HIỆN TƯỢNG GIAO THOA ÁNH SÁNG.
HIỆN TƯỢNG NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG.
I / MỤC TIÊU :
Mô tả được TN Y-âng, hiểu hiện tượng giao thoa ánh sáng và điều
kiện giao thoa ánh sáng.
Mô tả được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
II / CHUẨN BỊ :
1 / Giáo viên :
Nếu có điều kiện GV chuẩn bị TN về sự giao thoa ánh sáng
(sẽ nói rõ ở mục III dưới đây).
Vẽ trên giấy khổ lớn Hình 49.3 SGK và 49.4 SGK.
2 / Học sinh :
Ôn lại giao thoa của sóng cơ học (chương III).
III / GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1 :
HS : Quan sát thí nghiệm 49.1
GV : Hướng dẫn học sinh bố trí thí
HS : Thấy được các vạch sáng màu
đỏ và các vạch tối.
HS : Nêu định nghĩa.
HS : Các vạch sáng và các vạch tối.
HS : Ánh sáng có tính chất sóng.
HS : Khe S
HS : Khe S
1
và S
2
HS : Cùng tần số và có độ lệch pha
không đổi.
HS : Nêu định nghĩa
HS : Nêu định nghĩa
HS : Hiện tượng giao thoa là một
bằng chứng thực nghiệm quan trọng
khẳng định ánh sáng có tính chất
sóng.
Hoạt động 2 :
HS : Có những vân màu sặc sỡ ?
nghiệm như hình vẽ 49.1
GV : Quan sát hình ảnh phía sau M
2
bằng kính lúp, các em thấy được hiện
tượng gì ?
GV : Hiện tượng giao thoa là gì ?
GV : Cái gì được gọi là vân giao
thoa ?
GV : Ánh sáng có tính chất gì ?
GV : Quan sát thí nghiệm và cho
biet cái gì trở thành nguồn phát sóng
ánh sáng ?
GV : Phần ánh chồng lên nhau hình
như xuất phát từ đâu ?
GV : Tần số và độ lệch pha của 2
sóng ánh sáng phát ra từ S
1
và S
2
có
đặc điểm gì ?
GV : Thế nào là hai sóng kết hợp ?
GV : Thế nào là vùng giao thoa ?
GV : Nêu kết luận về hiện tượng
giao thoa
HS : Nêu định nghĩa.
HS : Một sóng phản xạ và một sóng
khúc xạ rồi phản xạ ló ra ngoài.
Hoạt động 3 :
HS : Quan sát thí nghiệm 49.5
HS : Vệt sáng ab
HS : Xuất hiện một vệt sáng tròn
được bao quanh bởi các vân tròn
sáng tối nằm xen kẻ nhau.
HS : Vân sáng.
HS : Vân tối.
HS : Tia sáng đã bị lệch khỏi
phương truyền thẳng ?
GV : Khi nhìn ánh sáng phản xạ trên
các váng dầu, mỡ hoặc bong bóng xà
phòng, các em thấy có hiện tượng gì
?
GV : Hiện tượng giao thoa ánh sáng
trên bản mỏng là gì ?
GV : Hai sóng ánh sáng giao thoa
với nhau trong hiện này là gì ?
GV : Hướng dẫn học sinh bố trí thí
nghiệm như hình vẽ 49.5
GV : Quan sát hình ảnh của lỗ tròn
nhỏ lúc đầu ?
GV : Quan sát lỗ hình ảnh của lỗ
tròn nhỏ lúc sau ?
GV : Trong vùng tối hình học người
HS : Nêu định nghĩa.
ta quan sát được cái gì ?
GV : Trong vùng sáng hình học
người ta quan sát được cái gì ?
GV : Thí nghiệm trên chứng tỏ được
điều gì ?
GV : Hiện tượng nhiễu xạ là gì ?
IV / NỘI DUNG :
1. Thí nghiệm về sự giao thoa ánh sáng
a) Thí nghiệm
Đ là nguồn phát ánh sáng trắng; F là kính màu (kính lọc sắc) dùng để
tách ra chùm sáng đơn sắc chiếu vào khe hẹp S rạch trên màu chắn M
1
; S
1
,
S
2
là hai khe hẹp, nằm rất gần nhau, song song với S, rạch trên màn chắn
M
2
; O là vị trí đặt mắt quan sát nhờ kính lúp.
b) Kết quả thí nghiệm
Dùng kính lọc sắc đỏ và quan sát hình ảnh phía sau M
2
bằng kính lúp,
mắt ta nhìn thấy một vùng sáng hẹp trong đó xuất hiện những vạch sáng màu
đỏ và các vạch tối, xen kẽ nhau một cách đều đặn, song song với khe S.
c) Giải thích kết quả thí nghiệm
- Ánh sáng từ đèn Đ chiếu sáng khe S làm cho khe S trở thành nguồn
phát sóng ánh sáng, truyền đến hai khe S
1
, S
2
. Hai khe S
1
, S
2
, được chiếu
sáng, lại trở thành hai nguồn sáng, phát ra hai sóng ánh sáng kết hợp truyền
tiếp về phía sau, có một phần chồng lên nhau.
- Vì hai khe S
1
, S
2
được chiếu sáng bởi cùng một nguồn sáng S, nên
hai nguồn S
1
, S
2
là hai nguồn kết hợp có cùng tần số, hai sóng do chúng phát
ra có độ lệch pha không đổi.
Do đó, hai sóng ánh sáng do S
1
và S
2
phát ra là hai sóng kết hợp có
bước sóng xác định. Tại vùng không gian hai sóng đó chồng lên nhau, - gọi
là vùng giao thoa, chúng giao thoa với nhau và tạo nên hình ảnh như đã quan
sát thấy.
Đặt sau M
2
, tại vùng giao thoa, một màn quan sát E song song với M
2
thì trên màn E xuất hiện các vân giao thoa, là những vạch song song với S
1
,
S
2
.
Như vậy, hiện tượng giao thoa là một bằng chứng thực nghiệm quan
trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.
2. Hiện tượng giao thoa ánh sáng trên bản mỏng
Khi nhìn ánh sáng phản xạ trên các váng dầu, mỡ, hoặc bong bóng xà
phòng… ta thấy có những vân màu sặc sỡ, tựa như vẽ trên mặt lớp váng. Đó
là hiện tượng giao thoa ánh sáng trên bản mỏng khi chiếu ánh sáng trắng vào
bản mỏng.
3. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
a) Thí nghiệm về sự nhiễu xạ ánh sáng
Hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, quan sát
được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ, hoặc gần mép những vật trong suốt
hoặc không trong suốt được gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
b) Giải thích hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
Nhìn mặt sau một tấm bìa, có dùi một lỗ nhỏ và được chiếu sáng vào
mặt trước, ta thấy tại vị trí lỗ như có một ngọn đèn (đốm) sáng, lớn hơn lỗ,
tỏa sáng về phía ta, tựa như lỗ đóng vai trò một nguồn sáng, phát ra sóng ánh
sáng. Ta thấy một hình ảnh tương tự khi nhìn Mặt trời qua các kẽ lá (Hình
49.7).
Hình 49.7 Ảnh chụp ánh sáng mặt trời chiếu ra từ các kẽ lá
c) Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ cách
tử để phân tích một chùm ánh sáng đa sắc thành các thành phần đơn sắc.
V / CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ :
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3
Xem bài 51