Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN: PP dạy giải toán có lời văn ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.62 KB, 12 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
Đề tài : “Một số kinh nghiệm khi dạy Giải bài toán có lời văn ở lớp”
A. Lý do chọn đề tài .
Giải toán có lời văn ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng là một
trong những dạng toán điển hình. Nó quy tụ đầy đủ các kiến thức và kỷ năng của
học sinh, bao gồm cả kỹ năng Tiếng Việt và toán học. Bởi vậy một học sinh thực
hành giải đúng một bài toán có lời văn thì đòi hỏi phải đảm bảo được kỷ năng
(đọc, phân tích, diễn giải, tính toán…. và trình bày).
Học sinh lớp 1 mới được làm quen ở học kỳ II. Với vốn ngôn ngữ và khã
năng diên giải cũng như trình bày của các em còn có hạn. Do vậy để tạo điều kiện
cho học sinh lớp một tiếp nhận kiến thức, kỹ năng về giải toán một cách đầy đủ
và có hiệu quả, tôi đã nghiên cứu và đưa ra hai giải pháp giúp giáo viên trong
việc dạy học hình thành khái niệm, quy trình và cách trình bày bài giải của một
bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
B. Nội dung
1) cơ sở lý luận.
Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 gồm:
+ Giới thiệu các bài toán có lời văn; Giải các bài toán có lời văn( bao gồm
các bài toán có một phép tính cộng hoặc trừ, chủ yếu là các bài toán dưới dạng
thêm, bớt một đơn vị.
1.1. Mức độ cần đạt khi dạy giải toán có lời văn ở lớp 1 là học sinh hiểu và
trình bày được bài giải( Viết câu lời giải, viết phép tính giải, viết đáp số) các bài
toán về thêm, bớt bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ.
1.2. Các dạng bài toán có lời văn được giới thiệu dần từng bước cho học sinh
lớp 1.
Ở học kỳ I để chuẩn bị cho việc xuất hiện các bài toán có lời văn, học sinh
được làm quen với các bài tập toán như: Nhìn hình vẽ, nêu phép tính thích hợp.
Ví dụ : Các bài tập 4 hoặc 5 ( kể từ bài Phép cộng trong phạm vi 3 cho đế bài
luyện tập trang 85)
Đến cuối học kỳ I, học sinh được làm quen với bài toán qua tóm tắt bằng lời.
Ví dụ:


Bài tập 3 ý b( trang 87)
Có : 10 quả bóng
Cho : 3 quả bóng
Còn : quả bóng ?
( bài 4 trang 88 ; bài 5 trang 89 ; bài 3 trang 90 ; bài 4 trang 92 – SGK toán 1)
Đến học kỳ II, các bài toán có lời văn chính thức được bắt đầu giới thiệu kể
từ cuối tuần 21 của năm học, nội dung dạy học giải toán có lời văn được bắt đầu
từ tuần 22. Học sinh được biết bài toán có lời văn gồm hai phần: " Phần bài toán
Người thực hiện :
1
Sáng kiến kinh nghiệm:
cho biết gì và phần bài toán hỏi gì. Học sinh biết cách giải và trình bài giải của
bài toán gồm câu lời giải, phép tính giải ( đơn vị được viết ở kết quả vả đặt trong
dấu(.) và đáp số). Trong đó học sinh được giải các bài toán đơn về thên bớt một
số đơn vị.
2) Một số cơ sở thực tiển trong việc dạy các bài toán có lời văn ở lớp 1.
Khi dạy các bài toán có lời văn ở lớp 1, người giáo viên cần để cho học sinh
cố gắng tự tìm ra cách giải bài toán, nên khuyến khích học sinh làm quen từng
bước. Tự mình tìm ra cách giải bài toán, GV không nên làm thay hoặc áp đặt
cách giải của mình đối với học sinh.
* Một số khó khăn hoặc sai lầm của học sinh lớp 1 khi giải toán có lời văn.
- Vốn Tiếng Việt của các em chưa nhiều nên còn khó khăn khi đọc, tìm hiểu
đề bài cũng như việc diễn giải và viết câu lời giải.
- Khó diễn đạt câu lời giải do các bài tập toán có nội dung khác nhau.
Ví dụ :
- Chỉ tìm ra được đáp số mà không hiểu hoặc không trình bày, diễn đạt được
cách làm thế nào để có thể tìm được đáp số đó.
- Học sinh thường viết ngay kết quả vào chổ trống( ) trong phần tóm tắt
của bài toán sau đó mới trình bày bài giải.
3) Những giải pháp khi dạy hình thành cho học sinh các bước giải toán có

