Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số sự kiện đáng nhớ cua TP Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.08 KB, 6 trang )

MỘT SỐ SỰ KIỆN ĐÁNG NHỚ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
* Từ 01/10/1888 đến 19/09/1905
1-10-1888
Ngày 27 tháng 8 năm Mậu Tý, tức ngày 1-10-1888, vua Đồng Khánh ký đạo dụ nhượng
hẳn cho Pháp quyền sở hữu hoàn toàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và khu
Đà Nẵng. Theo Phụ đính kèm theo đạo dụ này, khu Đà Nẵng gồm 5 xã cắt ra từ huyện
Hòa Vang: Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây. Dụ này
được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 2-10-1888.
24-5-1889
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định Thành lập thành phố Tourane (Đà Nẵng) thuộc
tỉnh Quảng Nam. Thành phố Đà Nẵng được xếp vào loại thành phố cấp 2, như thành
phố Chợ Lớn trước đó và thành phố Phnom Penh (Campuchia) sau này. Về tổ chức
hành chính, thành phố có Đốc lý đứng đầu, do Khâm sứ đề nghị và Toàn quyền bổ
nhiệm. Thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ có diện tích 10.000ha (tương đương với 20.000
mẫu ta).
15-1-1901
Trước sức ép của Toàn quyền Đông Dương, vua Thành Thái ký đạo dụ nhượng thêm 8
xã bên tả ngạn (Xuân Đán, Thạc Gián, Yên Khê, Liên Trì, Bình Thuận, Xuân Hòa, Thanh
Khê, Đông Hà Khê thuộc huyện Hòa Vang) và 6 xã bên hữu ngạn (Mỹ Khê, An Hải, Tân
Thái, Mân Quang, Nại Hiên Đông, Vĩnh Yên thuộc huyện Diên Phước).
19-9-1905
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách thành phố Tourane (Đà Nẵng) khỏi tỉnh
Quảng Nam, thành một đơn vị hành chính độc lập, gồm 19 xã (13 xã phía tả ngạn sông
Hàn và 6 xã phía hữu ngạn).
* Từ 8/1945 đến 20/7/1954
8-1945
Sau Cách mạng Tháng 8-1945, thành phố Đà Nẵng được gọi là thành phố Thái Phiên
(1882 – 1916) – danh nhân quê ở Đà Nẵng đã tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa do
Việt Nam Quang phục hội đề xướng (4-5-1916), nhưng thất bại. Thái Phiên bị thực dân
Pháp xử chém tại pháp trường An Hòa (gần Huế) cùng với Trần Cao Vân ngày 17-5-
1916.


9-10-1945
Hội đồng Chính phủ ra Quyết nghị các kỳ, thành phố, tỉnh và phủ, huyện trong cả nước
Việt Nam vẫn giữ tên như cũ, không dùng tên danh nhân để đặt cho các đơn vị hành
chính, gây trở ngại trong việc thông tin liên lạc. Do đó, thành phố Đà Nẵng trở lại với tên
cũ trước ngày cách mạng thành công.
10-1945
Thành phố Đà Nẵng được mở rộng ở phía đông, thêm hai xã của huyện Hòa Vang cắt
nhập vào, là xã Nam Thọ và xã Hòa Hải. Thành phố chia thành 3 khu:
- Khu Trung: gồm 5 xã Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nại Hiên Tây, Bình Thuận.
- Khu Tây: gồm 7 xã Thanh Khê, Hà Khê, Xuân Hòa, Xuân Đán, Liên Trì, Thạc Gián,
Thuận An.
- Khu Đông: gồm 9 xã An Hải, Hòa Hải, Mỹ Khê, Phước Trường, Tân Thái, Nam Thọ, Cổ
Mân, Mân Quang, Nại Hiên Đông.
4-1946
Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Nhân dân thành phố ra Nghị quyết phân chia địa giới
hành chính của thành phố thành 7 khu. Đảo Hoàng Sa là một đơn vị xã trực thuộc thành
phố Đà Nẵng.
1. Phía tả ngạn sông Hàn có 5 khu phố:
- Khu Trần Phú bao gồm toàn bộ xã Hải Châu.
- Khu Phan Đăng Lưu gồm các xã Bình Thuận, Phước Ninh, Nại Hiên Tây và Nam
Dương.
- Khu Phan Thanh gồm các xã: Thạc Gián, Thạch Thang, Liên Trì.
- Khu Lê Hồng Phong gồm các xã: Yên Khê, Xuân Hà, Xuân Đán, Phục Đán.
- Khu Hà Huy Tập gồm các xã: Thanh Khê, Hà Khê, Thuận An.
2. Phía hữu ngạn sông Hàn có 2 khu:
- Khu Nguyễn Thái Học gồm các xã: Mỹ Khê, An Hải, Phước Trường, một phần Nại Hiên
Đông.
- Khu Phó Đức Chính gồm các xã: Cổ Mân, Mân Quang, Nam Thọ, Tân Thái.
20-12-1946
Pháp chiếm lại Đà Nẵng. Để tiện cho việc chỉ đạo hoạt động của ta, từ 7 khu phố, nay

