Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

dau cau va cuoc doi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.39 KB, 25 trang )

Dấu phẩy
5.1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài
nòng cốt của câu đơn và câu ghép.
Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi, chuyển tiếp, chú thích,
tình huống, khởi ý.
Ví dụ:
Mẹ ơi, có khách đấy!
Cuối cùng, Mỹ đã thua to.
Tôi trở về thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thân yêu của tôi.
Thong thả, anh ấy bước ra.
Bài hát ấy, tôi nghe nhiều lần.
Đáng chú ý là:
- Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được lược bớt, nếu thành
phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn giản dùng để chỉ thời gian, nơi chốn.
Ví dụ:
Lúc ấy Mai cũng về tới bản Đảy.
(Tô Hoài)
- Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở cuối câu thì rất cần
dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.
Ví dụ:
Lời trăn trối mang hồn người sắp chết
Vọng qua vách, trang nghiêm và thống nhất.
(Nguyễn Dân Trung)
5.2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp
qua lại.
Ví dụ:
Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ thì thường lược bớt
dấu phẩy.


Ví dụ:
Đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải xung phong gương mẫu trong sản
xuất và công tác.
-Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định hoá, dấu phẩy cũng
thường được lược bớt.
Ví dụ:
Hầm chông hố chông trong ruộng lúa tựa như được nước lụt che, thằng giặc chẳng biết
đâu mà mò.
(Anh Đức)
5.3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song hay qua
lại).
Ví dụ:
Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó
đi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể lược bớt dấu phẩy
giữa các vế.
Ví dụ:
Chú Hai đã đi làm phu cao su ở Hớn Quản, lại ra làm thợ mỏ ở Đông Dương và chú còn
đi những chân trời góc bể đâu khác.
(Tô Hoài)
Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là
vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ.
(Hồ Chí Minh)
5.4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần thuyết trong những
trường hợp sau đây:
5.4.1. Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài.
Ví dụ:
Một trong những công việc cần phải thực hiện cấp tốc lúc này, là nâng cao dân trí.

(Hồ Chí Minh)
5.4.2. Khi lược bớt động từ là trong câu luận.
Ví dụ:
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữa đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con
người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.
(Thép Mới)
5.4.3. Khi phần thuyết được đặt trước phần đề
Ví dụ:
Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh chống bọn áp bức, bọn xâm lược, giành tự do, độc
lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến tranh xâm lược hoặc bình định cốt chiếm nước ngoài
hoặc cướp tự do, hạnh phúc của một số người.
(Trường Chinh)
Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết của nòng cốt câu
đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy.
5.5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng
biểu cảm.
Ví dụ:
Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm
Những mái đầu trắng xoá
Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.
(Tố Hữu)
5.6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối
ngắn, so với những dấu đã nói trên.
6. Dấu chấm phẩy
6.1. Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song
song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức.
Ví dụ:
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm
và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần

(Nguyễn Trung Thành)
Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể
dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
Ví dụ:
Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được
(Lê Duẩn)
6.2. Dấu chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên
hợp song song bao gồm những ngữ.
Ví dụ:
Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ nông; đẩy mạnh tốc
độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện
thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt
(Báo Nhân dân)
6.3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy,
nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm.
Dấu Chấm Lửng Ngàn Ý Nghĩa

Tác giả: Nguyên Đỗ
Thư em viết những chấm không là chấm ( . , , ! , ? )
Chấm câu này (.), chấm lửng ( ), hỏi (?), than ơi (!)
Tôi ngẩn ngơ, ai đó gởi cho tôi
Câu thư ngắn, câu thư dài, bất tận
Em cứ nói dạo này em rất bận
Họp hành nhiều, ông bà chủ lên lương
Quá tân toan nên chưa có người thương
Em còn trẻ lo lắng gì kia chứ!
Thôi em nhé, đừng gọi anh bằng chú
Tuổi chưa già, tóc chưa bạc, răng long
Em gọi anh bằng chú tủi trong lòng
Đếm năm tháng đi qua buồn chết được!

Gọi anh nhé, hay tên không, làm phước
Hay gọi gì thân mật mất gì đâu
Lời bảo trân trọng qúi mãi ngàn sau
Những dấu chấm biết bao nhiêu lưu luyến
Ngoài ra, cáo trạng của VKSND Tối cao còn chưa chỉ ra được danh sách 218 cán bộ,
quan chức được Mai Văn Huy tổ chức đi tham quan Singapore, Nhật Bản, Malaysia,
Trung Quốc, Thái Lan mà tổng số tiền chi cho 14 chuyến đi là gần 2,5 tỷ đồng. Lời
khai của Huy chi 14 tỷ đồng khác để ủng hộ các đơn vị, cá nhân trong ngoài tỉnh cũng rơi
vào im lặng.
Anh vẫn thường hay cốc đầu em và nghêu ngao: “Người khôn nói chuyện giữa chừng. Để
cho người dại nửa mừng nửa lo” mỗi khi em nhíu mày trước câu nói lấp lửng của anh, rồi
cười…
Anh vốn thông minh và hài hước, cách nói chuyện duyên chết người ấy đã cuốn hút
không biết bao nhiêu cô gái. Em cũng không ngoại lệ. Và em rất hạnh phúc vì trong
những cô gái xinh đẹp, giỏi giang ấy, anh chọn em - một người bình thường.
Anh kể cho em nghe những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Và vẫn cái cách lấp
lửng ấy, câu chuyện của anh bao giờ cũng đa tầng, đa nghĩa. Khi là những bài học triết lý,
có khi chỉ là một câu chuyện cười vu vơ. Em lắng nghe với tất thảy niềm say mê, dẫu lắm
lúc em phải nhíu mày, đợi anh cốc đầu và nghêu ngao: “Người khôn ”.
Anh vẫn lấp lửng, ngay cả khi nói về tình cảm của mình. Em buồn, nhưng vẫn cười mỗi
khi anh trả lời em bằng một cái cốc đầu, một cái nắm tay hay có khi là một nụ hôn.
Em đặt cho anh, cho tình yêu của mình là dấu chấm lửng. Trong danh bạ điện thoại hay
trong nick chat của em chỉ hiển hiện dấu “…”. Anh biết, và cười.
Rồi anh bảo cái dấu “…” kia đứng một mình trông trơ trọi lắm. Vậy là anh cho thêm cái
dấu chấm than sau đấy. Anh bảo em ốm yếu trông như cái dấu “!” vậy. Em lại là một
người nhạy cảm, dễ khóc, dễ cười nên hãy để anh đứng bên cạnh chở che.
Vậy là dù thế nào, sau “…” cũng sẽ là “!”. Em vui vì mình được đứng cạnh anh, được
anh chở che. Ngày tháng êm đềm trôi đi. Em đặt cho cuộc đời mình một dấu cảm thán
với niềm hạnh phúc vô bờ.
Nhưng

