Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

ÔN TẬP KT CHO HS LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.54 KB, 51 trang )

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
MỤC LỤC
Phần một : ĐẶT VẤN ĐỀ trang 2
1. Lí do chọn đề tài trang 2
2. Mục đích nghiên cứu trang 3
3. Giới hạn nghiên cứu trang 3
4. Đối tượng và khách thể trang 3
5. Giải thuyết nghiên cứu trang 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu trang 3
7. Phương pháp nghiên cứu trang 4
8. Kế hoạch nghiên cứu trang 4
Phần hai : NỘI DUNG trang 5
1. Cơ sở lí luận trang 5
2. Cơ sở thực tiễn trang 5
3. Biện pháp giải quyết vấn đề trang 6
4. Kết quả thu được trang 44
Phần ba : KẾT LUẬN trang 46
1. Bài học kinh nghiệm trang 46
2. Những đề xuất trang 46
3. Lời kết trang 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 48
************************************
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 1
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
TÊN ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN
THỨC THEO CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG.
LỚP 5 - TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆN HƯNG B.
PHẦN MỘT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài


Ngày 05 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết
định số 16 / 2006 / QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông – cấp
Tiểu học, trong đó có Chuẩn kiến, thức kĩ năng của từng môn học. “Chuẩn kiến
thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học,
hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được…”.
Trong những năm học trước, vấn đề “Dạy học theo Chuẩn” chưa được áp
dụng một cách đồng bộ và triệt để, không ít giáo viên còn mơ hồ trong việc lựa
chọn và cung cấp kiến thức trọng tâm cho học sinh, họ lúng túng khi vận dụng
chương trình, sách giáo khoa để dạy cho các đối tượng học sinh khác nhau.
Khi dạy, việc xác định kiến thức trọng tâm - cơ bản của từng bài, từng
chương, từng môn học đã khó nhưng đến khi ôn tập, củng cố kiến thức giúp học
sinh chuẩn bị cho các lần kiểm tra định kì (KTĐK) lại càng khó khăn, phức tạp
hơn. Dạy học theo Chương trình Tiểu học mới, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh cũng cần đổi mới. “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh trước hết cần tập trung thực hiện thông qua việc tổ chức kiểm tra học kì ;
trong đó chú trọng đổi mới đề kiểm tra” (Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học – lớp 5,
Nhà xuất bản Giáo dục).
Trở lại vấn đề ôn tập, củng cố kiến thức giúp học sinh chuẩn bị cho các lần
kiểm tra định kì. Nội dung kiến thức thì nhiều, thời gian để giáo viên ôn tập, củng
cố kiến thức đã học cho học sinh lại hạn chế. Bên cạnh đó, đề KTĐK theo hướng
đổi mới lại bao gồm nhiều nội dung kiến thức, nhiều hình thức trắc nghiệm khách
quan khác nhau. Vì vậy, để việc ôn tập cho học sinh được thuận tiện, tiết kiệm thời
gian dạy – học, giúp học sinh làm quen với nhiều dạng đề KTĐK khác nhau đòi hỏi
phải có một tài liệu hướng dẫn ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng cho học sinh.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, bản thân ý thức được những khó khăn mà
giáo viên dạy lớp 5 gặp phải khi tiến hành ôn tập, củng cố kiến thức giúp học sinh
chuẩn bị cho các lần KTĐK. Trước đây, trong chương trình Cải cách Giáo dục, đề
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 2
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN

KTĐK chỉ có tự luận, nội dung kiến thức chỉ tập trung vào một số kiến thức cơ bản
nhất định, cuối năm lại có “Tài liệu ôn tập” nên giáo viên không mấy khó khăn khi
tổ chức ôn tập cho học sinh. Từ khi thực hiện “Dạy học theo Chương trình và sách
giáo khoa mới”, phần lớn giáo viên khối 5 đều thấy “để ôn tập kiến thức và chuẩn
bị cho học sinh KTĐK là việc làm không đơn giản”. Ai cũng đồng ý rằng, đối với
học sinh Tiểu học, việc ôn tập cho các em là hết sức quan trọng vì mặc dù đã được
học qua rồi nhưng do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, các em dễ quên, chưa có ý
thức tự khái quát các kiến thức đã học. Vậy làm thế nào để giúp giáo viên và học
sinh thuận tiện hơn trong việc ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng ? Câu hỏi đó đã in đậm trong tâm trí tôi từ lâu. Sau nhiều lần suy nghĩ, trao
đổi với đồng nghiệp, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “BIỆN PHÁP GIÚP
HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ
NĂNG”. (Dùng cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thiện Hưng B)
2. Mục đích nghiên cứu:
1. Tìm hiểu thực trạng về việc ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến
thức, kĩ năng cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp -
tỉnh Bình Phước. (năm học 2009-2010)
2. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh lớp 5 ôn
tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
3. Giới hạn nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp giúp học sinh lớp 5 ôn tập, củng cố
kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. (HKI năm học 2009-2010)
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng : Thực trạng ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ
năng ở lớp 5 ,Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước.
(năm học 2009-2010)
- Khách thể : Một số kinh nghiệm của các giáo viên trong trường nhằm giúp
học sinh ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu tất cả các lớp 5 trong huyện Bù Đốp có hoàn cảnh và thực trạng giống