lời văn:
Mặt dù chỉ là các bài toán có lời văn đơn giản, song việc hình thành cho học
sinh các bước giải toán có lời văn là vấn đề rất cần thiết bởi vì :
Hình thành cho học sinh thói quen và kỹ năng thực hành giải toán của mình.
Để giúp HS có được kỹ năng ấy tôi sẽ đưa ra các giải pháp sau.
Giải pháp 1: Hình thành khái niệm ban đầu về bài toán có lời văn thông qua
dạng bài Nhìn hình vẽ, Viết phép tính thích hợp.
Ví dụ : Viết phép tính thích hợp
Người thực hiện :
2
Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số gợi ý của giáo viên để hình thành khái niệm thông qua việc hướng
dẫn làm bài tập
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
1) Gợi ý để hình thành cách giải và đề
bài toán.
+ Trên cành có bao nhiêu con chim ?
+ Có bao nhiêu con chim bay đến nữa ?
+Bài toán hỏi gì ?
+ HS, GV nhận xét và viết lên bảng.
+ Yêu cầu học sinh nhác lại các ý
+ Học sinh nêu lại cả hai ý(cái đã biết
và cái cần tìm)
+ Để biết được tất cả có bao nhiêu con
chim làm phép tính gì ?
+ Yêu cầu học sinh nêu phép tính
2) Gợi ý để hình thành biểu tượng về
lời giải, đơn vị tính và đáp số.
+ Số 3 trong phép tính 1 + 2 = 3 là gì?
Hoặc( 3 có đơn vị là gì?; 3 con chim là

gì?; )
GV nhận xét và đưa ra kết luận.
+ Số chim có tất cả chính là câu trả lời
cho câu hỏi “Hỏi tất cả có bao nhiêu
con chim?” và được gọi là lời giải của
phép tính
+ “con chim” chính là đơn vị của bài
toán.
+ Kết quả của phép tính còn được gọi
là đáp số của bài toán.
* Yêu cầu HS nhác lại.
+ Trên cành có 1 con chim
+ Bay đến thêm 2 con chim
+ Hỏi tất cả có bao nhiêu con chim?
+ HS nhận xét

+ HS nêu
+ Phép toán cộng.
1 + 2 = 3
+ HS có thể trả lời:
- 3 là “Kết quả của phép tính 1 + 2”
- 3 là “3 con chim”
- 3 là “số chim có tất cả”….
Ghi chú:
Trên đây là những bước gợi ý để hình thành khái niệm bang đầu về một bài
toán có lời văn. Bởi bản chất của dạng bài tập Nhìn hình vẽ, Viết phép tính thích
hợp nó cũng là một bài toán có lời văn. Do khả năng đoc, viết của học sinh còn
hạn chế nên được hình thành dưới dạng kênh hình thay cho kênh chữ.
Song trong dạy học, GV cần phải dựa vào đặc điểm của đối tượng học để
vận dụng mức độ hình thành khái niệm ban đầu về giải toán có lời văn.