Một ngày, anh bước khỏi đời em. Lần đầu tiên anh thôi không lấp lửng nữa. Em vỡ òa,
hoang mang. Hàng ngàn câu hỏi cứ xoáy vào tâm can em. Sao anh không nói một lời chia
tay mà lặng lẽ ra đi? Em đã làm gì mà anh đối xử với em như vậy? Có thể nào anh chưa
bao giờ yêu em?
Vậy là anh đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc tình. Là dấu chấm hết, không phải là dấu
chấm lửng như anh vẫn thường dùng. Mình em - cái dấu chấm than mong manh giờ đây
cứ khoắc khoải với những dấu chấm hỏi to tướng. Sau dấu chấm hỏi là những khoảng
trống vô hồn. Em không trả lời được cho những câu hỏi của chính mình. Còn anh mãi
vẫn ở đâu đó trong cuộc đời, mãi vẫn không hay biết gì về những dấu câu anh đã vô tình
đặt ra và để lại.
Ở đâu đó trong cuộc đời, vẫn mong một ngày nào đó anh đọc được những dòng này và sẽ
trả lời em, trả lời cho cuộc tình của chính mình để em thôi không đặt dấu chấm hỏi nữa,
nhé anh - dấu chấm lửng của em!
Những dấu chấm câu
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và
chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều,
không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung
sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sụ thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện
xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không
biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không
còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không
phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của
người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy.
Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của
bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm

nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu chấm câu của mình, bạn nhé!
Anh vẫn thường hay cốc đầu em và nghêu ngao: “Người khôn nói chuyện giữa chừng. Để
cho người dại nửa mừng nửa lo” mỗi khi em nhíu mày trước câu nói lấp lửng của anh, rồi
cười…
Anh vốn thông minh và hài hước, cách nói chuyện duyên chết người ấy đã cuốn hút
không biết bao nhiêu cô gái. Em cũng không ngoại lệ. Và em rất hạnh phúc vì trong
những cô gái xinh đẹp, giỏi giang ấy, anh chọn em - một người bình thường.
Anh kể cho em nghe những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Và vẫn cái cách lấp
lửng ấy, câu chuyện của anh bao giờ cũng đa tầng, đa nghĩa. Khi là những bài học triết lý,
có khi chỉ là một câu chuyện cười vu vơ. Em lắng nghe với tất thảy niềm say mê, dẫu lắm
lúc em phải nhíu mày, đợi anh cốc đầu và nghêu ngao: “Người khôn ”.
Anh vẫn lấp lửng, ngay cả khi nói về tình cảm của mình. Em buồn, nhưng vẫn cười mỗi
khi anh trả lời em bằng một cái cốc đầu, một cái nắm tay hay có khi là một nụ hôn.
Khu vườn tình yêu
Chấm lửng, chấm than và chấm hỏi

Nắng.Mây
May 23rd 2009, 8:04 am
• Anh vẫn thường hay cốc đầu em và nghêu ngao: “Người khôn nói
chuyện giữa chừng. Để cho người dại nửa mừng nửa lo” mỗi khi em
nhíu mày trước câu nói lấp lửng của anh, rồi cười…
Anh vốn thông minh và hài hước, cách nói chuyện duyên chết người
ấy đã cuốn hút không biết bao nhiêu cô gái. Em cũng không ngoại lệ.
Và em rất hạnh phúc vì trong những cô gái xinh đẹp, giỏi giang ấy,
anh chọn em - một người bình thường.
Anh kể cho em nghe những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. Và
vẫn cái cách lấp lửng ấy, câu chuyện của anh bao giờ cũng đa tầng, đa
nghĩa. Khi là những bài học triết lý, có khi chỉ là một câu chuyện cười
vu vơ. Em lắng nghe với tất thảy niềm say mê, dẫu lắm lúc em phải

