Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Chương trình giáo dục đào tạo Văn học potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.51 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
(ĐÃ IN NỘP TRƯỜNG 20.4.2010)
Chỉnh sửa 27/4/2010
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tên chương trình: VĂN HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Văn học
Loại hình đào tạo: Chính quy
Mã ngành đào tạo: 52.22.03.30
Trưởng nhóm dự án: PGS.TS. Lê Giang

TP. HỒ CHÍ MINH, 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm 2009
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
- Tên chương trình: VĂN HỌC
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Ngành đào tạo: Văn học
- Loại hình đào tạo: Chính quy
- Mã ngành đào tạo: 52.22.03.30
- Trưởng nhóm dự án: PGS.TS. Lê Giang
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Mục tiêu chung:
- Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc.
- Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hoà đồng, cầu
tiến.
- Có ý thức phục vụ cộng đồng và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người tri
thức.
1.2. Mục tiêu cụ thể / chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục:


1.2.1. Trình độ kiến thức:
Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục Văn học được trang bị có hệ
thống các khối kiến thức sau:
- Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa
học nhân văn.
- Kiến thức chuyên ngành: có hiểu biết cơ bản về Văn học Việt Nam và tiếng
Việt. Có kiến thức cơ bản về Văn học dân gian Việt Nam, Lịch sử Văn học
Việt Nam và một số nền văn học lớn trên thế giới, về lý luận và phê bình văn
học, về một số trào lưu văn học hiện đại và phương pháp nghiên cứu văn học
hiện đại, về những kiến thức nền tảng của Ngôn ngữ học.
2
- Kiến thức bổ trợ: tiếng Anh trình độ B, tin học văn phòng…
1.2.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành:
Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục văn học được đào tạo theo
hướng chuyên nghiệp hoá với các kỹ năng thực hành để đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Khả năng nghiên cứu và giảng dạy Văn học Việt Nam.
- Kỹ năng phê bình văn học.
- Kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản.
- Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, lưu trữ văn bản, làm việc nhóm, tổ
chức các cuộc họp, sự kiện.
1.2.3. Phẩm chất nhân văn:
Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục văn học được đào tạo theo mục
tiêu vừa hồng vừa chuyên, có kiến thức vững vàng và những phẩm chất nhân văn
tốt đẹp.
- Trung thành với tổ quốc, tự hào về dân tộc.
- Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hoà đồng, cầu
tiến.
- Có ý thức phục vụ cộng đồng và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức.
1.2.4. Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:

a) Vị trí làm việc:
Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục văn học có thể làm việc trong
các lĩnh vực và vị trí sau:
- Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học ở trường đại học, cao đẳng,
trung học phổ thông, các viện, trung tâm nghiên cứu…
- Làm phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản.
- Làm công việc văn phòng ở các cơ quan văn hoá và kinh tế.
b) Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Cử nhân ngành Văn học, chương trình giáo dục văn học có thể học lên bậc sau
đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), các ngành phù hợp và ngành gần như: Văn học Việt
Nam, Lý luận văn học, Hán Nôm, Ngôn ngữ học, Văn hoá học, Việt Nam học,
Châu Á học…
3
2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO: 4 năm
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ (tính bằng tín chỉ): 142 tín chỉ.
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH: Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông trở
lên.
5. QUI TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:
Sinh viên tự đăng ký tích lũy tín chỉ theo kế hoạch của phòng Đào tạo, sau khi
tích lũy đủ số tín chỉ sẽ được xét tốt nghiệp.
5.1. Quy trình đào tạo:
5.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 46TC
5.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 96 TC
5.1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành: 43 tín chỉ
5.1.2.2. Kiến thức chuyên sâu bắt buộc: 37 tín chỉ.
5.1.2.3. Kiến thức tự chọn: 16 tín chỉ
Theo 3 định hướng nghề:
- Hướng nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học
- Hướng báo chí, xuất bản, văn phòng
- Hướng nghệ thuật học

5.1.3. Khóa luận tốt nghiệp: 10 TC
5.2. Điều kiện tốt nghiệp: Tích lũy tín chỉ đủ theo quy định hoặc làm Khóa luận
tốt nghiệp.
6. THANG ĐIỂM: 10
7. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH (tên và khối lượng các học phần):
7.1. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG: 46 TC
7.1.1. Các môn lý luận chính trị: 10 TC
TT Môn học Số TC Bắt
buộc
01 Những nguyên lý cơ bản CN Mác-
Lênin
5 
02 Đường lối cách mạng Việt nam 3 
03 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 
7.1.2 Các môn cơ bản của khối ngành nhân văn:19 TC
Bắt buộc: 16 TC
Tự chọn: 3TC
TT Môn học Số TC Bắt Tự chọn
4
buộc
01 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 
02 Dẫn luận ngôn ngữ học 2 
03 Thực hành văn bản tiếng Việt 2 
04 Hán văn cơ bản 3 
05 Cơ sở Văn hóa Việt Nam 2 
06 Lịch sử văn minh thế giới 3 
07 Chữ Nôm 2 
08 Nhân học đại cương 2 
09 Xã hội học đại cương 2 
10 Tâm lý học đại cương 2 

11 Tôn gíao học đại cương 2 
12 Chính trị học đại cương 2 
13 Tiến trình lịch sử Việt Nam 3 
7.1.3. Ngoại ngữ: 10 TC (Sinh viên tự tích lũy chứng chỉ B Anh văn)
7.1.4. Các môn Khoa học tự nhiên:
- Bắt buộc: 07 TC
TT Môn học Số TC Bắt
buộc
Ghi chú
01 Thống kê xã hội 2 
02 Môi trường và phát triển 2 
03 Tin học đại cương 3  Tự tích lũy
bằng A
7.1.5. Giáo dục thể chất: 04 TC (không tính vào số lượng tín chỉ của khối
kiến thức đại cương)
7.1.6 Giáo dục quốc phòng: 07 TC (không tính vào số lượng tín chỉ của khối
kiến thức đại cương)
7.2 KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP (96 tín chỉ)
7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành (theo Chương trình khung - 43 tín chỉ):
MÔN HỌC TÍN CHỈ GHI CHÚ
Nguyên lý Lý luận văn học 3
Tác phẩm văn học và thể loại văn học 4
Tiến trình văn học 2
Văn học dân gian Việt Nam 4
5
Văn học Việt Nam từ TK.X đến giữa TK.XVIII 4
Văn học Việt Nam từ giữa TK.XVIII đến cuối TK.XIX 4
Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930 2
Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945 3
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 3

