Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Túi thừa đại tràng là bệnh gì? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.64 KB, 5 trang )

Túi thừa đại tràng là bệnh gì?

Túi thừa đại tràng là tình trạng bệnh lý hay gặp nhưng ít được chú ý,
tần suất mắc bệnh tăng dần theo tuổi, đặc biệt ở các nước phát triển khoảng
50% dân số ở độ tuổi 60 và hầu hết ở độ tuổi trên 80 mắc bệnh. Ở Việt Nam
tuy chưa có thống kê đầy đủ song tỷ lệ mắc cũng không nhỏ, điều đáng lưu ý
là việc phòng ngừa từ sớm là rất quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc
bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về bệnh lý này.
Túi thừa đại tràng là gì?

Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi phát triển trong thành của đại
tràng, thường gặp ở đại tràng sigma và đại tràng trái, cũng có thể gặp ở toàn bộ đại
tràng. Khi các túi thừa này bị viêm nhiễm gây ra bệnh lý viêm túi thừa.

Triệu chứng của bệnh lý túi thừa đại tràng?

Đa số bệnh nhân có túi thừa đại tràng không biểu hiện triệu chứng lâm
sàng. Số còn lại triệu chứng hay gặp là tình trạng đau bụng, thường ở vùng bụng
dưới bên trái, kèm theo cảm giác trướng bụng đầy hơi, rối loạn đại tiện thường là
táo bón, đôi khi đi phân lỏng, hoặc phân có máu, có khi triệu chứng rất khó phân
biệt với hội chứng ruột kích thích.
Trong trường hợp túi thừa bị nhiễm khuẩn (viêm túi thừa) ngoài đau bụng
bệnh nhân có thể nôn, đi ngoài phân lỏng, sốt, thậm chí sốt cao rét run; túi thừa
cũng có thể áp-xe hóa, rò, thậm chí thủng gây chảy máu, nhiễm khuẩn ổ bụng rất
nguy hiểm.
Việc chẩn đoán túi thừa dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân đồng thời
với việc thăm khám hậu môn trực tràng kết hợp với chụp Xquang đại tràng có
bơm thuốc cản quang và nội soi đại tràng ống mềm.


Nguyên nhân nào gây nên túi thừa đại tràng?



Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn còn chưa được xác định,
song có nhiều yếu tố liên quan tới bệnh như gen, chủng tộc, tuổi càng cao tỷ lệ
mắc bệnh càng lớn, ăn nhiều chất béo... Chế độ ăn ít chất xơ là một vấn đề quan
trọng, tới nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn ít chất xơ trong khoảng thời
gian dài dẫn tới táo bón đồng thời tăng áp lực trong lòng đại tràng là yếu tố nguy
cơ chính gây ra túi thừa đại tràng.

Điều trị bệnh lý túi thừa như thế nào?

Trước hết, để phòng ngừa và điều trị bệnh nhân cần có chế độ ăn hợp lý kết
hợp với thay đổi lối sống: kiên trì chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều rau quả và ngũ
cốc, giảm lượng mỡ; tránh các thức ăn nhiều hạt như vừng, dâu tây, hạt trong quả
cà chua, dưa chuột, ổi... Uống ít nhất 2 lít nước một ngày; tập thể thao kết hợp với
duy trì thói quen đại tiện theo giờ để tránh bị táo bón. Ăn nhiều chất xơ có thể làm
giảm các triệu chứng của bệnh đồng thời phòng ngừa được biến chứng, tránh thức
ăn có dạng hạt nhỏ để làm giảm nguy cơ chúng đọng lại túi thừa gây viêm và kích
thích.
Khi túi thừa bị viêm đòi hỏi việc điều trị chuyên sâu hơn. Việc điều trị tập
trung vào phòng chống nhiễm khuẩn, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu các
biến chứng. Những trường hợp nhẹ có thể điều trị ngoại trú, bao gồm điều chỉnh
chế độ ăn, dùng kháng sinh đường uống, dùng thuốc giảm đau... Nặng hơn bệnh
nhân cần vào viện điều trị.
Trường hợp bệnh tái đi tái lại do không đáp ứng với điều trị thì phải tìm
nguyên nhân gây bệnh để điều trị hợp lý thì bệnh mới không gây biến chứng nguy
hiểm.

×