Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

“Uy tín, cá tính là những điều quan trọng nhất với một người trẻ tuổi” pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.58 KB, 9 trang )

“Uy tín, cá tính là những điều quan
trọng nhất với một
người trẻ tuổi”
Khi còn là một cậu bé,
John D. Rockefeller đã nói
rằng hai ước mơ lớn nhất
của cậu là kiếm được
100.000 USD và sống đến
100 tuổi. Rockefeller mất
ngày 23-5-1937, cách sinh
nhật lần thứ 100 của mình
chỉ 26 tháng và để lại một
tài sản ròng trị giá 1,4 tỉ
USD.
Với hơn 40 năm sự nghiệp
gắn liền với dầu lửa,
Rockefeller đã gây ra không ít tranh luận từ công chúng
nhưng cũng đã nổi lên như một nhân vật huyền thoại. Ông
Chân dung John Davidson
Rockefeller
đã đưa Standard Oil trở thành công ty dầu khí lớn nhất thế
giới và bản thân ông trở thành người giàu nhất thế giới.

John Davidson Rockefeller sinh ngày 13-11-1810 ở
Richford, New York. Cậu là con trai út trong gia đình có
sáu người con. Cha của Rockefeller là một người bán hàng
phải sống xa nhà thường xuyên. Mẹ của Rockefeller ở nhà
chăm sóc nhà cửa và con cái khi chồng vắng nhà. Gia đình
của Rockefeller đã di chuyển chỗ ở khá thường xuyên, đầu
tiên là đến Moravia, sau này là Owego, nơi Rockefeller đã
theo học ở Học viện Owego.



Năm 1853, gia đình của Rockefeller chuyển đến sống ở
Strongville, Ohio. Năm 19 tuổi, Rockefeller đến giúp việc
cho một nhà thờ theo dòng Baptist (chỉ làm lễ rửa tội cho
người lớn) có tên Nhà thờ Baptist Đại lộ Euclid và trở
thành người trông giữ nhà thờ này từ năm 21 tuổi. Năm
1855, Rockefeller nghỉ học trung học để theo học một khóa
về kinh doanh của trường Cao đẳng Doanh thương Folsom.

Sau sáu tuần tìm việc, Rockefeller đã có công việc đầu tiên
là làm nhân viên kế toán tập sự cho Hewitt & Tuttle – một
công ty môi giới mua bán và vận chuyển hàng hóa với mức
lương khởi điểm chỉ 50 xu một ngày. Nhưng trong hai năm
sau, lương của Rockefeller được tăng dần lên nhờ thành
tích làm việc tốt và nhận thêm nhiều trách nhiệm. Năm
1859, cảm thấy không còn được trả lương xứng đáng với
năng lực của mình nữa, anh đã rời Hewitt & Tuttle.

Sau đó, cùng với một đối tác là Maurice Clark, Rockefeller
đã quyết định thành lập một công ty môi giới mua bán hàng
hóa. Công ty có tên là Clark & Rockefeller, được đặt ở
Cleveland, đã lập tức thu được thành công. Không lâu sau,
Clark & Rockefeller đã có đủ vốn để đầu tư vào các mảng
kinh doanh khác. Cùng với một nhà hóa học có tên Samuel
Andrews, Clark & Rockefeller đã đầu tư vào lĩnh vực lọc
dầu.

Rockefeller rất tin tưởng vào tương lai tươi sáng của ngành
dầu khí trong những năm sau nên đã dồn hết tâm huyết để
thành lập một công ty của riêng mình và đưa nó đến thành

công. Năm 1865, ông quyết định bán cổ phần của mình
trong Clark & Rockefeller cho đối tác và dùng số tiền thu
được để đầu tư vào một công ty lọc dầu tên là Rockefeller
& Andrews. Rồi họ cùng hợp tác với Henry Flagler để lập
ra Công ty Rockefeller, Andrews & Flagler.

Đến năm 1868, Rockefeller, Andrews & Flagler đã trở
thành cơ sở lọc dầu lớn nhất trên thế giới. Nhận thấy được
tiềm năng của ngành lọc dầu, hai anh em nhà Rockefeller
và một đối tác ẩn danh khác bắt đầu hợp sức để củng cố
năng lực cạnh tranh. Năm 1870, năm người đã cùng nhau
thành lập Công ty Standard Oil và bầu Rockefeller làm chủ
tịch.

Vào thời điểm Standard Oil đang hoạt động, Cleveland đã
trở thành một trong năm trung tâm lọc dầu lớn nhất ở Mỹ.
Bằng cách thu tiền hoa hồng bí mật từ các công ty đường
sắt và hỗ trợ một liên minh (cartel) mới được thành lập
nhằm bình ổn cước phí vận chuyển bằng đường sắt để nhận
lại những ưu đãi đặc biệt, Rockefeller đã tạo ra một lợi thế
lớn trong cạnh tranh. Ông cũng bắt đầu thực hiện một chiến
dịch mua lại các nhà máy lọc dầu của đối thủ cạnh tranh.
Chỉ trong sáu tuần của năm 1872, ông đã mua lại được 22
trong số 26 đối thủ cạnh tranh ở Cleveland. Quy mô của
Standard Oil lớn mạnh đến nỗi hầu như đối thủ cạnh tranh
nào cũng phải đầu hàng.