như ở lớp 5 trường Tiểu học Thiện Hưng B áp dụng những kinh nghiệm mà đề tài
này nêu lên thì chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng lên rõ rệt.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định những nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 3
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
2. Tìm hiểu thực trạng việc ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức,
kĩ năng cho học sinh ở lớp 5, Trường tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2009-2010.
3. Đề xuất các biện pháp nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức theo
Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra .
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
8. Kế hoạch nghiên cứu:
Tháng 8/ 2009: Đăng kí đề tài, lập đề cương.
Tháng 9/ 2009: Điều tra thực trạng
Tháng 10-11 / 2009: Thu thập và xử lí các số liệu điều tra ; Thống kê phân tích các
số liệu.
Tháng 12 / 2009: Viết đề tài, báo cáo sơ bộ .
Đầu tháng 01 / 2010: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài.
************************************
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 4
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
PHẦN HAI
NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận:
Theo Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học
ở Tiểu học “Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức,
kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hoá ở các chủ đề của môn học theo từng lớp,
ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học… Chuẩn kiến thức, kĩ năng
là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở
từng môn học và hoạt động giáo dục đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của
Chương trình Tiểu học ; đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở
Tiểu học”.
Để thực hiện “Dạy học theo Chuẩn”, trong tình hình hiện nay, đòi hỏi người
giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
quá trình soạn giảng và ôn tập cho học sinh. Như chúng ta đã biết “Chuẩn kiến
thức, kĩ năng là cơ sở để biên soạn sách giáo khoa…” song với bộ sách giáo khoa
hiện nay thì vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, xa Chuẩn. Vấn đề này đã được nhiều cơ
quan báo, đài lên tiếng, chúng ta không phải bàn cãi. Nội dung cốt lõi mà chúng ta
cần khắc phục đó là : vẫn sử dụng bộ sách giáo khoa hiện hành nhưng phải dạy
theo đúng nội dung mà Chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu. Như đã nói ở phần trước,
vấn đề ôn tập, củng cố kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho học sinh là hết
sức quan trọng, nó góp phần tạo điều kiện cho học sinh hệ thống lại các kiến thức
trọng tâm đã học, tiết kiệm thời gian học tập, làm quen với các dạng bài KTĐK
theo quy định.
2. Cơ sở thực tiễn:
Kể từ khi thực hiện dạy – học theo sách giáo khoa mới, hầu hết giáo viên Tiểu
học đều rất quan tâm đến việc giúp học ôn tập, củng cố kiến thức, làm quen với các
dạng đề KTĐK theo hướng đổi mới (đặc biệt là giáo viên dạy lớp 5 – vì ở lớp 5,
nội dung kiến thức nhiều, tài liệu hướng dẫn ôn tập cuối năm thì không có, điểm
bài thi cuối năm là cơ sở để xét Hoàn thành Chương trình Tiểu học cho học sinh,
…).
Thực tế cho thấy, trong những năm đầu thay sách, tỉ lệ học sinh Hoàn thành

chương trình Tiểu học ở trường Tiểu học Thiện Hưng B là chưa được cao. Thống
kê kết quả cuối năm của hai năm học gần đây đã cho thấy điều đó. Xin dẫn ra sau
đây :
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 5
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
NĂM HỌC TSHS/NỮ
SỐ HS HTCTTH
SỐ HS PHẢI
K.TRA LẠI
GHI CHÚ
SL/NỮ % SL/NỮ %
2007-2008 65/29 53/24 81,5% 12/5 18,5%
2008-2009 70/38 65/35 92,9% 5/3 7,1%
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh dễ dàng ôn tập kiến
thức, làm quen với các dạng bài KTĐK, sau nhiều lần băn khoăn suy nghĩ tôi quyết
định chọn biện pháp giải quyết vấn đề như sau. (Bước đầu là trong HKI năm học
2009-2010)
3. Biện pháp giải quyết vấn đề:
Từ những băn khoăn ở các năm học trước, bước vào năm học này, dựa vào
các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và quy định “Dạy học theo
Chuẩn kiến thức, kĩ năng”, tôi tiến hành soạn các đề ôn tập kiến thức cho học sinh
theo từng thời điểm như sau :
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Phần Đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài : 30 phút.
Đề bài: Đọc thầm bài thơ sau: MẦM NON
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ

Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Như chỉ cội với cành …
Một chú thỏ phóng nhanh
Chẹn nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ, làn rêu …
Chợt một tiếng chim kêu :
- Chiếp, chiu, chiu ! Xuân tới !
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy …
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
Võ Quảng
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 6
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ?
a) Mùa xuân

b) Mùa hè
c. Mùa thu
d. Mùa đông
2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá băng cách nào ?
a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về ?
a) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
b) Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.
c) Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.
4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ?
a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây.
b) Rừng thưa thớt vì cây không lá.
c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5. Ý chính của bài thơ là gì ?
a) Miêu tả mầm non.
b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6. Trong câu nào dưới đây, tư mầm non được dùng với nghĩa gốc ?
a) Bé đang học ở trường mầm non.
b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7. Hối hả có nghĩa là gì ?
a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
c) Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?
a) Danh từ
b) Tính từ

c) Động từ
9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hói hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.
b) Nho nhỏ, lim dim, hói hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.
c) Nho nhỏ, lim dim, hói hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng ?
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 7
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
a) Lặng im
b) Nho nhỏ
c) Lim dim.
**********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (5 điểm)
Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2 ; 3 ý trong mỗi câu thì không tính điểm
câu đó.
Đáp án :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ý đúng d a a b c c a b c a
**********************
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT(Phần viết)
ĐỀ SỐ 1
I.Chính tả: Nghe-viết (5 điểm) – 15 phút.
VỊNH HẠ LONG
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích
hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa.
Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với
lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia
biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển.

