Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

giáo án địa lý 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.29 KB, 56 trang )

Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT: 1 Ngày soạn: 25 tháng 8 năm 2009.
A – KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1:
SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC
NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức
- Biết và giải thích được sự tương phản về trình độ phát triển KT - XH của các nhóm
nước: phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới.
- Trình bày được vấn đề đầu tư ra nước ngoài, nợ nước ngoài, GDP/ người của các nước
phát triển, đang phát triển, các nước công nghiệp mới.
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học & công nghệ hiện đại và
sự tác động của nó tới sự phát triển kinh tế: Xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Về kĩ năng
- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP/ người.
- Phân tích bảng số liệu về KT – XH của từng nhóm nước.
3. Về thái độ
Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng cuộc cách mạng khoa học
& công nghệ hiện đại.
II. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị dạy học
- Bản đồ thế giới hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục
- Phiếu học tập (phần phụ lục)
2. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
- Nêu vấn đề
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Khởi động:
Ở lớp 10 các em đã được học địa lý tự nhiên đại cương và địa lý kinh tế xã hội đại cương.
Năm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và KT – XH của các quốc gia, nhóm nước
trên thế giới
Các nước trên thế giới được xếp vào những nhóm nước khác nhau, với sự tương phản rõ rệt
về trình độ phát triển KT – XH. Cuộc cách mạng KH & CN hiện đại tác động mạng mẽ đến nền
kinh tế thế giới; chuyển dần nền kinh tế thế giới sang 1 giai đoạn mơi – nền kinh tế tri thức. Vậy
sự tương phản về trình độ phát triển KT – XH giữa các nước, nhóm nước được thể hiện như thế
nào? Và cuộc cách mạng KH & CN hiện đại tác động ra sao tới nền KT thế giới? à Vào bài
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động1: Cá nhân
GV : Các quốc gia trên thế giới hiện nay
được phân chia như thế nào? Đặc điểm của
I. Sự phân chia thành các nhóm nước

Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
1
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
các nhóm nước đó?.
HS: Trả lời theo SGK à GV: Chuẩn kiến
thức
GV: Dựa vào hình 1, hãy nhận xét sự phân
bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
theo mức GDP bình quân đầu người (USD/
người)
HS: Quan sát và nêu đặc điểm phân bố
GV: Chuẩn kiến thức:
- Các nước ĐPT: phân bố chủ yếu ở phía
Nam các châu lục.
- Các nước PT : ở phía Bắc là chủ yếu.

Hoạt động 2: Nhóm
GV: Chia lớp thành 4 nhóm và phân công
nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1 hãy nhận
xét sự chênh lệch về GDP/ người giữa các
nước PT và ĐPT. Chứng minh.
- Nhóm 2, 3: Dựa vào bảng 1.2 hãy nhận xét
cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của các
nhóm nước. Giải thích?
- Nhóm 4: Dựa vào hình 1.3 kết hợp với các
thông tin ở trên, nhận xét sự khác biệt về chỉ
số HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm
nước ĐPT và PT. Giải thích sự khác biệt đó.
HS : Thảo luận 4 phút
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
kết quả thảo luận của nhóm.
GV : Nhận xét, giải thích thêm và chuẩn
kiến thức
Hoạt động 3: Cả lớp
GV: Trình bày sơ lược về các cuộc cách
mạng KH _ KT trong lịch sử phát triển của
nhân loại:
- Cuộc cách mạng công nghiệp ( cuối TK
18 à giữa TK 19) – giai đoạn quá độ từ nền
sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí.
Đặc trưng: Quá trình đổi mới công nghệ, cải
tiến kĩ thuật.
- Cuộc cách mạng KH – KT (diễn ra từ nửa
sau TK 19 à đầu TK 20).
Đặc trưng: Đưa lực lượng sản xuất từ nền

sản xuất cơ khí sang nền sản xuất đại cơ khí
và tự động hóa cục bộ à ra đời hệ thống
công nghệ điện – cơ khí.
- Cuộc cách mạng KH & CN hiện đại (Cuối
- Thế giới gồm 2 nhóm nước:
+ Nhóm các nước phát triển
+ Nhóm các nước đang phát triển
- Nhóm các nước đang phát triển có sự phân hóa:
NIC
S
, trung bình và chậm phát triển.
- Đặc điểm của các nhóm nước:
+ Nhóm các nước phát triển: GDP/ người cao, FDI
nhiều, HDI cao.
+ Nhóm các nước đang phát triển ( ĐPT): GDP/
người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp.
II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế -
xã hội của các nhóm nước
- GPD/ người chênh lệch rất lớn giữa các nhóm
nước. Nhốm các nước giàu nhất có GPD/ người lớn
hơn nhóm các nước nghèo nhất tới hang trăm lần.
VD: Đan Mạch 45008 USD/ người ; Etiopia : 112
USD/ người à gấp 402 lần
- Tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế:
+ Nhóm nước PT: KV I thấp – KV III cao
+ Nhóm nước ĐPT: KV I cao – KV III thấp
- Chỉ số HDI và tuổi thọ của nhóm nước PT cao,
nhóm nước ĐPT thấp.
 Trình độ phát triển KT – XH của nhóm nước PT
cao, nhóm nước ĐPT thấp.

III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại
1. Khái niệm
- Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao
- Bốn công nghệ trụ cột:
+ CN sinh học: tạo giống mới, …
+ CN vật liệu: Vật liệu chuyên dụng mới
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
2
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
TK 20 – đầu TK21)
Đặc trưng: Làm xuất hiện và bùng nổ công
nghệ cao.
GV: Yêu cầu HS nêu khái niệm cuộc cách
mạng KH & CN hiện đại và các thành phần
công nghệ trụ cột
HS: nêu theo SGK
GV: Chuẩn kiến thức và giải thích khái niệm
công nghệ cao:
CN cao là công nghệ có ứng dụng các
thành tựu KH & CN tiên tiến phát triển nhất
hiện nay nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm
lượng tri thức cao, có giá trị lớn.
GV: Kể tên 1 số thành tựu do công nghệ trụ
cột tạo ra?
- kể tên 1 số ngành dịch vụ cần nhiều tri
thức?
HS: kể 1 số ví dụ
GV: Nhận xét và giải thích những thành tựu
do 4 công nghệ trụ cột tạo ra?

