Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vận dụng quản lý trường hợp vào làm việc với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.11 KB, 15 trang )

Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN …………………………. 2
1. Cơ sở lý luận………………………………………………… 3
2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………… 4
II. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
1. Những thông tin cơ bản về trẻ khuyết tật…………………… 4
2. Tiến trình quản lý trường hợp với trẻ khuyết tật vận động…… 5
Bước 1: Đánh giá thân chủ………………………………… 5
Bước 2: Xây dựng kế hoạch trợ giúp………………………. 8
Bước 3: Chọn lựa dịch vụ…………………………………… 9
Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ……………………… 10
Bước 5: Theo dõi và hỗ trợ thân chủ ………………………. 13
Bước 6: Duy trì mối quan hệ với cở sở cung cấp dịch vụ…. 13
KẾT LUẬN………………………………………………………… 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… 15
MỞ ĐẦU
Học viên: Tạ Thị Phúc 1
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng là
một trong những mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong
giai đoạn hiện nay. Việc làm này thể hiện truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của
dân tộc ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách
quan tâm đến người khuyết tật, hỗ trợ họ vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng
đồng.
Người khuyết tật thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết cơ thể, các chức
năng xã hội của họ có thể bị suy giảm. Vì vậy, đội ngũ nhân viên công tác xã hội
có thể giúp họ tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn lực bên
trong để họ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia vào các


hoạt động lao động, học tập như những người bình thường.
Công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật chính là đánh giá nhu cầu
về khía cạnh xã hội của đối tượng; đồng thời đóng vai trò là người quản lý
trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì
tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân
viên công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia
đình của họ. Như vậy, bằng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp, nhân
viên công tác xã hội đã trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng người khuyết
tật, phục hồi các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm.
Bên cạnh đó, công tác xã hội còn thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm:
chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để giúp người khuyết tật hòa nhập
xã hội và làm tốt chức năng của họ. Đội ngũ này đóng vai trò là người xúc tác,
biện hộ để cá nhân, gia đình người khuyết tật được hưởng những chính sách an
sinh xã hội dành cho họ. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Công
tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động qua nghiên cứu trường hợp tại Tổ
chức Trẻ em Rồng Xanh”
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Học viên: Tạ Thị Phúc 2
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
1. Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khuyết tật
Trong hệ thống phân loại Quốc tế ICF, WHO định nghĩa khuyết tật như sau:
“Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận
động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá
nhân một người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của
người đó (bao gồm yếu tố môi trườngvà các yếu tố cá nhân khác)”
1.1.2. Người khuyết tật
Theo Luật người khuyết tật được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày
17/6/2010: “ Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận

cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”
1.1.3. Khuyết tật vận động
Theo phân loại của Luật người khuyết tật được Quốc hội Việt Nam thông
qua năm 2010 thì: “Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng
cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di
chuyển”
1.1.4. Công tác xã hội với người khuyết tật
“Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân
viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục
việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định
những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển
khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào
cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự
Học viên: Tạ Thị Phúc 3
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
công bằng như những người khác trong xã hội” (Giáo trình Công tác xã hội với
người khuyết tật trang 22)
2. Cơ sở thực tiễn
Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh là một tổ chức phi chính phủ hoạt động giúp đỡ
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ bị buôn bán, trẻ lao động sớm, trẻ có
nguy cơ bỏ học, trẻ em lang thang và trẻ em khuyết tật. Hiện tại có 50 em
khuyết tật đang được Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tiến hành cung cấp các dịch
vụ công tác xã hội khá phong phú và đa dạng như: trợ giúp pháp lý, trợ giúp tâm
lý, y tế, giáo dục, việc làm… thông qua vai trò của nhân viên CTXH nhằm trợ
giúp trẻ một cách hiệu quả, nâng cao năng lực.
II. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG
1. Những thông tin cơ bản về trẻ khuyết tật
Tên trẻ: Nguyễn Thanh Tùng
Kết quả hội đồng giám định y khoa xác nhận: hai chân yếu, tăng trương