II.Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút.
Tả một cơn mưa.
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (10 ĐIỂM)
I. Chính tả: 5 điểm
Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình
thức bài chính tả.
Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình
bày bẩn : trừ toàn bài 1 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết
hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
II. Tập làm văn: 5 điểm
- Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu
cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên;
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 8
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
- Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức
điểm : 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5.
Dàn bài gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu cơn mưa định tả. ( 1 điểm)
Thân bài: a) Tả cảnh lúc sắp mưa (bầu trời, gió, cây cối, mặt đất, ). ( 1 điểm )
b) Tả cảnh trong cơn mưa (tiếng mưa rơi, hạt mưa, mặt đất, cây cối và loài vật
trong mưa, ). ( 1,5 điểm )
c) Tả cảnh sau cơn mưa (bầu trời, mặt đất, cây cối, loài vật, … sau cơn mưa) (0,5
điểm)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cơn mưa được tả được tả. ( 1 điểm )
********************

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Phần Đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài : 30 phút.
Đề bài: Đọc thầm bài văn sau:
HOA HỌC TRÒ
Phượng không phải là một đoá, không phải là vài cành, phượng đây là cả
một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã
hội thắm tươi ; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán
lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là
nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá
xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần
xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học
hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên
những cành cây báo ra một tin thắm : Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu
học trò ngạc nhiên trông lên : Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi
dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt
trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang : Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng
rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Theo Xuân Diệu.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1/Loài hoa nào được gọi là hoa học trò ?
a. Hoa điệp ; b. Hoa hồng ; c. Hoa cúc ; d. Hoa phượng.
2/ Nỗi niềm của bông phượng là gì ?
a. Buồn ; b. Vui ;
c. Vừa buồn mà lại vừa vui ; d. Cả a, b và c đều đúng.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 9

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
3/ Những tán hoa lớn xoè ra được tác giả ví với hình ảnh nào ?
a. Muôn ngàn con bướm thắm đậu rải rác.
b. Muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
c. Muôn ngàn con bướm trắng đậu rải rác.
d. Muôn ngàn con bướm trắng đậu khít nhau.
4/ Hoa phượng ra lá vào mùa nào ?
a. Mùa xuân ; b. Mùa hạ ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông.
5/ Khắp thành phố rực lên màu hoa phượng vào mùa nào ?
a. Mùa xuân ; b. Mùa hạ ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông.
6/ Tin thắm bào hiệu điều gì ?
a. Lá phượng đã xanh ; b. Hoa phượng đã nở ;
c. Hoa phượng đã tàn ; d. Cả a, b và c đều đúng.
7/ Trong câu “Mùa xuân, phượng ra lá.” trạng ngữ là :
a. Mùa xuân ; b. Phượng ; c. Ra lá.
8/ Chủ ngữ trong câu “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” là gì?
a. Lá ; b. Lá xanh um ; c. Lá me non.
9/ Trong hai câu “Hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực
là nỗi niềm bông phượng.” có mấy cặp từ trái nghĩa ? Ghi ra.
a. Một cặp. Đó là : …………………………………………………………
b. Hai cặp. Đó là : .…………………………………………………………
c. Ba cặp. Đó là : …………………………………………………………
10/ Từ in đậm trong câu “Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh.” được dùng theo
nghĩa nào ?
a. Nghĩa gốc ; b. Nghĩa chuyển.
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (5 điểm)
Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2 ; 3 ý trong mỗi câu thì không tính điểm
câu đó.
Lưu ý : Trong câu 9, HS khoanh đúng ý a nhưng không ghi được cặp từ trái nghĩa

buồn / vui thì chỉ được 0,25 điểm.
Đáp án :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ý đúng d c b a b b a a a a
********************
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết)
ĐỀ SỐ 2
I.Chính tả: Nghe-viết (5 điểm) – 15 phút.
CHIM GÁY.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 10
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy về bay vần quanh, vòng
trên các ngọn tre.
Chim mái vội vàng xuống trước. Cái đuôi lái lượn duyên dáng, xòe như
múa.
Con đực còn nán lại bên bờ tre, đủng đỉnh cất giọng gáy vang thêm một hồi
dài. Xong rồi, anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm
biếc, lượn nhẹ với cả đàn đương ăn giữa ruộng vắng, khuất, gần chân tre.
II.Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút.
Hãy tả cảnh trường em trong giờ ra chơi.
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (10 ĐIỂM)
I.Chính tả: 5 điểm (Tương tự như cách đánh giá, cho điểm ở Đề 1)
II. Tập làm văn: 5 điểm (Tương tự như cách đánh giá, cho điểm ở Đề 1)
Dàn bài gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu cảnh trường trong giờ ra chơi. ( 1 điểm)
Thân bài: a) Tả bao quát cảnh trường trong giờ ra chơi. ( 1,5 điểm )
b) Tả cảnh vui chơi của HS trong sân trường ; hoạt động của một vài cá nhân tiêu
biểu.(1,5 điểm)

