Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TỔN THƯƠNG XƯƠNG-KHỚP TRONG BỆNH PHONG (Lésions ostéo-articulaires dans la lèpre) (Kỳ 6) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.24 KB, 5 trang )

TỔN THƯƠNG XƯƠNG-KHỚP TRONG BỆNH PHONG
(Lésions ostéo-articulaires dans la lèpre)
(Kỳ 6)
oooOOOooo

-Các tổn thương thần kinh nuôi dưỡng các sợi giao cảm (lésions
nerveuses trophiques des filets sympathiques):
Các sợi giao cảm không có myéline phân bố trong xương tại các xương
ngón của bàn tay và bàn chân, và các động mạch ngón cung cấp sự dinh dưỡng
này, đến tận các phần ngoại biên của các chi (thần kinh trụ, giữa, quay, hông
khoeo ngoài, hông khoeo trong). Chúng có thể bị tổn thương, nhất là ở ngoại biên,
khi nhánh thần kinh bị viêm do bệnh phong, cũng xảy ra ở ngay các hạch giao
cảm, gây tình trạng mất ổn định tuần hoàn và teo mạch máu.
-Sự hư hỏng tưới máu ở các chi (altération de la vascularisation des
extrémités):
Trường hợp tổn thương thần kinh, sự hư hỏng này xuất hiện với 3 giai
đoạn:
+Co thắt động mạch ở các chi với thiếu máu cục bộ cho hình ảnh chụp
động mạch có sự kéo dài (allongement) thời gian tuần hoàn của chất cản quang từ
bẹn đến cổ chân, thời gian đi qua từ 1-9 giây. Điều trị đơn giản và có hiệu quả là
giải áp cho ống động mạch;
+Ứ đọng tại mạch máu các chi, với dãn tiểu động mạch xa bởi ứ đọng tại
ống và mất đi các ống thông nối (shunt). Đó là tình trạng tự cắt giao cảm đóng
(autosympathectomie fermée);
+Tình trạng huyết khối với tuần hoàn bàng hệ (circulation collatérale).
*Theo Ficat: loãng xương đồng nhất lan tỏa ở tứ chi thì dẫn đến tĩnh mạch
bị biến đổi hoàn toàn.
*Theo Carayon: tiêu xương là do sự mất calcium bởi thiếu máu cục bộ liên
quan với sự thiếu calcium máu đến các ống thông động-tĩnh mạch.
Tiêu xương ở mặt trên thì dễ dàng gây sự co rút các mô phần trên các ngón
tay và ngón chân.


Tiêu xương ở phần bên thường do kích thích của nguyên bào xương hoạt
tính tiếp theo một kích thích của hệ thống thần kinh.
*Năm 1967, Coutelier nghiên cứu các di chứng xương trong bệnh phong
bằng các kỹ thuật chụp X quang vi thể trên mặt cắt của vùng không mất calcium
và dùng kính hiển vi huỳnh quang sau khi tiêm in vitro một chất tạo xương và
calcium hóa (tétracycline). Có những sự tương quan bởi sự tương cận nhau của
hình ảnh X quang vi thể với các kiểu phá hủy đơn giản và các hình ảnh trên huỳnh
quang, cho phép lượng giá các trạng thái biến đổi của xương : sự đặt vào xương
mới có thể chậm, đều và mỏng; hoặc nhanh, không đều và nhiều. Chúng xuất hiện
đáng kể tại các vết lõm ngoại biên của mô xương và tràn ngập vào khoang tủy.
THAY ĐỔI XƯƠNG KHÔNG ĐẶC HIỆU KHI CÁC DÂY CHẰNG
NÂNG ĐỠ BỊ VẾT THƯƠNG, LOÉT, THỦNG, LỖ DÒ
Vai trò của bội nhiễm
Bội nhiễm gây ra do chấn thương, mất cảm giác, liệt vận động.
Các tổn thương phá hủy xương và khớp thì rất nặng: viêm xương kéo dài,
hình thành khối xương mục (séquestration massive), mất khớp hoàn toàn, biến mất
nhiều khối xương. Phản ứng xương chống lại thì rất hiếm và rất chậm trong viêm
xương.
TIẾN TRIỂN CỦA CÁC THƯƠNG TỔN XƯƠNG TỨ CHI TRONG
BỆNH PHONG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG SULFONE
Chúng tôi với Boissan cùng nghiên cứu các tổn thương xương ở tứ chi của
các bệnh nhân phong.
Chụp X quang hệ thống 502 bệnh nhân tại Viện Marchoux, tất cả các bàn
tay, bàn chân tại mặt tiếp xúc là lòng bàn tay, bàn chân.
Có 282 bệnh nhân tái khám, 95,4% đã được điều trị bằng Sulfone trong 5
năm.
Kết quả như sau:
-Sau 1 năm, số người mang tổn thương tăng từ 45 lên 48%. Sulfone đã
hoàn toàn không hiệu quả để ngưng phát triển tổn thương xương trước đó.
-Có sự tăng thêm số người mang tổn thương xương trong tất cả các dạng

bệnh nhân, với sự thường gặp ở thể phong củ giữa cực và phong trung gian gần củ.
-Trong tất cả các người mang tổn thương xương kiểu dây chằng đóng
(téguments fermés), sự phát triển các tổn thương này thì đặc trưng bởi rất chậm và
quan sát rõ ràng.
-Trong 85% trường hợp nặng thêm, quan sát thấy có sự bội nhiễm từ bên
ngoài qua trung gian một lỗ thủng.
-Sự “bình phục” (guérison) do sự hóa nang hoặc nang kín các tổn thương
xương; các “hang” đặc trưng trên X quang là sự hiện diện “hình ảnh phù hiệu
tròn”, giới hạn giải phẫu là một ổ vi trùng ở bên trong.
-Hiện tượng “bình phục” này của các tổn thương hang thường xảy ra ở
dạng phong u và nhóm bệnh phong nhiều khuẩn.
SỰ KẾT THÚC : TÀN PHẾ (MUTILATION)
Các tổn thương xương mà chúng tôi đã nghiên cứu, thường bị cụt các ngón
của bàn tay hoặc có loét bàn chân, các ngón chân bị tháo khớp (désarticule) hoặc
cắt cụt, cổ chân bị sai khớp, hậu quả là mất đi một phần cơ thể mà điều này hiện
diện như là các biến chứng nặng của bệnh phong.
Khác với các tác giả ở các nước nói tiếng Anh (angiophones) cho rằng
nguyên nhân chính gây mất đi một phần cơ thể (tàn phế, difformities) do các chấn
thương trên các chi mất cảm giác, các tác giả ở các nước nói tiếng Pháp
(francophones) (Lechat, Languillon, Carayon, Basset, Cave) cho rằng có một cơ
chế lớn do thần kinh và mạch máu.
Đến năm 1960, họ đã hệ thống lại lâm sàng (các rối loạn vận động và cảm
giác), hình ảnh X quang, sinh hóa (calcium, phosphore, phosphatase), phép đo thời
trị (chronaximétrie), đo dao động (oscillométrie) [ở mắc cá chân], chụp động
mạch.
Một vấn đề được đặt ra là: vai trò của tổn thương thần kinh và mạch máu
trong sự gây ra sự tàn phế trong bệnh phong như thế nào ?

×