Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.8 KB, 5 trang )
Đục thuỷ tinh thể và bệnh đái
tháo đường
Đối với ĐTĐ type 1, đục thuỷ tinh thể có thể gặp 4-10% ở người trẻ tuổi:
đục mờ dưới vỏ trong những giai đoạn đường máu tăng cao. Dạng đục thuỷ tinh
thể này cũng có thể gặp trong bệnh lý tuyến cận giáp, xơ cứng bì, nhược cơ, do
vậy khái niệm đục thuỷ tinh thể do ĐTĐ vẫn còn được tranh luận thêm.
Khi bị nhiễm toan ceton, một số người có biểu hiện đục mờ thuỷ tinh thể
thoáng qua và tự hết khi đường máu trở về bình thường, dạng đục thuỷ tinh thể
này có thể do lắng đọng sorbitol.
Các dạng đục thuỷ tinh thể khác không có biểu hiện gì đặc hiệu cho bệnh
ĐTĐ nhưng thường gặp hơn và sớm hơn so với người không mắc ĐTĐ. Nếu
không mắc bệnh lý võng mạc do ĐTĐ, đục thuỷ tinh thể có thể được mổ và thay
thế tương tự như với người không mắc ĐTĐ, nhất là với kỹ thuật hiện đại ngày
nay. Tuy nhiên đường máu cần được ổn định tốt (từ 6-10mmol/l).
Người ĐTĐ có thể nhận thấy sự thay đổi thị lực cùng với sự lên xuống của
đường máu. Khi đường máu tăng cao người bệnh có biểu hiện cận thị, khi đường
máu hạ thấp người bệnh chuyển sang viễn thị do sự thay đổi áp lực thẩm thấu
trong mắt, chính vì vậy người mới được chẩn đoán ĐTĐ thường hay gặp khó khăn
khi đọc ở giai đoạn mới điều trị. Sự biến đổi thị lực này chỉ gây khó chịu cho bệnh
nhân nhưng lành tính, khi đường máu ổn định tốt sức nhìn sẽ trở về bình thường.
Tăng huyết áp và đái tháo đường
Có khoảng 20-60% bệnh nhân ĐTĐ mắc thêm cả THA. Tăng huyết áp, béo