Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh viêm túi thừa đại tràng (Kỳ 1) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.45 KB, 5 trang )

Bệnh viêm túi thừa đại tràng
(Kỳ 1)








Viêm túi thừa đại tràng là gì?
Khi có một cấu trúc nào lõm sâu vào trong vách đại tràng thì đó là túi thừa.
Khi có sự hiện diện của các túi thừa trong đại tràng gọi là bệnh túi thừa đại tràng.
Khi áp lực ruột gia tăng sẽ hình thành nên các túi thừa này. Khi túi thừa bị viêm
hoặc nhiễm trùng, thì gọi là viêm túi thừa đại tràng.

Triệu chứng của bệnh túi thừa và viêm túi thừa
Những người có túi thừa đại tràng thường không có những triệu chứng biểu
hiện ra bên ngoài, chỉ có vài cảm giác đau ở vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những
triệu chứng của viêm túi thừa đại tràng biểu hiện rõ hơn. Có thể có chướng bụng,
đau ở hố chậu trái, tiêu chảy, rét run và sốt nhẹ.

Túi thừa đại tràng hình thành như thế nào?
Khi gia tăng áp lực trong ruột để tống phân qua đại tràng, những chỗ yếu
của vách đại tràng sẽ lồi ra bên ngoài tạo thành những túi thừa. Khi đó phân sẽ di
chuyển chậm hơn qua đại tràng, và phải thường xuyên gia tăng áp lực. Những túi
thừa này thường xuất hiện ở đoạn cuối của đại tràng (đại tràng xích-ma).

Bệnh túi thừa đại tràng và viêm túi
thừa đại tràng
Rất nhiều người mắc bệnh túi thừa đại


tràng (diverticulosis) nhưng họ không bao giờ
biết là mình mắc bệnh đó. 50% những người trên 60 tuổi có túi thừa đại tràng.
Nhưng chỉ 10-25% tiến triển thành viêm túi thừa (diverticulitis). Túi thừa đại tràng
thường chứ đầy phân, mà trong phân có rất nhiều vi trùng, nên dễ gây viêm túi
thừa. Nếu nhiễm trùng nhiều, có thể gây thủng ruột và nhiễm trùng lan ra ngoài
vách đại tràng.

Xuất huyết túi thừa
Khi có một lỗ thủng giữa một túi thừa và một mạch máu, có thể gây xuất
huyết. Điều này có thể làm cho một lượng máu lớn xuất hiện trong phân. Tình
trạng này thường không gây đau và nhanh chóng ngưng xuất huyết. Tuy nhiên,
nếu có biểu hiện của xuất huyết thì đến bác sĩ ngay.

Xuất huyết túi thừa đại tràng (nguồn: webmd.com)

Chất xơ có vai trò trong bệnh túi thừa đại tràng
Một chế độ ăn ít chất xơ có thể làm cứng phân và gây ra táo bón. Điều này
sẽ gây gia tăng thường xuyên áp lực trong đại tràng, góp phần vào việc hình thành
nên túi thừa đại tràng.
Bổ sung chất xơ vào bửa ăn hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa táo bón và
giảm nguy cơ của túi thừa trong đại tràng. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả, các
loại hạt đậu




×