Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kinh nghiệm giáo dục HK cho HS lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.47 KB, 14 trang )

-1-
I.T£N §Ò TµI: MéT VµI KINH NGHIÖM GI¸O DôC H¹NH KIÓM
CHO HäC SINH LỚP NĂM
II.§ÆT VÊN §Ò:
1.Tầm quan trọng:
Giáo dục hạnh kiểm cho học sinh là một việc làm thường xuyên và hết sức
quan trọng đối với những người làm công tác giáo dục nói chung và giáo viên
bậc tiểu học nói riêng.
Giáo dục hạnh kiểm trong trường tiểu học nhằm hình thành cho các em cơ
sở đạo đức ban đầu, làm nền tảng cho việc phát triển toàn diện nhân cách con
người. Chính vì lẽ đó, là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy việc giáo dục hạnh
kiểm cho HS càng trở nên quan trọng hơn. Nói một cách cụ thể hơn là giúp các
em thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của HS như: biết tôn trọng người khác và có các
mối quan hệ cá nhân với thầy cô, với người lớn tuổi, với bạn bè; thể hiện thái độ
ứng xử tích cực trong trường qua việc đi học đều và đúng giờ, góp phần giữ gìn
trật tự lớp học; biết chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thân thể và hình thức của bản thân;
biết đóng góp vào các hoạt động của trường học như tham gia hoạt động tập thể
của trường lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản của cá nhân, lớp học và nơi công cộng.
Bước đầu biết thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự an toàn xã
hội.
Mặt khác, cách ngôn có câu: ''Tiên học lễ, hậu học văn" đã đề cao tầm
quan trọng hàng đầu của việc giáo dục hạnh kiểm HS trong nhà trường.
2.Thực trạng ban đầu:
Qua nhiều năm giảng dạy ở tiểu học và nhất là chủ nhiệm HS các lớp khối
Bốn, Năm, tôi nhận thấy học sinh thuộc các lớp nói chung và lớp 5 tôi chủ nhiệm
nói riêng còn những điểm hạn chế cần tập trung giáo dục như: chưa mạnh dạn tự
tin trong giao tiếp với thầy cô và người lớn tuổi; xưng hô, ứng xử với bạn bè
chưa đúng mực như thường trêu chọc các bạn chưa ngoan, các bạn học còn yếu,
các bạn chưa gọn gàng,… chưa tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập và nhắc
nhở các bạn cùng giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học; việc sử dụng sách vở và đồ
dùng học tập còn luộm thuộm; tác phong sinh hoạt không nhanh nhẹn, khi sinh


hoạt tập thể thường thụ động, chỉ hoạt động dưới sự điều khiển của GVCN là chủ
yếu, chưa biết đưa ra các gợi ý hoặc đề xuất cho hoạt động tập thể. Việc thực
hiện các quy tắc về an toàn giao thông để bảo vệ tính mạng cho mình và làm
gương tốt cho các em nhỏ thì còn quá ư là hạn chế.
3.Lí do chọn đề tài:
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, giúp cho mỗi HS đều
được phát triển toàn diện qua các hoạt động học tập, vui chơi trong môi trường
thân thiện, yêu thương; giúp các em khắc phục được những hạn chế nêu trên và
cụ thể là giúp các em thực hiện tốt các nhiệm vụ của người HS cuối cấp tiểu học
trong giai đoạn hiện nay. Việc thực hiện giáo dục hạnh kiểm cho HS lớp Năm là
-2-
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho HS, là tấm gương tốt để các em lớp dưới noi theo.
Từ suy nghĩ đó, tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm giáo dục hạnh
kiểm cho HS lớp Năm” với mong muốn được giao lưu, trao đổi với quý bạn
đồng nghiệp gần xa trong việc hình thành nhân cách cho HS, cơ sở tạo ra những
công dân có ích cho xã hội; giúp HS biết thực hiện bổn phận và trách nhiệm ngay
khi còn ngồi trên ghế nhà trường; biết hưởng những quyền mà các em được
hưởng như quyền được đi học, quyền được chăm sóc, giáo dục, quyền được tham
gia các hoạt động xã hội, …
4.Giới hạn của đề tài:
Đề tài có nội dung khá rộng lớn song do thời gian và khả năng có hạn nên
tôi chỉ tập trung nghiên cứu Kinh nghiệm giáo dục hạnh kiểm cho HS lớp Năm
ở trường tiểu học vùng nông thôn.