GV: Qua 1 số ví dụ vừa lấy, hãy cho biết tác
động của cuộc CM KH&CN hiện đại đối với
sự phát triển KT – XH của thế giới?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Làm rõ sự ra đời nền kinh tế tri thức và
nêu khái quát các đặc trưng.
- KTTT là 1 giai đoạn phát triển mới của
các nền kinh tế sau giai đoạn kinh tế công
nghiệp…
- Đặc trưng:
+ Tri thức là yếu tố quyết định nhất:
nguyên liệu vô tận tạo ra của cải vật chất,
dịch vụ, phục vụ cuộc sống; tài nguyên quan
trọng nhất; nguồn lực hàng đầu tạo nên sự
tăng trưởng kinh tế.
o Khoa học trở thành LLSX trực tiếp
o KH & KT trở thành LLSX hàng đầu
o KTTT dựa vào các ngành lấy KH – KT
cao làm chỗ dựa.
+ Cơ cấu KT luôn đổi mới
o Các ngành dịch vụ nhiều kiến thức
phát triển mạnh.
o khu vực dịch vụ và thương mại tăng
vọt trong cơ cấu KT thế giới.
+ CN năng lượng: năng lượng mặt trời, địa
nhiệt…
+ CN thông tin: Các vi mạch, chíp điện tử tốc độ
cao, kĩ thuật số hóa, CN laze, các sợi quang, siêu lộ
cao tốc thông tin…

2. Tác động
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới: điện tử, tin học,
tài chính – tín dụng, bảo hiểm…
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế: giảm tỉ
trọng các ngành thuộc KV I, II, tăng tỉ trọng KV III.
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức
- Tác động khác: thúc đẩy phân công lao động quốc
tế, chuyển giao công nghệ…
à Xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa.

Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
3
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
IV. CỦNG CỐ
1. Nhân tố tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển nền kinh tế TG sang giai đoạn
phát triển nền kinh tế tri thức là:
A, Cuộc cách mạng KH - KT
B, Cuộc cách mạng khoa học
C, Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại
D, Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
2. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc KH&CN hiện đại đến nền KT TG
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS học bài và trả lời các câu hỏi, bài tập cuối bài và trong tập bản đồ.
- Đọc trước bài 2 :”Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế”
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
4
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT: 2 Ngày soạn: 7 tháng 9 năm 2009
Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của toàn cầu hóa
(TCH), Khu vực hóa( KVH).
- Biết lý do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của 1 số tổ chức liên
kết kinh tế khu vực.
2. Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của 1 số liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên về qui mô dân số, GDP của 1 số tổ
chức liên kết kinh tế khu vực à Hiểu vai trò của chúng đối với thi trường quốc tế.
3. Về thái độ
Nhận thức được tính tất yếu của TCH, KVH. Từ đó xá định trách nhiệm của bản than trong
sự đóng góp vào việc thực hiênk các nhiệm vụ kinh tế, xã hội địa phương
II. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị dạy học
- Bản đồ thế giới hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục
- Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới
2. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc trưng nổi bật và tác động của cuộc cách mạng KH& CN hiện đại đến nền kinh tế
thế giới?
- Trình bày những hiểu biết cá nhân về các thành tựu KH – CN nổi bật của nhân loại trong
thế kỉ 20?
- Nền kinh tế tri thức là gi? Đặc trưng của nền kinh tế tri thức?
3.Khởi động:
TCH và KVH là xu hướng tất yếu của nền kinh tế, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng

tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế thế giới. Vậy là gì? Đặc điểm và hệ quả do TCH, KVH mang lại?à Vào bài
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động1: Cá nhân
GV : TCH là gi? TCH kinh tế là gì? Nguyên
nhân dẫn đến TCH?
HS: Trả lời theo SGK à GV: Chuẩn kiến
thức
GV: TCH là quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ, sự ảnh hưởng tác động
lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các
I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
1. Nguyên nhân
- Tác động của cuộc cách mạng KH - CN hiện đại.
- Nhu cầu phát triển của từng quốc gia.
- Xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi
hợp tác quốc tế giải quyểt.
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
5
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế
giới về nhiều mặt
Trung tâm của toàn cầu hóa là TCH kinh tế
HS: Quan sát và nêu đặc điểm phân bố
GV: Chuẩn kiến thức:
- Các nước ĐPT: phân bố chủ yếu ở phía
Nam các châu lục.
- Các nước PT : ở phía Bắc là chủ yếu.
Hoạt động 2: Nhóm
GV: Chia lớp thành 4 nhóm và phân công

nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Chứng minh thương mại thế giới
đang phát triển mạnh. Nêu những biểu hiện
chứng tỏ Việt Nam đang ngày càng tham
gia tích cực thương mại quốc tế.
- Nhóm 2: Chứng minh đầu tư nước ngoài
tăng nhanh. Điều gì thúc đẩy mạnh quá
trình đầu tư nước ngoài? Kể tên 1 số nước
có đầu tư nước ngoài lớn?
- Nhóm 3: Chứng minh thị trường tài chính
quốc tế đang mở rộng, Điều đó tác động
như thế nào đến nền kinh tế thế giới?
- Nhóm 4: Chứng minh vài trò to lớn của
các công ti xuyên quốc gia trong nền kinh tế
thế giới. Mục đích mở rộng chi nhánh của
các công ti xuyên quốc gia ở nhiều nước
khác nhau để làm gì?
HS : Thảo luận 3 phút
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
kết quả thảo luận của nhóm.
GV : Nhận xét, giải thích thêm và chuẩn
kiến thức
GV: Từ những đặc điểm trên hãy cho biết
TCH kinh tế là gì?
HS: Nêu khái niệm
GV: Chuẩn kiến thức
GV: TCH kinh tế có tác động như thế nào
tới nền kinh tế thế giới?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức

2. Biểu hiện
a, Thương mại quốc tế phát triển
- Tốc độ tăng trưởng của thương mại lớn hơn tốc
độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế
- Kim ngạch ngoại thương hiện nay chiếm 1/3 giá
trị tổng sản phẩm của nền kinh tế thế giới.
b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
c, Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
d, Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày
càng lớn
- Thúc đẩy đầu tư nước ngoài
- Đẩy mạnh thương mại quốc tế
- Góp phần phát triển nguồn lực và tạo việc làm.
- Thúc đẩy nghiên cứu phát triển và chuyển giao
công nghệ
à TCH kinh tế là 1 xu thế phát triển của nền kinh tế
hiện đại với sự gia tăng nhanh chóng của thương mại,
đầu tư, thị trường tài chính quốc tế và vai trò của các
công ti xuyên quốc gia.
2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế
* Tích cực :
- Về mặt sản xuất: Thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng
cao tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Khoa học- công nghệ: Đẩy nhanh đầu tư và khai
thác triệt để KH – CN.
- Hợp tác quốc tế: Tăng cường sự hợp tác quốc tế
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
6
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Hoạt động 3: Cả lớp