sáp nhập lại làm 3 khu: khu Trung, khu Tây, khu Đông.
1948
Để tạo bàn đạp thâm nhập vào thành phố, UBKCHC tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng ra
quyết định tách một số xã của huyện Hòa Vang, sáp nhập vào thành phố: Mỹ Thị, Bà Đa,
Đa Phước, Nước Mặn.
6-1949
Ba xã của huyện Hòa Vang được cắt ra để sáp nhập vào thành phố là Hòa Cường, Khuê
Trung, Hóa Khuê. Thành phố Đà Nẵng chia thành 6 khu:
Ba khu nội thành:
- Khu Trần Phú gồm xã Hải Châu.
- Khu Phan Thanh gồm một phần xã Hải Châu, Thạc Gián và Thạch Thang.
- Khu Phan Đăng Lưu gồm các xã Phước Ninh, Nam Dương, Nại Hiên Nam, Bình
Dương.
Ba khu ngoại thành:
- Khu Đông gồm các xã: An Hải, Hòa Hải, Mỹ Khê, Phước Trường, Tân Thái, Nam Thọ,
Cổ Mân, Mân Quang, Nại Hiên Đông, Nước Mặn, Mỹ Thị, Bà Đa.
- Khu Tây gồm các xã: Thanh Khê, Hà Khê, Xuân Hòa, Xuân Đán, Liên Trì, Thạc Gián,
Thuận An.
- Khu Nam gồm các xã: Khuê Trung, Lỗ Sài, Hoa Sơn, Thuận Nam, Liên Trì Nam, Liên
Trì Bắc.
20-7-1954
Theo hiệp định Genève, nước Việt Nam tạm thời chia thành hai miền Nam, Bắc. Vĩ tuyến
17B, nơi con sông Hiền Lương chảy từ nguồn Trường Sơn ra biển Đông (tỉnh Quảng
Trị), được coi là ranh giới tạm thời giữa hai miền. Sau 2 năm, sẽ tổ chức hiệp thương,
tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Nhưng điều ấy đã không xảy ra. Mỹ hất cẳng
Pháp ra khỏi miền Nam ngày 2-12-1954. Tình trạng đất nước bị chia cắt kéo dài suốt 21
năm (1954 – 1975) mới chấm dứt.
Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam ở phía Nam vĩ tuyến 17B thuộc quyền quản lý
của Việt Nam Cộng hòa.
* Từ 10/1955 đến 29/3/1975