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh vừa được tả. ( 1 điểm )
********************
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Phần Đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
ĐỀ SỐ 3
Thời gian làm bài : 30 phút.
Đọc thầm bài: “Những người bạn tốt ” (sách TV5, tập 1), dựa vào nội dung
bài đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời
đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Những người bạn tốt được nói trong bài là ai?
a) A-ri-ôn
b) Đàn cá heo
c) Các thủy thủ trên tàu.
Câu 2: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
a) Vì tàu bị bọn cướp biển tấn công.
b) Vì tàu sắp bị chìm.
c) Vì thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở những điểm nào?
a) Biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và cứu người gặp nạn.
b) Biết biểu diễn nhào lộn.
c) Biết chống trả đám thủy thủ trên tàu.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 11
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
Câu 4: Các thủy thủ trên tàu là những người như thế nào?
a) Kính trọng, yêu thương và giúp đỡ A-ri-ôn.
b) Tham lam, độc ác, không có tính người.
c) Rất yêu quý động vật.
Câu 5: Ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc
hình một con cá heo cõng người trên lưng. Điều này có ý nghĩa gì?

a) Để ghi lại hình ảnh ngộ nghĩnh của cá heo.
b) Để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
c) Để ghi lại hình ảnh con người săn sóc cá heo.
Câu 6: Câu chuyện ca ngợi điều gì?
a) Sự tài ba của nghệ sĩ A-ri-ôn.
b) Sự dũng cảm của nghệ sĩ A-ri-ôn và các thủy thủ.
c) Sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hành trình”?
a) Chuyến đi xa, dài ngày.
b) Buổi dạo chơi ở công viên.
c) Một ngày lao động vất vả.
Câu 8: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “tự do” ?
a) Độc lập.
b) Nô lệ.
c) Dân chủ.
Câu 9: Từ “cổ” trong hai câu sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa :
“A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ”; “Chú gà trống vươn cổ
lên gáy một hồi dài”?
a) Từ đồng âm. b) Từ nhiều nghĩa.
Câu 10: Câu “A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ” thuộc kiểu câu
gì?
a) Kiểu câu Ai là gì?
b) Kiểu câu Ai làm gì?
c) Kiểu câu Ai thế nào?
********************
ĐÁP ÁN – CÁCH CHẤM ĐIỂM
THANG ĐIỂM: 5 điểm. (Tương tự như Đề 1)
KẾT QUẢ:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Ý đúng b c a b b c a b a a

********************
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 12
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết)
ĐỀ SỐ 3
A.CHÍNH TẢ: Nghe – viết (15 phút)
Bài: Đất Cà Mau. (trang 89,sách TV5 – tập 1)
(Viết đoạn: “ Cà Mau là đất mưa dông cắm sâu vào trong lòng đất.” )
B.TẬP LÀM VĂN: (40 phút) Hãy tả con đường quen thuộc từ nhà em đến
trường.
********************
CÁCH CHẤM ĐIỂM
A.Chính tả: 5 điểm (Tương tự như cách đánh giá, cho điểm ở Đề 1)
B. Tập làm văn: 5 điểm (Tương tự như cách đánh giá, cho điểm ở Đề 1)
DÀN BÀI GỢI Ý
Mở bài: Giới thiệu con đường từ nhà đến trường. ( 0,75 điểm)
Thân bài:
a) Tả bao quát con đường ( một số nét nổi bật về vị trí, hình dạng, độ dài,
chiều rộng, chất liệu, của con đường). ( 1.5 điểm )
b) Tả từng cảnh (từng đoạn) trên đường ( cánh đồng, vườn cây, nhà cửa, làng
xóm, cây cầu, dòng sông, chợ, …). ( 2 điểm )
Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con đường quen thuộc từ nhà đến trường.
( 0,75 điểm )
********************
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TOÁN
ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài: 40 phút
ĐỀ BÀI:

Bài 1: Viết các số sau: (1 điểm)
a. Năm mươi sáu phần trăm : ……………………………………………
b. Một và ba phần tám : …………………………………………………
c. Mười tám phẩy mười chín : ……………………………………………
d. Hai trăm ba mươi chín phẩy không hai : .………………………………
Bài 2: Viết vào chỗ chấm : (0,75 điểm)
a.
56
45
đọc là: …………………………………………………………………
b. 234,567 đọc là : ……………………………………………………………
c. 2
9
5
đọc là : …………………………………………………………………
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : (2 điểm)
A. Số nào thích hợp để viết vào chỗ chấm của: 6dm
2
4cm
2
= cm
2
?
a) 64; b) 640; c) 6400; d) 604.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 13
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
B. Chữ số 5 trong số thập phân 12,456 thuộc hàng nào?
a) Hàng phần mười; b) Hàng phần trăm;
c) Hàng chục; d) Hàng trăm.
C. Phân số thập phân

1000
18
được viết thành số thập phân nào sau đây ?
a) 1,8 b) 0,18; c) 0,180; d) 0,018.
D. Dãy số nào sau đây được xếp theo thứ tự lớn dần ?
a) 0,007 ; 0,008 ; 0,1 ; 0,015.
b) 9,257 ; 9,275 ; 9,527 ; 9,752.
c) 8,077 ; 8,707 ; 8,677 ; 8,778.
d) 1,71 ; 1,701 ; 1,77 ; 1,717
Bài 4: Tính : (2 điểm)
a.
3
1
2
1
+
; b.
4
3
3
5

; c.
5
1
3
2
x
; d.
5

4
:
9
7

Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : (1 điểm)
a. 2m
2
7dm
2
= 207dm
2
b. 5km 75m > 5075m
c. 12 tấn 6kg = 126kg d. 15 ha = 150 000m2
Bài 6: Một khu đất hình chữ nhật có diện tích 375m2 . Chiều rộng khu đất đó bằng
cạnh một cái ao hình vuông có chu vi 60m. Tính chu vi của khu đất hình chữ nhật.
(2 điểm)
Bài 7: 10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày. Hỏi muốn làm xong công
việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người ? (Mức làm của mỗi người như nhau).
(1,5 điểm)
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM – ĐỀ 1
Bài 1: (1 điểm) Viết đúng mỗi câu được 0,25 điểm.
a.
100
56
; b. 1
8
3
; c. 18,19 ; d. 239,02.