GV: Kể tên 1 số tổ chức liên kết kinh tế khu
vực lớn? Quan sát bảng 2 trong SGK hãy so
sánh qui mô về dân số, GDP giữa các khối
nước?
HS: Kể tên và so sánh
GV: Từ đó rút ra nhận xét về qui mô, vai trò
của các khối đối với kinh tế thế giới?
GV: Quan sát trên bản đồ, chỉ khu vực phân
bố các khối liên kết kinh tế khu vực ? à
HS: Chỉ
GV: Nguyên nhân làm cho các nước ở từng
khu vực liên kết lại với nhau là gì?
HS: Nêu nguyên nhân
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Nêu khái niệm khu vực hóa kinh tế cho
HS
à KVH là 1 quá trình diễn ra những liên
kết về nhiều mặt giữa các quốc gia nằm
trong 1 khu vực địa lý, nhằm tối ưu hóa
những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và
tối đa hóa sức cạnh tranh đối với các đối tác
bên ngoài khu vực.
GV: KVH có những mặt tích cực nào và đặt
ra những thử thách gì cho mỗi quốc gia?
Liên hệ Việt Nam trong mối quan hệ với các
nước ASEAN hiện nay?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên
phạm vi toàn cầu.

* Tiêu cực:
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng nhanh.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
a. Các tổ chức liên kết khu vực

EU, ASEAN, APEC, NAFTA, MERCOSUR

b, Nguyên nhân

Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh
của nền kinh tế thế giới (à Những nước có điểm
chung về địa lý, văn hóa, xã hội, chung mục tiêu và
lợi ích phát triển…liên kết lại với nhau.)
c, Mục đích: Hợp tác cùng phát triển, liên kết tạo
thành sức mạnh để cạnh tranh với các khu vực khác,
bảo vệ quyền lợi chung…
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
* Tích cực
- Vừa hợp tác, vừa cạnh tranh à động lực thức đâye
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, hiện đại hóa nền
kinh tế.
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
- Thúc đẩy mở cửa thị trường các quốc gia tạo thị
trường khu vực lớn.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
* Thách thức:
- Ảnh hưởng đến sự tự chủ kinh tế, suy giảm quyền
lực quốc gia.
- Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt, nguy cơ

trở thành thị trường tiêu thụ…
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
7
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
IV. CỦNG CỐ
1. Đây không phải là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:
A, Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn đối với nền kinh tế thế giới.
B, Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
C, Thương mại quốc tế phát triển mạnh.
D, Có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cần giải quyết.
2. Những lợi ích của liên kết kinh tế khu vực:
A, Đẩy mạnh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ
B, Tổng hợp nguồn lực của các nước thành viên để phát triển kinh tế.
C, Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
D, Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS học bài và trả lời các câu hỏi, bài tập cuối bài và trong tập bản đồ.
- Đọc trước bài 3 :”Một số vấn đề mang tính toàn cầu”
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
8
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT: 3 Ngày soạn:14 tháng 9 năm 2009
BÀI 3:MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ DS ở các nước đang phát triển và già hóa DS ở
các nước phát triển.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm MT; phân tích được hậu quả của

ô nhiễm MT; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ MT.
2. Về kĩ năng:
Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ thực tế.
3. Về thái độ:
Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự hợp tác của toàn nhân loại
II. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị dạy học
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam.
- Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
- Phiếu học tập
2. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
- Nếu vấn đề
III. HOẠT ĐỘNG BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày những biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Sự tác động của
xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam?
3. Khởi động
Sau chiến tranh thế giới, nhân loại cùng chung tay xây đắp và bảo vệ hòa bình. Song hiện
nay, cùng với việc cố gắng bảo vệ hòa bình, nhân loại cũng đang phải đối mặt vơi nhiều thách
thức mang tính toàn cầu như: Bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường…gây ra những
hậu quả nghiêm trọng. à Vào bài
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Thảo luận
GV: Chia lớp thành 4 nhóm và phân công
nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: dựa vào bảng 3.1 so sánh tỉ suất gia
tăng DS tự nhiên của nhóm nước đang phát

triển và phát triển và toàn thế giới.
+ Nhóm 2: DS tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì?
+ Nhóm 3: Dựa vào bảng 3.2 so sánh cơ cấu DS
theo nhóm tuổi của nhóm nước đang phát triển
và phát triển
+ Nhóm 4: DS già dẫn đến hậu quả gì?
HS: Thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, bổ
I. Dân số
1. Bùng nổ DS
- DS TG tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX
- DS bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước
đang phát triển
2. Già hóa dân số
- DS TG có xu hướng già đi:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm
+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
9
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
sung.
GV:Bổ sung, chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Thảo luận
GV: Yêu cầu HS kể tên những vấn đề môi
trường mang tính toàn cầu mà em biết. Sau đó
yêu cầu HS làm việc theo bàn và hoàn thành
phiếu học tập:
Vấn đề môi
trường
Biểu
hiện

Nguyên
nhân
Hậu quả
Biến đổi
KH toàn cầu
Suy giảm
tầng ôzôn
Ô nhiễm
nước ngọt
Ô nhiễm
biển và đại
dương
Suy giảm đa
dạng sinh
học
HS: Thảo luận, đại diện 1 số nhóm trình bày,
các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Ngoài những vấn đề trên, hiện nay thế giới
còn có những vấn đề nào cần quan tâm giải
quyết nữa? Cho ví dụ cụ thể?
HS: Nêu theo SGK và lấy ví dụ
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức
GV: Những vấn đề đó ảnh hưởng gì tới sự phát
triển của nhân loại? Biện pháp hạn chế và giải
quyết?
II. Môi trừơng
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm
tầng ô dôn

- Lượng CO2 tăng => hiệu ứng nhà kính tăng
=> nhiệt độ Trái đất tăng
- Khí thải từ SX CN và sinh hoạt => mưa axit
=> tầng ôdôn mỏng và thủng
2. Ô nhiễm MT nước ngọt, biển và đại dương
- Chất thải CN và sinh hoạt chưa xử lí => đổ
trực tiếp vào sông hồ => ô nhiễm => thiếu
nước sạch
- Chất thải CN chưa xử lí => đổ trực tiếp vào
sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu => MT
biển chịu nhiều tổn thất
3. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức => sinh vật bị
tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng => mất nhiều
loài SV, gen di truyền, thực phẩm, htuốc,
nguyên liệu SX…
III. Một số vấn đề khác
- Khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, buôn
lậu, buôn hàng cấm, dịch bệnh, bạo loại, chiến
tranh biên giới, thử vũ khí hạt nhân…
- Ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH, hòa
bình, an ninh thế giới, ảnh hưởng đến tính
mạng của toàn nhân loại…
- Biện pháp: Cần có sự hợp tác tích cực giã các
quốc gia và toàn thể công đồng quốc tế.