Tính thực thi khả nặng vận dụng vào các bài tập được dạng này vào dạy học
chính khóa thì dễ mất thời gian và có thể gây quá tải cho học sinh. Do vậy nên
chắc lộc và áp dụng từng phần một. Tốt nhất nên áp dụng vào tiết ôn luyện ( Học
buổi thứ 2) và cùng nên làm theo phương cách “ mưa dầm thấm lâu”
Người thực hiện :
3
Sáng kiến kinh nghiệm:
Giải pháp 2. Hình thành kiến thức kỷ năng giải toán có lời văn theo quy
trình và cách trình bày bài giải (Hình thành khi dạy toán có lời văn)
Quy trình giải toán có lời văn là vấn đề cốt lỏi để giú học sinh đi đến giải
được một bài toán có lời văn. Song trong việc hình thành quy trình cho HS lớp 1
cần thực hiện các bược và những ghi chú sau.
Bước 1: Phân tích đề bài toán để nắm được đề bài cho biết gì và bài toán hỏi
gì để tóm tắt bài toán.
Để thực hiện bước này, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài toán, tìm hiểu
bài toán, tự nêu được hoặc viết tóm tắt bài toán, học sinh có thể nêu tóm tắt bài
toán bằng lời. Không nhất thiết học sinh phải viết tóm tắt bài toán vào bài giải,
tuy nhiên việc cho học sinh phải biết tóm tắt bài toán là không thể thiếu và rất cần
thiết.
Bước 2 : Tìm mối quan hề giữa cái đã cho( đã biết) với cái phải tìm( hỏi) để
đưa ra cách giải bài toán.
Để giúp học sinh tìm ra được mối quan hệ giữa cái đã biết và cái cần tìm thì
đòi hỏi giáo viên phải có hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp học sinh tìm được. Ở
lớp 1 các bài toán có lời văn chủ yếu được thực hiện bởi 2 phép tính cơ bản đó là
phép công hoặc trừ ( thêm hoặc bớt).
Bước 3 : Trình bày bài giải bài toán.
- Diễn đạt bằng lời nói hoặc viết câu văn lời giải, phép tính và đáp số.
+ Diễn đạt lời giải : Giáo viên cần kiên trì để học sinh diển đạt câu trả lời
sau đó mới cho HS tập viết câu lời giải. Có thể ban đầu học sinh còn lúng túng
trong việc diễn đạt lời giải, nhưng cũng có thể chấp nhận những câu diễn đạt

đúng ý, đúng ý nghĩa của bài toán, đúng văn phạm tiếng Việt. Nên tập cho học
sinh trình bày lời giải theo các hướng khác nhau :
Ví dụ : Số kẹo Lan có là, hay Lan có số kẹo là hoặc những câu đơn giản
như : có tất cả là; Lan có là
* Để học sinh có được câu lời giải của chính mình, cũng như tạo ra được
nhiều lời giải khác nhau của một thép tính thì đòi hỏi giáo viên phải tạo ta các
câu gợi ý. Các câu gợi ý phải tạo được các hướng xây dựng lời giải khác nhau.Từ
đó HS sẻ phát hiện và nêu được.
+ Trình bày phép tính : Hướng dẫn cho học sinh viết phép tính giải theo
hàng ngang ngay ở dưới lời giải (ở lớp 1 chỉ giải các bài toán bằng một phép tính
cộng hoặc trừ). Tên đơn vị được viết ngay sau kết quả của phép tính giải và được
đặt trong dấu ngoặc đơn ( ). Nêú học sinh viết thiếu hoặc viết sai quy định về đơn
vị ( không đặt trong dấu( ) thì phải giúp học sinh sửa sai một cách kíp thời.
+ Trình bày kết quả : Kết quả được biểu thị bằng chữ( từ) đáp số, sau đáp số
là dấu hai chấm( : ), viết tên đơn vị và kết thúc bằng dấu chấm
* Để giúp học sinh năm bắt và thực hiện đúng cách trình bài thi ngoài việc
hướng dẫn ra, việc chữa bài cũng như nhắc nhơ học sinh tự chữa bài một cách kịp
thời là một việc làm rất cần thiết.
Người thực hiện :
4
Sáng kiến kinh nghiệm:
* Kết luận: Để vận dụng tốt quy trình giải toán vào dạy giải toán có lời văn
cũng như hình thành ký năng trình bày bài giải chu HS, yêu cầu người GV cần
phải lưu ý những vấn đề sau.
+ Phải nắm được khả năng của đối tượng của hoc sinh.
+ Phải có hệ thống câu hỏi gợi mỡ sao cho phù hợp với nội dung và cả đối
tương học sinh.
+ Phải kiên trì trong việc hướng dẫn và tiếp nhận kết quả tiếp thu của học
sinh.
+ Nắm được phạm vi cho phép những câu lời giải của HS như thế nào là cho