Bài 2: (0,75 điểm) Viết đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
a. Bốn mươi lăm phần năm mươi sáu.
b. Hai trăm ba mươi bốn phẩy năm trăm sáu mươi bảy.
c. Hai và năm phần chín.
Bài 3: (2 điểm) Chọn đúng mỗi ý được 0,5 điểm.
A – d B – b C – d D – b.
Bài 4 : (2 điểm) Tính đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Kết quả :
a.
6
5
; b.
12
11
; c.
12
5
; d.
36
35
.
Bài 5: (1 điểm) Viết đúng vào mỗi ô trống được 0,25 điểm. Kết quả :
a. Đ ; b. S ; c. S ; d. Đ.
Bài 6: (2 điểm)
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 14
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
Bài giải
Chiều rộng của khu đất bằng cạnh cái ao và bằng:
60 : 4 = 15 ( m ) (0,5đ)
Chiều dài của khu đất hình chữ nhật là:
375 : 15 = 25 ( m ) (0,5đ)

Chu vi của khu đất hình chữ nhật là:
( 25 + 15 ) x 2 = 80 ( m ) (0,75đ)
Đáp số: 80m (0,25đ)
Bài 7: (1,25 điểm)
Bài giải
Muốn làm xong công việc đó trong 1 ngày thì cần số người :
10 x 7 = 70 (người) (0,5 đ)
Muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần số người :
70 : 5 = 14 (người) (0,5 đ)
Đáp số: 14 người. (0,25 đ)
********************
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TOÁN
ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài: 40 phút
ĐỀ BÀI:
Bài 1: Viết các số sau: (1 điểm)
a. Một triệu hai trăm ba mươi bốn nghìn năm trăm sáu mươi bảy :
b. Hai mươi lăm phần ba mươi bảy :
c. Tám và chín phần mười :
d. Bốn nghìn năm trăm linh sáu phẩy bảy trăm linh ba :
Bài 2: Viết vào chỗ chấm : (1 điểm)
a. 9
8
5
đọc là : …………………………………………………………………………
b. 987,006 đọc là : …………………………………………………………………
Bài 3: (1 điểm) a.
7
8


7
3
; b.
6
5
4
9
5
4
? c. 18,9 ………18,19 ; d. 246,5 ……… 246,500

Bài 4: (1 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
a. 6m 8dm = …… m ; b. 12kg 45g = …… kg ;
c. 5m
2
7dm
2
= ……m
2
; d. 3ha 45dam
2
= ……ha.
Bài 5: Tính : (3 điểm)
a.
5
1
4
3
+

; b.
9
7
7
9

; c.
3
10
5
3
x
; d.
4
5
:
2
5

Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 15
>
<
=
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
Bài 6: (1điểm)
Mua 6 mét vải hết 90 000 đồng. Hỏi mua 8 mét vải như thế hết bao nhiêu tiền ?
Bài 7: (1 điểm) Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
A. Chữ số 9 trong số thập phân 78,596 có giá trị là :
a. 9 b.
10

9
c.
100
9
d.
1000
9
B. 5
100
7
viết dưới dạng số thập phân là :
a. 5,700 b. 5,07 c. 5,007 d. 5,7
C. 3m
2
25cm
2
= …… cm
2
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
a. 55 b. 3025 c. 10250 d. 30 025.
Bài 8: (1 điểm) Một khu đất hình vuông có chu vi 1200m. Hỏi diện tích khu đất đó
bằng bao nhiêu mét vuông ? Bao nhiêu héc-ta ?
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM – ĐỀ 2
Bài 1: (1 điểm) Viết đúng mỗi câu được 0,25 điểm.
a. 1 234 567 ; b.
37
25
; c. 8
10

9
; d. 4506,703.
Bài 2: (1 điểm) Viết đúng mỗi ý được 0,5 điểm.
a. Chín và năm phần tám.
b. Chín trăm tám mươi bảy phẩy không trăm linh sáu.
Bài 3: (1 điểm) Làm đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
a.
7
8
7
3
<
; b.
6
5
4
9
5
4
<
;
c. 18,9 > 18,19 ; d. 246,5 = 246,500.
Bài 4: (1 điểm) Làm đúng mỗi ý được 0,25 điểm :
a. 6m 8dm = 6,8 m ; b. 12kg 45g = 12,045kg ;
c. 5m
2
7dm
2
= 5,07m
2

; d. 3ha 45dam
2
= 3,45ha.
Bài 5: Tính : (3 điểm) Làm đúng mỗi phép tính a ; b được 0,5 điểm, mỗi phép tính
c ; d được 1 điểm (chưa đưa kết quả về số tự nhiên thì trừ mỗi phép tính 0,5 điểm)
a.
5
1
4
3
+
=
20
19
20
4
20
15
=+
b.
9
7
7
9