10-1955
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng gồm 3 quận với 18 khu phố
(tương đương với phường).
- Quận I: gồm 9 khu phố: Xương Bình, Phước Ninh, Thiệu Bình, Hải Châu, Thạch Thang,
Nam Dương, Hòa Thuận, Bình Thuận, Nại Hiên.
- Quận II: gồm 10 khu phố: Thạc Gián, Hà Khê, An Khê, Phú Lộc, Phục Đán, Chính
Trạch, Xuân Đán, Tam Tòa, Thanh Khê, Xuân Hòa.
- Quận III: gồm 9 khu phố: An Hải, Mân Quang, Cổ Mân, Nam Thọ, Mỹ Khê, Phước
Trường, Nại Hiên Đông, Tân Thái, Thượng Nghĩa.
31-7-1962
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra sắc lệnh 162-NV chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh
Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam có 9 quận, 1 thị xã, 144 xã. Tỉnh lỵ đặt tại
thị xã Hội An. Tỉnh Quảng Tín có 6 quận, 1 thị xã, 89 xã. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Tam Kỳ.
Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng
Nam và Quảng Tín, chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Nam chấp hành Nghị quyết của
Khu ủy V, chia Quảng Nam thành hai tỉnh mới để tiện việc tổ chức, chỉ đạo, đối phó với
âm mưu của địch.
Phía bắc là tỉnh Quảng Đà gồm 5 huyện (Hòa Vang, Đại Lộc, Thống Nhất, Điện Bàn, Duy
Xuyên), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An.
Phía nam là tỉnh Quảng Nam gồm 6 huyện (Quế Sơn, Nam Tam Kỳ, Bắc Tam Kỳ, Thăng
Bình, Tiên Phước, Trà Sơn).
11-1967
Khu ủy V ra quyết định sáp nhập tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu
Quảng Đà.
6-1-1973
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra nghị định giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28
khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường. Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền
điều hành của Hội đồng thị xã, gồm 12 ủy viên, do một thị trưởng đứng đầu.
- Quận I: gồm 7 phường: Triệu Bình, Xương Bình, Thạch Thang, Hải Châu, Nam Phước,
Bình Hiên, Hòa Thuận.

- Quận II: gồm 5 phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam
Xuân.
- Quận III: gồm 7 phường: Nam Thọ, Mân Quang, Mân Thái, An Hải Tây, Phước Mỹ, Nại
Nghĩa, An Hải Bắc.
26-3-1975
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ
Tư lệnh và Đảng ủy Mặt trận Quảng Đà (mật danh 475) do Trung tướng Lê Trọng Tấn –
Tổng tham mưu phó – làm Tư lệnh và Thượng tướng Chu Huy Mân – Tư lệnh Quân khu
5 – làm Chính ủy để trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy Quân đoàn 2 và quân, dân khu V đánh
chiếm Đà Nẵng.
28-3-1975
Các mũi tiến công vào Đà nẵng đã hình thành, bao gồm Sư đoàn 325 đảm nhiệm hướng
bắc, Trung đoàn 9 hướng tây, Sư đoàn 304 hướng tây nam, lực lượng Quân khu 5 đảm
nhận hướng nam, lực lượng vũ trang Quảng Đà đảm nhận hướng đông và các mục tiêu
trong thành phố.
5 giờ sáng, pháo binh ta bắn khống chế sân bay và hải cảng, mở đầu chiến dịch giải
phóng Đà Nẵng. Đến chiều, các cửa ngõ vào thành phố đã được khai thông. Cũng vào
buổi chiều, tướng Ngô Quang Trưởng và Bộ Tư lệnh vùng I chiến thuật bí mật chuồn ra
Hạm đội 7, bỏ lại thành phố đang trong cơn hỗn loạn.
29-3-1975
12 giờ trưa, quân ta làm chủ hoàn toàn sân bay Đà Nẵng.
14 giờ, lá cờ cách mạng tung bay trên Tòa Thị chính Đà Nẵng và trên cột cờ Bộ Chỉ huy
Quân đoàn I ngụy.
15 giờ, tiếng súng cơ bản chấm dứt. Thành phố Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng.
* Từ 2/1976 đến 06/11/1996
2-1976
Thực hiện Nghị quyết số 245-NQTW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc
bỏ khu, hợp tỉnh và Nghị quyết số 19/NQ ngày 20-12-1975 của Bộ Chính trị Đảng Cộng
sản Việt Nam về việc điều chỉnh, hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định giải thể khu, hợp nhất tỉnh

ở miền Nam Việt Nam. Theo Nghị định này, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (gồm tỉnh
Quảng Nam và tỉnh Quảng Đà) là một trong 21 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ở miền Nam.
30-8-1977
Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 228-CP về việc hợp nhất các quận I, II, III thuộc tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính thống nhất, lấy tên là thành phố Đà
Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
9-12-1982
Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 144-HĐBT thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc
tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trước đây thuộc
huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
6-11-1996
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn
việc thành lập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực
thuộc Trung ương.
(Theo trang www.danang.gov.vn)

×