nhíu mày, đợi anh cốc đầu và nghêu ngao: “Người khôn ”.
Anh vẫn lấp lửng, ngay cả khi nói về tình cảm của mình. Em buồn,
nhưng vẫn cười mỗi khi anh trả lời em bằng một cái cốc đầu, một cái
nắm tay hay có khi là một nụ hôn.
Em đặt cho anh, cho tình yêu của mình là dấu chấm lửng. Trong danh
bạ điện thoại hay trong nick chat của em chỉ hiển hiện dấu “…”. Anh
biết, và cười.
Rồi anh bảo cái dấu “…” kia đứng một mình trông trơ trọi lắm. Vậy là
anh cho thêm cái dấu chấm than sau đấy. Anh bảo em ốm yếu trông
như cái dấu “!” vậy. Em lại là một người nhạy cảm, dễ khóc, dễ cười
nên hãy để anh đứng bên cạnh chở che.
Vậy là dù thế nào, sau “…” cũng sẽ là “!”. Em vui vì mình được đứng
cạnh anh, được anh chở che. Ngày tháng êm đềm trôi đi. Em đặt cho
cuộc đời mình một dấu cảm thán với niềm hạnh phúc vô bờ.
Nhưng
Một ngày, anh bước khỏi đời em. Lần đầu tiên anh thôi không lấp
lửng nữa. Em vỡ òa, hoang mang. Hàng ngàn câu hỏi cứ xoáy vào tâm
can em. Sao anh không nói một lời chia tay mà lặng lẽ ra đi? Em đã
làm gì mà anh đối xử với em như vậy? Có thể nào anh chưa bao giờ
yêu em?
Vậy là anh đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc tình. Là dấu chấm hết,
không phải là dấu chấm lửng như anh vẫn thường dùng. Mình em -
cái dấu chấm than mong manh giờ đây cứ khoắc khoải với những dấu
chấm hỏi to tướng. Sau dấu chấm hỏi là những khoảng trống vô hồn.
Em không trả lời được cho những câu hỏi của chính mình. Còn anh
mãi vẫn ở đâu đó trong cuộc đời, mãi vẫn không hay biết gì về những
dấu câu anh đã vô tình đặt ra và để lại.
Ở đâu đó trong cuộc đời, vẫn mong một ngày nào đó anh đọc được
những dòng này và sẽ trả lời em, trả lời cho cuộc tình của chính mình
để em thôi không đặt dấu chấm hỏi nữa, nhé anh - dấu chấm lửng của

em!
Hoa Ya từ chuyện tình tự kể tuoitre.com.vn
• Ðặt Dấu Chấm Than!
Đặt dấu chấm than
Bắt đầu kỷ niệm
Tình yêu chết liệm
Hoài vọng cưu mang
Đặt dấu chấm than
Về ôm dĩ vãng
Thơ tình lãng mạn
Xé nát từng hàng
Đặt dấu chấm than
Xuân về cô quạnh
Hạ mang khí lạnh
Héo hắt Thu sang
Đặt dấu chấm than
Mùa đông băng giá
Tim côi rộn rã
Hứng lấy phũ phàng
Đặt dấu chấm than
Khung trời hoa mộng
Mây xanh gió lộng
Thoáng mắt vụt tan
Đặt dấu chấm than
Tình yêu kết thúc
Đọa đầy trong ngục
Khóc duyên bẽ bàng .
st.
• 1. Thơ ca thời trung đại dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm thì đều
không có dấu câu. Điều đó khiến cho người đọc phải căn cứ vào ý

trong bài mà ngắt sao cho phù hợp. Lâu nay khi đọc bản phiên âm hay
bản dịch nghĩa, dịch thơ cổ, chúng ta thấy xuất hiện dấu câu (chủ yếu
là dấu chấm và dấu phẩy) thì đó là do người dịch thêm vào để tiện cho
người đọc khi theo dõi nội dung văn bản. Nghĩa là: dấu câu không
phải là một vấn đề cần đặt ra khi tìm hiểu thơ ca cổ.
• Tình hình sẽ thay đổi khi chúng ta tiếp cận thơ ca hiện đại. Ở
đây, xét đến cùng thì, về mặt nguyên tắc, những dấu chấm câu tưởng
như đơn giản nhưng nó lại cần được hiểu như những chỉnh thể nghệ
thuật có nghĩa. Theo đó, nó cần được xem xét một cách nghiêm túc:
hoặc là nó có giá trị về mặt hình thức, hoặc là nó có giá trị về mặt nội
dung.
• Chúng tôi quan tâm tới những dấu câu trong thơ là với ý nghĩa như
thế. Tất nhiên không loại trừ nhiều trường hợp những dấu câu chỉ đơn
giản có nghĩa về mặt ngữ pháp.
• 2. Sau đây chúng tôi bàn về 2 trường hợp mà ở đó dấu chấm câu (.)
được sử dụng độc đáo.
• 2.1. Trường hợp thứ nhất:
• Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa;
• (Vội vàng - Xuân Diệu )
(1)
• Đây là một dòng thơ hay và độc đáo. Nhiều người khi tiếp
cậnđòng thơ này đã thường bỏ qua dấm chấm câu ở giữa dòng thơ.
Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu đã dùng đến một dấu chấm để
ngắt dòng thơ của mình thành 2 câu độc lập như vậy. Đọc kĩ dòng thơ
và đặt chúng trong chỉnh thể toàn bài thơ, chúng tôi nhận thấy dấu
chấm có ý nghĩa tách hai nội dung tư tưởng chủ đạo của toàn bài. Một
thuộc về phía bên trên Tôi sung sướng (từ câu đầu đến câu 11); phần
còn lại là Tôi vội vàng (từ câu 13 đến hết bài). Mở đầu bài thơ, Xuân
Diệu đã vẽ ra một khung cảnh đẹp đẽ, dậy tình, như một thiên đường
trên mặt đất. Đó là nơi mà thi sĩ muốn hưởng thụ, muốn tận hưởng và