Văn học Việt Nam từ 1975 đến hiện nay 2
Văn học Trung Quốc 4
Văn học Pháp 4
Văn học Nga 4
Tổng cộng 43
7.2.2. Kiến thức chuyên sâu (bắt buộc - 37 tín chỉ):
MÔN HỌC TÍN CHỈ GHI CHÚ
Thực tập thực tế
4
Niên luận 2
Ngữ âm tiếng Việt 2
Ngữ pháp tiếng Việt 3
Từ vựng tiếng Việt 2
Phong cách tiếng Việt 2
Thi pháp ca dao 2
Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học 2
Văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại 2
Văn học Anh 2
Văn học Mỹ 2
Văn học Ấn Độ 2
Văn học Nhật Bản và Triều Tiên 2
Các phương pháp phê bình văn học 2
Đại cương nghệ thuật học 2
Hán Nôm nâng cao 4
Tộng cộng 37
7.2.3. Kiến thức tự chọn (16 tín chỉ):
6
Sinh viên tự chọn 16 tín chỉ theo 3 định hướng trong các môn học sau:
(1) Hướng Nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học:
MÔN HỌC TÍN CHỈ GHI CHÚ

Thơ và thơ Việt Nam hiện đại
2
Truyện ngắn và truyện ngắn Việt Nam hiện đại 2
Tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 2
Thi pháp học 2
Phê bình văn học Việt Nam hiện đại 2
Văn học so sánh 2
Dân ca Việt Nam 2
Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (học với Hán Nôm) 4
Nguyễn Trãi – tác gia và tác phẩm 2
Một số vấn đề về văn học Phục Hưng Phương Tây 2
Văn học các nước Trung Cận Đông 2
Lịch sử tư tưởng mỹ học Phương Tây 2
Văn hoá Nam Bộ 2
Sử thi Tây Nguyên 2
Nguyễn Du – tác gia và tác phẩm 2
Hồ Chí Minh – tác gia và tác phẩm 2
Chủ nghĩa nhân văn trong văn học 2
Văn học Đông Nam Á 2
Chủ nghĩa Hậu hiện đại 2
(2) Hướng Báo chí, xuất bản, văn phòng:
MÔN HỌC TÍN CHỈ GHI CHÚ
SV tự đăng
ký học với
SV Khoa
Báo chí -
Truyền
thông
Nghiệp vụ biên tập và xuất bản
2

Phỏng vấn 2
Kỹ thuật viết tin 2
Phóng sự điều tra 2
Ngôn ngữ báo chí 2
7
Kỹ thuật làm báo trực tuyến 2
Quan hệ công chúng (PR) ứng dụng 2
Kỹ năng dẫn chương trình 2
SV tự đăng
ký học với
SV Ngành
Lưu trữ
(Khoa Lịch
sử)
Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật
soạn thảo văn bản
2
Quản trị hành chính văn phòng 4
Nghiệp vụ thư ký văn phòng 2
Nghiệp vụ công tác văn thư 2
(3) Hướng Nghệ thuật học:
MÔN HỌC TÍN CHỈ GHI CHÚ
Nhập môn sân khấu
2 TH
Nhập môn điện ảnh 2
Kỹ thuật viết kịch bản điện ảnh 2
Văn học dịch và dịch văn học 2
Thưởng thức và sáng tác thơ 2
Thưởng thức và sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết 2
Thưởng thức âm nhạc 2 TH

Thưởng thức mỹ thuật 2 TH
Nghệ thuật truyền thống Nam Bộ 2 TH
Nghệ thuật sân khấu phương Đông 2
Nghệ thuật truyền thông 2 TH
7.3. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm (chỉ bắt buộc đối với các chương trình đào tạo
giáo viên phổ thông và giáo viên dạy nghề)
- Bắt buộc
- Tự chọn
7.4. Thực tập tốt nghiệp và làm khoá luận : 10 tín chỉ
- Thực tập tốt nghiệp
- Khoá luận tốt nghiệp
8
Xem sơ đồ sau:
9
10
8. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (Phân bổ các môn học theo từng học kỳ)
Học kỳ
Mã môn
học Tên môn học
Tín chỉ
Tổng
cộng

thuyết
Thực
hành/
Thí
nghiệm
Khác
(nếu

có)
1&2
46 TC
Kiến thức cơ sở ngành (theo kế hoạch giảng
dạy chung của Trường)
3
19 tc
-Hán Nôm nâng cao
-Ngữ âm tiếng Việt
-Ngữ pháp tiếng Việt
-Văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại
-Văn học dân gian
-Văn học Việt Nam TK.X - giữa TK.XVIII
4
2
3
2
4
4
4
19 tc
-Văn học Trung Quốc
-Nguyên lý Lý luận văn học
-Văn học VN giữa TK.XVIII - cuối TK.XIX
-Từ vựng tiếng Việt
-Phong cách tiếng Việt
-Văn học Pháp
4
3
4

2
2
4
11
5
19 tc
-Tác phẩm văn học và thể loại văn học
-Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930
-Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945
-Văn học Anh
-Văn học Mỹ
-Văn học Nhật Bản và Triều Tiên
-Đại cương nghệ thuật học
-Tự chọn theo định hướng nghề nghiệp
4
2
3
2
2
2
2
2
6
21 tc
-Thực tập thực tế
-Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
-Văn học Việt Nam từ 1975 đến hiện nay
-Văn học Nga
-Văn học Ấn Độ
-Niên luận

-\Tự chọn theo định hướng nghề nghiệp
4
3
2
4
2
2
4
7
14 tc
-Tiến trình văn học
-Các phương pháp phê bình văn học
-Thi pháp truyện cổ tích
-Thi pháp ca dao
-Tự chọn theo định hướng nghề nghiệp
2
2
2
2
6
8
4 tc
+ 10 tc
KLTN
-Tự chọn theo định hướng nghề nghiệp
- Khoá luận tốt nghiệp (chỉ dành cho SV khá
giỏi)
4
10
9. MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG CÁC MÔN HỌC

