Chương 3: Chế tạo dưỡng mẫu
Tất cả các kích thước cũng như hình dáng chi tiết sau khi được
phóng mẫu hoăc khai triển trong nhà phóng mẫu cổ điển (tỷ lệ 1:1)
được đưa sử dụng vạch dấu tr
ên nguyên vật liệu, gia công chi tiết,
lắp đặp và kiểm tra các chi tiết vv…bằng hình thức dưỡng mẫu.
Tuỳ thuộc vào hình dạng dưỡng mẫu người ta phân ra.
- Dưỡng đo chiều dài.
-
Dưỡng phẳng.
- Dưỡng khung.
- Mẫu.
Các phương pháp lập dưỡng mẫu phải đảm bảo độ chính xác
đồng thời trên dưỡng mẫu phải có đầy đủ thông tin sao cho có
cùng lượng thông tin tr
ên bản vẽ. Do đó trên mỗi dưỡng mẫu phải
có thông tin về các mặt sau:
Vị trí đường lý thuyết và đường kiểm tra.
Hình dáng mép và lượng dư nguyên liệu.
Cách gia công mép.
Vị trí các lỗ khoét.
Cách gia công lỗ.
Đường uốn.
Vị trí và phương pháp ghép nối với các chi tiết khác.
Số bản vẽ và vị trí chi tiết trên thân tàu.
V
ật liệu làm dưỡng thường dùng nhất là gỗ. Ngoài ra đối với
những kích thước quá dài có thể dùng thước cuộn, đối với các kích
thước ngắn có thể d
ùng các loại thước kẻ bằng gỗ hoặc kim loại.
Ngày nay nhiều nơi đã bắt đầu dùng chất dẻo làm dưỡng mẫu.
1.2.4 Chế tạo chi tiết
1. Phân công nhóm công nghệ.
Các chi tiết kết cấu thân tàu có nhiều hình dạng phức tạp kích
thước khác nhau. Do đó để gia công một chi tiết, nguy
ên liệu phải
qua nhiều nguyên công khác nhau của dây chuyền công nghệ. Để
có thể tổ chức quá trình gia công một cách hợp lý, các chi tiết kết
cấu phân ra thành các nhóm công nghệ.
Trong một nhóm công nghệ gia công bao gồm các chi tiết kết
cấu thân tàu có quy trình gia công như nhau hoặc gần giống nhau
và được thực hiện tr
ên cùng một loại máy móc, thiết bị.
2. Vạch dấu trên nguyên vật liệu
Mục đích của công tác vạch dấu lên nguyên vật liệu là
chuy
ển tất cả những số liệu cần thiết cho gia công, chế tạo các
phân đoạn tổng đoạn hoặc lắp ráp chi tiết kết cấu tr
ên thiết bị hạ
thủy.
Cơ sở để tiến hành vạch dấu là các số liệu, dưỡng mẫu, bản
vẽ từ nhà phóng mẫu cung cấp tùy thuộc vào quá trình chế tạo thân
tàu thủy, có các nhóm vạch dấu sau
Vạch dấu cho gia công các chi tiết.
Vạch dấu cho việc chế tạo các phân đoạn và tổng đoạn.
Vạch dấu trên thiết bị hạ thủy.
3. Cắt kim loại
Trong gia công chế tạo chi tiết thân tàu thường sử dụng hai
phương pháp cắt kim loại cơ bản : cắt hơi và cắt cơ khí. Tuỳ thuộc
vào quy cách và hình dạng của chi tiết cần cắt mà chọn phương
pháp cắt cho phù hợp và thuận tiện nhất
Trong công nghiệp đóng tàu thuỷ máy cắt cơ khí thông dụng
nhất là:
Máy cắt dao ngắn.
Máy cắt dao dài.
Máy cắt một bánh lăn.
Máy cắt hai bánh lăn.
Máy cắt hơi có hai loại: tự động và bán tự động. Máy cắt hơi
bán tự động là loại máy cắt hơi trong đó chuyển dịch của mỏ cắt
được tự động hoá nhờ động cơ điện, c
òn đầu cắt điều chỉnh bằng
tay. Máy cắt bán tự động được đặt trực tiếp trên bề mặt của tấm
kim loại cần cắt hoặc trên những đường ray di động được. Nhược
điểm của loại máy n
ày khi cắt đường cong thường phải thay đổi
hướng bằng tay. Máy cắt hơi tự động là những máy cắt trong đó
dịch chuyển của mỏ cắt cũng như việc điều khiển đều tiến hành
b
ằng máy. Máy cắt tự động có loại có thể di động được, chuyên
dùng để cắt vật liệu dài và rộng, loại cố định chuyên cắt những chi
tiết nhỏ.
4. Công nghệ uốn
Một bộ phận lớn các chi tiết kết cấu thân tàu thủy đòi hỏi
phải xử lý uốn trước khi lắp ghép thành phân đoạn, tổng đoạn hoặc
trực tiếp lên thân tàu.
Hình d
ạng cong của các tấm vỏ tàu có thể chia thành nhiều
nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của quá trình
công ngh
ệ. Bên cạnh những dạng cong cơ bản nhiều khi trên thân
tàu còn g
ặp những tấm có mép gấp để tăng độ cứng vững hoặc
trong kết cấu tán đinh cần hạ mép tấm v v…
Nguyên công này ngoài việc thực hiện uốn trên các máy uốn
hiện đại người ta còn thực hiện bằng phương pháp thủ công bằng
phương pháp nung nóng cục bộ.
5. Chế tạo cụm chi tiết
Chi tiết là bộ phận kết cấu không thể phân chia được, thường
được chế tạo bằng cách gia công các tấm hoặc thép h
ình bằng đột,
dập, cắt v v…
Cụm chi tiết là một bộ phận của phân đoạn hoặc kết cấu của
thân tàu được lắp ráp từ hai hay nhiều chi tiết ri
êng biệt. Tùy thuộc
vào đặc điểm kết cấu, đặc tính công nghệ cụm chi tiết còn có thể
phân thành các nhóm khác nhau
Vi
ệc chế tạo cụm chi tiết bao gồm các bước cơ bản sau
Căn chỉnh các chi tiết với nhau và ép giữ chúng.
Hàn đính các chi tiết và cân chỉnh kiểm tra vị trí lắp đặp.
Hàn.
Kiểm tra hình dáng, mối hàn và nắn phẳng nếu cần.
Việc lắp ráp các chi tiết với nhau được tiến hành trên nhiều
thiết bị chuyên dùng khác nhau.
Quy trình chế tạo cụm chi tiết tấm
Cụm chi tiết tấm được chế tạo bằng cách lắp ghép nhiều tấm
riêng biêt với nhau. Quá trình chế tạo có thể tiến hành trên diện
tích phẳng (đối với cụm chi tiết tấm phẳng hoặc cong ít ) hoặc trên
các b
ệ lắp ráp chuyên dùng đối với cụm chi tiết có độ cong tương
đối lớn hoặc h
ình dạng phức tạp.
Quá trình trình chế tạo cụm chi tiết tấm bao gồm những nguyên
công cơ bản sau:
Kiểm ra đồng bộ của nguyên liệu đưa từ kho chi tiết tới, sau
đó đặt tất cả các tấm theo đúng vị trí tr
ên bản vẽ đã quy định trên
v
ị trí lắp ráp.
Rà khớp các mép tấm với nhau và hàn đính.
Hàn các mối nối đấu đầu.
Cẩu lật (nếu yêu cầu ).
Dũi chân hàn ở mặt sau và hàn ( nếu cần ).
Kiểm tra và nắn phẳng.