Bên trọng bên khinh
Sản phụ: “Tôi ghét đẻ con gái
lắm!”.
Người quen: “Con nào cũng là con mà em”.
Sản phụ: “Biết là vậy nhưng đẻ ra mất công nó khổ
giống mình, chán lắm chị ơi!”.
Khi được hỏi , sản phụ náy chẳng ngần ngại bộc bạch
những tâm sự riêng của mình.
KHỔ CẢ ĐỜI
Vì phận nữ nhi.
Chị tên là Nguyễn Thị Bé, 32 tuổi, quê ở huyện Vĩnh Cửu,
Đồng Nai. Chị có tất cả 3 em trai. Ngay từ nhỏ, chị luôn
đóng vai ô-sin trong nhà.
Tuổi thơ của chị là những tháng ngày thèm thuồng nhìn bố
mẹ cưng các em trai như trứng mỏng. Những gì đẹp đẽ
nhất, họ đều dành hết cho con trai.
Thậm chí , chỉ cần chị làm cậu út giận dỗi là lập tức bị bố
la mắng như tát nước hoặc phạt nhịn đói nửa ngày.
Lớn lên, chị mong sau này lấy chồng sẽ sinh toàn con trai
cho…hả giận!
Sau khi tốt nghiệp đại học, chị kết hôn. Bất hạnh thay, chị
lại chọn phải người chồng cũng có tư tưởng trọng nam
khinh nữ dù anh ta cũng đã tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lấy
bằng thạc sĩ.
Lúc chị sinh đứa con gái đầu tiên, anh chỉ vào bệnh viện
hỏi mấy câu rồi quày quả bỏ về. Một mình chị loay hoay
với đứa con nhở trên tay cả năm trời.
Lần mang thai thứ hai, sau khi đã áp dụng đủ phương pháp,
đích thân anh chở chị đi siêu âm. Khi biết bào thai là gái,
anh cứ hỏi đi hỏi lại bác sĩ rằng có khi nào kết quả bị nhầm.
Dù bác sĩ đã khẳng định là đúng nhưng chồng chị vẫn
không tin. Anh cấp tốc đưa vợ lên Tp.HCM, đi siêu âm ở
ba nơi khác nhau cho “chắc ăn”. Khi biết kết quả không
thay đổi, anh chán nản đến nổi không thèm quan tâm ,
chăm sóc vợ khi thai nghén.
Anh giải thích việc này: “các em của anh, ai cũng sinh
được con trai Làm anh mà chẳng có mụn nào nối dõi thì
nhục không chịu nổi!”.
Lần thứ ba chị mang thai lại vẫn là gái. Anh bắt vợ hủy
thai, chị không đồng ý. “Chính vì vậy mà tôi sinh đã 3 ngày
rồi nhưng mặt con thề nào ổng cũng không quan tâm”, chị
vừa nói vừa đưa tay quyệt nước mắt.
Chị Lê Minh Nga, giám đốc trung tâm tư vấn tâm lý giáo
dục và tình yêu hôn nhân gia đình ,198 Điện Biên Phủ, Q.3,
Tp.HCM cho biết: “hiện nay, suy nghỉ trọng nam kinh nữ
vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình trí thức khá giả”.
Nhiều người chồng trẻ vẫn đặt việc có con trai đề nở mày
nở mặt với mọi người hay đon giản chỉ đề thỏa mản sự ích
kỷ của mình. Nhũng người trẻ đã không ngần ngại lao vào
cuộc chỉến “chọn lựa giới tính “cho con . Nhiều người bỏ
không ít tiền để mua sách tham khảo, nhờ các bác sĩ nổi
tiếng giúp mình “tìm con trai”.
Tâm sự thầm kín ở phòng khám.
Mới bốn giờ chiều nhưng phòng mạch tư của 1 bác sĩ nổi
tiếng nằm trên đường Huỳnh Tịnh Của, Q.3, Tp.HCM, đã
đông nghẹn người. Dù đã chờ đợi bác sĩ khá lâu nhưng
chẳng ai tỏ ra khó chịu. Ngược lại, các bà, các cô thi nhau
kể chuyện “cái trống chầu” của mình.
“Hên dễ sợ, năm nay canh được lợn vàng, trai mới sướng”,
1 chị trạc 32 tuổi, tóc xơăn tít, vừa xoa bụng vừa nói, không
dấu được vẻ tự hào. Chi Tiếp: “canh không dể đâu nha, tui
phải ăn mặn muốn quéo lưỡi, chờ đúng ngày đúng giờ mới
xáp lá cà được”.
Như được khoi8 mào, các bà tranh nhau kể mình đã áp
dụng phương pháp này , phương pháp khác ra sao. Có 1 cô
gái trạc 27 tuổi ngồi lặng im, không tham gia vào câu
chuyện. Một chị ngồi bên thấy vậy liền khều nh5 tay cô
gái: “còn em thì sao?” Em không sinh được. Nếu có con giá
đã may, em chữa trị ba năm nay vẫn chưa có kết quả”, cô
gái chùng giọng.
