Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ TẠI BỆNH VIỆN GIAO THễNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 4 ĐẾN 6/2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.87 KB, 6 trang )

SỞ Y TẾ GIAO THễNG VẬN TẢI
BỆNH VIỆN GIAO THễNG VẬN TẢI I HÀ NỘI
ĐỀ CƯƠNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PHACO ĐIỀU TRỊ BỆNH
ĐỤC THỦY TINH THỂ TẠI BỆNH VIỆN GIAO THễNG VẬN TẢI
TRUNG ƯƠNG TỪ THÁNG 4 ĐẾN 6/2010
Bỏc sỹ thực hiện: Ngụ Chớ Thanh
Đặng Thị Thanh Huyền
Ló Thị Quyờn
Và cựng cỏc cộng sự
Hà Nội, thỏng 10 năm 2010
2
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010
Ở Việt Nam tỷ lệ đục thể thuỷ tinh chiếm 70% trong các nguyên nhân gây
mù loà, bệnh nhân thường đến khám và điều trị ở giai đoạn thị lực rất kém, thuỷ
tinh thể đã đục nhiều.
Phaco là phương pháp phẫu thuật đục thể thuỷ tinh bằng cách tán nhuyễn thể
thuỷ tinh bị đục bằng máy siêu âm, hút thể thuỷ tinh bằng ống kim nhỏ. Do đó, vết
ổ hẹp, đường rạch nhỏ, không cần khâu, ít làm tổn thương nhãn cầu, bệnh nhân có
thể xuất viện sớm. Tuy nhiên, các thao tác phẫu thuật Phaco tương đối khó, đòi hỏi
phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản.
Mặc dù cho đến nay rất nhiều các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh
lân cận được trang bị hệ thống máy Phaco nhưng số lượng phẫu thuật viên có thể
sử dụng thành thạo còn nhiều hạn chế.
Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2010, tại chuyên khoa Mắt thuộc khoa B2
Bệnh viện giao thông vận tải trung Ương (TW) đã tiến hành phẫu thuật Phaco cho
157 bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể. Nghiên cứu được tiến hành trong 3 tháng từ
tháng 4 đến hết tháng 6/2010 trên trên 48 (bốn tám) mắt của 38 (ba tám) bệnh nhân.
I. Mục tiêu đánh giá:
Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật bằng phương pháp Phaco trên bệnh nhân
đục thuỷ tinh thể đến khám và điều trị tại Bệnh viện giao thông vận tải TW nhằm


đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn và các vùng phụ cận.
II. Phương pháp nghiên cứu đánh giá:
Nghiên cứu tiền cứu cắt dọc không so sánh, thực hiện trên 48 mắt của 38
bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh tại bệnh viện giao thông vận tải TW từ tháng 4 đến
3
hết tháng 6/2010 có thị lực từ sáng tối dương tính (+) đến 2/10. Thời gian theo dõi
là 3 tháng sau mổ bao gồm đánh giá chức năng thị lực sau mổ, các biến chứng như
phù giác mạc, loạn dưỡng giác mạc, hở mép mổ, viêm màng bồ đào, viêm nội
nhãn…
III. Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân đến khám tại chuyên khoa Mắt của Bệnh viện giao thông vận tải
TW phát hiện có đục thể thuỷ tinh sau khi đã được khám lâm sàng và cận lâm sàng,
cụ thể trên 48 mắt của 38 bệnh nhân.
IV. Tiêu chuẩn:
Phát hiện có đục thuỷ tinh thể sau khi đã thử thị lực và khám qua sinh hiển
vi.
Đục thuỷ tinh thể mà không có tổn thương ở trục thị giác năng như (sẹo giác
mạc trung tâm, bong võng mạc, xuất huyết dịch kính…)
V. Các bước tiến hành:
1. Bệnh nhân được mổ Phaco với đường rạch 2.8mm
2. Đường mổ phía thái dương
3. Kỹ thuật Phaco chop và divide…
4. Đặt thuỷ tinh thể mềm
VI. Kết quả
1. Thị lực trung bình sau mổ 1 ngày:
• ≤1/10: 4 mắt (8.3%)
• Từ 1/10 tới ≤5/10: 22 mắt (45.8%)
• >5/10: 23 mắt (47.9%)
4
2. Thị lực sau mổ 1 tuần:

• ≤1/10: 5 mắt (10.4%)
• Từ 1/10 tới ≤5/10: 16 mắt (33.3%)
• >5/10: 28 mắt (58.3%)
2. Thị lực sau mổ 1 tháng:
• ≤1/10: 2 mắt (4.2%)
• Từ 1/10 tới ≤5/10: 12 mắt (25%)
• >5/10: 35 mắt (72.9%)
3. Thị lực sau mổ 3 tháng:
• ≤1/10: 2 mắt (4.2%)
• Từ 1/10 tới ≤5/10: 12 mắt (25%)
• >5/10: 35 mắt (72.9%)
5. Một số biến chứng hay gặp sau mổ:
• Phù mép mổ: 7 mắt (14.5%) trong 1 tháng
• Viêm màng bồ đào: 1 mắt (2%)
• Viêm nội nhãn: 1 mắt (2%)
VII. Kết luận:
Phương pháp phẫu thuật Phaco điều trị bệnh đục thể thuỷ tinh là phương
pháp an toàn, hiệu quả cần hoàn thiện phát triển hơn nữa.
Rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ. Xin trõn trọng cảm ơn./.
5

×