Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án Vật lý 12 - THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG BẰNG CON LẮC ĐƠN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.95 KB, 3 trang )

THỰC HÀNH NGHIÊN CỨU DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ HIỆN
TƯỢNG CỘNG HƯỞNG BẰNG CON LẮC ĐƠN.

I / MỤC TIÊU :
Sau khi làm bài thực hành này, HS cần biết vận dụng các kiến thức về
dao động cơ để thực hiện được hai mục tiêu chính là :
 Tạo được dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng với các con
lắc đơn.
 Kiểm nghiệm điều kiện xảy ra cộng hưởng trong dao động của nhiều
con lắc đơn.
Để đạt hai mục tiêu cụ thể này cần rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức mà đặc biệt là kĩ năng giải thích vào các hiện tượng thực tế quan sát
được, đồng thời tiếp tục rèn các kỹ năng thao tác TN đã hình thành từ lớp
dưới.
II / CHUẨN BỊ :
Về dụng cụ cho mỗi nhóm HS :
 Các quả nặng hình cầu hoặc trụ, trong đó có 1 quả ~ 50g và 4  6
quả cỡ 20  30g
 Một cuộn chỉ, dai, mảnh.
 Một đồng hồ bấm dây.
 Một tấm bìa và bút đánh dấu.
 Một thước đo milimet.
 Một giá đỡ có dây căng ngang để treo các con lắc

Dây ngang dài khoảng 40  50cm, dùng sợi chỉ chập đôi, để hơi
chùng.
 Một tờ giấy kẻ ô li.
Về kiến thức :
 Khái niệm về con lắc đơn và các quy luật dao động của nó.
 Sự khác nhau giữa dao động tự do và dao động cưỡng bức.
 Hiện tượng cộng hưởng và điều kiện xảy ra cộng hưởng.


 Tính gần đúng và sai số.
Về tổ chức :
 Phân chia lớp thành các nhóm thực hành.
 Phân công nhiệm vụ trong từng nhóm.
 HS chuẩn bị giấy làm báo cáo, giấy kẻ ô li, bút đánh dấu.
 Khi chuẩn bị, các con lắc được buộc vào dây ngang bằng nút đơn
giản, chặt nhưng dễ tháo để dễ điều chỉnh.
III / GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY  HỌC :
 Bài TN này sử d5ung các dụng cụ đơn giản nên có thể tổ chức nhiều
nhóm thực hành, mỗi nhóm tối đa là 4 HS.
 Các nhóm có thể làm thực hành đồng loạt giống nhau như gợi ý
trong sách giáo khoa. Hoặc có thể phân công một, ha nhóm tìm cách khảo
sát hiện tượng với các biên độ góc, sau đó so sánh và thảo luận về kết quả
chung với các nhóm khác.
 Lưu ý HS khi ghi số liệu vào bảng sử dụng đơn vị đo thích hợp. Ví
dụ chu kì dao động riêng (s), biên độ dài (cm), biên độ góc (rad)… Nếu giá
trị nào không thể xác định được thì có thể ghi dấu (?) chứ không nên bịa ra
số liệu.
 Phân công trong nhóm 4 HS có thể như sau :
 Một HS thao tác với các con lắc.
 Một HS đo đạc lấy số liệu.
 Một HS ghi chép.
 Một HS theo dõi kiểm tra.

×