TT Tên môn học, Số tín chỉ, Điều kiện tiên quyết, Mô tả vắn tắt nội dung môn học
1 NGUYÊN LÝ LÝ LUẬN VĂN HỌC
(PRINCIPLES OF LITERARY THEORY)
Số tín chỉ: 3 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên cần học xong các môn học về triết học, mỹ học và văn hoá học.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Giới thiệu giáo trình tham khảo, chương trình học, nội dung thuyết trình và thảo luận.
- Tìm hiểu khái niệm văn học và lý luận văn học, xác định nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và
chức năng của văn học trong mối quan hệ với các hoạt động khác trong đời sống.
- Tìm hiểu về đặc trưng và quá trình sáng tạo của nhà văn.
- Tìm hiểu về đặc trưng và quá trình tiếp nhận của bạn đọc, trong đó có hoạt động phê bình
văn học.
- Xác định hệ thống các khái niệm và luận điểm cơ bản, từ đó phân tích và đối chiếu với thực
tiễn văn học để kiểm nghiệm, bước đầu vận dụng các luận điểm đó để phân tích tác phẩm
văn học.
2 TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC
(LITERARY WORK AND LITERARY GENRE)
Số tín chỉ: 4 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã nắm vững lý thuyết lý luận văn học thuộc về phần các
12
nguyên lý văn học (đã học năm thứ I).
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Giới thiệu giáo trình tham khảo, chương trình học, nội dung thảo luận.
- Tìm hiểu định nghĩa tác phẩm văn học, xác định vai trò, vị trí của yếu tố tác phẩm trong
đời sống văn học và mối quan hệ giữa tác phẩm văn học với các yếu tố khác trong đời sống
văn học.
- Phân tích hai khái niệm nội dung và hình thức của tác phẩm văn học cũng như mối quan
hệ giữa hai khái niệm này.
- Đi sâu vào xác định và phân tích các yếu tố hình thành nên tác phẩm văn học từ văn bản

ngôn từ, kết cấu, chủ đề, đề tài, tư tưởng, cảm hứng đến nhân vật, chi tiết, tình tiết…
- Tìm hiểu các cách phân chia loại thể tác phẩm văn học, đi sâu vào đặc trưng của các loại
thể văn học chính.
3 TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
( LITERARY PROCESS)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: SV đã học về Nguyên lý lý luận văn học, Tác phẩm văn học và Loại
thể văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Trình bày những luận điểm góp phần soi sáng vấn đề tiến trình văn học như một phương
diện của lý luận văn học; giải thích nội hàm và ngoại diên của những khái niệm có liên quan
đến việc nghiên cứu tiến trình văn học: kiểu sáng tác, khuynh hướng, trào lưu, trường phái,
phương pháp nghệ thuật, phong cách, dòng phong cách.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, lịch sử hoạt động, đặc điểm và thành tựu của những khuynh
hướng và trào lưu văn học chủ yếu trong lịch sử văn học thế giới và văn học Việt Nam, với
những tác gia và tác phẩm nổi bật.
4 VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Số tín chỉ: 4 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: sinh viên đã theo học chương trình đại cương.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học bao gồm 3 nội dung chính:
- Khái quát những đặc trưng Văn học dân gian.
- Phân tích các thể loại văn học dân gian người Việt
- Đại cương về văn học dân gian các dân tộc thiểu số.
5 VĂN HỌC VIỆT NAM T• THẾ K‚ X ĐẾN GIỮA THẾ K‚ XVIII
(Vietnamese Literature from X
th
century to the first half of XVIII
th
century)
Số tín chỉ: 04

Điều kiện tiên quyết: SV phải học xong học phần Văn học dân gian VN.
Mô tả vắn tắt môn học: Môn học trình bày quá trình hình thành và phát triển của văn học
viết VN từ thế k— thứ X đến đầu thế k— XVIII, với các giai đoạn văn học và các tác giả tác
phẩm cụ thể của 8 thế k— văn học này.
6 VĂN HỌC VIỆT NAM T• GIỮA THẾ K‚ XVIII ĐẾN CUỐI THẾ K‚ XIX
(Vietnamese Literature from the middle of XVIII
th
century to the end of the XIX
th
century)
Số tín chỉ: 4 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: Học sau môn Văn học Việt Nam từ TK.X đến giữa TK.XVIII
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giới thiệu khái quát văn học Việt Nam từ thế k— XVIII
đến cuối thế k— XIX, giới thiệu những thành tựu về thể loại với những tác giả và tác phẩm
13
tiêu biểu.
7 VĂN HỌC VIỆT NAM T• 1900 đến 1930
(Vietnamese Literature 1900 - 1930)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: Học sau môn Văn học Việt Nam từ giữa TK.XVIII đến cuối TK.XIX
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giới thiệu khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế k— XX
đến 1930. Giới thiệu những thành tựu về thể loại với những tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tản Đà…
8 VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 – 1945
(Vietnamese Literature 1930-1945)
Số tín chỉ : 3
Điều kiện tiên quyết: Đã học Lí luận văn học và Văn học Việt Nam chặng đường trước đó.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giáo trình văn học Việt Nam 1930 – 1945 sẽ được giới
thiệu trên cái nền lịch sử xã hội văn hoá lúc bấy giờ để làm hiện lên một cuộc cách mạng văn
học trong lịch sử văn học dân tộc với sự nối tiếp truyền thống và cách tân đổi mới. Nó gắn

liền với các hiện tượng văn học như: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Phong trào Thơ mới, Văn
học hiện thực phê phán, Nhật ký trong tù, Từ ấy v.v
9 VĂN HỌC VIỆT NAM T• 1945 đến 1975
(Vietnamese Literature 1945 - 1975)
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Để học tốt môn học này sinh viên phải học xong các môn học Văn
học Việt Nam thế k— X – XIX và Văn học Việt Nam 1900-1945.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Sự phát triển và thành tựu của nền văn học cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ.
- Các xu hướng văn học ở các thành thị miền Nam (1954-1975).
10 VĂN HỌC VIỆT NAM T• 1975 ĐẾN NAY
(Vietnamese Literature from 1975 to present)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Để học tốt môn học này sinh viên phải học xong các môn học Văn
học Việt Nam thế k— X – XIX, Văn học Việt Nam 1900-1945 và Văn học Việt Nam 1945-
1975.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Văn học Việt Nam từ 1975 đến hiện nay có hai giai đoạn chính: giai đoạn 1975 – 1985 là sự
phát triển theo quán tính của văn học thời kỳ chiến tranh và giai đoạn từ 1986 đến nay là văn
học của thời kỳ đổi mới với nhiều điều rất đáng chú ý.
11 VĂN HỌC TRUNG QUỐC
(Chinese Literature)
Số tín chỉ: 4
Điều kiện tiên quyết: không
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Các thời kỳ văn học Trung Quốc, đặc điểm, tác gia, tác
phẩm, thể loại chính của từng thời kỳ.
12 VĂN HỌC PHÁP
(History of French literature)
Số tín chỉ: 04