phép đúng.
+ Phải tiến hành một cách thường xuyên quy trình giải toán có lời văn trong
dạy học toán ( không chỉ ở những bài ‘Giải toán có lời văn’ mà cả những bài tập
được lòng ghép trong chương trình toán 1)
3) Một số gợi ý khi tổ chức dạy học bài giải toán có lời văn
3.1) Dẫn chứng 1 Minh hoạ cách hình thành kiến thứccủa một bài dạy giải
toán có lời văn.
Bài : Giải toán có lời văn ( SGK toán 1, trang 117)
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ.
Để giúp học sinh có khái niệm tốt về giải toán có lời văn cũng như tạo hứng
thú cho tiết học( tuỳ theo đối tượng học sinh để kiểm tra cho thích hợp).
a. Học sinh nhìn tranh theo gợi ý của giáo viên để nêu đề bài toán.
+ Hệ thống câu hỏi tìm hiểu vè các dự kiện
+ Hệ thống câu hỏi để tím phép tính
Hoặc:
Người thực hiện :
5
Sáng kiến kinh nghiệm:
b. Học sinh nhìn tranh, điền vào chổ trống( ) để có đề bài toán.
- Nam có cái kẹo, mẹ cho thêm cái kẹo. Hỏi nam có bao nhiêu cací
kẹo ?
- Hoa có 5 bút chì, Hồng có 3 bút chì. Hỏi ?
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
Bước 1:Tìm hiều bài toán.
- Học sinh quan sát tranh và đọc đề bài toán (trong SGK trang 117)
- Với gợi ý của giáo viên học sinh trả lời được các câu hỏi :
+ Bài toán cho ta biết gì ?
+ Bài toán biết gì ?
* Khi học sinh trả lời câu hỏi hoặc nêu lại câu trả lời để tìm hiểu bài toán.
Giáo viên sẽ chốt để gợi ý nêu đưa ra tóm tắt :( Nhà An : Có ; thêm ; có tất

cả )
Rồi viết lên bảng :
Có : 5 con gà
Thêm : 4 con gà
Có tất cả : con gà ?
+Học sinh nêu lại tóm tắt.
( Lưu ý : Giáo viên cần lưu ý học sinh không ghi (hay nêu)ngay kết quả vào
chỗ trống ( ) của phần hỏi trong tóm tắt bài toánvà giúp học sinh hiểu tóm tắt
chính là viết lại đề bài toán một cách ngắn gọn và là cơ sở để tìm ra cách giải và
lời giải chính xác hơn.
Bớưc 2 : Hình thành cách giải bài toán.
Học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên
ví dụ như sau :
Dựa vào tóm tắt, muốn biết nhà An có tất cả mấy ( bao nhiêu) con gà ta ( các
em ; các con) làm thế nào? Nếu học sinh còn gắp lúng túng trong cách hiểu cũng
như trình bày, giáo viên sẽ gợi ý (ta làm phép tính gì ?). Hãy nêu phép tính và kết
quả.
Học sinh có thể nêu: Ta làm phép tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9.Như vậy
nhà An có 9 con gà.
Bước 3 : Trình bày bài giải.
- Hướng dẫn học sinh viết lời giải của bài toán.
Giáo viên phân tích kỹ ở câu hỏi bài toán để học sinh phát hiện ra được lời
giải.
Hỏi nhà An có tất cả bao nhiêu con gà ?
+ Câu lời giải là câu trả lời của câu hỏi của bài toán và vấn đề trả lời đó là
kết quả của bài toán.
+ Trong câu lời giải không có các chữ( từ) Hỏi ; bao nhiêu Từ bao nhiêu ở
câu hỏi thường được thay thế bằng chữ ( từ) số. Thường ở cuối câu có chữ là và
kết thúc bằng dấu hai chấm ( : )
Người thực hiện :