kêu gọi mọi người cùng tận hưởng hương sắc của thiên nhiên, thế
giới, của tình yêu con người… Lời thơ nhanh mạnh, gấp gáp,
giọng thơ vội vàng, thúc giục. Đó thực sự là tâm trạng sung sướng của
Xuân Diệu vậy!
• Nhưng thế giới đẹp dường ấy cuối cùng cũng sẽ phôi pha. Vạn
vật không đứng yên và lại càng không đứng chờ tuổi trẻ chỉ có duy
nhất một lần của con người. Thế thì, nếu không nhanh chóng chạy đua
với thời gian, để tận hưởng nó thì rồi nó cũng qua đi. Quan trọng hơn:
tuổi trẻ qua đi là tất cả như vô nghĩa. Từ câu 13 đến hết bài thơ, thi sĩ
dùng để biểu diễn nội dung tư tưởng này. Lời thơ vẫn nhanh mạnh và
gấp gáp nhưng đã trở nên ngậm ngùi và tiếc nuối, xót xa, pha chút
bâng khuâng. Thay cho tâm trạng sung sướng phía trên là tâm trạng
vội vàng phía dưới.
• Vậy nên mới Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Dấu
chấm như một khoảng lặng, dù rất ngắn ngủi để thi sĩ chiêm nghiệm
về cái lẽ nhân sinh. Nó như là sự khựng lại của cõi lòng thi nhân trong
việc thể hiện một niềm vui không trọn vẹn.
• Trật tự 2 câu trong dòng thơ không thể đảo ngược:
• Tôi vội vàng. Nhưng sung sướng một nửa;
(-)
• Dòng thơ hóa ngô nghê hết sức. Còn nếu dòng thơ như thế này
được chấp nhận thì tổ chức bài thơ phải thay đổi. Từ câu thứ 13 đến
hết bài chuyển lên phía trên; từ câu đầu đến câu thứ 11 chuyển thành
phần kết thúc. Thử đọc: … Hẳn là không thể được.
• Dấu chấm trong dòng thơ với việc sắp xếp trật tự ý thơ như thi
sĩ đã có ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật rất lớn. Chúng tôi cho đây là
một trường hợp sử dụng dấu chấm câu trong thơ độc đáo.
• 2.2. Trường hợp thứ hai:
• Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng bác phải ra đi
• (Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)

(2)
• Đây là dòng thơ mở đầu bài thơ. Gồm 2 câu thơ được ngăn cách
bằng một dấu chấm. Hai câu thơ biểu diễn hai nội dung ý nghĩa khác
nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Và đây cũng là dòng thơ
khái quát nội dung tư tưởng toàn bài. Toàn bộ phần sau sẽ là sự diễn
dịch cho nội dung dòng thơ khái quát này.
• Chúng ta biết, Chế Lan Viên trong bài thơ muốn tiếp cận hình
tượng lãnh tụ theo chiều dài thời gian từ khi Bác ra đi tìm đường cứu
nước năm 1911 đến năm 1941, trọn vẹn 30 năm không ngừng nghỉ.
Việc Bác ra đi ngoài xuất phát điểm là lòng yêu nước và tự hào dân
tộc, lòng căm thù đế quốc thực dân, Chế Lan Viên muốn nhấn mạnh
đến một ý rất độc đáo này: Bác cảm nhận được Việt Nam là một đất
nước đẹp nhưng vẻ đẹp ấy sẽ vô nghĩa nếu không có độc lập tự do,
không có tên trên bản đồ thế giới. Cuộc hành trình của Bác chính là
cuộc hành trình đi tìm tên để điền lên bản đồ cho một đất nước. Việc
làm ấy lớn lao vô cùng. Và đây là cách tiếp cận hình tượng lãnh tụ rất
riêng của Chế Lan Viên.
• Bài thơ sau đó sẽ được triển khai theo những hình ảnh tương phản đối
lập: một bên là những hình ảnh đẹp vô cùng của đất nước (ít hơn) và
bên kia là những hình ảnh của nhân dân lầm than (nhiều hơn) cùng
với hình tượng Bác trong những ngày tháng lênh đênh đi tìm tên, tìm
hình cho một dân tộc với rất nhiều những khoảnh khắc tâm trạng của
Bác, trong quan hệ với đất nước, dân tộc.
• Với ý nghĩa như vậy cho nên Đất nước đẹp vô cùng - lòng tự hào vô
bờ bến về đất nước, dấu chấm câu như sự khựng lại của một cảm xúc
nức nở, nghẹn ngào trong nỗi đớn đau tột bậc mà phải kìm nén sâu
lắm, Nhưng Bác phải ra đi để tìm hình của nước, tìm tên cho dân tộc
Việt Nam. Hai ý này nâng đỡ cho nhau, ý thứ nhất như tạo thêm tiền
đề cho lòng quyết tâm ra đi, thúc giục, khích lệ… Để đến ngày
trở về thì:

• Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
• Đất nước đẹp vô cùng ấy là một đất nước đẹp trong hoà bình, độc lập
tự do và hạnh phúc của nhân dân.
• Bác ra đi tìm lại cái đẹp trọn vẹn cho đất nước, cho dân tộc.
• Tổ chức dòng thơ đã không thể đảo ngược:
• Bác phải ra đi. Nhưng đất nước đẹp vô cùng (-)
• Nếu dòng thơ viết như thế thì sẽ không thể có cuộc ra đi kia. Từ sự
cống hiến và ý chí quyết tâm đã là một sự nhụt chí, nếu không muốn
nói là hưởng thụ. Lịch sử đã vĩnh viễn không có điều đó. Và dòng thơ
đã buộc phải chọn một tổ chức như thế. Mãi mãi là như thế. Không
thể khác. Đó là sự độc đáo của dấu chấm câu và của một dụng công
nghệ thuật của Chế Lan Viên để hình tượng lãnh tụ sẽ tiếp tục được
triển khai cho đến hết bài thơ.
• Trong Người đi tìm hình của nước còn có thêm 4 dòng thơ được tổ
chức theo hình thức như dòng thơ mở đầu:
• - Luận cương đến Bác Hồ. Và người đã khóc,
• - Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
• - Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân.
• - Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
• 3. Qua việc phân tích 2 trường hợp sử dụng dấu chấm (.) trong các
dòng thơ, chúng tôi muốn đi đến một kết luận là: bỏ qua những trường
hợp dấu chấm câu chỉ đơn thuần là kết thúc một ý, trong chỉnh thể bài
thơ, một yếu tố dù nhỏ nhất (như dấu chấm chẳng hạn) đều có tiềm
năng tạo nghĩa với tư cách là một yếu tố bộ phận mà, có thể là người
sáng tạo ra nó không ý thức hết nhưng người đọc thì không thể bỏ qua
để hoàn chỉnh sinh mệnh nghệ thuật cho bài thơ với tư cách là đồng
sáng tạo. Cố nhiên, đó là những chi tiết nghệ thuật rất nhỏ, cầu kì quá
sẽ mất thời gian, vụn vặt.
• Xin trao đổi cùng quý vị!
Bài Thơ Điên Về Dấu Chấm Câu