Điều kiện tiên quyết:
14
Sinh viên đã được học môn Văn học cổ đại Hi Lạp – La Mã và được trang bị những kiến
thức có tính nguyên lí về lí luận văn học.
Mô tả vắn tắt môn học:
Môn học nhằm làm cho sinh viên có cái nhìn tổng quát về quá trình lịch sử nền văn học Pháp
với những góc nhìn khác nhau. Về quá trình lịch sử văn học Pháp, môn học sẽ cung cấp
những kiến thức cơ bản và thành tựu văn học của các thời đại và các trào lưu văn học lớn
(văn học trung đại, Văn học Phục hưng, Văn học thế kỉ Ánh sáng, trào lưu lãng mạn, trào lưu
hiện thực và văn học hiện đại ).
13 VĂN HỌC NGA
(History of Russian Literature)
Số tín chỉ: 4
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã có một số kiến thức về lý luận văn học và văn học Việt
Nam, đã làm quen với một số nền văn học phương Tây (Hy Lạp-La Mã, Pháp)
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Với 60 tiết học, sinh viên được giới thiệu:
- Khái quát các giai đoạn phát triển của văn học Nga từ khởi thủy đến hiện đại (thế k— XI
– thế k— XX);
- Những kiến thức cơ bản về một số tác gia tiêu biểu của văn học Nga: tiểu sử, sự nghiệp
sáng tác, những đóng góp của họ đối với văn học Nga và văn học thế giới;
- Nội dung, những đặc điểm nghệ thuật của một số tác phẩm văn học Nga tiêu biểu.
14 THỰC TẬP THỰC TẾ (NGÀNH VĂN HỌC)
(Field Work)
Số tín chỉ: 6 (thực hành: 180 tiết)
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong các môn cơ sở của chuyên ngành như Dẫn
luận ngôn ngữ, Tiếng Việt thực hành, Chữ Hán cơ bản, Chữ Nôm, Văn học dân gian Việt
Nam .
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Hướng dẫn sinh viên thâm nhập thực tế điền dã với yêu
cầu khảo sát có chọn lọc địa phương, địa bàn và đối tượng cộng tác viên cung cấp tài liệu

văn học dân gian đã, đang và sẽ còn tồn tại ở các địa phương. Cung cấp cho sinh viên những
kỹ năng chuyên ngành để nhận diện, xử lý và viết bài thu hoạch của môn học thực tập thực tế
của chuyên ngành Văn học (văn học dân gian).
15 ĐẠI CƯƠNG VIỆT NGỮ HỌC
Số tín chỉ: 4
Điều kiện tiên quyết: không
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: (BM Ngôn ngữ soạn)
16 THI PHÁP CA DAO
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: đã học giáo trình cơ sở môn Văn học dân gian
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Tìm hiểu thi pháp ca dao là tìm hiểu các phương thức,
phương diện nghệ thuật mà tác giả dân gian sử dụng cò truyền thống để xây dựng nên
những hình tượng nghệ thuật truyền thống trong ca dao. Qua việc tìm hiểu các thành tố
chính của thi pháp ca dao như : ngôn ngữ và thể thơ, kết cấu, thời gian nghệ thuật, không
gian nghệ thuật, nghệ thuật xây dựng hình tượng, các biểu tượng truyền thống… giúp sinh
viên thấy được những đặc trưng sáng tạo của thơ ca dân gian, phần nào cắt nghĩa được
nguồn gốc, quá trình hình thành những “kiểu mẫu” trong hoạt động sáng tạo phong phú, đa
dạng của tác giả thơ ca dân gian. Trên cơ sở nắm được “tư tưởng nghệ thuật” sẽ giúp sinh
15
viên tránh được những cách hiểu nội dung ca dao theo lối một chiều, suy diễn gượng ép và
có được sự cảm thụ và phân tích một cách thuyết phục những tác phẩm ca dao cụ thể
17 THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: đã học giáo trình cơ sở môn Văn học dân gian
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học Thi pháp truyện cổ tích là một môn học chuyên
đề về một thể loại văn học dân gian. Thông qua ba vấn đề chính: định nghĩa và phân loại,
nguồn gốc và lịch sử thể loại, thi pháp thể loại. Môn học giới thiệu một số cách tiếp cận
truyện cổ tích của một số trường phái chính trong lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích
18 VĂN HỌC HY LẠP- LA MÃ CỔ ĐẠI
(Ancient Greek and Latin Literature)

Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết:
- Đã được cung cấp một số kiến thức cơ bản về văn minh- văn hoá- lịch sử- xã hội cổ đại
phương tây; các kiến thức về lý luận văn học; các hiểu biết và kỹ năng nghiên cứu văn học.
- Có khả năng nhất định về tiếng Anh hoặc Pháp.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Khái quát những nét cơ bản của các nền văn minh- văn hoá Hy lạp và La mã cổ đại, gắn
liền với từng bối cảnh văn học, qua đó, giới thiệu các thành tựu văn học tiêu biểu.
- Chỉ ra tính kế tục- kết nối và những nét riêng về bản sắc của hai nền văn hoá- văn học; vấn
đề tính cơ sở của văn hoá- văn học Hy lạp- La mã cổ đại đối với sự phát triển của các nền
văn hoá- văn học phương tây sau này.
19 VĂN HỌC ANH
(ENGLISH LITERATURE )
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết:
- Đã được cung cấp các kiến thức cơ sở về lịch sử, xã hội, văn hoá… gắn liền với tiến trình
văn minh- văn hoá châu Au, trong đó có Anh; các kiến thức bổ trợ về lý luận văn học; các
hiểu biết và kỹ năng trong nghiên cứu văn học…
- Có trình độ tiếng Anh đủ để đáp ứng yêu cầu môn học.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Khái quát về đất nước, lịch sử, dân tộc và văn hoá Anh.
- Trên cơ sở đó, dựng lại các nét lớn của bức tranh văn học qua các thời kỳ, với các sự kiện
quan trọng, các thành tựu tiêu biểu, những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật thể hiện, các vấn
đề thiết thân của thời đại
20 VĂN HỌC MỸ
(AMERICAN LITERATURE )
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học xong chuyên đề Văn học Hy La, Văn học Phục hưng
và một số vấn đề cơ sở của Lý luận văn học.
Mô tả vắn tắt môn học:

Văn học Mỹ là nền văn học trẻ tuổi nhưng có những thành tựu đáng kể và hiện nay là một
trong những nền văn học lớn của thế giới. Tính hiện đại và tính thế giới là hai đặc trưng cơ
bản của nền văn học này, tuy vậy những vấn đề truyền thống, đặc biệt tư tưởng Thanh giáo,
đã có một ảnh hưởng lâu dài và rộng lớn trong quá trình phát triển của nó.
Nhằm giúp sinh viên nắm bắt được những đặc điểm đa dạng ấy của nền văn học Mỹ trên
16
cơ sở các sự kiện và các vấn đề liên quan đến tác giả và tác phẩm, môn học Lịch sử văn học
Mỹ được xây dựng theo trình tự thời gian là thế k— (từ thế k— XVII đến thế k— XX). Mỗi thế
k— có một hoặc hai vấn đề trọng tâm chi phối đời sống văn học của quốc gia này: Thanh giáo
và vấn đề định cư của thế k— XVII, trào lưu Khai Sáng và vấn đề độc lập dân tộc của thế k—
XVIII, chủ nghĩa Lãng mạn và chủ nghĩa Hiện thực của thế k— XIX, chủ nghĩa Hiện thực với
những đặc điểm hiện đại, hậu hiện đại… của thế k— XX. Môn học sẽ giới thiệu nhấn mạnh
một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỗi thế k—.
21 VĂN HỌC ẤN ĐỘ
(Indian literatures)
Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
Điều kiện tiên quyết: không
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: khái quát về lịch sử và đặc điểm của văn học Ấn Độ, đi
sâu vào giới thiệu một số thành tựu văn học tiêu biểu của các thời cổ điển, thời Phật giáo,
thời cận – hiện đại…
22 VĂN HỌC NHẬT BẢN VÀ TRIỀU TIÊN
(Japanese and Korean Literatures)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên học môn này phải được học qua kiến thức về các nền văn
minh phương Đông trong chương trình đại cương.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nội dung môn học hướng tới những thành tựu nổi bật của
văn học Nhật Bản và Triều Tiên, trong đó văn học Nhật Bản được chú trọng hơn (do thời
lượng chương trình có hạn). Giảng viên sẽ lần lượt hướng dẫn sinh viên tìm hiểu tổng
quan nền văn hoá tư tưởng Nhật Bản, truyền thống văn chương Nhật, về thơ ca Nhật
(trường ca, đoản ca, tanka, haiku ), về tiểu thuyết đầu tiên của nhân loại Genji

Monogatari, về văn học hiện đại Nhật Bản. Phần còn lại của chương trình là khái quát về
nền văn học Triều Tiên và một thành tựu tiêu biểu là thơ Sijo của Hoàng Chân Y.
23 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN HỌC
(Methods of Literary Criticism)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên cần học xong các học phần về lý luận và phê bình văn học.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Những vấn đề chung
Khảo sát sâu các phương pháp phê bình chính hiện nay trên thế giới.
Vận dụng các phương pháp phê bình đã biết, để tiếp cận tác phẩm và các hiện tượng văn học.
24 ĐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT HỌC
(Introduction to Art)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: không
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Khái quát phương pháp luận và đặc điểm các loại hình
nghệ thuật.
25 THƠ VÀ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(Poetry and poems Modern Vietnamses Poetry)
Số tín chỉ: 2 (30 tiết)
Điều kiện tiên quyết: Học song song hoặc học sau môn Lý Luận văn học, Văn học Việt
Nam 1900 - 1945, Văn học Việt Nam 1945-2000.
17
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Lý luận chung về thơ. Thơ Việt Nam hiện đại: những trào
lưu và thành tựu. Thơ ca cách mạng Việt Nam 1945 đến những năm 80. Thơ đương đại Việt
Nam: những tìm tòi và dự cảm.
26 TRUYỆN NGẮN VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
(Short Story and Vietnamese Short Story)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tin quyết: Đã học xong các giáo trình cơ sở về văn học VN

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trên cơ sở các quan niệm về truyện ngắn của các nhà
văn, nhà phê bình, xác định một định nghĩa về truyện ngắn. Từ đó tìm hiểu nguồn gốc truyện
ngắn, xác định các đặc trưng thể loại cũng như các kiểu truyện ngắn. Từ những vấn đề lí
thuyết đó, soi vào thực tiễn phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ buổi đầu tiên cho đến
ngày nay
27 TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(Novels and novels Modern Vietnamese Novels)
Số tín chỉ: 2 (30 tiết)
Điều kiện tiên quyết: Để học tốt môn học này sinh viên phải học xong các môn học Lý
luận văn học và Văn học Việt Nam 1900-1930, Văn học Việt Nam 1930 – 1945, Văn học
Việt Nam 1945-1975, Văn học Việt Nam 1975 đến hiện nay.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Giới thiệu một số vấn đề lý luận về thể loại và quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại.
28 PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(Modern Vietnamese Literary Criticism)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên cần học xong các học phần về lý luận và văn học Việt
Nam thế kỉ XX.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giới thiệu giáo trình tham khảo, chương trình học, nội
dung thảo luận, phương pháp làm việc.
Tìm hiểu định nghĩa phê bình văn học, xác định vai trò của phê bình văn học trong đời sống
văn học và mối quan hệ giữa phê bình văn học với lĩnh vực khác trong khoa nghiên cứu văn
học.
Dõi theo tiến trình hình thành và phát triển của phê bình văn học Việt Nam thế k— XX.
Phân tích những sự kiện và tác gia phê bình tiêu biểu
Xác định các khuynh hướng và các nguồn ảnh hưởng
Đi tìm đặc trưng của phê bình văn học Việt Nam thế k— XX
Thực hành phê bình, tiếp xúc tác giả phê bình.
29 THI PHÁP HỌC