6
Sáng kiến kinh nghiệm:
Vậy học sinh có thể nêu câu lời giải sau đều được chấp nhận ( Nhà An có ;
Nhà An có tất cả là ; Nhà An có tất cả số con gà là ;Có tất cả số con gà là ; Số
con gà có tất cả là ) sau câu lời giải phải có dấu hai chấm ( : )
+ Giáo viên công nhân câu lời giải của học sinh và trình bày lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh nêu phép tính.
+ Gợi ý để học sinh nêu phép tính. ( 5 + 4 = 9)
+ Gợi ý cho học sinh nhận biết được 5,4,9 trong phép toán giải có đơn vị là
gì ? ( 4,5,9 con gà)
+ Chỉ ra cho học sinh thấy được cách trình bày phép tính giải.
 Phép tính được trình bày theo kiểu tính ngang.
 Các số tham gia trong phép tính không viết đơn vị kèm theo ( 5
con gà + 4 con gà thì chỉ viết 5 + 4)
 Kết quả của phép tính giải thì được viết đơn vị kèm theo và được
đặt trong ( ) (9( con gà)).
- Hướng dẫn học sinh viết đáp số
Đáp số : 9 con gà.
* Lưu ý: Cho học sinh hiểu được sau chữ( từ ) đáp số có dấu hai chấm ( : ),
còn đơn vị đi kèm thì không đặt trong dấu ngoặc đơn( ), sau đơn vị(con gà) có
dấu chấm(.).
- Gọi vài học sinh nêu lại bài giải.
- Giáo viên nhấn mạnh hoặc gợi ý cho học sinh nêu( nắm) kỹ từng phần của
bài giải :
+ Viết chữ( từ) Bài giải ;
+ Viết câu lời giải ;
+ Viết phép tính giải ( lưu ý đến việc viết đơn vị ở kết quả của phép tính)
+ Viết đáp số.
* Lưu ý : Nếu cho học sinh quan sát bài giải vừa trình bày bài giải trên bảng,
thì giáo viên nên nêu cơ sở để tìm lời giải bài toán là phải dựa vào câu hỏi trong

đề bài toán( Nhà An có tất cả mấy con gà ?), để chỉ rỏ dấu chấm hỏi( ?) trong câu
hỏi, dấu hai chấm( : ) trong câu lời giải ( Nhà An có tất cả số con gà là : ), nên qui
ước tên đơn vị của bài toán( con gà) và đáp số : 9 con gà là kết quả của cần tìm
của bài toán đó.
Hoạt động 5 : Thực hành luyện tập( qua bài tập số 1,2và 3, SGk toán 1 trang
117-118)
Giáo viên hướng dẫn học sinh vùa quan sát tranh kết hợp đọc đề bài toán để
tìm ra các dự kiện trong đề bài (cái đã biết và cái chưa biết), rồi nêu được các số
cần điền ở các bài tập 1,2 và 3
Người thực hiện :
7
Sáng kiến kinh nghiệm:
3.2) Dẫn chứng 2 .Bài soạn minh hoạ để tham khảo:
Bài : Giải toán có lời văn ( tiếp theo).(SGK toán 1, trang 148)
I. Mục tiêu :
Củng cố kỹ năng giải toán và trình bày bài giải toán có lời văn.
Tìm hiểu bài toán( bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?)
Giải bài toán, (thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi;
trình bày đúng bài giải)
Rèn tính cẩn thận và chính xác trong việc thực hừnh giải toán.
II. Đồ dùng dạy học.
Phóng to tranh ở các bài tập trong SGk
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
-Giáo viên tóm tắt đề bài toán lên bảng
Chẳng hạn : Lan có : 10 quyểu vở
Cô thưởng thêm : 5 quyển vở
Có tất cả : quyển vở ?
- Yêu cầu học sinh làm

- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
+ 02 học sinh làm ở bảng lớp
+ Hs ở lớp làm vào vở nháp.
+ Học sinh nhận xét
+ Hs theo dõi và công nhận
bài là của mình đúng hay sai.
B. Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải toán và
trình bài giải.
-GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài toán trong
SGK ( trang 148) và quan.
- Treo trang, yêu câu học sinh quan sát và trả
lời câu hỏi.
+Bài toán cho biết gì?
Gợi ý: ?( Lúc đầu nhà An có bao nhiêu con
gà? Mẹ bán mấy con gà ?)
+ HS đọc thầm đề bài
HS trả lời
+ Lúc đầu ngà An có (9 con
gà)
+ Mẹ bán ( 4 con gà)
+ Còn lại bao nhiêu con gà ?