Thứ sáu, 04/12/2009 11:31 am
Anh chỉ là dấu chấm lặng giữa đời Em vội vã
Nhưng là một dấu chấm câu khá nặng
Đến 65kg chứ chẳng vừa
Nhưng cho dù trọng lượng có đến cả tạ thì đó vẫn chỉ là một dấu chấm thừa
Có lẽ Em chẳng cần chi cái dấu chấm câu điên khùng ấy trong cuộc đời mình phải
không?
Anh chỉ là dấu ba chấm mênh mông
Mải miết cả quãng đời còn lại để yêu Em không có điểm kết thúc
Ba chấm ngỡ ngắn ngủi nhưng dài như mơ ước
Ba chấm miên man nhưng ẩn hiện chẳng rõ ràng
Anh chỉ là dấu chấm than ngỡ ngàng
Một ngày kia Em phát hiện ra anh đang đứng bên con đường Em đã chọn
Cái dấu chấm ấy chắc là nguy hiểm (vì anh là kẻ ưa xí xọn)
Chưa một lần mỏi mệt hay hối hận vì yêu Em
Anh chỉ là dấu phẩy, cái dấu ngắt cuộc đời thoáng chốc, rồi có thể Em quên
Phàm những điều nhỏ nhoi dễ khiến người ta không để ý
Anh chỉ là dấu phẩy thôi, khoảng không gian thầm thĩ
Một dấu phẩy nghẹn ngào trong khoảng lặng tình yêu
Anh chỉ là dấu ngoặc đơn hay ngoặc kép hoang phiêu
Chỉ để làm những chú giải, trích dẫn cho cuộc đời Em thêm ngời sáng
Anh chấp nhận đứng phía sau sân khấu cuộc đời thầm lặng
Vì anh yêu Em chưa một phút ngơi ngừng
Anh chỉ là dấu nối lừng khừng
Điên khùng, ngốc nghếch, cứng đầu và đắm đuối
Cái dấu nối luôn đứng giữa cuộc đời không có điểm cuối
Vì yêu Em, đây chỉ mới bắt đầu
Anh chỉ là những dấu chấm câu
Có thể đó là dấu chấm cho một lời yêu còn đang dang dở
Nhưng anh biết không có dấu chấm nào là chấm hết cho cuộc tình nặng nợ

Vì anh yêu Em hơn cả cuộc sống này
(Mùa đông hao gầy, anh xoay lật bàn tay
Tìm hơi thở thân quen, tìm mùi hương người xa lắc
Nếu một mai kia khi sầu hoen đôi mắt
Em có biết mùa đông buồn xao xác hơi may?)

Em đặt cho anh, cho tình yêu của mình là dấu chấm lửng. Trong danh bạ điện thoại hay
trong nick chat của em chỉ hiển hiện dấu “…”. Anh biết, và cười.
Rồi anh bảo cái dấu “…” kia đứng một mình trông trơ trọi lắm. Vậy là anh cho thêm cái
dấu chấm than sau đấy. Anh bảo em ốm yếu trông như cái dấu “!” vậy. Em lại là một
người nhạy cảm, dễ khóc, dễ cười nên hãy để anh đứng bên cạnh chở che.
Vậy là dù thế nào, sau “…” cũng sẽ là “!”. Em vui vì mình được đứng cạnh anh, được
anh chở che. Ngày tháng êm đềm trôi đi. Em đặt cho cuộc đời mình một dấu cảm thán
với niềm hạnh phúc vô bờ.
Nhưng
Một ngày, anh bước khỏi đời em. Lần đầu tiên anh thôi không lấp lửng nữa. Em vỡ òa,
hoang mang. Hàng ngàn câu hỏi cứ xoáy vào tâm can em. Sao anh không nói một lời chia
tay mà lặng lẽ ra đi? Em đã làm gì mà anh đối xử với em như vậy? Có thể nào anh chưa
bao giờ yêu em?
Vậy là anh đã đặt dấu chấm hết cho một cuộc tình. Là dấu chấm hết, không phải là dấu
chấm lửng như anh vẫn thường dùng. Mình em - cái dấu chấm than mong manh giờ đây
cứ khoắc khoải với những dấu chấm hỏi to tướng. Sau dấu chấm hỏi là những khoảng
trống vô hồn. Em không trả lời được cho những câu hỏi của chính mình. Còn anh mãi
vẫn ở đâu đó trong cuộc đời, mãi vẫn không hay biết gì về những dấu câu anh đã vô tình
đặt ra và để lại.
Ở đâu đó trong cuộc đời, vẫn mong một ngày nào đó anh đọc được những dòng này và sẽ
trả lời em, trả lời cho cuộc tình của chính mình để em thôi không đặt dấu chấm hỏi nữa,
nhé anh - dấu chấm lửng của em!
Hoa Ya từ chuyện tình tự kể tuoitre.com.vn
Dấu câu & em