IV. CỦNG CỐ
1. DS TG hiện nay:
a. Đang tăng b. Đang giảm c. Không tăng không giảm d. Đang ổn định
2. Bùng nổ DS trong mọi thời kỳ đều bắt nguồn từ:

a. Các nước phát triền
b. Các nước đang phát triển
c. Đồng thời ở các nước phát triển và đang phát triển
d. Ở các nước phát triển và đang phát triển nhưng không đồng thời
3. Trái đất nóng dần lên là do:
a. Mưa axít ở nhiều nơi trên TG c. Lượng CO
2
tăng nhiều trong khí quyển
b. Tầng ô dôn bị thủng d. Băng tan ở hai cực

Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
10
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
4. Phần lớn dân số thiếu nước sạch trên thế giới tập trung ở các nước đang phát triển là do:
a/ Không có nguồn nước để khai thác
b/ Người dân không có thói quen dùng nước sạch
c/ Nhà nước không chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng nước sạch
d/ Nguồn nuớc bị ô nhiễm do chất thải không dược xử lí đổ trực tiếp vào
5. Ô nhiễm MT biển và đại dương chủ yếu là do:
a. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt b. Các sự cố đắm tàu
c. Việc rửa các tàu dầu d. Các sự cố tràn dầu
V. DẶN DÒ
Sưu tập tài liệu về vấn đề MT
Làm BT3/16/SGK
Chuẩn bị tài liệu về tòan cầu hóa, nhất là VN chuẩn bị bài TH
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
11
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT: 4 Ngày soạn:18 tháng 9 năm 2009
BÀI 4:THỰC HÀNH.

TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài thực hành, HS cần:
1. Về kiến thức:
Hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển
2. Về kĩ năng:
Thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo
II. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị dạy học
- Sách giáo khoa địa lý 11.
- Các tài liệu tham khảo về toàn cầu hóa.
2. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
III. HOẠT ĐỘNG BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày những vấn đề môi trường mang tính chất toàn cầu hiện nay?
Dân số thế giới hiện nay có những vấn đề gì đang được cả thế giới quan tâm?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Làm rõ những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước
đang phát triển
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin ở các ô kiến thức và trao đổi theo nhóm( theo bàn) trên cơ sở
những thông tin đã đọc và hiểu biết cá nhân về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các
nước đang phát triển.
GV: Hướng dẫn HS:
+ HS nên tách riêng 2 nội dung cơ hội và thách thức.
+ Đọc thông tin ở mỗi ô kiến thức, kết hợp với hiểu biết bản than để cụ thể hóa, hiểu
sâu thêm các thông tin, trao đổi nhóm, rút ra kết luận.

Hoạt động 2: Viết báo cáo
Trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm, HS làm việc cá nhân viết thành báo cáo.Chủ đề của báo
cáo là :” Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển”
GV:
+ Trong báo cáo nên có các ví dụ minh họa.
+ Báo cáo phải ngắn gọn
GV: Yêu cầu 2 HS đọc báo cáo của mình à Bổ sung và chuẩn kiến thức
NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HÓA
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Cơ hội
- Trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới thuận lợi. Mở rộng thị trường tiêu thụ và cạnh
tranh bình đẳng trong một môi trường không bị đối xử phân biệt.
Ví dụ : Kể từ ngày gia nhập WTO (2002), Trung Quốc đã khôn khéo khai thác tốt các cơ hội,
nhờ vậy chỉ sau 2 năm (2004) đã đạt nhiều thành quả to lớn: Tốc độ tăng trưởng GDP rất cao đạt
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
12
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
9,5%, xuất siêu 32,7 tỉ USD, thu hút 60,6 tỉ USD, ngành công nghiệp ô tô đứng thứ 3 thế giới với
7,28 triệu chiếc( năm 2006)
- Thuận lợi trong tiếp nhận và sử dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ.
- Chia sẻ, hợp tác, học tập các kinh nghiệm về bảo vệ môi trường.
- Nhanh chóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội.
Ví dụ: Nhiều nước ĐPT trở thành các nước NICs ( Hàn Quốc, Sin - ga - po, Braxin…) nhờ
sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa.
- Có nhiều điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về khoa học cộng nghệ, về tổ chức và
quản lý, về sản xuất và kinh doanh tới tất cả các nước.
- Thực hiện chủ trương đa phương hóa quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu KH& CN
tiên tiến của các nước khác.
2. Thách thức

- Bị áp lực lớn trong cạnh tranh vềgiá cả và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Ví dụ: Hàng hóa các nước ĐPT vẫn bị ngăn trở khi thâm nhập vào thị trường các nước lớn
bằng 1 số biện pháp do ncác nước PT đặt ra: áp đặt luật chống bán phá giá ( vụ cá tra, cá bas a của
Việt Nam khi nhập vào thị trường Hoa Kỳ); dựng các hàng rào kỹ thuật khắt khe về vệ sinh an toàn
thực phẩm, về điều kiện sản xuất của các nước sở tại, tiếp tục trợ giá cho các mặt hàng nông sản
trong nước…
- Cần có vốn, có nguồn nhân lực kĩ thuật cao và làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
- Nguy cơ làm mai một và mòn các giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống.
- Nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên và suy thoái môi trường rất lớn. Nguy cơ trở
thành “ bãithải công nghiệp của các nước phát triển”.
Ví dụ: Nhiều nước châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản quý hiếm: Nigiêria, anggola…
nhưng mức sống vẫn rất thấp(GDP/ người < 350 USD). Tài nguyên khoáng sản và rừng của hầu hết
các nước châu Phgi bị khai thác cạn kiệt bởi các công ti tư bản nước ngoài…
- - Tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài ngày càng lớn của các nước Mỹ La Tinh,
biểu hiệnk ở khoản nợ nước ngoài vượt trên 50% GDP.
 GV nhận xét, tổng kết buổi thực hành
IV. Dặn dò:
- Nhắc nhở HS về hoàn tất bài thực hành nếu chưa làm xong.
- Đọc trước bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực
Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
13
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT: 5 Ngày soạn:22 tháng 9 năm 2009
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:

- Biết được châu Phi khá giàu có về khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu nóng,
khô, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá…
- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động lớn song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến
tranh đe dọa, xung đột sắc tộc.
- Kinh tế thuy có khởi sắc nhưng cơ bản phát triển còn chậm.
2. Về kĩ năng:
Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi.
3. Về thái độ:
Chia sẻ những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua
II. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị dạy học
- Bản đồ địa lý tự nhiên Châu Phi, bản đồ kinh tế chung Châu Phi
- Một số tranh ảnh vè cảnh quan, con người, 1 số hoạt động kinh tế tiêu biểu của Châu Phi.
2. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
III. HOẠT ĐỘNG BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Khởi động
Châu Phi đã từng có những nền văn minh cổ đại rực rỡ, như nền văn minh sông Nin do
người Ai Cập xây dựng. Hơn 4 thế kỷ bị thực dân châu Âu thống trị ( thế kỉ XVI - XX), Châu Phi
đã bị cướp bóc cả con người và TNTN. Sự thống trị lâu dài của CNTD đã kìm hãm các nước Châu
Phi trong sự nghèo nàn, lạc hậu, dù Châu Phi không thiếu điều kiện để phát triển KT - XH.Vậy
những vấn để đó cụ thể ra sao?. à Vào bài
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Cặp đôi
GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm cặp đôi.
Dựa vào h5.1 và thông tin trong SGK hãy cho
biết khí hậu, cảnh quan Châu Phi có đặc điểm
gì? Những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên

mang lại? Giải pháp khắc phục khó khăn?
HS: Thảo luận à Đại diện 1 số nhóm trình bày,
các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Nhóm
GV: Dân cư và xã hội châu Phi tồn tại những
I. Một số vấn đề về tự nhiên
- Khí hậu: Phần lớn lãnh thổ có KH khô nóng.
- Cảnh quan: đa dạng, chiếm ưu thế là hoang
mạc, bán hoang mạc và xa van
- Tài nguyên nổi bật:
+ Khoáng sản : Giàu kim loại đen, kim loại màu,
đặc biệt là kim cương.
+ Rừng chiếm diện tích khá lớn
- Khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị
tàn phá, hiện tượng hoang mạc hóa…, các nguồn
lợi nằm trong tay tư bản nước ngoài.
II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
14
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
vấn đề gì cần giải quyết? Dựa vào SGK & phân
tích bảng 5.1 hãy hoàn thành bảng sau:
GV: Yêu cầu HS làm việc theo bàn
HS: Thảo luận à đậi diện trình bày à Các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Cả lớp
GV: Nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của
một số khu vực Châu Phi về thành tựu đạt được,

hạn chế và nguyên nhân.
HS: Nghiên cứu, trả lời
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
Các vấn đề Đặc điểm Ảnh hưởng
- Dân số
- Mức sống
- Các vấn đề khác
Thông tin phản hồi phần phụ lục
III. Một số vấn đề về kinh tế
1. Thành tựu
Nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực: tốc
độ tăng GDP cao, khá ổn định.
2. Hạn chế
- Qui mô nền kinh tế nhỏ bé: 1,9% GDP toàn
cầu, chiếm đến hơn 13% dân số.
- Đa số các nước Châu Phi thuộc nhóm nước
kém phát triển nhất thế giới.
3. Nguyên nhân
- Sự kìm hãm của chủ nghĩa thực dân.
- Đường biên giới quốc gia hình thành tùy tiện
trong lịch sử gây xung đột sắc tộc.
- Khả năng quản lý yếu kém của nhà nước.
IV. CỦNG CỐ
1, Đây là đặc điểm chung của khí hậu châu Phi:
a, Ôn hòa b, Khô nóng c, Hanh khô d, Có đủ loại
2, Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đói nghèo nhất thế giới của châu Phi hiện nay là:
a, Nghèo nàn về tài nguyên & sự khắc nghiệt của khí hậu.
b, Lãnh thổ quá rộng lớn, dân cư thì thưa thớt.
c, Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.
d, Xung đột sắc tộc, tôn giáo triền mien làm xã hội bất ổn.

V. DẶN DÒ
- Nhắc nhở HS học bài, làm bài và trả lời các câu hỏi, bài tập cuối bài
- Yêu cầu HS tìm hiểu các thông tin về khu vực Mỹ La Tinh.
VI. PHỤ LỤC
Các vấn đề Đặc điểm Ảnh hưởng
Dân số
Tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự
nhiên cao nhất thế giới
Hạn chế sự phát triển kinh tế, giảm
chất lượng cuộc sống, tàn phá môi
trường
Mức sống
Tuổi thọ TB thấp, HDI rất thấp- phần lớn
các nước Châu Phi dưới mức TB của các
nước ĐPT
Chất lượng nguồn lao động thấp
Các vấn đề khác
Hủ tục. bệnh tật, xung đột sắc tộc Tổn thất lớn về sức người, sức của
à làm chậm sự phát triển KT -
XH
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
15
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT: 6 Ngày soạn: 10 tháng 10 năm 2009
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC ( tiếp theo)
Tiết 2: Một số vấn đề của Mỹ La Tinh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:

- Biết Mỹ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, song nguồn TNTN
được khai thác lại chỉ phục vụ cho thiểu số dân, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh
lệch lớn với 1 bộ phân không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ.
- Biết và giải thích được tình trạng kinh tế phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế các nước
Mỹ la tinh, khó khăn do nợ, phụ thuộc nước ngoài và những cố gắng để vượt qua khó khăn của các
nước này.
2. Về kĩ năng:
Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Mỹ La Tinh
3. Về thái độ:
Tán thành với những biện pháp mà các quốc gia Mỹ la tinh đang cố gắng thực hiện để vượt
qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề KT - XH/
II. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị dạy học
- Bản đồ địa lý tự nhiên Châu Mỹ, bản đồ kinh tế chung Mỹ La Tinh
- Hình 5.4 trong SGK phóng to
2. Phương pháp dạy học
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
III. HOẠT ĐỘNG BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Tự nhiên, dân cư và xã hội Châu Phi có đặc điểm gì nổi bât?
- Trình bày những thành tựu, hạn chế vàn nguyên nhân của nền kinh tế châu Phi?
3. Khởi động
Cách đây 200 năm, những người dân nhập cư ( Chủ yếu đến từ Nam Âu) đã tiến hành đấu
tranh để tách các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ khỏi các nước chính quốc và tuyên bố độc lập. Đó
là điều kiện thuận lợi cho các nước phát triển KT - XH. Song nền kinh tế hầu hết các nước Mỹ La
Tinh vẫn đang phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống nhân dân lao động ít được cải thiện, chệnh lệch
giàu nghèo giữa các nhóm dân cư quá lớn đang là những khó khăn mà khu vực này tiếp tục phải

giải quyết. à Vào bài
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1
GV: Quan sát hình 5.3, kể tên các cảnh quan tự
nhiên và tài nguyên khoáng sản của Mỹ La Tinh.
Từ đó rút ra nhận xét?
HS: Trả lời, bổ sung
I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội
1. Về tự nhiên
- Cảnh quan chủ yếu: Rừng xích đạo và nhiệt đới
ẩm, đồng cỏ à thuận lợi cho phát triển cây công
nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc.
- Khoáng sản: đa dạng, có nhiều dầu mỏ, khí tự
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
16
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
GV: Chuẩn kiến thức và bổ sung
Hoạt động 2: Cặp đôi
GV: Quan sát bảng 5.3 hãy so sánh thu nhập của
nhóm dân cư giàu nhất và nhóm dân cư nghèo
nhất của 4 nước trong bảng, rút ra kết luận?
GV: Giải thích nguyên nhân? Sự phân hóa đó
gây ra hậu quả gì?
HS: trả lời, GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 3
GV: Nhận xét sự thay đổi mức tăng trưởng GDP
của các nước Mỹ La Tinh. Sự thay đổi đó thể
hiện điều gì?
HS: Trả lời
GV chuẩn kiến thức

Hoạt động 4: Nhóm
GV: Chia lớp làm 4 nhóm lớn, yêu cầu các
nhóm tính tỉ lệ nợ nước ngoài so vơi GDP của
các nước.
- Nhóm 1: Achentina và Brazin
- Nhóm 2: Chilê và Ê cuađo
- Nhóm 3: Hamaica và Mêhicô
- Nhóm 4: Panama và Paragoay
à từ đó rút ra kết luận
HS: thảo luận, tính toán và trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Tại sao các nước Mỹ la tinh có nền kinh tế
thiếu ổn định và phải vay nợ nước ngoài nhiều?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Các nước Mỹ La Tinh đã và đang làm gì để
thoát khỏi tình trạng trên?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
nhiên, kim loại màu, kim loại quí à thuận lợi
cho phát triển công nghiệp.
à Tự nhiên giàu có, tuy nhiên đại bộ phận dân
cư không được hưởng các nguồn lợi này.
2. Về dân cư và xã hội
- Chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong
xã hội rất lớn.
- Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ lớn 37 -
62%.
- Tỷ lệ dân thành thị cao, phần lớn sống trong
điều kiện khó khăn.

II. Một số vấn đề về kinh tế
1. Thực trạng
- Nền kinh tế phát triển thiếu ổn định: tốc độ
tăng trưởng GDP tỉ lệ thấp, dao động mạnh.
- Phần lớn các nước có tỉ lệ nợ nước ngoài cao
2. Nguyên nhân
- Tình hình chính trị thiếu ổn định
- Nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Vấn đề quản lý nhà nước: duy trì cơ cấu xã hội
phong kiến, thế lực bảo thủ Thiên chúa giáo cản
trở, đường lối phát triển kinh tế…
- Xã hội chưa hợp lý, phụ thuộc vào nước ngoài.
3. Biện pháp
- Củng cố bộ máy nhà nước
- Phát triển giáo dục, cải cách kinh tế
- Tiến hành CNH, tăng cường mở cửa.
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
17
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
IV. CỦNG CỐ
1. Mỹ La Tinh không giàu có về các loại tài nguyên:
a, Kim loại màu b, Kim loại đen c, Kim loại quý d, Than đá
2. Vì sao các nước Mỹ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ
người nghèo khổ của khu vực lại cao?
V. DẶN DÒ
- Nhắc nhở HS học bài, làm bài và trả lời các câu hỏi, bài tập cuối bài
- Yêu cầu HS tìm hiểu trước bài 5 tiết 3: “Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực
Trung Á”
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
18

Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT : 7 Ngày soạn : 18 tháng 10 năm 2009
BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC ( tiếp theo)
Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Tây Á

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
- Hiểu được một số vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và
các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố.
2. Về kĩ năng:
- Phân tích lược đồ, bảng số liệu và biểu đồ, bản đồ.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích , tổng hợp thông tin.
3. Về thái độ:
Phản đối những hành động gây chiến tranh, ủng hộ và có ý thức bảo vệ hòa bình.
II. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị dạy học
- Bản đồ địa lý tự nhiên Châu Á, tập bản đồ các quốc gia và châu lục trên thế giới.
- Lược đồ khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
- Hình 5.8 trong SGK phóng to
- Bảng thông tin kiến thức
2. Phương pháp dạy học
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại gợi mở, phương pháp bản đồ
- Thảo luận
III. HOẠT ĐỘNG BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Tự nhiên của Mỹ La Tinh tạo ra những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế ?