=
63
32
63
49

63
81
=−
c.
3
10
5
3
x
=
2
15
30
=
d.
4
5
:
2
5
=
2
10
20
5
4
2
5
==
x

Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 16
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
Bài 6: (1điểm) Bài giải
Giá tiền 1 mét vải là :
90 000 : 6 = 15 000 (đồng) 0,5 đ
Mua 8 mét vải như thế hết số tiền là :
15 000 x 8 = 120 000 (đồng) 0,5 đ
Đáp số: 120 000 đồng.
Lưu ý : Không ghi đáp số hoặc ghi đáp số sai; sai lời giải thì trừ 0,25 điểm.
Bài 7: (1 điểm)
A. Khoanh vào c 0,25 đ
B. Khoanh vào b 0,25 đ
C. Khoanh vào d 0,5 đ
Bài 8:
Bài giải
Cạnh của khu đất đó là :
1200 : 4 = 300 (m) 0,25 đ
Diện tích khu đất đó là :
300 x 300 = 90 000 (m
2
) 0,25 đ
90 000m2 = 9ha 0,25 đ
Đáp số: 90 000m
2
; 9ha. 0,25 đ
********************
Đ Ề ÔN TẬP GIỮA H ỌC KÌ I
MÔN: TOÁN
ĐỀ SỐ 3
Thời gian làm bài: 40 phút

ĐỀ BÀI:
1/ Viết các số sau, biết mỗi số đó gồm có:
a. Hai mươi lăm đơn vị, sáu phần trăm.
b. Ba mươi tám đơn vị, năm phần mười, bảy phần nghìn.
c. Một trăm hai mươi chín đơn vị, chín phần nghìn.
d. Không đơn vị, năm trăm linh bảy phần nghìn.
2/ Đọc các số sau :
a. 46,07 đọc là : ……………………………………………………………………
b. 398, 007 đọc là : …………………………………………………………………
c. 0,098 đọc là : ……………………………………………………………………
d. 234,567 đọc là : …………………………………………………………………
3/ Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
A. Chữ số 9 trong số thập phân 8, 695 có giá trị là :
a) 9 b)
10
9
c)
100
9
d)
1000
9
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 17
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
B. 7
1000
5
viết dưới dạng số thập phân là :
a) 75,001 b) 7,005 c) 7,05 d) 7,5
C. 2m

2
5dm
2
= …m
2
. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là :
a) 2,5 b) 2,05 c) 2,005 d) 2,0005
D. Dãy số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
a) 42,538 ; 42,358 ; 42,583 ; 42,385. b) 42,385 ; 42,538 ; 42,358 ; 42,583.
c) 42,358 ; 42,385 ; 42,538 ; 42,583. d) 42,358 ; 42,538 ; 42,385 ; 42,583.
4/
? a. 85,3 …… 83,29 b. 74,6 …… 74,600
c. 12,843 …… 12,85 d. 80,5 …… 79,8
5/ Điền số hoặc tên đơn vị vào chỗ chấm :
a. 357cm = … dm b. 15cm
2
9mm
2
= … cm
2

c. 2468kg = 2 … 468 … d. 234dm
2
= 2 … 34 …
6/ Một người mua 25 quyển vở, giá 3000 đồng một quyển thì vừa hết số tiền đang
có. Cũng với số tiền đó nếu mua vở với giá 1500 đồng một quyển thì người đó mua
được bao nhiêu quyển vở ?
7/Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 80m, chiều rộng bằng
2
1

chiều dài.
a) Tính diện tích thửa ruộng đó.
b) Biết rằng, cứ 100m
2
thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó
người ta thu được bao nhiêu tạ thóc ?
8/ Mua 12 cái bút chì hết 24 000 đồng. Hỏi mua 30 cái bút chì như thế hết bao
nhiêu tiền ?
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM – ĐỀ 3
Bài 1: (1 điểm) Viết đúng mỗi số được 0,25 điểm.
a. 25,06 b. 38,507 c. 129,009 d. 0,507
Bài 2: (1 điểm) Đọc đúng mỗi số được 0,25 điểm.
a. Bốn mươi sáu phẩy không bảy.
b. Ba trăm chín mươi tám phẩy không trăm linh bảy.
c. Không phẩy không trăm chín mươi tám.
d. Hai trăm ba mươi bốn phẩy năm trăm sáu mươi bảy.
Bài 3: (1,5 điểm)
A. Khoanh vào c (0,25đ) B. Khoanh vào b (0,25đ)
C. Khoanh vào b (0,25đ) D. Khoanh vào c (0,75đ)
Bài 4: (1 điểm) Điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
a. 85,3 > 83,29 b. 74,6 = 74,600
c. 12,843 < 12,85 d. 80,5 > 79,8
Bài 5: (1 điểm) Điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 18
>
<
=
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
a. 357cm = 35,7dm b. 15cm

2
9mm
2
= 15,09cm
2

c. 2468kg = 2 tấn 468kg d. 234dm
2
= 2m
2
34dm
2
Bài 6 : (1 điểm)
Bài giải
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là :
3000 : 1500 = 2 (lần) (0,5 đ)
Nếu mua vở với giá 1500 đồng một quyển thì mua được số quyển vở là :
25 x 2 = 50 (quyển) (0,5 đ)
Đáp số: 50 quyển vở.
Bài 7: (2,5 điểm) Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng đó là:
80 : 2 = 40 (m) 0,5 đ
Diện tích thửa ruộng đó là :
80 x 40 = 3200 (m
2
) 0,5 đ
Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số thóc là :
50 x (3200 : 100) = 1600 (kg) 1 đ
1600kg = 16 tạ 0,25 đ
Đáp số: a) 3200m