(Poetics)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã có kiến thức tổng quát về lý luận văn học.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Xác định khái niệm thi pháp và thi pháp học (đối tượng,
lịch sử, phương pháp)
Giới thiệu vấn đề quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người
Giới thiệu thi pháp tác phẩm
- Giới thiệu thi pháp tác giả, trào lưu, thể loại
30 VĂN HỌC SO SÁNH
18
(Comparative Literature)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học các môn về lý luận văn học và văn học Việt Nam,
đã làm quen với một số nền văn học nước ngoài.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Giới thiệu những nguyên lý cơ bản của VHSS với tính cách là một lý thuyết và phương
pháp nhận thức và nghiên cứu về văn học có khả năng làm sáng tỏ các vấn đề văn học cả
trên lĩnh vực lý luận, phê bình và lịch sử văn học.
- Bước đầu giúp cho sinh viên vận dụng các nguyên lý của VHSS vào nghiên cứu văn học.
31 DÂN CA VIỆT NAM
Số tín chỉ: 2 (30 tiết)
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong các môn Văn học dân gian, ngôn ngữ, Thi
pháp ca dao.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Khái quát về thi ca dân gian, những góc độ đã tiếp cận
nghiên cứu dân ca, phân biệt một số thuật ngữ, những thành tố của dân ca, tiếp cận nghiên
cứu dân ca như một chỉnh thể, diện mạo dân ca Việt Nam, thành tố làn điệu dân ca, thành tố
lời thơ dân ca, thành tố diễn xướng dân ca…
32 VĂN HOÁ NAM BỘ
Số tín chỉ: 2 (30 tiết)
Điều kiện tiên quyết: đã học xong các môn cơ sở

Mô tả tóm tắt nội dung môn học:
Nam Bộ tuy là vùng “đất mới” của Tổ quốc nhưng cũng là vùng đất rất cổ xưa của các cư
dân thuộc các nền văn hoá cổ (văn hoá Đồng Nai, văn hoá Oc Eo…). Trên vùng đất Nam Bộ
diễn ra nhiều loại hình hoạt động về kinh tế – văn hoá – xã hội mang những nét chung của cả
nước, đồng thời thể hiện những đặc trưng riêng của vùng.
33 SỬ THI TÂY NGUYÊN
(West Land Epic)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học qua học phần cơ sở Văn học dân gian Việt Nam
thuộc chuyên ngành văn học.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trình giảng cụ thể về hệ thống các tác phẩm Sử thi Tây
Nguyên - một thể loại đặc sắc thuộc loại hình tự sự dân gian của các dân tộc Tây Nguyên
mang giá trị văn học cao cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật có thể sánh với
các tác phẩm sử thi cổ điển của thế giới như Mahabharatavà Ramayana của Ấn Độ, Iliát và
Ôđítxê của Hy Lạp, Kalêvala của Phần Lan, Bài ca chàng Rôlăng của Pháp, Nibêlungen của
Đức, và sử thi của các nước Đông Nam Á (Cămpuchia, Lào, Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia,
…)
34 NHO GIÁO, PHẬT GIÁO VÀ ĐẠO GIÁO
Số tín chỉ: 5
Điều kiện tiên quyết: không
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: (môn này học theo ngành Hán Nôm, xem Bộ đề cương
ngành Hán Nôm)
35 NGUYỄN TRÃI - TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
(Nguyen Trai - Author and Works)
Số tín chỉ: 02
19
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên học xong Môn học Văn học Việt Nam thế k— X – đầu XVIII
(Văn học trung đại 1)
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học này trình bày hai nội dung lớn: Một là, dòng dõi
và gia thế, cuộc đời hùng tráng mà bi ai của Nguyễn Trãi ; Cơ sở hình thành tư tưởng

Nguyễn Trãi ; Quan điểm văn nghệ của Nguyễn Trãi v.v Hai là, đi sâu giới thiệu các tác
phẩm của đại thi hào Nguyễn Trãi: Quân trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cáo; Ức Trai thi
tập; Quốc âm thi tập. Đặc trưng thi pháp và phong cách văn chương của Nguyễn Trãi ; Vị trí
NT trong lịch sử dân tộc và trong văn học sử VN.
36 NGUYỄN DU – TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
(Nguyen Du - Author and Works)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: Học sau môn Văn học Việt Nam từ giữa TK.XVIII đến cuối TK.XIX
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Những vấn đề về tiểu sử và văn bản tác phẩm Nguyễn
Du. Tư tưởng Nguyễn Du trong thơ chữ Hán. Tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du. Thế giới
nghệ thuật Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh.
37 HỒ CHÍ MINH – TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
(Ho Chi Minh – author and works)
Số tín chỉ: 2 (30 tiết)
Điều kiện tiên quyết: Sau khi sinh viên học xong các giáo trình văn học Việt Nam từ trung
đại đến hiện đại.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giới thiệu cuộc đời cách mạng và một số tác phẩm tiêu
biểu của Hồ Chí Minh trong ba mảng văn chính luận, truyện ký, thơ ca.
38 CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG VĂN HỌC
( The Humanism in Literature)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên phải có kiến thức cơ bản về lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử văn học thế giới.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Trình bày chủ nghĩa nhân văn như một phạm trù lý luận và một phạm trù lịch sử; giới thiệu
những giai đọan có ý nghĩa bước ngọăt trong lịch sử văn học thế giới: chủ nghĩa nhân văn
thời Phục hưng và chủ nghĩa nhân văn mác-xít.
- Nghiên cứu chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam cổ điển và hiện đại cùng những
tác gia và tác phẩm tiêu biểu trong quá trình vận động và phát triển của nó.
39 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC PHỤC HƯNG CHÂU ÂU

(Some Aspects of European Renaissance Literature)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết:
- Đã được cung cấp các kiến thức cơ sở về lịch sử, xã hội, văn hoá… gắn liền với tiến trình
văn học châu Au; có các kiến thức bổ trợ về lý luận văn học, các hiểu biết và kỹ năng
trong nghiên cứu văn học…
- Có trình độ tiếng Anh, Pháp đủ để đáp ứng yêu cầu môn học.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Một số vấn đề khái quát: thời Phục hưng trong mối quan hệ nối kết với trung đại và cận
đại; thời Phục hưng và một số khái niệm có liên quan; thời Phục hưng và những vấn đề
lớn của thời đại.
- Bức tranh văn học: vấn đề những thành tựu của buổi giao thời trung đại- Phục hưng; thử
20
phác họa bức tranh văn học Phục hưng từ góc độ tâm cảm của nhà văn: giai đoạn khởi sự,
giai đoạn thăng hoa, giai đoạn nhìn lại – với tác phẩm của các nhà văn tiêu biểu, hoặc đặc
sắc, từ Dante đến Milton.
40 VĂN HỌC CÁC NƯỚC TRUNG - CẬN ĐÔNG
(Literatures of Near-Middle East)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: SV đã có kiến thức cơ bản về lịch sử văn học, đặc biệt cần có những
hiểu biết về lịch sử – văn hoá khu vực trung cận đông.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Giới thiệu các nền văn học ở Trung Cận Đông là : Ai Cập, Lưỡng Hà, A Rập và Ba Tư vốn
hãy còn xa lạ .
- Chú trọng đến những thành tựu nổi bật thời cổ đại và trung đại.
41 VĂN HỌC ĐÔNG NAM Á
(Southeast Asian Literature)
Số tín chỉ: 2 (lý thuyết)
Điều kiện tiên quyết: SV đã học Văn học Ấn Độ, Văn học Trung Quốc
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: khái quát về lịch sử và đặc điểm của văn học Đông Nam