lực cơ, không đi lại được.Tỷ lệ mất sức lao động của em Nguyễn Thanh Tùng là
61%. Em Tùng bị khuyết tật vận động bẩm sinh từ lúc mới sinh.
Hoàn cảnh gia đình:
Hiện tại em sống cùng bố tại xóm chài ven Sông Hồng, mẹ em mất từ lúc
em mới sinh ra. Quê của bố em ở Ân Thi, Hưng Yên, sau mẹ mất, bố đưa Tùng
lên Hà Nội để bươn trải kiếm sống và nuôi Tùng. Bố em không có nghề nghiệp
ổn định, cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào lượng tôm cá kiếm được mỗi ngày
hoặc đi nhặt rác để có thu nhập trang trải cuộc sống. Em sống cùng bố trong căn
lều nổi lụp xụp neo đậu trên sông , bốn vách và mái được chắp vá chằng chịt bởi
những tấm gỗ cũ kỹ loang lổ, bao quanh bởi những mảnh bạt rách rưới che mưa.
Tùng được Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh phát hiện và giúp đỡ khi em ngồi đợi bố
đi nhặt rác quanh khu vực chợ Long Biên (tháng 3/2014). Hiện tại Tùng đã 6
Học viên: Tạ Thị Phúc 4
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
tuổi nhưng chưa được đi học vì nhà quá nghèo, em chưa có giấy khai sinh hơn
nữa bố vất vả bươn để kiếm sống nên em không được đến trườngnhư bao bạn bè
cùng trang lứa. Tùng sống khép kín, luôn mặc cảm, tự ti về bản thân vì em béo
và không có khả năng đi lại.
Nhân viên xã hội (NVXH) của Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đã tiếp nhận
và quản lý trường hợp này
2. Tiến trình quản lý trường hợp với trẻ khuyết tật vận động
Với mục tiêu tăng cường khả năng phát triển, giải quyết vấn đề, đối phó
với những khó khăn trong cuộc sống. Thúc đẩy hệ thống hoạt động có hiệu quả
để cung cấp dịch vụ cho Tùng, liên kết các dịch vụ và cơ hội, cải thiện và nâng
cao năng lực của thân chủ. Trong đó nhân viên xã hội có vai trò là người kết
nối, giám sát, điều phối các dịch vụ xã hội để hỗ trợ thân chủ vượt qua những
khó khăn về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội nhằm giúp họ phục
hồi các chức năng xã hội, phòng chống các vấn đề có thể xảy ra.
Bước 1: Đánh giá thân chủ
Sau khi được cung cấp thông tin về địa chỉ nhà em Nguyễn Thanh Tùng,

NVXH đã đến thăm nhà em tại Xóm Chài, ven sông Hồng. Mục đích của cuộc
gặp để xác định và đánh giá chung về Tùng bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, vấn
đề và nhu cầu để từ đó xây dựng kế hoạch trợ giúp. Đây là bước đầu tiên và là
nền tảng trong suốt quá trình trợ giúp.
Buổi gặp đầu tiên NVXH đã có thông tin cơ bản cần thiết về Tùng: hoàn
cảnh gia đình, tình trạng bệnh tật của Tùng, vấn đề và nhu cầu cần trợ giúp.
NVXH đã xây dựng được mối quan hệ ban đầu tốt đẹp với Tùng thông
qua nói chuyện cởi mở giúp em có được sự tin tưởng về sự giúp đỡ của NVXH.
Bằng việc đưa ra những điều em có khả năng làm được nếu có sự giúp đỡ: được
đến trường đi học, được vui chơi với bạn bè.
Học viên: Tạ Thị Phúc 5
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
NVXH qua buổi gặp đầu tiên nhận thấy được vấn đề nghiêm trọng mà
Tùng đang phải đối mặt: gia đình quá nghèo, thiếu thốn tình thương yêu của mẹ,
em chưa có giấy khai sinh, không thể đi lại được và em chưa từng được đến lớp.
Mong muốn của Tùng là được đến trường đi học, vui chơi cùng các bạn,
được chăm sóc sức khỏe, được yêu thương.
Biểu đồ sinh thái
Chú thích
Học viên: Tạ Thị Phúc 6
Tùng
Gia đình hạt
nhân
Công an
Phòng y tế
Tổ chức TE
Rồng XAnh
Hoạt động
giải trí
Trường học

Bạn bè
Kết hôn
Qua đời
Quan hệ thân thiết
Quan hệ mâu thuẫn
Nam
Nữ
Quan hệ hai chiều
Quan hệ xa cách
Quan hệ một chiều
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Qua biểu đồ sinh thái nhân viên xã hội có thể hiểu được các mối liên hệ
của thân chủ với hệ thống môi trường xung quanh nhằm tăng cường mối liên hệ
cho thân chủ và gia đình. Giúp cho nhân viên xã hội xác định các nguồn lực và
can thiệp cần thiết để đưa ra những kế hoạch can thiệp phù hợp và đúng nhu cầu
mong muốn của thân chủ
Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu:
Quá trình tiếp cận cùng thân chủ và gia đình, nhân viên xã hội xác định
được những điểm mạnh, điểm yếu làm cơ sở cho quá trình trợ giúp:
Hệ thống
thân chủ
Mặt mạnh Mặt yếu
Tùng
- Ngoan ngoãn
- Yêu quý bố
- Thích được đi học
- Không đi lại được
- Sống khép kín, mặc cảm tự ti
về bản thân
- Chưa có giấy khai sinh

