Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tham luan ve DMPPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.03 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO S¥n §éNG
TRƯỜNG PTCS H÷u S¶n
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Năm học 2009-2010 là năm học với chủ đề “ Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng
giáo dục”.Một trong những nội dung trọng tâm theo yêu cầu đổi mới quản lý đó là
đổi mới cách chỉ đạo đối với công tác dạy- học, về chủ trương, phương pháp, hình
thức tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng trong các nhà trường.
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỔI MỚI PPDH:
Trong những năm qua, công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp đã được các trường
quan tâm, đã trở thành chủ đề “ nóng” trong các hội nghị, các cuộc họp, cụm từ “
đổi mới PPDH” đã trở nên rất quen thuộc và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và
hầu như các chuyên đề, SKKN, Giải pháp hữu ích đều hướng tới đổi mới phương
pháp. Chính vì vậy việc đổi mới PPDH đã trở thành một phong trào khá rầm rộ
trong các nhà trường. Từ phong trào này, các giờ dạy của giáo viên đã hiệu quả
hơn, học sinh đã được chủ động tích cực hơn trong học tập, giờ học đã trở nên sôi
nổi, hào hứng, sinh động, từ đó học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo trong học
tập, hiệu quả, chất lượng giáo dục đã được nâng lên. Nhiều trường, nhiều tổ
Chuyên môn và giáo viên đã có những sáng kiến hay để Các giờ học dể hiểu.
Tuy nhiên trong thực tế chúng tôi nhận thấy công tác chỉ đạo, thực hiện ĐMPPDH
còn rất nhiều vấn đề tồn tại như:
- Một số CBQL chưa nhận thức đầy đủ về bản chất của công tác này, vì thế
khi chỉ đạo chủ yếu chạy theo phong trào, ít chú ý đến hiệu quả cụ thể, việc
xây dựng các phương pháp, hình thức tiến hành, rút kinh nghiệm chưa chu
đáo, chưa phù hợp ở các tổ, nhóm chuyên môn.
- Về nhận thức: Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đúng đắn vấn đề, cho
rằng ĐMPPDH là GV sử dụng các phương pháp DH mới, loại bỏ hoàn toàn
PPDH truyền thống. Vì thế trong quá trình thực hiện lúng túng, thiếu nhuần
nhuyễn, khô cứng gò bó, thiên về biểu diễn hoặc ôm đồm quá tải.
- Công tác chỉ đạo ĐMPP chưa thể hiện tính sáng tạo, còn lối mòn, thậm chí


có lúc còn ngại khó khăn, chưa mạnh dạn áp dụng cái mới .
- Việc UDCNTT vào dạy học: soạn bài, lên tiết giáo án điện tử hiện nay đang
được áp dụng rất mạnh mẽ và trở thành PHONG TRÀO trong các trường,
được coi là điểm nhấn quan trọng trong ĐMPPDH. Tuy nhiên nếu không
quản lý, chỉ đạo tốt thì dẫn đến nhiều bất cập, hạn chế hiệu quả dạy học thấp.
VD: Soạn bài: GV có thể chép của nhau, chỉnh sửa thành của mình, ít
nghiên cứu, trăn trở về Ndung bài học, nều là GV mới ra trường sẽ dẫn đến
mai một kiến thức, PPDH sẽ gò bó, khô cứng ít sáng tạo…Việc sử dụng
Giáo án điện tử cũng vậy, nếu không nghiên cứu đầu tư kĩ thì giờ dạy chỉ
thay cho việc đọc chéo trên bảng thành đọc chép trên màn hình máy chiếu,
Hoặc lạm dụng, giờ học thành giờ biểu diễn các kĩ thuật CNTT.
- Khi việc kiểm tra đánh giá có những thay đổi ( từ trắc nghiệm sang tự luận)
Một trong nhưng tồn tại hiện nay nếu không bắt kịp ( Khi đi dự giờ nhiều
GV) Là : GV nặng về hình thức, biểu diễn hàng loạt các PP và cho rằng
mình đã làm tốt ĐMPPDH, thời gian dành cho khai thác kiến thức mới quá
nhiều, học sinh ít được luyện tập, thực hành, kĩ năng kĩ xảo của HS dễ bị GV
ít chú ý, chỉ tập trung các hình thức hoạt động trên bảng, các hđ thảo luận
nhóm, một vài em làm, các hS khác chủ yếu chép theo, từ đó đối tượng HS
yếu kem ít được quan tâm, kĩ năng giải quyết vấn đề của đa số HS hạn chế.
Hoặc rơi vào tình trạng: HS nói được, trình bày được bằng miệng nhưng khi
diễn giải từng bước theo đúng yêu cầu kĩ năng thì rất dễ sai sót. Nhất là các
môn hs làm bài với hình thức tự luận.
- Khâu kiểm tra đánh gíá có biểu hiện lối mòn, công tác chỉ đạo ra đề, tổ chức
kiểm tra đôi khi còn thiếu chặt chẽ, thiếu ổn định, có đề khó quá, có đề lại dễ
quá. Từ đó ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm tra đánh giá học sinh.
- Chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nặng về hành chính, chưa tập trung đi
sâu vào các hoạt động chuyên môn, tính sáng tạo, chủ động còn ít nên hiệu
quả đổi mới pp chưa cao….
-
II. GIẢI PHÁP:

Từ thực trạng trên cho chúng ta thấy công tác chỉ đạo ĐMPPDH đối với các
trường cần phải được hết sức coi trọng nều làm tốt sẽ là nút bấm để đưa chất
lượng giáo dục ác trường đi lên và ngược lại. Trên cơ sở thực tế đơn vị và tham
khảo ý kiến từ một số tường bạn, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như
sau:
- Trước hết, cần nâng cao nhận thức hơn nữa về tầm quan trọng của công tác
này , làm cho hiểu rõ bản chất của đổi mới pp là gì, và làm thế nào để
ĐMPP( kết hợp nhuần nhuyễn những PP khác nhau cả PP truyền thống và
các PP mới) Dù sử dụng PP nào cũng phải hướng tới mục tiêu HS hiểu bài,
HS phải được chủ động, tích cực tham gia, khai thác, thể hiện khả năng của
mình, HS được thực hành rèn luyện kĩ năng, cao hơn nữa là hiệu quả giờ
dạy, chất lượng giáo dục được nâng lên.
- Đối với công tác chỉ đạo từ BGH tới các tổ chuyên môn, GV: nắm chất
lượng tay nghề từng giáo viên, điểm mạnh, điểm yếu về PP từng người. Xd
kế hoạch bồi dưỡng. Cụ thể hóa công tác này bằng chủ trương, kế hoạch cụ
thể, tránh ôm đồm, dàn trải, mà cần có trọng tâm, trọng điểm theo từng môn
học , ở từng thời điểm khác nhau. BGH phải nhạy cảm, kịp thời nắm bắt
vấn đề nào là quan trọng, là yếu nhất để chỉ đạo các Tổ, GV tập trung đi sâu
thảo luận và đưa ra giải pháp. Việc ĐMPP ở từng bộ môn rất đa dạng, nên
tập trung để hướng các tổ lên các chuyên đề ĐMPP khác nhau, không lặp lại
giữa các năm học, chuyên đề tránh chung chung cần cụ thể vào các điểm
nóng của bộ môn cần giải quyết. Đa dạng hình thức tổ chức không gò bò
theo một khuôn mẫu( Báo cáo lý thuyết, lên tiết dạy, tỏng kết, Rút KN) có
những chuyên đề ĐMPP dười hình thức là một hoạt động câu lạc bộ, hoạt
động ngoại khóa, một hội thi…
- Có giải pháp chỉ đạo Gv khắc phục những tồn tại trong công tác soạn giảng
và sử dụng giáo án điện tử, không chạy theo phong trào, nắm bắt thực tế DH
GÁn Điện tử, có tổng kết rút KN( Tổ chức hội nghị). Tổ chức các lớp nâng
cao kĩ năng cho Gv
- Đổi mới tổ chức giờ dạy bằng cách kết hợp nhiều PPDH khác nhau theo

hướng đơn giản, gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ. Tránh nặng nề về lý thuyết, dành
nhiều thời gian để rèn luyện, thực hành cho HS, đặc biệt là học sinh yếu, HS
dân tộc( DH theo vùng miền).
- Đổi mới PP KT đánh giá HS: các môn ngữ văn, LS, Địa lý, GDCD theo
hướng tránh ghi nhớ máy móc, tăng cường các câu hỏi tự luận nhằm HS
được thể hiện tư duy, năng khiếu các nhân. . .cập nhật kịp thời hình thức ra
đề các môn từ Kt trắc nghiệm sang tự luận, Tăng cường rèn luyện kĩ năng
làm bài theo hình thức tự luận
- Có các hình thức khuyến khích khen thưởng GV có Skiến, kinh nghiệm hay
trong Sử dụng PPDh, nhân rộng điển hình, KK GV viết SKKN, GPHI tập
trung vào ĐMPPDH
- Chỉ đọa sinh hoạt tổ chuyên môn đi sâu vào thảo luận, thống nhất giải pháp
nâng cao chất lượng tay nghề Gv, nâng cao chất lượng DH.
- Có thể tổ chức dự giờ tập trung một tháng một lần: tổ chức góp ý, rút KN
III.KẾT LUẬN:
Việc ĐMPPDH là công tác thường xuyên, liên tục , bản chất của nó là luôn luôn
mới mẻ, cập nhật thường xuyên, kịp thời những thay đổi về chương trình, chủ
trương hay cơ chế từ đó bặt kịp và thực hiện có hiệu quả, mục tiêu là không ngừng
nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là công việc mà “ nói thì dễ nhưng làm thì
khó” Đòi hỏi mỗi CBQL, GV không ngừng trăn trở, sáng tạo , mạnh dạn áp dụng
trong thực tế. Ngoài sự cố gắng nỗ lực từ con người thì cần có sự hỗ trợ về CSVC
trang thiết bị. Đỏi hỏi mỗi nhà trường cần chủ động, sáng tạo, áp dụng phù hợp với
thực tế để từ đó khôn ngừng nâng cao chất lượng học sinh.
Hiệu Trưởng
Nguyễn Văn Thuật

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×