-3-
III.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Cấp tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà
trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân
cách toàn diện cho học sinh. Hạnh kiểm HS được thể hiện qua các hành vi đạo

đức, qua thái độ học tập, sinh hoạt, qua ứng xử trong môi trường học tập, sinh
hoạt, giao tiếp hằng ngày với bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng chung sống
trong cộng đồng, thầy cô và người lớn tuổi. Giáo dục đạo đức cho thế hệ mới-
Những Chủ nhân tương lai của đất nước của nền khoa học công nghệ hiện đại
ngày càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện .Cùng với gia
đình, xã hội, nhà trường mà cụ thể là thầy cô giáo chủ nhiệm có vai trò hết sức
quan trọng trong việc chăm lo giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học
sinh.
Phải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện về nhân cách đó là sự
thống nhất biện chứng giữa đức và tài. Bởi sinh thời Bác Hồ chúng ta thường
nói : "Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"
Và “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Do đó,
trách nhiệm giáo dục hạnh kiểm cho HS là việc làm thường xuyên của mỗi giáo
viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp.
IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Thực hiện chủ đề năm học: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực". Đó cũng là nội dung tôi thật sự quan tâm trong công tác chủ nhiệm lớp -
nhất là vấn đề giáo dục hạnh kiểm cho học sinh.
Qua tìm hiểu thực tế trên lớp và tham khảo ở giáo viên chủ nhiệm các năm
trước tôi đã nắm bắt được tình hình của lớp cụ thể như sau: Một số em thường
có những hành vi không tốt như trong giờ học chưa tập trung tham gia các hoạt
động học, hay trêu chọc bạn bè, có nhiều em chưa mạnh dạn tự tin trong giao
tiếp, lầm lì ít nói nhưng khi nói thì nói tục chửi thề với bạn bè trong lớp, có nhiều
em khi trả lời bài thường nói câu cụt và còn một số học sinh chưa biết biểu lộ
thái độ lễ phép với các thầy cô giáo khác không phải là giáo viên chủ nhiệm lớp
mình, nhất là những HS thuộc diện thi lên lớp lần hai, lần ba năm vừa rồi, những
học sinh học còn yếu. Thế mà có em thích dỗ dành, có em dỗ dành lại không hiệu
quả.Làm thế nào để giáo dục các em đúng nghĩa với cuộc vận động “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” để các em thực hiện đầy đủ bốn nhiệm

vụ của HS như QĐ 30/2005/BGD&ĐT đã quy định. Đó là những điều khiến tôi
luôn quan tâm tìm tòi những biện pháp thích hợp nhất để giáo dục các em.
Qua tìm hiểu nhiều kênh thông tin, tôi được biết nguyên nhân dẫn đến
những hành vi không tốt đang còn tồn tại trong các em lứa tuổi 9-10, lứa tuổi tôi
cho là hiếu động nhất ở bậc tiểu học.Vì các em sống ở vùng nông thôn ,đời sống
còn nhiều khó khăn, bố mẹ nhiều khi mải miết lo kinh tế mà quên đi trách nhiệm
giáo dục con cái của mình. Có chăng thì họ lại giáo dục theo kiểu sai đâu đòn roi
hoặc nặng lời đó chứ ít khi nhẹ nhàng khuyên bảo, nhắc nhở làm cho các em cảm
thấy bị tổn thương, bị xúc phạm. Cha mẹ ít quan tâm đến vấn đề làm gương, ít
-4-
quan tâm đến việc phân tích các tác hại của việc có những hành vi không tốt của
các em. Lâu ngày các em sẽ chai lì hơn và coi chuyện bị la rầy, quở trách hoặc
đòn roi là bình thường với các em.
Mặt khác, những thói hư tật xấu từ bên ngoài xã hội nơi này nơi khác vẫn
còn đó. Nên việc các em bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi.
Thật khó khăn hơn khi trong xã hội vẫn đang tồn tại nhiều quan niệm giáo
dục con cái theo cảm tính cá nhân, thiếu khoa học, thiếu sư phạm, thiếu kiên trì.
Nhiều gia đình còn cho rằng: "Thương cho roi cho vọt" hoặc với họ thì “Già đòn,
non lẽ” là hơn. Kể cả những người làm công tác giáo dục có khi cũng đồng tình
với việc dùng biện pháp mạnh với những HS chưa ý thức tốt trong học tập và rèn
luyện. Một phần do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng “xem thường con nít”. Bởi
suy nghĩ trẻ sẽ quên ngay, không ảnh hưởng gì. Đánh trẻ để giáo dục là chuyện
bình thường với ý nghĩa tích cực vì muốn trẻ nên người. Đó là một trong những
biện pháp nhanh chóng, đơn giản, thấy ngay kết quả. Có người do rút kinh
nghiệm của bản thân mình thuở nhỏ bị đòn roi mới tiến bộ. Tôi thiết nghĩ do áp
lực công việc, khó khăn,… không có điều kiện để thực hiện thiên chức giáo dục
có hiệu quả.
Từ thực trạng trên, trước yêu cầu hết sức bức thiết của xã hội, thực hiện
đổi mới giáo dục - giáo dục hạnh kiểm cho học sinh là mối quan tâm hàng đầu
của xã hội, là một trong những biện pháp góp phần thực hiện cuộc vận động

"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giai đoạn hiện nay.