Anh viết bài thơ ấy tặng em
Những lời thơ chỉ là dấu chấm hỏi
Câu hỏi em-anh một thời dang dở
Biết bao giờ em trả lời phần kết của câu thơ
Nỗi nhớ anh đem vào trong dấu phẩy
Dù chia đôi song yêu đến dâng đầy
Mỗi dấu phẩy như lời thơ anh viết
Ngọn sóng nào xô nghiêng mãi đến trăm năm
Tình yêu ấy chỉ là những dấu nặng
Trải bao đời vẫn in dấu lòng ai
Cũng sâu lắng một tấm lòng Trọng Thủy
Giếng Cổ Loa nước mắt rụng lâu đài
Nỗi lòng em dấu ba chấm không cùng
Vệt mực mong manh bức tường xanh khoảng cách
Cơn mưa ấy đến bao giờ mới tạnh
Xin trải lòng cho những chấm xanh rơi
Dấu sắc nghiêng nghiêng dấu huyền muôn điệu
Xin chụm lại một vành khăn nỗi nhớ
Hạ đến rồi cho lòng ai nức nở
Dòng lệ nào buông mãi đến vô tâm
Anh tự hỏi sao em là dấu chấm
Vắt đôi dòng trong đục cuộc đời anh
Không em ạ anh cũng là dấu chấm
Bài thơ này là dấu hai chấm em ơi
Cái Dấu Câu Cũng Lắm Nỗi Vui Buồn
Trần Hoàng
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình

(Lưu Quang Vũ - Tiếng Việt)
Thỉnh thoảng ta lại bắt gặp một bài thơ, một vài khổ thơ mà tác giả đã không hề sử dụng
đến dấu câu, như khổ thơ vừa dẫn. Tác giả " lập dị" ? Hay là vai trò của dấu câu trong thơ
không cần thiết ? - Không đâu! Chính vì dấu câu luôn luôn có vai trò nhất định trong kết
cấu cú pháp, trong diễn đạt chữ nghĩa mà một số tác giả đã " cố tình" không sử dụng đến
nó. Đó cũng chính là một cách bày tỏ cảm xúc của mình, một cảm xúc dường như là trào
tuôn dồn dập. Tuy không có dấu câu, nhưng khi đọc, dứt khoát thế nào cũng phải có ngữ
điệu ở những chỗ ngắt nhịp thơ tương thích. Ở đây, còn có sự khác nhau giữa đọc bằng
mắt với đọc thành tiếng vậỵ
Thường thì, hơn ai hết, các nhà thơ nhà văn rất có ý thức tận dụng những ưu thế của cái
dấu câụ Bởi vì, ngoài công dụng là phương tiện ngữ pháp, dấu câu " còn là phương tiện
để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ
người viết.
Trong bài này, chỉ xin sơ bộ bàn về những sắc thái tình cảm tế nhị thường được người
viết biểu thị qua dấu câu - phương tiện thể hiện ngữ điệu ở trong thơ Việt.
Đây là hai câu thơ trong bài Tương tư, chiều của Xuân Diệu:
" Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! em ơị"
Ở câu đầu, nhịp thơ được ngắt bởi những dấu chấm. Ta cảm nhận được ở đây một nỗi
nhớ lắng sâu, kết tụ. Đến câu sau, với cái dấu phẩy rồi dấu chấm than, nỗi nhớ ấy như
bỗng trào lên mãnh liệt. Ngữ điệu tương ứng ở hai câu thơ: từ khoan đến nhặt. Nhịp thơ
càng lúc càng nhanh hơn. Rõ ràng, ở đây những cái dấu câu đã góp phần không nhỏ bộc
lộ những xúc cảm của chủ thể trữ tình cũng là của nhà thợ Đó là một nỗi nhớ, nỗi tương
tư vừa sâu đậm vừa thiết tha, đến tưởng chừng không sao chịu đựng nổị
Và ở một đoạn thơ khác:
" Trưa quanh vườn. Và võng gió an lành.
Ngang phòng trưa, ru hồn nhẹ cây xanh.
Trưa quanh gốc. Và mộng hiền của bóng,
Bỗng run theo lá run theo nhịp võng.
Trưa lên trờị Và xanh thẳm, bầu trời,

Bỗng mê ly, nằm thấy, trắng, mây trôi "
(Chế Lan Viên - Trưa đơn giản)
Với những dấu chấm, dấy phẩy đặt trong các câu thơ cùng những ngữ điệu tương thích
với nó, cái không gian của một buổi trưa lắng đọng, im ắng càng được khắc họa rõ nét
hơn. Và, trong cái không gian trưa ấy, ta cảm nhận được cả sự " an lành" , sự tĩnh lặng và
tâm hồn đang rộng mở của nhà thợ Những dấu ba chấm trong câu bốn, ngoài cái tác dụng
miêu tả bằng lời còn gợi lên một tâm trạng đang dạt dào cảm xúc.
Không kể đến những dấu câu mà tác dụng biểu đạt tình cảm của nó đã quá rõ ràng như
dấu chấm than, dấu hỏi, dấu " nháy nháy" ngay cả đến những cái dấu câu như dấu
ngang, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn tưởng chừng chỉ là những dấu ngữ điệu thuần tuý
về cú pháp, vậy mà cũng có khi nó sống động hẳn lên với cái " hồn người" được chuyển
tải:
" Du khách đi,
- Du khách đã đi rồị"
(Xuân Diệu - Lời kỹ nữ)
" Cô bé nhà bên - (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn(thương thương quá đi thôi!)
(Giang Nam - Quê hương)
" Rồi ngày lại ngày
Sắc màu: phai
Lá cành: rụng
Ba gian: trống
Xuân đi
Chàng cũng đị
(Lưu Trọng Lư - Xuân về)
Ở câu thơ của Xuân Diệu, sự xuất hiện của cái dấu ngang không hề là thừạ Ta cảm nhận
được ở đây một lời độc thoạị Người kỹ nữ dường như đang muốn bày tỏ với một ai đó về
sự vấn vương nuối tiếc đến là chân thật của mình. Những cái ngoặc đơn chú thích trong

