Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thuốc dùng tại chỗ chữa bệnh tai mũi họng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 4 trang )

Thuốc dùng tại chỗ chữa
bệnh tai mũi họng


Lâu nay, chúng ta mới chỉ chú ý đến việc dùng thuốc
toàn thân để điều trị bệnh lý tai – mũi – họng mà quên
mất một điều việc sử dụng thuốc tại chỗ một cách hợp
lý lại là một biện pháp quan trọng trong điều trị và dự
phòng bệnh lý ở các cơ quan này.
Nhỏ mũi

Đây là đường đưa thuốc phổ cập nhất, tuy nhiên có rất
nhiều điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc qua đường này. Trước khi nhỏ mũi cần hút hết
chất dịch nhầy ứ đọng trong hốc mũi, đặc biệt với trẻ nhỏ thì cần hút mũi đúng cách bằng
ống hút mũi.

Khi nhỏ mũi, tốt nhất là ở tư thế nằm ngửa, nếu không có điều kiện nằm ngửa thì ngồi và
ngửa đầu tối đa ra sau. Hướng đầu ống nhỏ về phía mũi nhưng cố gắng không để chạm
vào mũi, mỗi lần nhỏ từ 1 – 2 giọt, sau khi nhỏ dùng tay day vào hai bên mũi hoặc hít
nhẹ để thuốc ngấm sâu.

Các thuốc nhỏ mũi thường được sử dụng là:

Thuốc co mạch (có tác dụng co mạch, tạo sự thông thoáng cho đường thở) như
naphazolin 0,05% hay 0,1%, ephedrin 1%. Tuy nhiên không được dùng thuốc loại này
cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, không nhỏ nhiều lần trong ngày và kéo dài vì gây viêm mũi và
tổn thương hệ thống niêm mạc của mũi. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên sử dụng NaCl
0,9% để nhỏ.

Thuốc sát khuẩn: Thường dùng là argyrol 1% đến 3%, đây là dẫn chất của nitrat bạc nên
thuốc phải được bảo quản trong lọ có màu, không dùng thuốc kéo dài và thuốc đã quá


hạn. Thuốc vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa có tác dụng làm săn niêm mạc và chống xuất
tiết nên được dùng cho trẻ nhỏ trong viêm VA, viêm mũi cấp tính.

Thuốc kháng viêm: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại, tuy nhiên với các viêm
mạn tính thì nên sử dụng loại có corticoid kết hợp với kháng sinh. Chú ý khi dùng các
loại thuốc này cần có ý kiến của nhân viên y tế.

Nhỏ tai

Thuốc nhỏ tai nhằm sát khuẩn, chống viêm, giảm xuất tiết và săn niêm m
ạc, do vậy có rất
nhiều loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này:

Cồn boric 2% - 5%: Có tác dụng sát khuẩn, giảm xuất tiết, tuy nhiên nếu tai có vết xước
thì sẽ gây đau và xót rất khó chịu.

Kháng sinh: Trên thị trường có rất nhiều loại, khi sử dụng cần hết sức thận trọng và phải
có ý kiến của bác sĩ vì thuốc có thể gây tổn thương không hồi phục cơ quan thính giác.

Corticoid: Có tác dụng chống viêm, thường dùng là hydrocortisol, dexamethason dùng
đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh.

Ngoài ra còn có các thuốc khác được sử dụng để nhỏ tai như oxy già, glycerin borat. Cần
đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tuy nhiên khi dùng các thuốc nhỏ tai cần lưu
ý:

Trước khi nhỏ vào tai cần lau rửa, hút sạch dịch đọng trong tai thì thuốc mới có tác dụng.


Khi nhỏ tai nên để bệnh nhân nằm nghiêng hướng tai bệnh lên trên, nếu không có điều

kiện thì nên ngồi nghiêng đầu, hướng tai bị viêm lên trên.

Nhỏ từ từ vài giọt để thuốc chảy từ thành ống tai vào trong, sau đó lấy tay day nhẹ vùng
quanh tai để thuốc vào sâu, nếu có thể thì dùng bấc nhỏ hoặc bông nút lỗ ống tai một thời
gian để cho thuốc ngấm tránh chảy ngược ra ngoài.

Trong trường hợp tai chảy mủ mạn tính hoặc có mùi hôi, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho
sử dụng phun thuốc tai, đây là biện pháp cần thực hiện bởi nhân viên y tế, bạn không nên
tự ý sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Súc họng

Súc họng không những có tác dụng tốt trong điều trị mà còn để phòng chống rất tốt các
bệnh lý tai mũi họng.

Các thuốc súc họng thường dùng là các dung dịch kiềm nhẹ như kali clorat 1% - 3%,
hoặc đơn giản là dùng muối ăn pha loãng.

Cần lưu ý là không nên ngậm vào rồi nhổ ra ngay mà nên cố gắng ngậm lâu tối đa, súc
vài lần, mỗi lần vài ba ngụm, mỗi ngày nên súc 1 – 3 lần. Không nên dùng các nước súc
răng miệng để súc họng vì các dung dịch này thường có pH acid.

Xịt mũi họng

Ngày nay các thuốc ở dạng sương mù đang được sử dụng phổ biến ở nước ta với rất
nhiều chủng loại và thành phần khác nhau. Nguyên lý sử dụng là khi bấm nút, thuốc đư
ợc
phun ra dưới dạng các hạt nhỏ li ti có kích thước từ 15 – 100 micro mét. Sử dụng loại
thuốc nào với liều lượng ra sao phụ thuộc vào bệnh và chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên cần
lưu ý:


Trước khi xịt thuốc cần xì mũi hoặc súc họng để thuốc tới niêm mạc.

Nếu khi xịt gây ho, hắt hơi, sặc thì nên ngừng vài phút trước khi xịt tiếp lần hai.

Với các thuốc xịt có chất gây co mạch, sau khi xịt cần chờ một lát để thuốc có tác dụng,
không nên xịt trong nhiều ngày.

Với các thuốc xịt có corticoid, không xịt nhiều lần trong ngày, không dùng kéo dài vì khi
đó cần chú ý tới tác động toàn thân của corticoid cũng như uống hoặc tiêm.

Trong một số trường hợp có bệnh lý tai mũi họng mạn tính, bác sĩ sẽ có chỉ định cho
dùng xông mũi họng hoặc khí dung - đây là những biện pháp hết sức quan trọng và có
hiệu quả cao trong điều trị.


×