Một số bệnh mạn tính và thai nghén
– Kỳ III
Ảnh: Gettyimages.com
Bệnh đái tháo đường trong thời gian mang thai
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) trong thời gian mang thai là thể bệnh xảy ra
khi có thai, với tỷ lệ khoảng 4% tổng số phụ nữ có thai, thường bắt đầu vào tháng
thứ 5 - 6 của thai nghén (giữa tuần lễ thứ 24 - 28). Trong hầu hết các trường hợp,
bệnh qua đi sau khi đã sinh con. Mức đường huyết cao trong máu, có hại cho cả
mẹ và thai. Khi bị bệnh ĐTĐ, cơ thể không thể sử dụng được đường (glucoza)
trong máu cũng như mức đường huyết trở nên cao hơn bình thường.
Những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ trong thời gian mang thai:
- Béo phì: chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
- Tiền sử gia đình có bệnh ĐTĐ týp 2.
- Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên mới có thai.
- Nếu lần trước đã sinh con to (khoảng từ 3,7-4,5kg).
- Có cao huyết áp.
- Có yếu tố chủng tộc: ví dụ người Mỹ gốc Tây Ban Nha, gốc Phi, thổ dân
Mỹ, người dân ở Đông hay Nam Á, ở các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
Việc chăm sóc trước sinh có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ mang thai, nhất
là với những phụ nữ đã có yếu tố nguy cơ bị bệnh ĐTĐ khi mang thai.
Bệnh ĐTĐ khi có thai cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sự an toàn,
lành mạnh cho cả mẹ và con.
Nếu không được điều trị thì thai sẽ dễ có bệnh ngay khi sinh ra như có mức
đường huyết thấp, vàng da hoặc có cân nặng hơn bình thường.
Sức khỏe của người mẹ cũng bị ảnh hưởng, có thể sinh khó hoặc phải mổ
lấy thai nếu con quá to.
Người phụ nữ bị ĐTĐ khi có thai cần theo chế độ ăn do thầy thuốc yêu cầu
chẳng hạn: kiêng đồ ngọt như: bánh ngọt, kẹo, kem... mà chỉ nên ăn những thứ có
đường tự nhiên như hoa quả. Nếu thấy đói giữa các bữa ăn chính thì chỉ nên ăn
hoa quả, cà rốt... đường có trong bánh mì, cơm, khoai tây và hoa quả tốt cho cả mẹ
và con. Chế độ ăn cũng cần cân đối và mỗi bữa ăn, không nên ăn nhiều, chỉ vừa đủ
cho sự tăng cân khi có thai, thầy thuốc sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Vận động thân thể đều đặn, phù hợp với sức khỏe là cần thiết và an toàn
cho cả mẹ và thai. Hãy bắt đầu tập vận động từ 5-10 phút trở lên, nếu thấy khỏe thì
tăng lên 30 phút hoặc hơn cho mỗi buổi tập. Buổi tập càng dài thì mức đường
huyết càng được kiểm soát tốt và luôn thử máu để kiểm tra mức đường huyết và
cần dùng cả thuốc để giữ cho đường huyết ổn định. Cũng cần thận trọng với
cường độ luyện tập: đừng tập quá nặng hoặc bị nóng quá, tùy theo tuổi tác, không
nên để mạch nhanh quá 140 - 160 mỗi phút trong lúc luyện tập; nếu cảm thấy
chóng mặt hoặc đau lưng hoặc đau ở đâu đó trong khi tập thì nên ngừng và báo
cho thầy thuốc biết. Nếu có cơn co tử cung, ra máu âm đạo hoặc thấy ra nước ối
thì cần đến bệnh viện ngay.
Xét nghiệm đường huyết đều đặn giúp cho thầy thuốc biết chế độ ăn và
luyện tập có làm cho mức đường huyết ổn định không.
Phải mất vài tuần sau sinh thì bệnh ĐTĐ mới qua đi. Để biết chắc bệnh đã
qua, sau sinh 1-2 tháng, thầy thuốc sẽ cho làm một xét nghiệm máu đặc biệt khác
nữa. Ngay cả khi bệnh ĐTĐ đã lui sau sinh, việc vận động, theo dõi cân nặng và
theo một chế độ ăn lành mạnh vẫn cần tiếp tục. Có như thế thì mới hy vọng không
bị ĐTĐsau này.
Bệnh mụn giộp và thai nghén
Khi nào dễ bị nhiễm bệnh mụn giộp?
Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, không thể chống đỡ có hiệu quả trước sự
xâm nhập của virus. Khi hệ miễn dịch chưa trưởng thành: một số trường hợp, sự
tiếp xúc với bệnh mụn giộp có thể đe dọa nghiêm trọng sức khỏe thai nhi và trẻ
trong năm đầu tiên.
Lây nhiễm virus mụn giộp khi mang thai và khi sinh: những nguy cơ lây
nhiễm cho mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm người mẹ bị nhiễm virus lần
đầu, tần suất các đợt bùng phát, người phụ nữ mang thai có biết mình đã nhiễm
virus mụn giộp hay không vì có khi không thấy biểu hiện gì.
Nếu người phụ nữ tiếp xúc lần đầu với virus mụn giộp từ trước khi có thai:
trong trường hợp này, nguy cơ thai bị nhiễm virus thực sự đáng ngại. Có thể hạn
chế được nguy cơ nếu thầy thuốc sản khoa biết rõ tiền sử bệnh của cha mẹ, để có
các biện pháp phòng ngừa và điều trị cần thiết ngay từ khi có thai và khi chuyển
dạ. Cũng có khi cần chỉ định mổ lấy thai.
Nếu người phụ nữ tiếp xúc lần đầu với virus mụn giộp trong thời gian mang
thai: dù rất hiếm nhưng trong trường hợp này thì nguy cơ lây nhiễm cho con khi
chuyển dạ rất lớn và có thể nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Cần nhận biết đợt bùng
phát đầu tiên khi đang mang thai để báo cho thầy thuốc biết. Thực hành mọi biện
pháp thận trọng khi sinh và trẻ sơ sinh có thể phải được điều trị ngay từ khi sinh
ra.
Nếu không bao giờ có đợt bùng phát mụn giộp: cũng chưa thể loại trừ nguy
cơ, vì một số người tuy đã bị nhiễm virus mụn giộp nhưng không bao giờ bộc lộ
triệu chứng. Vẫn có những đợt virus phát tán nhưng không có dấu hiệu nào; dù
không có triệu chứng nhưng nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con vẫn có thể xảy ra.
Trẻ sơ sinh có tổn thương của bệnh mụn giộp có nghĩa là mẹ đã bị mụn giộp sinh
dục. Chẩn đoán trẻ sơ sinh bị bệnh mụn giộp được tiến hành rất nhanh và trẻ cần
được điều trị ngay.
Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm khi đang mang thai?
Nếu như đã có những đợt bùng phát bệnh mụn giộp ở vợ và chồng: cần để
ý và báo cho thầy thuốc mọi hiện tượng đau dù ít ở cơ quan sinh dục (ngứa, cảm
giác bỏng rát, nhoi nhói như kim châm, hay chỉ thấy khó chịu nhưng dễ tái diễn).