câu thơ Giang Nam cũng đã gói ghém ở trong nó cái tình cảm thân thương kín đáo của
chàng trai đã dành cho cô gáị Còn những dấu hai chấm trong mấy câu thơ rất ngắn của
Lưu Trọng Lư trên đây tạo cho ta cái ấn tượng càng ngắn ngủi của thời gian và cũng đã
góp phần thể hiện cái tâm trạng rất u uất của nhân vật trữ tình.
Nhưng ở đây cũng cần nói rõ, không phải chỉ riêng dấu câu mới tạo nên những sắc thái
tình cảm vừa phân tích. Cái dấu câu chỉ là một thành tố mà cùng với những thành tố
khác, phối hợp lại, tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ cho lời văn nghệ thuật. Bởi vậy, khi
sáng tác, khi phân tích các tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh những yếu tố nghệ thuật khác,
không thể không lưu ý đến vai trò của những dấu câu, với những sắc thái tế nhị mà nó
biểu đạt.
. Dấu chấm
1.1. Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật.
Ví dụ:
Dòng sông lào xào vỗ sóng. Gió chạy loạt soạt trong cỏ, trăng đã lên cao, đêm đã khuya
lắm.
(Nguyễn Đình Thi)
1.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm. Dấu chấm là chỗ có quãng ngắt tương đối
dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
2. Dấu hỏi
2.1. Dấu hỏi dùng ở cuối câu nghi vấn.
2.1.1. Thường gặp là trường hợp dấu hỏi dùng trong đoạn văn đối thoại, có người hỏi,
có người đáp.
Ví dụ:
- Anh ốm, sao lại đi làm?
- Ốm xoàng thôi.
2.1.2. Có trường hợp tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời, trong lời đối thoại nghệ thuật.
- Chông ai chết trong tố cộng?
- Chồng tôi.
- Con ai chết trong dinh điền?
- Con tôi.

(Tế Hanh)
2.1.3. Có trường hợp, một vế của câu ghép được cấu tạo theo kiểu câu nghi vấn nhưng
không phải để hỏi mà để nêu lên tiền đề; trong trường hợp này không dùng dấu hỏi.
Ví dụ:
Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.
(Phạm Văn Đồng)
2.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hỏi, và nói chung, có lên giọng.
2.3. Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ hoài nghi đối với
một lời trích thuật. Nếu dấu chấm (hay tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ, thì dấu này đặt
sau dấu chấm.
Ví dụ:
Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng không hề biết gì. (?)
(Báo Nhân dân)
3. Dấu cảm
3.1. Dấu cảm dùng:
- Ở cuối câu cảm xúc.
Ví dụ:
Hỡi anh
Người đồng chí quang vinh!
(Sóng Hồng)
- Hay ở cuối câu cầu khiến.
Ví dụ:
Hãy yêu quý thanh niên! Hãy trân trọng và tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ!
(Tạp chí Học tập)
3.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu cảm và có thể hoặc lên hoặc xuống giọng, tuỳ hoàn
cảnh.
3.3. Dấu cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn: (!), để biểu thị thái độ mỉa mai; hay
dùng kết hợp với dấu hỏi rồi đặt trong dấu ngoặc đơn: (!?), để biểu thị thái độ vừa mỉa
mai, vừa hoài nghi.
Những dấu này cũng thường đặt sau dấu chấm, nếu có dấm chấm (hay tương đương)

ngắt câu ở cùng chỗ.
Ví dụ:
Y còn đòi các nước sản xuất dầu mỏ "hợp tác" với Mĩ để giải quyết cả vấn đề dầu mỏ lẫn
vấn đề lương thực (!)
(Báo Nhân dân)
AFP đưa tin theo cách ỡm ờ của AFP.
“…họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy…” (!?)
(Nguyễn Tuân)
4. Dấu lửng
4.1. Dấu lửng dùng ở cuối câu (hay giữa câu, hay có khi ở đầu câu) để biểu thị rằng
người viết đã không diễn đạt hết ý.
Ví dụ:
Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi coi lại, coi Bok Hồ đi làm rẫy,
coi cái áo Bok Hồ mặc…
(Nguyên Ngọc)
4.2. Dấu lửng còn được dùng:
4.2.1. Để biểu thị bằng lời nói bị đứt quãng vì xúc động, hay vì lí do khác.
Ví dụ:
Sâm đè tay lên ngực, hít lấy mấy hơi mới nói được:
- Quên rút chốt
(Phan Tứ)
4.2.2. Để biểu thị một chỗ ngắt đoạn dài giọng với ý châm biếm, hài hước.
Ví dụ:
Giơ tay hàng tuốt quân ta
Té ra công sự chỉ là công toi
(Tú Mỡ)
4.2.3. Để ghi lại một chỗ kéo dài của âm thanh.
Ví dụ:
Ù ù ù
Tầm một lượt