- Tốc độ phát triển kinh tế của nhiều nước Mỹ La Tinh có đặc điểm gì? Nguyên nhân của sự
phát triển đó?
3. Khởi động
Vị trí địa lý mang tính chiến lược, nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có, sự tồn tại các vấn đề
dân tộc mang tính lịch sử, các tôn giáo với những tín ngưỡng khác biệt và các phần tử cực đoan
trong các tôn giáo, sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài… đang là những nguyên nhân
chính gây nên sự tranh chấp, xung đột kéo dài tại khu vực Tây Nam Á và Trung Áà Vào bài.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Thảo luận
GV: Giới thiệu trên bản đồ phạm vi khu vực Tây
Nam Á và Trung Á.
GV: Chia lớp thành 2 nhóm theo 2 dãy bàn.
Trong mỗi dãy từng bàn thảo luận với nhau về
I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu
vực Trung Á
1. Tây Nam Á
2. Trung Á
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
19
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
cùng 1 nhiệm vụ để hoàn thành bảng sau:
- Nhóm 1: Tìm hiểu khu vực Tây Nam Á
- Nhóm 2: Tìm hiểu khu vực Trung Á
Gợi ý: Nhóm 1 dựa vào hình 5.5, nhóm 2 dựa
vào hình 5.7, bản đồ tự nhiên Châu Á kết hợp
nghiên cứu SGK và kiến thức đã học để hoàn
thành bảng.
HS: Thảo luận à Trình bày
GV: Chuẩn kiến thức và bổ sung
Hoạt động 2: Cả lớp

GV: Quan sát hình 5.8 hãy tính lượng dầu mỏ dư
thừa của các khu vực có thể xuất khẩu
HS: Tính toán, đưa ra kết quả
GV: Hãy so sánh lượng dầu mỏ có khả năng
xuất khẩu của khu vực TNA và TA với các khu
vực còn lại. à Rút ra kết luận về vai trò cung
cấp dầu mỏ của khu vực với nền kinh tế thế
giới?
HS: trả lời, GV chuẩn kiến thức và bổ sung
GV: Chỉ ra mối quan hệ giữa nguồn dầu mỏ của
khu vực với các sự kiện chính trị lớn của thế giới
trong 2 thập niên vừa qua?
HS: là nguyên nhân gây tình trạng mất ổn định
Hoạt động 3 : Cá nhân
GV: Những vấn đề nảy sinh từ rất lâu ở TNA và
Trung Á mà hiện nay vẫn đang tồn tại là gì? Cần
giải quyết các vấn đề đó như thế nào?
HS: Trả lời
GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục II.2
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức
Các mặt tìm hiểu Tây Nam Á Trung Á
Vị trí địa lý
Ý nghĩa
Đặc trưng tự nhiên
Đặc điểm XH nổi
bật
( thông tin phản hồi phần phụ lục)
II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và
khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp dầu mỏ
- Khu vực TNA và TA có trữ lượng dầu mỏ rất
lớn. TNA chiếm 50% trữ lượng thế giới.
- TNA & TA là 2 trong 3 khu vực có khả năng
xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
- Lượng dầu có khả năng xuất khẩu của khu vực
TNA chiếm phần lớn trong lượng dầu xuất khẩu
của thế giới ( gấp 4 lần Đông Âu).
à Nguyên nhân quan trọng tạo nên sự bất ổn
định của khu vực.
2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn
khủng bố
a, Thực trạng
- Xung đột dai dẳng giữa người Ả Rập và Do
Thái.
- Các cuộc chiến tranh giành tài nguyên đất đai,
nguồn nước, khoáng sản: Chiến tranh I ran với I
rắc, I rắc với Cô oet, I rắc với Hoa Kỳ….
- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực
lượng khủng bố phát triển
à Tình trạng nghèo đói, mất ổn định ngày càng
tăng
b, Nguyên nhân
Nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân uqn trọng
nhất là tình tràng nghèo đói và bất bình đẳng về
quyền lợi
IV. CỦNG CỐ
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
20
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận

1. So sánh tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
2. Tình hình xã hội khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á không ổn định, chủ yếu do:
a, Xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palextin
b, Tranh giành nguồn tài nguyên và các thế lực bên ngoài can thiệp
c, Thiếu nguồn nước trầm trọng dẫn đến tranh chấp nguồn nước.
d, Chiến tranh và đói nghèo ngày càng phổ biến
V. DẶN DÒ
-Yêu cầu HS ôn tập tất cả các bài học từ đầu năm đến giờ để giờ sau kiểm tra 1 tiết
VI. PHỤ LỤC
Các mặt tìm hiểu Tây Nam Á Trung Á
- Vị trí địa lý
- Ý nghĩa
- Nằm ở TN châu Á, tiếp giáp 3
châu lục : Á, Âu, phi; án ngữ
trên đường hàng hải quốc tế từ
châu Á sang châu Phi
- Vị trí chiến lược về kinh tế,
giao thông, quân sự
- Nằm ở trung tâm châu Á, án
ngữ trên con đường tơ lụa.
- Vị trí chiến lược về quân sự,
kinh tế.
Đặc trưng tự nhiên
Khô hạn, giàu dầu khí nhất thế
giới
Khô hạn, khoáng sản đa dạng:
than đá, sắt, vàng, đồng, KL
hiếm…, đặc biệt là dầu khí.
Đặc điểm xã hội nổi bật
Cái nôi của 3 tôn giáo lớn trên

thế giới, đa số dân cư theo đạo
Hồi
Đa dân tộc, vùng có sự giao
thoa giữa văn hóa Đông - Tây.
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
21
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT : 8 Ngày soạn: 24 tháng 10 năm 2009
KIỂM TRA 1 TIẾT
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
22
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
Tiết PPCT : 9 Ngày 30 tháng 10 năm 2009
B - ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN của từng vùng.
- Đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích được các lược đồ để thấy đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng
sản, dân cư HK.
- Kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư Hoa Kỳ
II. CHUẨN BỊ
1. Thiết bị dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa Kì.
- Tập bản đồ các quốc gia và châu lục trên thế giới.