+ HS nhắc lại.
+ 01 HS là bài ở bảng, Còn
lại làm vào vở nháp.
+ HS theo dỏi và công nhận
kết quả của mình.
Người thực hiện :

8
Sáng kiến kinh nghiệm:
+ Bài toán hỏi gì ?
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại
- GV ghi lại tóm tắt.
* - Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét( Đúng, sai về bài
giải và cách trình bày)
- GV nhận xét, biểu dương và sửa chửa
những sai sót của học sinh.
- Yêu cầu HS nhận xét từng từng phần. Kết
hợp GV nhận xét và ghi bảng.
* Một số điều cần lưu ý :
GV có thể nêu câu hỏi gọi ý cho những đối
tượng HS còn khó học.
+? (Muốn biết nhà An còn lại bao nhiêu con
gà tá làm thế nào ? Hoặc Muốn biết nhà An
có mấy con gà ta làm phép tính gì ?)
+ Dựa vào câu hỏi ‘Hỏi nhà An còn lại mấy
con gà’. Dể gọi ý cho các em( Hỏi nhà ai ?
Hỏi cái gì ?) ; Đơn vị tính là gì ?)
+ GV có thể nhắc nhở chung hoặc hỏi HS
các bước trình bày bài giải trước khi làm.
+ Nên khuyến khích HS tự giải và hướng dẫn
từng cá nhân còn khó học.
+ Khuyễn khích học sinh nhận xét bài làm
của bạn ở bảng cũng như ý thức tự giác, đối
chiếu để đánh giá và sửa chửa bài của mình.
+GV nhận xét biểu dương và giúp học sinh
sửa chửa những lỗi sai của mình.

* GV giúp Hs nhận biết điểm khác nhau giữa
bài toán này và bài toán kiểm tra bài cũ
- Giúp học sinh nhận biết « bài toán thuộc
dạng bớt đi một số đơn vị ». Được làm bởi
phép toán trừ.
Hoạt động 2.
Bài tập 1
- Yêu cầu học sinh Đọc đề kết hợp quan sát
tranh và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ HS làm bài ( miệng) theo
hình thức nối tiếp từng phần.
+ HS nhận xét bổ sung từng
phần.
+Ta làm phép tính trừ( lấy 9
trừ 4)
+ thực hiện bởi 2 phép tính
khác nhau (Bài toán này thực
hiện phép toán trừ.)
+ HS lắng nghe.
- HS Đọc đề bài- QS hình
ảnh. Trả lời câu hỏi.
+ Có : 8 con chim
Bay đi : 2 con chim
+ Còn lại mấy con ?

HS thực hiện
+ Ta làm phép tính trừ.
+ HS nêu lời giải ( theo SGK,
theo ý của mình)

+ HS thực hiện.( 01 HS làm ở
bảng lớp, cả lớp làm vào
Người thực hiện :
9
Sáng kiến kinh nghiệm:
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt đề bài ( dựa
vào SGK hay Mẫu ở bảng của giáo viên để
hoàn thành các chổ trống cần điền.
- Để biết được còn lại mấy con chim ta làm
thế nào ?
- Yêu cầu học sinh nêu lời giải, HS và GV
nhận xét bổ sung
- Yêu cầu học sinh làm bài tập.( vào vở)
- Yêu cầu HS nhân xét- đánh giá, bổ sung
- GV nhận xét
Bài tập 2 ( Tiến hành tương tư bài tập 1)
*Ghi chú :
Cách 1: GV gợ ý cho Hs nêu lời giải theo các
hướng khác nhau và cho HS nhác lại. Vậy
khi làm học sinh tự tái hiện để làm.
Cách 2: Để tạo tính tự lập cũng như phát huy
tính sáng tạo học sinh và khác phục, động
viên những học sinh khó học GV cần có
những hổ trợ cho từng nhóm hoặc cá nhân
qua các câu gợi ý :
+ Về lời giải : An còn lại cái gì ? Cái gì còn
lại ? Số bóng An như thế nào ?;
+ Đối với phép tính : Bay đị bớt thì ta làm
phép tính gì ?; Lấy mấy trừ mấy ?