-5-
V.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1.Giáo viên cần tạo môi trường thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa
học sinh với học sinh để giáo dục hạnh kiểm cho các em:
Vẫn còn một số giáo viên cho rằng giáo dục học sinh cần phải có những
biện pháp trừng phạt như đòn roi, mắng chửi, bắt quỳ, hít đất,… sẽ có hiệu quả
ngay. Họ quên rằng nếu có tác dụng chăng thì chỉ có tác dụng nhất thời thôi chứ
không có tính bền vững. Bởi điều đó sẽ làm cho các em bị tổn thương về thể xác
lẫn tinh thần, ngày càng trở nên tự ti mặc cảm với bạn bè,đôi khi còn trở nên
bướng bỉnh hơn. Làm cho khoảng cách thầy trò, bạn bè ngày càng lớn hơn. Chỉ
có những lời khuyên bảo ân cần mới thực sự cần thiết cho các em khi các em có
những chuyện vui buồn trong những giờ đến lớp.Thật đúng như thế. Đơn cử như
em Th… lớp tôi đầu năm bị các bạn trong lớp gọi là "Th… xù" vì tóc em lúc nào
cũng rối trông rất khó coi .Bị các bạn gọi như thế, em rất buồn cứ ngồi úp mặt
xuống bàn, tôi gọi nhiều lần nhưng rồi em vẫn không tập trung nghe giảng .Giờ
ra chơi, tôi đến bên em để tìm hiểu nguyên nhân,sau khi nghe cô giáo phân tích
và các bạn không trêu chọc nữa, em đã hiểu ra và đã chú ý về tác phong của mình
hơn khi đến lớp.Còn đối với những học sinh cố ý trêu chọc bạn Th… cũng đã
nhận ra lỗi của mình và có cư xử đúng mực với bạn hơn. Hoặc trong lớp có em
N… hay từ chối lên bảng trình bày bài của nhóm hoặc từ chối đóng vai tình
huống trong học tập bị bạn trong lớp gọi là “ông vua từ chối”. Nhiều lần như thế,
N… không những không thấy chỗ khuyết của mình trong học tập, không thấy cái
thiệt thoài khi không tham gia mà N… còn tỏ ra huênh hoang có khi càng ương
bướng hơn. Tôi bắt đầu kiên trì theo dõi, tìm hiểu em, trò chuyện cùng em khi
không có các học sinh khác, em bảo: “ Em mắc cở lắm, sợ bạn cười. Bây giờ thì
em ghét các bạn quá nên em không tham gia luôn”.Lúc đó tôi chỉ cười với em và
phân tích lợi hại cho em thấy, phân tích cái sai của bạn trong lớp, cái thiệt thoài
của em khi ứng xử như thế và động viên em xung phong vào cuộc. Thoạt đầu em

còn rụt rè, nhưng càng về sau em càng trở nên nổi bật hơn khi được bạn bè, cô
giáo khích lệ, tán thưởng. Từ sự việc trên, tôi thấy việc thay đổi biện pháp giáo
dục đối với học sinh tiểu học là rất cần thiết. Trước hết phải tạo ra môi trường
thân thiện giữa thầy trò, giữa bạn bè trong nhóm, trong lớp, ngoài lớp và tạo điều
kiện cho các em nối rộng vòng tay bè bạn hơn.; giúp các em tự tin hơn để mạnh
dạn trong học tập và giao tiếp, qua môi trường giao tiếp các em sẽ được học tập
nhiều lĩnh vực hơn.
2. Giáo dục hạnh kiểm thông qua việc cụ thể hoá các nhiệm vụ của HS được
quy định tại QĐ 30/2005 của BGD&ĐT :
Để học sinh hiểu được các nhiệm vụ cần phải thực hiện đầy đủ trong suốt
cả năm học lớp 5, giáo viên chủ nhiệm phải cụ thể hoá các nhiệm vụ các em cần
thực hiện cho các em hiểu; tổ chức hướng dẫn cho các em thực hiện. Giáo viên sẽ
thông báo các căn cứ để học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và cuối cùng là
giáo viên đánh giá thường xuyên cho các em. Tôi nêu cụ thể từng biểu hiện một,
không nói chung chung. Chẳng hạn, muốn được nhận xét nhiệm vụ 1 (Tôn trọng
người khác và các mối quan hệ cá nhân tốt) các em phải lễ phép chào hỏi thầy cô
giáo và người lớn tuổi, xưng hô đúng ngôi thứ với thầy cô giáo và người lớn tuổi,

×