Sự hình thành và phát triển của xã hội phong
kiến ở châu âu
(Thời sơ-trung kì trung đại)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh cần nắmđược:
Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu.Hiểu được khái niệm “lãnh địa
phong kiến”,đặc trưng của kinh tế lãnh địa phong kiến.Biết được nguyên
nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền KT lãnh
địa và nền KT trong thành thị trung đại.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh ảnh, kỹ năng so sánh, xác
định vị trí các quốc gia phong kiến châu Âu trên bản đồ.
3. Thái độ: Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:(Từ
chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.Từ đó HS thấy được trách nhiệm
của chúng ta phải làm gì.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa,bản đồ các quốc gia phong kiến, tranh
phô tô h1,h2 (trang4,5)
2. Học sinh: Sách giáo khoa,vở ghi,bút.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học:
1. ổn định tổ chức lớp: (… phút)
Lớp7A:…32/29 Vắng: T Truyền, Âu Minh, Xuân( Ko phép)
Lớp7B:……………………………
Lớp7C:……Thị, Thành Ko Phép
2. Kiểm tra bài cũ: (……phút)
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
*Hoạt động 1: (……phút) Tìm hiểu sự hình thành
XH phong kiến ở châu Âu.
GV: Dùng bản đồ giới thiệu một số nước của quốc
gia cổ đại để HS thấy được sự hình thành của các
quốc gia đó.
HS : Đọc mục 1 SGK (trang3)
GV:Vào thời gian nào thì người Giéc-man xâm lược
đế quốc Rô-ma?
HS : Trả lời cá nhân
GV: Giảng và sơ kết( người Giéc-man là các bộ tộc
ở phía bắc đế quốc Rô- ma. Trước đó họ bị đế quốc
1.Sự hình thành xã hội phong
kiến ở châu Âu.
Cuối TK V người Giéc- man tiêu
diệt các quốc gia cổ đại.
Rô- ma thống trị )
GV: Tại sao họ lại thôn tính đế quốc Rô- ma?
HS : (Vì bị suy yếu từ thế kỷ II)
GV: Theo em quá trình xâm lược diễn ra ntn?
HS :( Nhanh chóng tiêu diệt nhà nước Rô- ma)
GV: ở mỗi vương quốc người Giéc- man đã làm gì?
HS : Suy nghĩ trả lời cá nhân
GV:(Họ chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô, phong
tước vị cho nhau).
GV: Xã hội lúc này có những giai cấp nào?
HS : (Chủ nô,nông nô)
* Thảo luận nhóm: (….phút) nhóm ngẫu nhiên.
GV: Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô ở châu Âu
ntn?
- HS thảo luận
- Cá nhân trình bày
- Bạn khác nhận xét bổ sung
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức và chuyển ý.
* Hoạt động 2: (……phút) Tìm hiểu lãnh địa
phong kiến.
- Chia rẽ đế quốc Rô- ma thành
nhiều vương quốc.
- Xã hội hình thành hai giai cấp(
Chủ nô và nông nô)
- Nông nô phụ thuộc vào lãnh
chúa =>XHPK hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến
HS : Đọc mục 2 SGK (trang3,4)
GV: Thế nào là lãnh địa phong kiến?
HS : Trả lời khái niệm
GV: Hướng dẫn trả lời và sơ kết.(“Lãnh địa”là vùng
đất do quý tộc phong kiến chiếm được,”lãnh chúa”
là người đứng đầu lãnh địa)
GV:Treo tranh lên bảng cho HS quan sát
GV: Em hãy mô tả và nhận xét về lãnh địa phong
kiến qua bức tranh trên?
HS : Trình bày theo suy nghĩ của mình, bạn khác
nhận xét
GV: (Là nơi ở của lãnh chúa có lâu đài nguy nga
lộng lẫy, nhà thờ như một nước thu nhỏ. Điều đó nó
thể hiện sự bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô).
GV: Hãy cho biết sự khác nhau về đời sống, sinh
hoạt của lãnh địa và nông nô ở chỗ nào?
HS : Trao đổi ý kiến và trả lời
GV: (Lãnh chúa sung sướng, giàu có.nông nô nghèo
khổ)
GVg: Đặc điểm chính của nền KT lãnh địa phong
- Khái niệm: Lãnh địa là vùng đất
do quý tộc phong kiến chiếm
được:
- Đời sống trong lãnh địa:
+ Lãnh chúa: Xa hoa,đầy đủ.
+ Nông nô: Đói nghèo,khổ cực =>
chống lãnh chúa.
kiến là nền KT tư cấp tự túc, không trao đổi với bên
ngoài.
GV: Phân biệt sự khác nhau giữa XH Cổ đại và
XHPK?
HS : (XH cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là
công cụ biết nói. XHPK gồm lãnh chúa và nông nô,
nông nô phải nôp thuế ,tô cho lãnh chúa).
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự xuất hiện của thành thị
trung đại
GV: Đặc điểm của” thành thị” là gì?
HS : Trả lời cá nhân
GV: (Nơi giao lưu, buôn bán, tập chung đông dân
cư…).
GV: Thành thị xuất hiện như thế nào?
HS : Đọc bài và trả lời theo sách giáo khoa.
GV: Sơ kết nội dung và chuẩn kiến thức
GV: Treo tranh hình 2 đã phô tô lên bảng
GV: Em có nhận xét gì về hội chợ ở Đức thông qua
bức hình trên?
3. Sự xuất hiện của thành thị
trung đại.
* Nguyên nhân
- Cuối thế kỷ XI, sản xuất phát
triển,hàng hoá thừa được đưa ra
bán => thị trấn ra đời =>thành thị
trung đại xuất hiện.
HS : ( Chợ có nhiều hàng bán, có nhà xây,đường
phố tấp nập )
GV: Những ai sống trong thành thị? Họ làm gì để
sống?
HS( Gồm thợ thủ công và thương nhân).
GV: Thành thị ra đời có ý nghĩa gì?
HS : Suy nghĩ trả lời cá nhân
GV: Sơ kết nội dung.
* Tổ chức:
- Thành thi : Có phố xá,nhà cửa
-Tầng lớp: Thị dân.(Thợ thủ
công,dhương nhân).
* Vai trò: Thúc đẩy sư phát triển
của XHPK.
4. Củng cố: (….phút).
Em hãy so sánh thành thị trung đại với thành thi ngày nay có điểm gì
giống và khác nhau?
Chúng ta phải làm gì với tình hình phát triển hiện nay?
5. Hướng học bài ở nhà: (… phút).
Học bài và chuẩn bị bài sau.