+ Hoặc: Sau lời giải có dấu gì ?; Đơn vị được
trình bày như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá bải ở bảng
GV Nhân xét
- HS tiến hành đánh giá baid theo cặp
-GV Nhân xét , tuyên dơưng
Bài tập 3 ( Tiến hành tương tư bài tập 2)
*Ghi chú: Khi chửa bài cần cho học sinh phát
hiện ra nhiều cách giải khác nhau. Nhận xét
đầy đủ các yêu cầu của một bài giải toán có
lời văn.
VBT)
+ HS nhận xét có thể nêu lời
giải theo ý của mình.
+ HS theo dỏi, so sách công
nhân và sửa chửa bài của
mình.
HS làm bài.

Học sinh trả lời và tiếp tục
làm bài của mình.
+ HS nhận xét
+ HS theo dỏi
+ HS tiến hành đánh giá và
cho kết quả.
+Học sinh tìm hiểu đề và làm
bài.
+ HS có thể dựa vào bài giải.
Bài giải ;
Lời giải ;

Phép tính giải (lưu ý
viết đơn vị ở kết quả của phép
tính)
Đáp số.
Người thực hiện :
10
Sáng kiến kinh nghiệm:
Hoạt động 3: Củng cố dạn dò
Yêu cầu học sinh nêu lại các phần của 1 bài
giải toán có lời văn.

4. Kết luận:
Hình thành “khái niệm ban đầu”, “quy trình giải toán có lời văn” và “cách trình
bày bài giải” là một vấn đề không thể thiếu trong việc dạy – học giải toán có lời
văn ở lớp một nói riêng và dạy học toán ở bậc tiểu học nói chung.
Với hai giải pháp trên tôi tin tưởng rằng các giáo viên có tâm huyết khi
giảng dạy lớp 1 khi đón nhận sẻ rút ra được nhiều điều có ích cho việc dạy học
của mình đối với những bài toán có lời văn ở lớp 1
Để vận dụng hai giải pháp trên thì đòi hỏi GV phải lưu ý những vấn đề sau :
+ Học sinh lớp 1 bước đầu mới làm quen với dạng ‘Giải toán có lời văn”.
Song vốn ngôn ngữ, cũng như diễn đạt còn hạn chế.,do vậy khi dạy học giáo viên
cần phải có những phương pháp dạy học và cách thực tổ chức dạy học hợp lý
nhất, phù hợp với đặc trưng của môn học và đối tượng người học . Để vận dụng
tốt hai giải pháp trên vào dạy học hình thành khái niệm, kiến thức và kỷ năng giải
toán có lời văn cho học sinh.
+Phải vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Tính linh hoạt và sáng tạo
được thể hiện ở điểm, GV phải nắm rỏ đối tượng học sinh của mình. Xây dựng hệ
thống câu hỏi gợi mỡ hợp lý để dẩn dắc học sinh.
+ Kiên trì trong việc hình thành cũng nhe tiếp nhận kết quả phản hồi của
học sinh. Luôn động viên khuyến khích học sinh và uốn nắng kịp thời những sai

sót của học sinh.
+ Luôn xem HS là nhân vật trung tâm của việc hình thành kiến thức. Phát
huy tốt tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh.
+ Không nên làm thay hoặc áp đặt cách giải của mình đối với học sinh. mà
có thế lấy kết quả của học sinh để khuyễn khích giúp đở học sinh.
+ Phải có kế hoach một cách thừng xuyên trong việc hình thành khái về giải
toán có lời văn cho các em ngày từ học kỳ I và hình thành quy trình giải cũng
như cách trình bài bài giải sau khi HS được học giải toán có lời văn.
Vơi hai giải pháp trên cùng với những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng tôi tin
tưởng rằng sẽ tiếp nhận được những ý kiến tốt từ phía hội động khoa học trường
cũng như quý đồng nghiệp.
Vĩnh Hoà, ngày 04 tháng 04 năm 2010
Người thực hiện :
11
Sáng kiến kinh nghiệm:
Người viết
Nguyễn Viết Út
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Đánh giá :







Xếp loại:
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
( Ký tên và đống dấu)



Người thực hiện :
12

×