Á, đi sâu vào giới thiệu thành tựu văn học truyền thống của một số quốc gia như
Campuchia, Thái Lan, Lào, Indonesia…
42 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG MỸ HỌC PHƯƠNG TÂY
(History of Occidental Aesthetic Thoughts)
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học xong học phần về Mỹ học đại cương
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trình bày những nền móng đầu tiên, các chặng đường
phát triển của lịch sử tư tưởng mỹ học phương Tây, những đặc điểm và thành tựu chủ yếu
của từng giai đoạn; rút ra những quy luật từ việc trình bày bức tranh mỹ học với những trào
lưu, trường phái và những cuộc tranh luận về học thuật đã diễn ra từ thời Cổ đại đến nay.
Giới thiệu cuộc đời hoạt động và tư tưởng của những nhà mỹ học lớn trong lịch sử văn minh
nhân loại; giới thiệu nội dung cơ bản của những công trình mỹ học đặc sắc có tác động đến
tiến trình nghệ thuật thế giới; cho thấy ảnh hưởng của các công trình ấy đối với thành tựu
văn học trong các thời đại.
43 CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
(Postmodernism)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học qua các môn về văn học phương Tây như VH Pháp, Anh, Mỹ,
Nga…
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Khái quát những đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại,
khảo sát qua tư tưởng, văn học phương Tây và phương Đông qua một số ví dụ cụ thể.
45 NHẬP MÔN SÂN KHẤU
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Những vấn đề chung
- Khái quát về lịch sử sân khấu thế giới
- Các loại hình nghệ thuật sân khấu chính, quan niệm và đặc trưng
- Sân khấu trong tương quan với văn học và các loại hình nghệ thuật khác.
21

46 NHẬP MÔN ĐIỆN ẢNH
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Những vấn đề chung: ngôn ngữ điện ảnh, công việc làm phim…
- Khái quát về lịch sử điện ảnh
- Những tác giả và tác phẩm điện ảnh lớn
- Điện ảnh trong tương quan với văn học và các loại hình nghệ thuật khác.
47 KỸ THUẬT VIẾT KỊCH BẢN VĂN HỌC
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Tác phẩm văn học và kịch bản điện ảnh
- Kỹ thuật viết kịch bản văn học
- Thực hành viết kịch bản điện ảnh
48 VĂN HỌC DỊCH VÀ DỊCH VĂN HỌC
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Lý thuyết Phiên dịch học
- Dịch văn học TQ, Pháp, Nga, Mỹ ở Việt Nam
- Phong cách dịch văn học: Tín, Đạt , Nhã
49 THƯỞNG THỨC VÀ SÁNG TÁC THƠ
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Đặc trưng của thơ
- Thơ định thể
- Thơ tự do
- Thực hành

50 THƯỞNG THỨC VÀ SÁNG TÁC TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
- Những vấn đề chung
- Các khuynh hướng viết truyện ngắn, tiểu thuyết hiện nay
- Thực hành viết truyện ngắn và tiểu thuyết
51 THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giới thiệu dàn nhạc, tác phẩm âm nhạc, ngôn ngữ âm
nhạc, các tác giả và tác phẩm nổi tiếng…
52 THƯỞNG THỨC MỸ THUẬT
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giới thiệu các thể loại mỹ thuật, ngôn ngữ hội họa, điêu
22
khắc, kiến trúc, một số tác giả, tác phẩm nổi tiếng…
53 NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG NAM BỘ
(Traditional Art of Southern of Vietnam)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Khái quát về các loại hình nghệ thuật truyền thống Nam
Bộ, đi sâu vào đàn ca tài tử, hát bội, cải lương…
54 SÂN KHẤU PHƯƠNG ĐÔNG
(Oriental Theaters)
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: không
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Khái quát đặc điểm các loại hình sân khấu ở các nước
phương Đông, tập trung vào một số loại chính như Kịch cổ điển Ấn Độ, Hí khúc Trung

Quốc, Kinh kịch Trung Quốc, kịch Noh, kịch Kabuki của Nhật, kịch Pansori của Hàn Quốc,
các loại kịch rối phương Đông…
55 NGHỆ THUẬT TRUYỀN THÔNG
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: học xong các môn cơ bản thuộc ngành văn học
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Lý thuyết và thực hành về nghệ thuật nói trước công
chúng, dẫn chương trình, tổ chức sự kiện…
10. DANH SÁCH ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
10.1. Giảng viên cơ hữu:
S
T
T
Họ và tên
Năm
sinh
V. bằng
cao nhất,
ngành
Năm
cấp
K.nghiệm
giảng dạy
Môn học sẽ giảng dạy
1 Võ Văn Nhơn 1956 TS,
Ngữ văn
2008 - Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
- Văn học VN từ 1975 đến hiện nay
- Tiểu thuyết và tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại
- Văn học TK.XX

- Tiến trình văn học VN
2 Lê Giang 1961 PGS.TS,
Ngữ văn
2006,
2001
- Văn học Việt Nam từ giữa
TK.XVIII - cuối XIX
- Văn học Việt Nam từ 1900-1930
- Nguyễn Du -tác gia và tác phẩm
-Văn học VN từ TK.X - cuối TK.XIX
- Tiến trình văn học VN
3 Trần Ngọc Hồng 1952 Cử nhân
Ngữ văn
1976 - Văn học Việt Nam 1930 -1945
- Truyện ngắn và truyện ngắn Việt
Nam hiện đại
- Văn học TK.XX
- Tiến trình văn học VN
4 Nguyễn Công Lý 1954 PGS.TS,
Ngữ văn
PGS:
2007,
TS:
2000
- Văn học Việt Nam từ thế k— X-giữa
TK.XVIII
- Nguyễn Trãi-tác gia và tác phẩm
-Văn học VN từ TK.X- cuối TK.XIX
- Tiến trình văn học VN
23

