Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI GIẢNG BỆNH GIANG MAI ( SYPHILIS) (Kỳ 3) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.29 KB, 6 trang )

BÀI GIẢNG BỆNH GIANG MAI
( SYPHILIS)
(Kỳ 3)

7. Chẩn đoán Giang mai.
* Giang mai I: Dựa vào các tiêu chuẩn:
- Tiền sử quan hệ tình dục: Thời gian từ khi quan hệ lây đến khi có biểu
hiện triệu chứng săng
- Lâm sàng:
+ Săng với tính chất đặc trưng.
+ Hạch tương ứng với sắng và tính chất đặc trưng của hạch.
- Xét nghiệm: Soi tìm xoắn khuẩn tại tổn thương hoặc xét nghiệm TPHA
(+).
* Giai đoạn II:
- Tiền sử quan hệ tình dục sớm nhất là 6 tuần sau khi quan hệ lây hoặc
trong vòng 2 năm.
- Lâm sàng có: Đào ban, Sẩn, Hạch
- Xét nghiệm: VDRL, RPR, TPHA đều dương tính.( Thời kỳ này các xét
nghiệm huyết thanh dương tính tương đối mạnh. Song độ đặc hiệu không phải
100% nên cần làm thêm xét nghiệm TPHA để xác định chẩn đoán ).
8. Chẩn đoán phân biệt:
* Phân biệt Giang mai I với:
- Hạ cam: Thương tổn là những vết loét đáy bẩn, bờ nham nhở, có 2 viền
vàng, ngoài đỏ, số lượng ít, đáy mềm, nắn đau, có hạch viêm tấy. Xét nghiệm
huyết thanh chẩn đoán Giang mai (-).
- Herpes: Mụn nước mọc thành chùm, khi mụn nước vỡ vết chợt bờ nhiều
cung, hơi đau rát, hay tái phát. Tự lành sau 10 – 14 ngày.
- Săng ghẻ: Vết chợt nông, hình cung, rất ngứa kèm theo sẩn, mụn nước
riêng rẽ ở bìu, thân dương vật ngứa và lây lan trong gia đình.
- Viêm hạch: Hạch viêm đỏ thường là một hạch viêm sưng to, đau và vỡ có
kèm theo sốt, mệt mỏi.


* Phân biệt Giang mai II, III với:
- Ban đỏ do dị ứng thuốc: Tiền sử dùng thuốc. Tiến triển nhanh và có ngứa.
- Sẩn ngứa: Thường liên quan đến mùa, có ngứa. Hay gặp ở mặt duỗi của
chi. Sẩn đứng riêng rẽ.
- Phong củ: Củ rắn bóng, bờ nổi cao, ranh giới rõ, giữa mảng tổn thương
lành sẹo, không ngứa mà tê.
- Luput lao: Củ tròn mêm, ấn kính ngả vàng và trong suốt, châm kim dễ
sụt.
- K tế bào đáy: Bờ có hạt ngọc ung thư – cứng bờ nổi cao như con trạch, dễ
chảy máu.
- U nang tuyến bã: U mềm, nặn ra chất bã.
- Gôm lao: Tiến triển chậm, loét bờ khúc khuỷu có vành tím.
- Gôm nấm sâu: Gôm chạy dọc theo đường bạch mạch, màu tím đỏ, mềm,
dễ vỡ.
9. Điều trị:
* Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị bằng Penixilin G.
- Đảm bảo nồng độ Penixilin trong máu 0,03 – 0,07 Ul/ml liên tục trong
thời gian điều trị
- Không dùng kèm kháng sinh khác.
- Điều trị cả bạn tình.
- Kiểm tra xét nghiệm sau khi điều trị.
* Phác đồ điều trị:
- Đối với Giang mai sớm trong năm đầu ( Giang mai I và năm đầu của
Giang mai II, Giang mai sớm kín):
+ Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị. Tiêm mông liều duy nhất. Mỗi
bên mông 1,2 đơn vị. Hoặc:
+ Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị 1 ngày,
trong 10 ngày.
Nếu bị dị ứng với Penixilin và bệnh nhân không có thai có thể thay thế

bằng:
+ Tetracylin 500 mg uống 4 lần/ngày x 15 ngày. Hoặc:
+ Erythromycin 500 mg uống 4 lần/ngày x 15 ngày.
- Đối vớ Giang mai muộn ( Giang mai đã tiến triển trên 1 năm, Giang mai
kín muộn) :
+ Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị 1 lần, tổng liều: 4 lần ( 9,6 triệu
đơn vị), mỗi lần cách nhau 1 tuần. Hoặc:
+ Procain Penixilin G tan trong nước: 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày liên tục
trong 3 – 4 tuần.
- Theo dõi sau điều trị: xét nghiệm kiểm tra sau 1 – 2 tháng cho kết quả ( -
).
10. Phòng bệnh:
* Cấp 1:
- Tuyên truyền giáo dục về bệnh LTQĐTD trong đó có bênh Giang mai về
đường lây, tính nguy hiểm cho cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên về lối sống
lành mạnh. Sử dụng bao cao su đúng cách.
- Phổ biến kiến thức về bệnh đặc biệt là tác hại của bệnh gây ra.
* Cấp 2:
Lồng ghép khám phát hiện bệnh Giang mai bằng lâm sàng và xét nghiệm
trong mạng lưới y tế cơ sở, trong các chương trình khám bệnh ( khám định kỳ,
khám đối tượng mại dâm, khám nghĩa vụ quân sự, khám thay kỳ . . .).
* Cấp 3:
Khám phát hiện được bệnh cần điều trị đúng, đủ liều và điều trị cho cả vợ
chồng, bạn tình. Kiểm tra sau điều trị.


×