2
; b) 16 tạ. 0,25 đ
Sai 1 lời giải hoặc 1 đơn vị trừ 0,25 điểm. Sai từ 2 lời giải hoặc 2 đơn
vị trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm.
Bài 8: (1 điểm) Bài giải
Giá tiền 1 cái bút chì là :
24 000 : 12 = 2000 (đồng) 0,5 đ
Số tiền mua 30 cái bút chì như thế là :
2000 x 30 = 60 000 (đồng) 0,5 đ
Đáp số: 60 000 đồng.
Lưu ý: Đối với bài 6 và bài 8:Sai lời giải hoặc đơn vị ; hoặc không ghi đáp số thì
trừ 0,25 điểm.
********************
ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
MÔN : TIẾNG VIỆT
(Phần Đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
ĐỀ SỐ 1
Thời gian làm bài : 30 phút.
Đọc thầm bài văn sau:
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
“Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy
những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi
ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì luỹ tre được tắm đẫm
màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 19
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng
ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ

họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng.
Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình
trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm.
Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh
trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ
nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé
thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của
mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc
ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.”
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Bài văn miêu tả cảnh gì ?
a. Cảnh trăng lên ở làng quê.
b. Cảnh sinh hoạt của làng quê.
c. Cảnh làng quê dưới ánh trăng.
2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê ?
a. Cánh đồng lúa, tiếng hát, luỹ tre.
b. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa.
c. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát.
3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì ?
a. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.
b. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát.
c. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ ?
a. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
b. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
c. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.
5. Cách nhân hoá trong câu “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.” Cho thấy
điều gì hay ?
a. Ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê.

b. Ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và quý trọng đối với các cụ già.
c. Ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người.
6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô (trong câu “Vầng trăng
vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.” ) ?
a. mọc, ngoi, dựng ; b. mọc, ngoi, nhú ; c. mọc, nhú, đội
7. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu “Trăng chìm vào đáy
nước.” ) ?
a. trôi ; b. lặn ; c. nổi
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 20
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
8. Trong các cặp câu dưới đây, cặp câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa ?
a. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.
b. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.
c. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.
9. Trong câu “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.”, đại từ em dùng để làm gì?
a. Thay thế danh từ. ; b. Thay thế động từ. ; c. Để xưng hô.
10. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ ?
a. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.
b. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng.
c. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (5 điểm)
Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2 ; 3 ý trong mỗi câu thì không tính điểm
câu đó.
Đáp án :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ý đúng a b c b c b c a c c
********************
ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết)

ĐỀ SỐ 1
I. Chính tả: Nghe-viết (5 điểm) – 15 phút.
KHU VƯỜN NHỎ
Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn
thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi bé
xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi
quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra
những búp đỏ hồng nhọt hoắt. Khi đủ lớn, nó xoè ra thành chiếc lá nâu rõ to.
II. Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút.
Tả một người bạn mà em quý mến.
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (10 ĐIỂM)
I. Chính tả: 5 điểm (Cách đánh giá, cho điểm tương tự như giữa HKI)
II. Tập làm văn: 5 điểm (Cách đánh giá, cho điểm tương tự như giữa HKI)
Dàn bài gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu người bạn định tả. ( 0,75 điểm)
Thân bài: a) Tả hình dáng ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt,
mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ). ( 1,75 điểm )
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 21
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
b) Tả tính tình, hoạt động, thói quen (lúc học, khi chơi, đối xử với mọi người, thói
quen sinh hoạt, ). ( 1,75 điểm )
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người bạn được tả. ( 0,75 điểm )
********************
ĐỀ ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Phần Đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
ĐỀ SỐ 2
Thời gian làm bài : 30 phút.

Đọc thầm bài văn sau:
RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta
giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở
một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ?
Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng
rực xuống mặt đất. một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi
tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi
hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên
gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ
đỏ hoá tím xanh … Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng
chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn
ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến
thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn
bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách
nhanh chóng đến như vậy.
Theo Đoàn Giỏi
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi … đến dần dần biến đi.) tả cảnh rừng
phương Nam vào thời gian nào ?
a. Lúc ban trưa b. Lúc ban mai c. Lúc hoàng hôn.
2/ Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” muốn nói
điều gì ?
a. Rừng phương Nam rất vắng người.
b. Rừng phương Nam rất hoang vu.
c. Rừng phương Nam rất yên tĩnh.
3/ Tác giả tả mùi hương hoa tràm như thế nào ?
a. Thơm ngan ngát, toả ra khắp rừng cây.

Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 22
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
b. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi.
c. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
4/ Những con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì ?
a. Để làm cho cảnh sắc của rừng them đẹp đẽ, sinh động.
b. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình.
c. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác.
5/ Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào ?
a. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu,
b. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật.
c. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.
6/ Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ im lặng ?
a. ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.
b. ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.
c. ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.
7/ Các từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn
đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” thuộc những từ loại gì ?
a. Danh từ b. Động từ
c. Tính từ d. Cả a, b, c đều đúng.
8/ Chủ ngữ trong câu “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.” là những
từ ngữ nào ?
a. Phút yên tĩnh
b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai
c. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần
9/ Câu “Rừng cây im lặng quá.” thuộc kiểu câu kể nào ?
a. Kiểu câu Ai làm gì ?
b. Kiểu câu Ai là gì ?
c. Kiểu câu Ai thế nào ?
10/ Câu “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.” có mấy quan hệ từ?