5 Lê Thị Thanh Tâm 1975 TS,
Ngữ văn
2007 - Văn học Việt Nam từ thế k— X-
XVIII
- Thơ và thơ Việt Nam hiện đại
- Thưởng thức và sáng tác thơ
- Tiến trình văn học VN
6 Lê Thuỵ Tường Vy 1980 Thạc sĩ,
Ngữ văn
2008 - Văn học Việt Nam 1930-1945
- Văn học TK.XX
- Tiến trình văn học VN
7 Phan Mạnh Hùng 1979 Thạc sĩ,
Ngữ văn
2007 - Văn học Việt Nam 1900-1930
- Văn học TK.XX
- Tiến trình văn học VN
9 Lê Thu Phương
Quỳnh
1985 Cử nhân
Ngữ văn
2007 - Văn học VN từ 1975 đến hiện nay
- Văn học TK.XX
- Tiến trình văn học VN
10 Nguyễn Thị Thanh
Xuân
1955 PGS.TS,
Ngữ văn
PGS:
2004,

TS:
1994
Pháp, Hàn
Quốc; tiếng
Pháp, tiếng
Việt
- Nguyên lý Lý luận văn học
- Các phương pháp phê bình văn học
- Phê bình văn học Việt Nam hiện đại
- Đại cương Lý luận văn học
11 Huỳnh Như
Phương
1955 PGS.TS,
Ngữ văn
PGS:
2002,
TS:
1990
Pháp; tiếng
Pháp, tiếng
Việt
- Nguyên lý Lý luận văn học
- Tiến trình văn học
- Chủ nghĩa nhân văn trong văn học
- Đại cương Lý luận văn học
12 Lê Tiến Dũng 1957 PGS.TS,
Ngữ văn
2007,
1997
Dạy tiếng

Việt ở Hàn
Quốc
- Nguyên lý Lý luận văn học
- Tác phẩm văn học và thể loại VH
- Thi pháp học
- Đại cương Lý luận văn học
13 Hồ Khánh Vân 1982 Thạc sĩ
Ngữ văn
2008 - Nguyên lý Lý luận văn học
- Tác phẩm văn học và thể loại VH
- Đại cương Lý luận văn học
14 Lê Ngọc Phương 1985 Cử nhân
Ngữ văn
2007 - Đại cương Lý luận văn học
15 Trần Thị Phương
Phương
1965 TS,
Ngữ văn
2001 - Văn học Nga
- Văn học so sánh
16 Nguyễn Hữu Hiếu 1961 TS,
Ngữ văn
2005 - Văn học Pháp
- Chủ nghĩa hiện đại trong văn học
phương Tây
- Văn học phương Tây (dạy cho Khoa
khác)
17 Phan Nhựt Chiêu 1951 Tốt
nghiệp
ĐHSP,

Văn học
1974 - Văn học Ấn Độ
- Văn học Nhật Bản và Triều Tiên
- Văn học các nước Trung Cận Đông
- Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn
học TK.XX
18 Trần Thị Thuận 1958 TS,
Ngữ văn
2000 - Văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại
- Văn học Anh
- Văn học phương Tây (dạy cho Khoa
khác)
- Một số vấn đề về văn học Phục
hưng Phương Tây
19 Trần Lê Hoa Tranh 1972 TS, 2006 - Văn học Trung Quốc
24
Ngữ văn
20 Đào Thị Diễm
Trang
1980 Thạc sĩ
Ngữ văn
2008 - Văn học Ấn Độ
- Văn học các nước Đông Nam Á
21 Ngô Trà Mi 1984 Cử nhân
Ngữ văn
2006 - Văn học Nhật Bản và Triều Tiên
22 Nguyễn Ngọc
Quang
1949 Cử nhân
Ngữ văn

1977 - Cơ sở văn hoá Việt Nam
- Văn học dân gian Việt Nam
- Thi pháp ca dao
23 Phan Xuân Viện 1955 Thạc sĩ
Ngữ văn
2006 - Văn học dân gian Việt Nam
- Sử thi Tây nguyên
24 Nguyễn Hữu Ái 1952 Cử nhân
Ngữ văn
1986 - Văn học dân gian Việt Nam
25 La Mai Thi Gia 1980 Thạc sĩ
Ngữ văn
2006 - Văn học dân gian Việt Nam
- Dân ca Việt Nam
26 Nguyễn Hữu
Chương
1957 TS,
Ngôn
ngữ học
2000 Dạy tiếng
Việt ở Hàn
Quốc,
(tiếng Anh)
- Thực hành văn bản tiếng Việt
- Từ vựng tiếng Việt
- Ngữ nghĩa học
- Ngữ dụng học
- Ký hiệu học
- Ngôn ngữ học đối chiếu
- Dẫn luận ngôn ngữ học

- Đại cương Việt ngữ học
27 Phạm Đình Hoà
(tạm nghỉ chữa
bệnh theo QĐ của
Trường)
1955 Thạc sĩ
Ngữ văn
1996 - Thực hành văn bản tiếng Việt
- Ngôn ngữ văn chương
- Dẫn luận ngôn ngữ học
- Đại cương Việt ngữ học
28 Đỗ Thị Bích Lài 1955 TS,
Ngôn
ngữ học
1991 Dạy tiếng
Việt ở Hàn
Quốc,
(tiếng Anh)
- Thực hành văn bản tiếng Việt
- Ngữ pháp tiếng Việt
- Ngôn ngữ học đại cương
- Lịch sử ngôn ngữ học: các trường
phái
- Các loại hình ngôn ngữ
- Dẫn luận ngôn ngữ học
- Đại cương Việt ngữ học
29 Nguyễn Công Đức 1959 PGS.TS,
Ngôn
ngữ học
2003,

1995
Dạy tiếng
Việt ở
Pháp,
(tiếng Anh,
Pháp)
- Thực hành văn bản tiếng Việt
- Từ vựng tiếng Việt
- Từ và từ tiếng Việt
- F.de Saussure với giáo trình Ngôn
ngữ học đại cương
- Dẫn luận ngôn ngữ học
- Đại cương Việt ngữ học
30 Lê Trung Hoa 1947 PGS, TS 2003,
1990
- Ngữ pháp tiếng Việt
- Dẫn luận ngôn ngữ học
- Ngôn ngữ học đối chiếu
- Danh học: nhân danh và địa danh
- Lịch sử chữ Quốc ngữ
- Thực hành văn bản tiếng Việt
- Ngôn ngữ và văn hoá
31 Huỳnh Thị Hồng
Hạnh
1968 TS,
Ngôn
2002 - Thực hành văn bản tiếng Việt
- Từ vựng tiếng Việt
25

×