- Chưa được đi học
- Thiếu tình yêu thương của mẹ
Bố Tùng
- Thương con
- Chăm chỉ chịu khó
- Công việc không ổn định
- Không có khả năng cho con đi
học
NVXH cũng xác định được điểm mạnh của Tùng: em ngoan, thích được
đi học, yêu quý và biết giúp đỡ bố. Qua đó NVXH cung cấp cho Tùng một số
thông tin về cách thức và phương pháp sẽ tiến hành để hỗ trợ em.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch trợ giúp
Học viên: Tạ Thị Phúc 7
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
- Xác định mục tiêu:
NVXH, Tùng và bố Tùng cùng trao đổi xác định vấn đề, nhu cầu và mục
tiêu cần đạt được trong quá trình can thiệp, giúp đỡ Tùng. Xác định được vấn đề
quan trọng và cần ưu tiên thực hiện:
+ Hỗ trợ Tùng làm giấy khai sinh
+ Tùng được đến trường
+ Có tài chính để Tùng duy trì việc học
+ Hỗ trợ tìm kiếm cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe
+ Tùng tự tin về bản thân và hòa nhập
Thông qua việc xác định được mục tiêu theo thứ tự ưu tiên NVXH giúp
Tùng thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và phù hợp với khả năng của Tùng: Em
cần có sách vở, biết soạn bài và làm bài trước khi lên lớp. Tự giác trong học tập
và chăm sóc bản thân (tăm rửa, ăn uống), tự luyện tập đi lại khi có xe lăn.
Những việc làm đó có ý nghĩa rất lớn đối với Tùng nếu em thực hiện được. Giúp
Tùng có thể nhìn thấy mình có khả năng làm được, giúp em tự tin hơn và là
động lực cho những nỗ lực tiếp theo.

- Xác định người tham gia vào thực hiện:
+ Gia đình Tùng: bố là người hỗ trợ trực tiếp
+ Trường học: nơi Tùng sẽ học
+ Giáo viên: Giúp đỡ hỗ trợ Tùng trong quá trình học tập
+ Bạn bè: Giúp Tùng hòa nhập
+ Tổ chức trẻ em Rồng Xanh: cung cấp dịch vụ CTXH (giáo dục, pháp lý, tư
vấn tâm lý) và giới thiệu dịch vụ (cơ sở chăm sóc y tế, trung tâm phục hồi chức
năng …)
Học viên: Tạ Thị Phúc 8
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
+ UBND xã Hồng Ân và Công an huyện Ân Thi: Cấp giấy khai sinh cho Tùng
Bước 3: Chọn lựa dịch vụ
Hiện tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đang có hoạt động cung cấp dịch vụ
công tác xã hội:
+ Hỗ trợ pháp lý: Phòng Luật sẽ phối hợp với NVXH, gia đình để làm
giấy khai sinh cho Tùng. Là điều kiện cần thiết để xin học và đảm quyền lợi cho
em trong cuộc sống, sinh hoạt.
+ Hỗ trợ giáo dục: cùng gia đình làm việc với Nhà trường để xin học cho
em đồng thời tại Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh có đội ngũ giáo viên sẽ hỗ trợ
Tùng bồi dưỡng kiến thức giúp em có thể theo kịp các bạn.
Tổ chức trẻ em Rồng Xanh sẽ hỗ trợ các khoản đóng góp để Tùng yên
tâm học tập. Đồng thời kêu gọi tài trợ để giúp Tùng có xe lăn để em có thể di
chuyển.
+ Hỗ trợ tâm lý: NVXH sẽ hỗ trợ tâm lý cho Tùng, giúp em tự tin vào bản
thân và hòa nhập cùng bạn bè. Nhân viên tâm lý sẵn sàng hỗ trợ khi có yêu cầu
từ NVXH
+ Hỗ trợ y tế: Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh sẽ hỗ trợ mua BHYT cho các
em, đảm bảo các em được khám chữa bệnh kịp thời nhất. Khi Tùng có vấn đề
sức khỏe gia đình thông báo với NVXH và cùng đưa Tùng đi khám và giới thiệu
đến những dịch vụ tốt hơn nếu cần thiết.

