phân tích thống kê phức tạp, chẳng hạn thống kê hồi qui logic, bảng trình
bày kết quả có thể lược bớt những chi tiết trong kiểm định, chỉ
trình bày những
thông số chính. Ví dụ về một bảng kết quả mô hình hồi qui logic được trình bày
dưới đây.

×