TỔN THƯƠNG XƯƠNG-KHỚP TRONG BỆNH PHONG
(Lésions ostéo-articulaires dans la lèpre)
(Kỳ 1)
oooOOOooo
Từ khi được phát hiện, chỉ một thời gian ngắn sau khi phát minh, trong các
tổn thương xương, các biến chứng khớp và sự cụt rụt (mutilation) của bệnh phong
thì X quang được khuyến cáo như là công cụ hữu ích qua nhiều công trình: Deike-
Pasa năm 1905, Miller năm 1913, Hudelet và Moreau đã đưa khảo sát X quang các
tổn thương xương vào trong chẩn đoán bệnh phong, góp phần phát hiện sớm các
tổn thương muộn trong diễn tiến của bệnh.
Nhiều tác giả đã thử nghiệm phương pháp này: Jeanselme, Faget và
Mayoral, Barnetson, Nègre và Fontan, Lechat và Chardone, Paterson, Languillon
và Boissan, Carayon, Cave…Năm 1982, Waaler và Anderson đã có các khảo sát
khu trú ở mặt. Sau đó, các kỹ thuật khảo sát đặc biệt đã được sử dụng:
-X quang vi thể (microradiographie) và chất huỳnh quang (Coutelier,
Discamps và Carayon);
-Chụp động mạch (arteriographie) (Pietra năm 1954, Lechat năm 1961,
Barnetson năm 1961, Carayon năm 1964-1969)
Qua tất cả các khảo sát này, và từ các tư liệu mà chúng tôi có năm 1961 qua
chụp X quang hệ thống bàn tay và bàn chân trên 502 bệnh nhân phong tại Viện
Marchoux, đã cho phép rút ra rằng các tổn thương xương trong bệnh phong có thể
là:
-Tiên phát và đặc hiệu do nhiễm trùng trực tiếp vào xương bởi M. Leprae;
-Hậu quả của:
+Phá hủy sự phân bố thần kinh (innervation), gây ra mất cảm giác và cản
trở hoạt động một phần sự chi phối thần kinh do dây thần kinh bị tổn thương;
+Các tổn thương mạch máu;
+Các tổn thương do bội nhiễm;
-Chủ yếu là dạng phá hủy.
Đây là một tiến trình bào mòn (érosif), loãng xương (ostéoporotique), tiêu
xương (ostéolytique), khu trú hoặc toàn thể, ảnh hưởng lên đầu xương (épiphyse)
của các xương nhỏ ở tứ chi, sau đó lan tràn đến thân xương (diaphyse) và các
khớp (cần nhớ lại các tổn thương xương gây ra do M. Tuberculosis thường tại
phần gần của xương: các khớp to ra, ảnh hưởng đến cột sống).
Tồn tại các tổn thương ở phần xa:
-Các xương của khối xương cổ chân (tarse) bị tổn thương, gây ra các tổn
thương trật khớp (dislocation) của khối xương cổ chân;
-Tổn thương khu trú ở bề mặt (J. Raynaud và Languillon);
-Viêm xương của xương bánh chè (rotule);
-Các tổn thương của các xương dài của chân.
CÁC HÌNH ẢNH X QUANG
CÁC TỔN THƯƠNG ĐẶC HIỆU
Các hang (les géodes):
Là hậu quả bởi nhiễm trùng xương do M. Leprae, gây ảnh hưởng trực tiếp
lên các động mạch nuôi dưỡng các đầu xương hay trong các hành xương
(metaphyse).
Các đốm hình tròn do mất calcium, trước khi có hình ảnh hang trên X
quang, được ghi nhận tại các đầu xương (bên dưới đầu xương, gần khớp) và hành
xương.
*Có thể thấy:
-Có một hang duy nhất (tổn thương đơn nang [monokystique]) tại vùng
trung tâm, kế đó ở dưới khớp, hiếm khi mở ra thành một lỗ ở vỏ xương;
-Các tổn thương nhiều hang kể cận nhau được gọi bằng thuật ngữ “viêm
xương đa nang trong bệnh phong” (ostéite kystique multiple lépreuse) theo
Mardock hay “tổ ong mật” (rayons de miel) theo Paterson;
-Trong vùng liên kết đầu xương-thân xương ở phần xa đốt một của ngón
tay hoặc chân (phalange), thấy hình ảnh hang giới hạn rõ; trong khi đó Lechat và
Roussy đã báo cáo thấy sự dãn rộng các ống động mạch tại đốt một của ngón (lỗ
khuyết [foramina]).
*Nghiên cứu mô bệnh học của Fite cho thấy sự hiện hữu của tình trạng
viêm nội mạc động mạch tại các mạch máu nuôi xương trong bệnh phong.
-Lechat cho rằng các hình ảnh này chỉ duy nhất gặp trong các bệnh nhiễm
trùng nặng và cần lưu ý về tính đặc hiệu trong phong u.
-Về sau, Paterson với phương pháp chụp động mạch thấy sự gia tăng giả
tạo (pseudo-accroissement) đường kính của “lỗ khuyết” mà không hướng vào
động mạch nuôi xương và đáp ứng tạo hang không rõ ràng của vi khuẩn.
Ở bàn chân, hình ảnh tạo hang thấy ở đốt thứ hai của ngón chân cái, vùng
bờ bên của móng, kích thước 2-5mm đường kính, có tình trạng loãng xương.