Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu hướng dẫn và đề cương ôn tập Sinh 9 kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.03 KB, 2 trang )

CÁC NỘI DUNG CẦN LƯU Ý KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: SINH HỌC 9.
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Em hãy chọn một trường hợp đúng nhất trong các trường hợp sau đây:
Câu 1: ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lý của thực vật như:
A – Quang hợp, hô hấp B - Khả năng hút nước và thoát hơi nước.
C - Sự phát triển của cây D - Gồm A và B
Câu 2: Nhiệt độ của môi trường đã ảnh đến:
A – Hình thái và hoạt động sinh lý của sinh vật B - Đến bộ lông của động vật
C - Đến bộ chân của sinh vật. D - Ảnh hưởng đến tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp.
Câu 3: Quần thể sinh vật mang những đặc trưng:
A - Tỷ lệ giới tính
B – Thành phần nhóm tuổi - mật độ cá thể.
C – Thành phần nhóm tuổi, tỷ lệ giới tính, mật độ quần thể.
D – Con người đông, vui, hạnh phúc.
Câu 4: Các sinh vật trong cùng một nhóm thường:
A - Hỗ trợ B - Cạnh tranh
C – Tiêu diệt lẫn nhau D - Hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Câu 5: Các sinh vật khác loài có quan hệ:
A – Tiêu diệt lẫn nhau B - Hỗ trợ
C - Hỗ trợ hoặc đối địch D - Cạnh trạnh.
Câu 6: Tỷ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo:
A - Lứa tuổi B – Cá thể đực
C – Cá thể cái D - Lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong giữa cá thể đực và cái.
Câu 7: Đặc trưng của quần thể người là:
A - Gồm cá thể cùng loại B – Cùng sống trong một khu vực nhất định.
C – Có kinh tế và xã hội D – Có khả năng tạo và môi trường sống mới.
Câu 8: tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến:
A – Kinh tế, xã hội phát triển
B - Sức mạnh của cộng đồng tăng lên.
C - Thiếu nơi ở, thiếu lương thực, đói nghèo.


D – Con người đông, vui, hạnh phúc.
Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Quần xã sinh vật……….nhiều………sinh vật thuộc các loài khác nhau……….một khoảng không gian
xác định và chúng có……….gắn bó với nhau.
Câu 10: hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của các chuỗi thức ăn sau:
A - ………. → chuột → ……….
B - ………. → Bọ ngựa → ……….
C - ………. → Cầy → ……….
D - ………. → Đại bàng → ……….
Câu 11: Các sinh vật trong chuỗi và lưới thức ăn tạo thành mối quan hệ:
A – Dinh dưỡng B - Hỗ trợ C - Cạnh tranh D - Đối địch.
Câu 12: Thảo nguyên thuộc dạng hệ sinh thái:
A - Hệ sinh thái nước B - hệ sinh thái trên cạn
C - Hệ sinh thái nước mặn D - Hệ sinh thái nước đứng.
Câu 13: Các dạng tài nguyên thiên nhiên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh:
A – Săt, nhôm, đồng, chì, vàng. B - Dầu lửa, khí đốt, than đá, bức xạ mặt trời.
C - Biển, rừng, đất, nông nghiệp, nước D – Năng lượng, thuỷ triều, suối nước nóng, gió, mặt trời.
Câu 14: Tài nguyên rừng có vai trò như thế nào đối với tài nguyên khác:
A - Bảo vệ tài nguyên sinh vật B – Cung cấp chất khoáng cho đất
C - Hạn chế soái mòn đất D - Bảo vệ tài nguyên đất, nước và các tài nguyên khác.
Câu 15: ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã:
A – Tránh ô nhiêm B – Tránh lũ lụt
C – Tránh suy thái D - Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
II - TỰ LUẬN:
Câu 1: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào lên đời sống của sinh vật?
Câu 2: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào lên đời sống của sinh vật?
Câu 3: Khái niệm về quần thể và quần xã của sinh vật?
Câu 4: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào?
Câu 5: Thế nào là sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý? Việc khôi phục môi trường và giữ gìn tài
nguyên thiên nhiên có ý nghĩa gì? Em cho biết các biện pháp bảo vệ thiên nhiên (bảo vệ tài nguyên

sinh vật)?
Câu 6: Sử dụng tài nguyên rừng sau cho hợp lý?
Câu 7: Nguồn năng lượng như thế nào là nguồn năng lượng sạch?
Câu 8: là học sinh chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
Câu 9: Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng?
Câu 10: Việc ban hành luật bảo vệ môi trường nhằm mục đích gì?

×