- Bảng 6.1, 6.2 SGK phóng to (nếu có thể)
2. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Khởi động
Cường quốc kinh tế số 1 thế giới là quốc gia nào? à Hoa Kỳ. Vậy các em biết gì về đất
nước nay? Bài học ngày hôm nay se cho chúng ta một cái nhìn cụ thể hơn về quốc gia này.
à Vào bài
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : Cả lớp
GV: Quan sát bản đồ tự nhiên Hoa Kỳ và
nghiên cứu SGK, hãy nểu đặc điểm lãnh
thổ Hoa Kỳ?
HS: Quan sát và mô tả lãnh thổ HK
GV: Bổ sung, chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Cặp đôi
GV: Quan sát hình 6.1 và bản đồ thế giới,
nêu đặc điểm vị trí địa lý của Hoa Kỳ ?
VTĐL đó có thuận lợi gì cho việc phát
triển kinh tế HK?
I.Lãnh thổ và vị trí địa lý
1. Lãnh thổ
- Rộng lớn, gồm 48 bang trên lục địa và 2 bang Alaxca,
Ha-oai. Chia làm 3 bộ phận:
+ Phần trung tâm Bắc Mỹ => lãnh thổ rộng lớn , cân đối
=> thuận lợi cho phân bố SX và phát triển GT.
+ Quần đảo Ha- oai giữa Thái Bình Dương

+ Bán đảo Alaxca ở phía Tây Bắc lục địa Bắc Mỹ.
2. Vị trí địa lý
a, Đặc điểm
- Nằm ở bán cầu Tây, kéo dài từ 25
0
- 49
0
- Nằm giữa : Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- Tiếp giáp Canađa ở phía Bắc và Kv Mỹ la tinh ở phía
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
23
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
HS: Trao đổi với nhau và trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: Nhóm
GV: Chia lớp thành 6 nhóm và phân công
nhiệm vụ:
Dựa vào lược đồ địa hình và khoáng sản
Hoa Kỳ, SGK :
- Nhóm 1,2: Tìm hiểu những đặc điểm
nổi bật của vùng phía Tây.
- Nhóm 3,4: Tìm hiểu những đặc điểm
nổi bật của vùng phía Đông
- Nhóm 5,6: Tìm hiểu những đặc điểm
nổi bật của vùng Trung tâm
à Hoàn thành bảnh sau:
HS: thảo luận, trình bày, bổ sung à GV
chuẩn kiến thức
GV: Từ những đặc điểm áy chỉ ra thế
mạnh của từng vùng?

GV: Nêu khái quát đặc điểm nổi bật của
bán đảo Alaxca và quần đảo Ha-oai.
Chuyển ý: Đó là những đặc điểm cơ bản
về tự nhiên HK. Vậy dân cư HK có gì
Nam.
b, Thuận lợi
- Hầu như không bị tàn phá trong 2 cuộc chiến tranh thế
giới vừa qua.
- Có nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
rộng lớn.
- Giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế
biển…
II. Điều kiện tự nhiên
1. Phần lãnh thổ HK ở trung tâm Bắc Mỹ phân hóa
thành 3 vùng tự nhiên
VÙNG ĐỊA HÌNH KHÍ HẬU TÀI
NGUYÊN
Phía Tây Cao, hiểm
trở>
2000m.Gồm
các dãy núi
cao , cao
nguyên và
bồn địa, 1
số đồng
bằng nhỏ
hẹp ven
TBD
Khô hạn,
lượng mưa

TB
500mm/
năm
Diện tích
rừng lớn,
nhiều
khoáng sản
KL màu,
KL hiếm,
than đá,
thủy năng.
Phía Đông Gồm dãy
núi già
Apalat,
nhiều thung
lũng, các
đồng bằng
ven ĐTD
ôn đới hải
dương,
lượng mưa
TB : 1200
– 1500mm/
năm
Có nhiều
quặng sắt,
than đá,
thủy năng
Trung tâm - Phía tây và
phía bắc là

đồi thấp với
đồng cỏ
rộng lớn.
- Phía nam
là đồng
bằng phù sa
màu mỡ
Phân hóa
đa dạng:
Ôn đới, cận
nhiệt, nhiệt
đới
Khoáng sản
trữ lượng
lớn: than
đá, quặng
sắt, dầu
khí…
2. Alaxca và quần đảo Ha-oai
- Bán đảo Alaxca: đồi núi, giàu dầu khí
- Quần đảo Ha – oai : hải sản, du lịch
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
24
Giáo án 11 THPT Nguyễn Hữu Thận
độc đáo?
Hoạt động 4: Cả lớp
GV: Dựa vào bảng 6.1, 6.2 và nội dung
SGK hãy cho biết dân cư HK có đặc
điểm gì? Những đặc điểm đó ảnh hưởng
như thế nào đến sự phát triển KT _ XH

của HK?
HS: nghiên cứu SGK và BSL trả lời
GV: Bổ sung và chuẩn kiến thức
Hoạt động 5: Cả lớp
GV: Quan sát H 6.3 , hãy nhận xét sự
phân bố dân cư của HK?
HS: phân bố không dều
GV: Hãy chứng minh sự phân bố đó. Giải
thích nguyên nhân?
HS: Dựa vào h6.3 trả lời
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức.
III Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 TG
- DS tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ
châu Âu, Mĩ latinh, Á
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực
lượng lao động
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng:
+ Có nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu
+ Gốc chấu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh
+ Dân Anhđiêng còn 3 triệu người
3. Phân bố dân cư
- Tập trung ở :
+ Vùng Đông Bắc và ven biển
+ Sống chủ yếu ở các đô thị
- Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống
phíaNam và ven TBD
- Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân, chủ yếu : do khí

hậu, khoáng ản, lịch sử khai thác lãnh thổ và trình độ
phát triển kinh tế.
IV. CỦNG CỐ
1/ Sự phân bố dân cư của Hoa Kì:
Rải rác phía đông, tập trung nhiều vùng Trung Tâm và phía Tây
Rải rác vùng Trung tâm và vùng ven biển
Tập trung vùng ven biển, phía đông Bắc
Tập trung dọc biên giới với Mexico và Canada
2/ Vùng Trung tâm là nơi ngành nông nghiệp phát triển trù phú nhất Hoa Kì, do:
a/ Là vùng duy nhất trên cả nước biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên sản lượng nông
nghiệp lớn
b/ Khí hậu nhiệt đới và ôn đới thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp
c/ Khí hậu thuận lợi, đồng bằng rộng lớn, màu mỡ do hệ thống sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp
d/ Khí hậu cận nhiệt và ôn đới, nhiều khoáng sản than đá, dầu mỏ
3/ Lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ từ Bắc xuống Nam có khí hậu:
Ôn đới, hàn đới b. Hàn đới, ôn đới
c. Nhiệt đới, cận nhiệt d. Ôn đới, cận nhiệt
4/ Dầu khí tập trung nhiều ở vùng:
a, Quần đảo Haoai b. Ven vịnh Mêhicô
c. Phía Tây d. Đông Bắc
V DẶN DÒ
Nhắc nhở HS về nhà học bài và trả lời các câu hỏi, bài tập cuối bài.
Đọc trước bài sau: Tiết 2: Kinh tế
Giáo viên: Phạm Thị Cẩm Vân Trang
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×