+ Giới thiệu Tùng đến các trung tâm phục hồi chức năng: tập vật lý trị
liệu, chăm sóc sức khỏe cải thiện sức khỏe, giúp Tùng tự tin hơn về bản thân.
Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ
Kế hoạch sẽ được thực hiện trong 6 tháng từ tháng 5/2014 đến tháng
10/2014. Sau đó NVXH sẽ tiến hành lượng giá và có kế hoạch phù hợp với từng
Học viên: Tạ Thị Phúc 9
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
giai đoạn hỗ trợ. Trong tiến trình thực hiện kế hoạch can thiệp NVXH sẽ thể
hiện các vai trò là người biện hộ, kết nối các nguồn lực, giáo dục, hỗ trợ tâm lý,
người hỗ trợ tạo điều kiện để có thể hỗ trợ Tùng thực hiện kế hoạch một cách
hiệu quả, nâng cao năng lực giúp Tùng đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong quá
trình thực hiện kế hoạch luôn có sự tham gia của Tùng, gia đình Tùng và nhân
viên xã hội.
STT MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN NGUỒNLỰC
MONG ĐỢI/KẾT
QUẢ
1. Hỗ trợ pháp lý
Tùng được
làm giấy tờ
khai sinh
Nhân viên phòng Luật
sẽ cùng gia đình làm
việc với huyện Ân Thi
giúp em làm giấy tờ
khai sinh
Tháng
5/2014
+ Tổ chức Trẻ
em Rồng Xanh
+ Công an

huyện Ân Thi
+ UBND xã
Hồng Ân
Tùng có giấy khai
sinh
2. Hỗ trợ giáo dục
Tùng được
chuẩn bị
kiến thức
và đến
trường đi
học và duy
trì học tập
tốt tại
trường
+ Giáo viên của của Tổ
chức Trẻ em Rồng
Xanh sẽ giúp Tùng
chuẩn bị kiến thức để
đi học
+ NVXH cùng gia
đình liên hệ với Nhà
trường để xin học cho
Tùng
Tháng
5/2014-
7/2014
Tháng
7/2014
+ Giáo viên Tùng học được

những kiến thức
nền tảng cơ bản
để đến trường
Tùng được nhận
vào trường Tiểu
học Nghĩa Dũng
Học viên: Tạ Thị Phúc 10
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
+ Gia đình Tùng đôn
đốc, hỗ trợ em trong
học tập
Tùng duy trì được
việc học tập và
được sự quan tâm
chăm sóc của bố
3. Hỗ trợ tâm lý
Tùng tự tin
hòa nhập
cuộc sống
+ Khuyến khích Tùng
tham gia các hoạt động
chung của lớp
+ Tham gia một số
hoạt động tại Tổ chức
Trẻ em Rồng Xanh:
lớp kỹ năng sống, làm
nghệ thuật (vẽ, làm
vòng, làm thủ công);
bơi lội
Từ tháng 5-

10/2014
+ Tổ chức TE
Rồng Xanh
+ Bạn bè
Tùng tự tin về bản
thân và hòa với
các bạn
4. Hỗ trợ y tế
Tùng được
sử dụng
dịch vụ
chăm sóc
sức khỏe
tốt nhất
+ Hỗ trợ mua thẻ
BHYT cho Tùng
+ Giới thiệu em đến
các trung tâm phục hồi
chức năng: tập vật lý
trị liệu miễn phí
+ Hỗ trợ xe lăn giúp
Tùng có thể di chuyển
Từ tháng 5-
10/2014
+ Tổ chức Trẻ
em Rồng Xanh
+ Trung tâm
phục hồi chức
năng
Tùng được chăm