Bằng cách cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty và
không ngừng đấu tranh để đòi các khoản chiết khấu từ các
công ty đường sắt, Rockefeller đã đưa Standard Oil trở

thành một trong những công ty lớn mạnh nhất trong lĩnh
vực lọc dầu. Standard Oil đồng thời là một trong những
công ty bán dầu lửa lớn nhất ở Mỹ. Từ Cleveland đến các
địa hạt còn lại của nước Mỹ, Standard Oil gần như độc
quyền kiểm soát thị trường trong gần mười năm. Để kiểm
soát cổ phần đầu tư vào các nhà máy lọc dầu trên cả nước,
Rockefeller đã thành lập Standard Oil Trust vào năm 1882.
Đến lúc này, Rockefeller mới thật là tâm điểm gây nhiều sự
chú ý từ giới quan sát bởi quy mô to lớn của tập đoàn này.

Dưới sự kiểm soát thị trường của Rockefeller, giá dầu lửa
(kerosene) đã giảm xuống gần 80%. Nhưng sự độc quyền
lớn mạnh của Sandard Oil Trust đã làm báo giới, các nhà
hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng, các chính trị
gia lo lắng. Rockefeller trở thành mục tiêu của những lời
chỉ trích từ công chúng. Năm 1892, luật chống độc quyền ở
Ohio thậm chí còn buộc chi nhánh Stardard Oil ở Ohio tách
ra khỏi công ty này.

Trong giai đoạn 1896 đến 1911, ảnh hưởng của Rockefeller
đối với Standard Oil giảm dần. Trong khi vẫn giữ chức chủ
tịch và sở hữu số cổ phần của mình trong Standard Oil,
Rockefeller đã rút lui khỏi công việc điều hành công ty.
Năm 1991, Standard Oil bị một cú đòn lớn. Lúc đó, tuy
không còn lớn mạnh như trước, nhưng công ty này vẫn
đang nắm giữ 64% thị phần. Tòa án Tối cao Mỹ đã quyết
định rằng vì Standard Oil đã phát triển từ những hoạt động
độc quyền không hợp pháp nên buộc phải chia tách thành
34 công ty nhỏ hơn. Các công ty hình thành từ kết quả chia
tách này vẫn còn tồn tại đến ngày nay như Chevron, Exxon

và Mobil.

Trong suốt sự nghiệp của mình, Rockefeller cũng đã tham
gia khá nhiều hoạt động từ thiện. Ông đã dùng 10% thu
nhập của mình tặng cho nhà thờ mà ông đã từng làm quản
lý thời trẻ. Ông cũng đóng góp nhiều tiền cho các hoạt
động giáo dục và y tế, trong đó có 80 triệu USD cho trường
Đại học Chicago, thành lập Đại học Rockefeller và Quỹ từ
thiện Rockefeller (Rockefeller Foundation). Tổng cộng,
Rockefeller đã bỏ ra 550 triệu USD trong số tài sản 1,4 tỉ
USD của mình để làm từ thiện. Những câu chuyện về cuộc
đời và sự nghiệp của Rockefeller đã để lại cho các doanh
nhân đi sau những bài học dưới đây.

Hiệu quả. “Bí quyết để thành công là làm những điều bình
thường với hiệu quả bất thường… Tôi luôn cố gắng biến
các mối nguy thành các cơ hội” – Rockefeller chia sẻ. Từ
việc điều hành hoạt động của công ty với một ngân sách eo
hẹp cho đến việc mua lại các đối thủ cạnh tranh, tìm cách
sử dụng các nguồn chất thải một cách hiệu quả, ông luôn để
ý đến việc cắt giảm chi phí tối đa.

Mạo hiểm. “Nếu muốn thành công, anh phải thử những
hướng đi mới thay vì cứ đi vào những lối mòn đã được mọi
người công nhận… Tôi nghĩ điều đó đòi hỏi lòng kiên trì”
– Rockefeller khuyên nhủ. Ông không bao giờ ngại ngần
làm những việc mà mình chưa bao giờ làm. Đây chính là bí
quyết giúp ông luôn tiến về phía trước, ngay cả khi đang bị
nghi ngờ và chỉ trích từ công chúng.


Tham vọng. “Con đường đi đến hạnh phúc có hai nguyên
tắc rất đơn giản. Đi tìm điều làm anh quan tâm và cố để làm
tốt, sau đó hãy đặt hết tâm hồn, nỗ lực, tham vọng và khả
năng tự nhiên của mình vào đó” – Rockefeller bày tỏ quan
điểm. Luôn có những ước mơ lớn, ông sẵn sàng theo đuổi
chúng bằng mọi giá. Tham vọng của ông không bao giờ
dừng lại. “Tôi có những cách làm ra tiền mà anh chưa bao
giờ biết đến”, Rockefeller từng nói như vậy.

Uy tín. “Điều quan trọng nhất đối với một người trẻ tuổi là
tạo cho mình một uy tín và một cá tính” – Rockefeller nói.
Chính uy tín và cá tính đã giúp Rockefeller trở thành một
nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng động viên nhân viên
làm việc tích cực và trung thành với tổ chức ngay cả trong
những thời kỳ khó khăn nhất.

Trách nhiệm với xã hội. “Nếu mục đích duy nhất của anh
chỉ là trở nên giàu có, anh sẽ không bao giờ đạt được điều
đó”, Rockefeller chia sẻ. Mặc dù đã giàu có nhưng
Rockefeller luôn nghĩ đến việc đóng góp trở lại cho xã hội
một cách tốt nhất. Ông tâm niệm cho đi và làm những điều
tốt hơn cho nhân loại là một nhiệm vụ của mình”.

×