Ghi ra.
a. 1 quan hệ từ. Đó là :
b. 2 quan hệ từ. Đó là :
c. 3 quan hệ từ. Đó là :
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (5 điểm)
Đáp án :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ý đúng b c c b c b d b c a
Câu 10 : 1 quan hệ từ. Đó là : của.
********************
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 23
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
ĐỀ ÔN T ẬP CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT (Phần viết)
ĐỀ SỐ 2
I. Chính tả: Nghe-viết (5 điểm) – 15 phút.
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Từ lâu Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và
Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo
còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn
năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét,
xoè một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo
nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên dảo trồng cây chắc chắn
phải từ rất xa xưa.
Hà Đình Cẩn.
II. Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút.
Tả thầy giáo (hoặc cô giáo) đã từng dạy em.
********************
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (10 ĐIỂM)

I.Chính tả: 5 điểm . (Cách đánh giá, cho điểm tương tự như giữa HKI)
II. Tập làm văn: 5 điểm (Cách đánh giá, cho điểm tương tự như giữa HKI)
Dàn bài gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu thầy (cô) định tả. ( 0,75 điểm)
Thân bài: a) Tả hình dáng ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt,
mái tóc, cặp mắt, hàm răng, ). ( 1,75 điểm )
b) Tả tính tình, hoạt động, thói quen (lúc dạy học, khi vui chơi, đối xử với mọi
người, thói quen sinh hoạt, ). ( 1,75 điểm )
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về thầy (cô) được tả. ( 0,75 điểm )
********************
ĐỀ ÔN T ẬP CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Phần Đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
ĐỀ SỐ 3
Thời gian làm bài : 30 phút.
Đọc thầm bài văn sau:
THƯ GỬI NGOẠI
Ngoại kính yêu!
Thế là đã hơn hai tháng nay con không được về thăm ngoại và chú dì cùng
các em. Hôm nay, con viết thư thăm ngoại, kể cho ngoại nghe tình hình gia đình
con và kết quả học tập, phấn đấu của con trong học kì I.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 24
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC THEO CHUẨN KT-KN
Trước hết, con mong ngoại luôn mạnh khoẻ, vui nhiều ! Ngoại à, mấy bữa
nay thời tiết thay đổi, chân ngoại có đau không? Ngoại có đi tập khí công đều
không? Mỗi bữa ngoại có ăn được hai chén cơm như m? con dặn không? Con
mong ngoại giữ gìn sức khỏe thật tốt.
Về phần gia đình con thì vẫn bình thường. Ba con mấy bữa nay đi công tác.
Mẹ vừa đưa rước cả bé Phương và con đi học lại vừa đi làm nên cũng không rảnh.
Ngoại à, cuối học kì I, con được nhiều điểm 9. điểm 10 lắm! Con đạt danh hiệu học

sinh giỏi đó ngoại! Học kì II con sẽ cố gắng để giữ vững danh hiệu này. Trong các
môn học, có lẽ con phải dành nhiều thời gian hơn cho môn Toán, nhất là toán có lời
văn. Ngoại cứ yên tâm là bé Hai của ngoại sẽ chăm học và học giỏi hơn nữa.
Con nhớ ngoại hoài, muốn kể ngoại nghe nhiều chuyện nữa nhưng đã đến
giờ chuẩn bị nấu cơm giúp mẹ con rồi. Con xin dừng bút, chúc ngoại của con nhiều
sức khỏe, ngoại cho con hỏi thăm chú dì và bé Thu nghe ngoại!
Bé Hai của ngoại
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ Bức thư của ai gửi đến ai?
a. Thư của Bé Hai gửi bà ngoại.
b. Thư của người thân trong gia đình gửi chú dì.
c. Thư của Bé Hai gửi bà ngoại và chú dì cùng các em.
2/ Bé Hai viết thư để làm gì ?
a. Thăm hỏi sức khỏe của bà ngoại, hỏi thăm tình hình quê hương.
b. Kể về gia đình mình, về kết quả học tập của bản thân.
c. Thăm hỏi bà ngoại, thông báo về tình hình gia đình và kết quả học tập trong
học kì I.
3/ Lời thăm hỏi trong thư cho biết điều gì ?
a. Bà của Bé Hai đau chân, không thể đi tập thể dục được.
b. Bà của Bé Hai già yếu, bị đau chân, bạn rất quan tâm, dành rất nhiều tình cảm
đối với bà.
c. Bà của bạn thường đi tập thể dục, ăn uống điều độ.
4/ Ở đoạn 3, Bé Hai thông báo tình hình gì cho bà biết ?
a. Kết quả học tập của bạn trong học kì I và lời hứa với bà.
b. Tình hình gia đình, kết quả học tập và lời hứa của Bé Hai với bà.
c. Tình hình học tập các môn, nhớ ngoại, muốn về quê thăm ngoại.
5/ Ý chính của đoạn cuối bức thư là gì?
a. Chúc sức khoẻ bà ngoại.
b. Mong và chúc bà ngoại khoẻ, gửi lời hỏi thăm những người trong gia đình.
c. Kể chuyện cho bà nghe.

6/ Dòng nào dưới đây chỉ gồm các đại từ xưng hô có trong bức thư ?
a. Ngoại (bà ngoại), con, chú, dì, các em, ba , mẹ.
b. Con, ba, mẹ, chú, dì, bác, các em.
c. Con, ba, mẹ, ba, bác, ông, em.
Người thực hiện : Văn Hữu Tấn Trang 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×