Đám đông nghe thấy vội im bặt, không còn vẻ xôn xao như
lúc nãy. Theo lời cô gái kể , cách đây 3 năm, cô có mang
thai bé gái. Tuy nhiên, vì ham con trai nên hai vợ chồng
bàn nhau bỏ đi để kiến quý tử.
Sau đó, dù cô không giữ “khung thành” nhưng chẳng có
“bàn thắng” nào được ghi. Hiện cô phải theo hết bác sĩ này
đến bác sĩ khác để điều trị vô sinh.
Sức ép từ nhiều phía.
Không chỉ chuyện nạo phá thai với mong muốn có con trai,
nhiều người không ngần ngại can thiệp vào việc lựa chọn
giới tính. Họ đã chọn nhiều biện pháp không khoa học .
Nhiều cặp xoay giường, chuyển hướng nằm, ăn kiêng và
uống cả những loại htuốc tầm phào cảu nhiề u lang băm.
Bắc sĩ Nguyễn Thị Bạch Nga, trưởng Khoa kế hoạch hóa
gia đình, bệnh viện Hùng Vương, Tp.HCM cho biết, đã có
bà mẹ suýt tử vong do phá thai khi biết đó là con gái.
Không chỉ người chờng mới suy nghĩ “sinh con trai mới là
có con”, chính người phụ nữ cũng “tiếp tay” cho họ hình
thành nhựng tư tưởng cổ hủ này. Không ít bà mẹ tự giày vò
mình vì không sinh được con trai. Họ tự thấy mình có lỗi vì
chưa làm tròn bổn phận của 1 người vợ.
Những người này thường biện minh: “muốn có con trai cho
có nếp có tẻ”. Thực ra, họ đang che giấu 1 nguyên nhân
khác. Đó là họ phải chịu sức ép từ nhiều phía như chồng,
gia đình chồng, gia đình mình và những người xung quanh.
Cũng theo chị Lê Minh Nga, những người vợ trong gia
đình có lối suy nghĩ trọng nam kinh nữ sẽ trờ thành nạn
nhân đầu tiên. Họ phải chịu sự áp đặt hay “khủng bố” tinh
thần từ gia đình, xã hội và nhiều nhất là từ người chồng. Họ
còn chịu bạo hành tình dục và bạo hành thân thể.
Tác động đến sự phát triển xã hội.
Đặc biệt, có nhiều bậc phụ huynh không đủ khả năng tài
chính để tiếp tục kiếm 1 thàng cu. Thay vào đó, họ tự biến
con gái mình thành con trai. sống trong môi trường giáo
dục và được chăm sóc như 1 nam nhi, nhiều bé gái đã có
nhận thức lệch lạc về giới tính của mình.
Nghiêm trọng hơn, nhiều nhà chuyên môn đã tỏ ra quan
ngại vì tình hình mất cân bằng dân số có thề xảy ra ở nước
ta. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện khoa học
dân số – gia đình và trẻ em. tại 1 số địa phương, tỉ lệ sinh
đã xxảy ra tình trạng thừa nam thiếu nữ.
Nhiều người dự đóan trong tương lai gần, Việt Nam phải
“nhập khẩu” cố dâu từ các nước khác.
GIẢI PHÁP NÀO
Cho các gia đình trẻ?
Bác sĩ Bạch Nga cho biết, sinh con theo ý muốn hiện là vấn
đề lớn của những gia đình ít con hiện nay. Tuy nhiên, các
phương pháp chọn lựa tinh trùng X hoặc Y để thụ tinh rất
phức tạp và không khả thi.
Cho đến nay, việc thay đổi môi trường hay tính ngày rụng
trứng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được
hiệu quả của nó. Như vậy, bạn càng lao vào mê cung “sinh
con theo ý muốn” sẽ càng tốn kém tiền bạc, thời gian.
Chính vì vậy, nếu chồng bạn mang nặng tư tưởng này, thay
vì chỉ biết nghe và thực hiện, bạn cần thuyết phục, trao đổi
thẳng thắn vấn đề giới tính của con cái với anh ấy.
Nếu cần thiết, bạn nên cùng chồng đến gặp bác sĩ hay
chuyên viên tư vấn. Mục đích để anh ấy hiểu việc sinh con
trai hay gái hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố người chồng.
“Theo tôi, việc giáo dục con cái trở thành người hữu ích là
điều quan trọng hơn cả. Do vậy, việc đấu tranh cho bình
đẳng giới cũng như chống bạo hành trong gia đình ngày
nay là hình thức đẩy lùi quan niệm trọng nam khinh nữ”,
bác sĩ Bạch Nga bày tỏ quan niệm của mình.