sóc sức khỏe một
cách kịp thời
Cải thiện và nâng
cao sức khỏe
Học viên: Tạ Thị Phúc 11
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
Trong thời gian thực hiện kế hoạch trợ giúp thân chủ nhân viên xã hội
ngoài việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội còn thực hiện các hoạt động
như giáo dục phòng ngừa, tập huấn, cung cấp kiến thức cho gia đình, người thân
cách chăm sóc người khuyết tật để giúp đối tượng trở nên chủ động, có khả năng
tự chăm sóc, như vậy họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và sẽ tránh được những
vấn đề khác có thể phát sinh. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như:
chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ sở, nước
sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm nhân viên công tác xã hội sẽ
giúp Tùng có được cơ hội tiếp cận dịch vụ để giải quyết vấn đề của bản thân,
phát huy được những khả năng của mình, vượt qua khó khăn đó, vươn lên tự lập
trong cuộc sống.
Bước 5: Theo dõi và hỗ trợ thân chủ
NVXH sẽ theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch can thiệp để phát hiện và
có hỗ trợ kịp thời giúp thân chủ nâng cao năng lực, phát huy thế mạnh của bản
thân,
NVXH cần duy trì mối quan hệ tốt với thân chủ, gia đình thân chủ và
trường học. Thường xuyên liên hệ với gia đình thân chủ có thể gọi điện và đến
thăm nhà để tìm hiểu về mức độ hài lòng khi được cung cấp các dịch vụ, đồng
thời có thể phát hiện và có kế hoạch phù hợp để tiến trình trợ giúp có kết quả tốt
nhất.
Bước 6: Duy trì mối quan hệ với cở sở cung cấp dịch vụ
Nhân viên xã hội duy trì mối quan hệ với các cơ sở đang hỗ trợ giúp đỡ
thân chủ như giáo viên, trung tâm phục hồi chức năng. Luôn lắng nghe và chia
sẻ khó khăn và các vấn đề của cơ sở trong việc cung cấp dịch vụ.

Học viên: Tạ Thị Phúc 12
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
KẾT LUẬN
Trẻ khuyết tật đặc biệt trẻ khuyết tật vận động cần được chăm sóc nuôi
dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển. Cần được an toàn về tư tưởng và thể
chất, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cần được yêu thương, hoà nhập cộng
đồng. Cần được học hòa nhập, được vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi. Cần được tôn
trọng, đánh giá, được khuyến khích và động viên. Cần được giúp đỡ để phát
triển và hoàn thiện
Trong quá trình đưa ra kế hoạch can thiệp trợ giúp nhân viên xã hội có vai
trò vô cùng quan trọng. Hiểu được thân chủ là người luôn có khả năng, năng lực
và có tiềm năng để phát triển. Khi một thân chủ được xem là thiếu thông tin,
thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống, trách nhiệm của nhân viên xã hội là phải
hướng đến giúp thân chủ hướng đến đạt được và tìm ra cách thức đạt được
những điều đó. Nhân viên xã hội thường xuyên phải lượng giá năng lực và khả
năng của thân chủ để qua đó luôn tìm cách để tối đa hóa những tiềm năng của
họ. Nhân viên xã hội cần hiểu được lịch sử khuyết tật và vấn đề văn hóa của
khuyết tật. Người khuyết tật khác nhau có các vấn đề khuyết tật khác nhau
nhưng họ đều có điểm chung hơn là có những điểm khác biệt. Bởi vì họ cùng
Học viên: Tạ Thị Phúc 13
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
trải nghiệm được những khó khăn trong xã hội, đó chính là vấn đề mà nhân viên
xã hội cần nhận thức và hiểu về quá trình những rào cản mà nhóm dân cư này
đang trải nghiệm. Hơn nữa, nhân viên xã hội cũng cần có cách hiểu và am tường
về vấn đề xây dựng chính sách, biện hộ chính sách trong vấn đề người khuyết tật
Mặc dù người khuyết tật đang phải đối mặt với những rào cản, nhân viên
xã hội cũng luôn phải tin rằng có nhiều điều đáng quan tâm trong cuộc sống của
người khuyết tật. Các mô hình thực hành phải xem xét khuyết tật là sự khác biệt
chứ không phải là vấn đề mất chức năng, rối loạn chức năng, nhân viên xã hội
cần nhìn thấy khía cạnh tích cực trong vấn đề khuyết tật: người khuyết tật cũng

luôn cảm thấy hài lòng với bản thân và cuộc sống của họ.
Nhân viên xã hội cần tôn trọng các quyết định của thân chủ, nhất là giai
đoạn bắt đầu tiếp cận và can thiệp. Có thể thân chủ chấp nhận hoặc phản đối một
phần hay toàn bộ công việc, đó là vấn đề quyền kiểm soát cuộc sống của họ.
Điều quan trọng, nhân viên xã hội giúp người khuyết tật hiểu rõ đâu là điều tốt
nhất cho họ trong việc tự kiểm soát cuộc sống, tạo dựng cuộc sống độc lập…
Học viên: Tạ Thị Phúc 14
Công tác xã hội với người khuyết tật PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 2009, Báo cáo tổng kết tình hình thi
hành Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản liên quan
2. Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam 2010, Báo cáo
năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Hà Nội
3. Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật, Trường ĐH KHXH &NV
Hà Nội
Học viên: Tạ Thị Phúc 15

×