Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Viêm gan virus và thai nghén pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.54 KB, 4 trang )

Viêm gan virus và thai nghén

Viêm gan virus là bệnh về gan phổ biến nhất và gây nên nhiều biến chứng
cho phụ nữ có thai, đặc biệt là lúc sinh đẻ. Khi có thai, tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai
lần so với bình thường, bệnh cảnh nặng hơn và khả năng dẫn đến tử vong cao.
Viêm gan A lây truyền qua đường tiêu hóa do phân, nước, rác. Viêm gan B
lây qua nhau thai từ mẹ sang con, qua tiêm truyền hay qua đường tình dục. Viêm
gan C lây chủ yếu qua đường máu, một phần qua đường tiêu hóa và tình dục.
Tuy đường lây khác nhau nhưng bệnh cảnh lâm sàng của các loại viêm gan
virus gần giống nhau với hình thái chung là: suy nhược toàn thân, mệt mỏi tăng
dần, sốt, đau đầu và đau khớp, ăn không ngon miệng, buồn nôn và nôn mửa, đau
vùng thượng vị; vàng da (thấy rõ rất nhanh, cũng có khi không có).
Viêm gan virus có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nếu xảy ra ở 3 tháng cuối
của thai nghén thì sẽ có nhiều ảnh hưởng rất xấu như đẻ non, biến chứng chảy máu
nặng do suy gan cấp tính, dẫn tới rối loạn đông máu trong khi sinh đẻ.



Để chẩn đoán xác định, cần xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể. Thai
phụ cần phối hợp chặt chẽ với các thầy thuốc chuyên khoa truyền nhiễm. Cách tốt
nhất để làm giảm biến chứng là cải tiến chế độ dinh dưỡng cho sản phụ để tránh
tình trạng thiếu protein.Với trường hợp mạn tính, cần nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất,
giàu vitamin, hết sức tránh ngộ độc cho gan.
Không được uống rượu và hút thuốc. Bệnh nhân cần được theo dõi sát bởi 2
chuyên khoa sản và nội.Trường hợp bệnh tiến triển nặng, chế độ ăn cần nhiều chất
có đường, bổ sung các vitamin. Bệnh nhân nên ăn các loại chất đạm dễ tiêu như:
Đậu, cá, hạn chế ăn các chất mỡ; nằm nghỉ hoàn toàn tại giường; đề phòng và điều
trị hạ đường huyết. Nên kiểm tra tình trạng đông máu để phát hiện sớm rối loạn
đông máu (khắc phục bằng tiêm vitamin K). Nếu thiếu máu nặng, phải truyền
máu, truyền đạm thích hợp.
Khi sinh, phải rút ngắn thời gian chuyển dạ, cố gắng để đẻ đường dưới, hạn


chế can thiệp bằng thủ thuật, phẫu thuật. Phải chuẩn bị sẵn máu cùng nhóm, khi
cần thì truyền ngay. Cần cho bệnh nhân dùng kháng sinh phổ rộng để dự phòng
bội nhiễm; theo dõi đều đặn về mạch, huyết áp, nhịp thở, chảy máu đường âm đạo
trong 24 giờ sau đẻ.
Các dụng cụ và đồ dùng sau khi sử dụng phải được triệt khuẩn để tránh lây
chéo cho bệnh nhân khác.Trong trường hợp nặng, nếu chưa chuyển dạ, sau khi đã
hồi sức tích cực, bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh nhân để giữ thai hoặc lấy thai ra
sớm. Nếu chuyển dạ kéo dài hoặc khó khăn cũng phải phẫu thuật lấy thai. Dù sinh
theo đường nào thì điều quan trọng nhất vẫn là đề phòng rối loạn đông máu.

×