(Võ Huy Tâm)
4.3. Khi đọc, phải tuỳ trường hợp mà ngắt đoạn. Nói chung, ở dấu lửng, sự ngắt đoạn
kéo dài
4.4. Hiện nay có cách dùng dấu lửng trong ngoặc đơn: ( ), để chỉ ra rằng người trích
dẫn có lược bớt câu văn trích dẫn.
5. Dấu phẩy
5.1. Dấu phẩy được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài
nòng cốt của câu đơn và câu ghép.
Thành phần ngoài nòng cốt có thể là các thành phần than gọi, chuyển tiếp, chú thích,
tình huống, khởi ý.
Ví dụ:
Mẹ ơi, có khách đấy!
Cuối cùng, Mỹ đã thua to.
Tôi trở về thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thân yêu của tôi.
Thong thả, anh ấy bước ra.
Bài hát ấy, tôi nghe nhiều lần.
Đáng chú ý là:
- Khi thành phần tình huống đặt ở đầu câu, dấu phẩy có thể được lược bớt, nếu thành
phần đó là một danh ngữ có cấu tạo đơn giản dùng để chỉ thời gian, nơi chốn.
Ví dụ:
Lúc ấy Mai cũng về tới bản Đảy.
(Tô Hoài)
- Khi thành phần ấy là do động từ hay tính từ đảm nhiệm và đặt ở cuối câu thì rất cần
dấu phẩy giữa nó và nòng cốt.
Ví dụ:
Lời trăn trối mang hồn người sắp chết
Vọng qua vách, trang nghiêm và thống nhất.
(Nguyễn Dân Trung)
5.2. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp
qua lại.

Ví dụ:
Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
- Giữa các yếu tố của một liên hợp song song, khi đã dùng kết từ thì thường lược bớt
dấu phẩy.
Ví dụ:
Đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động cần phải xung phong gương mẫu trong sản
xuất và công tác.
-Giữa các yếu tố của một liên hợp song song có tính chất ổn định hoá, dấu phẩy cũng
thường được lược bớt.
Ví dụ:
Hầm chông hố chông trong ruộng lúa tựa như được nước lụt che, thằng giặc chẳng biết
đâu mà mò.
(Anh Đức)
5.3. Dấu phẩy dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song hay qua
lại).
Ví dụ:
Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó
đi.
(Hồ Chí Minh)
Đáng chú ý là:
Khi có dùng kết từ trong câu ghép song song hay qua lại thì có thể lược bớt dấu phẩy
giữa các vế.
Ví dụ:
Chú Hai đã đi làm phu cao su ở Hớn Quản, lại ra làm thợ mỏ ở Đông Dương và chú còn
đi những chân trời góc bể đâu khác.
(Tô Hoài)
Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là
vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ.

(Hồ Chí Minh)
5.4. Dấu phẩy có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần thuyết trong những
trường hợp sau đây:
5.4.1. Khi phần đề làm thành một đoạn khá dài.
Ví dụ:
Một trong những công việc cần phải thực hiện cấp tốc lúc này, là nâng cao dân trí.
(Hồ Chí Minh)
5.4.2. Khi lược bớt động từ là trong câu luận.
Ví dụ:
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữa đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con
người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu.
(Thép Mới)
5.4.3. Khi phần thuyết được đặt trước phần đề
Ví dụ:
Trong lịch sử có hai loại chiến tranh: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
Chính nghĩa, những cuộc chiến tranh chống bọn áp bức, bọn xâm lược, giành tự do, độc
lập. Phi nghĩa, những cuộc chiến tranh xâm lược hoặc bình định cốt chiếm nước ngoài
hoặc cướp tự do, hạnh phúc của một số người.
(Trường Chinh)
Ngoài những trường hợp vừa kể thì giữa phần đề và phần thuyết của nòng cốt câu
đơn, nói chung, không dùng dấu phẩy.
5.5. Dấu phẩy còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng
biểu cảm.
Ví dụ:
Bộ tư lệnh: những lớp tóc hoa râm
Những mái đầu trắng xoá
Vẫn có Bác, ung dung, trông xuống, dịu dàng.
(Tố Hữu)
5.6. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối
ngắn, so với những dấu đã nói trên.

6. Dấu chấm phẩy
6.1. Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song
song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức.
Ví dụ:
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm
và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần
(Nguyễn Trung Thành)
Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể
dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
Ví dụ:
Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được
(Lê Duẩn)
6.2. Dấu chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên
hợp song song bao gồm những ngữ.
Ví dụ:
Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ nông; đẩy mạnh tốc
độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện
thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt
(Báo Nhân dân)
6.3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy,
nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm.
Dấu hai chấm
7.1. Nói chung, dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp
theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã trình bày trước.
7.1.1. Điều thuyết minh là một lời thuật lại theo lối trực tiếp.
Ví dụ:
Khoa kêu to:
Mình về đây!
(Nguyễn Khải)
Hay theo lối gián tiếp:

Ví dụ:
Kha nghĩ: ba giờ đi.
(Nguyễn Đình Thi)
7.1.2. Điều thuyết minh có tác dụng bổ sung, giải thích một từ hay một vế
ở trước.
Ví dụ:
Chiến công kì diệu mùa xuân 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn: 55 ngày đêm.
(Võ Nguyên Giáp & Văn Tiến Dũng)
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya
(Xuân Diệu)
7.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hai chấm, và cần có ngữ điệu thích
hợp đối với điều thuyết minh.
8. Dấu ngang
8.1. Dấu ngang dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.
Ví dụ:
Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng
đến mười bảy năm.
[1]

(Ngô Tất Tố)
8.2. Dấu ngang còn dùng để:
8.2.1. Đặt trước những lời đối thoại.
Ví dụ:
– Hai bác đã đặt tên cho cháu chưa?
– Rồi.
8.2.2. Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận trình bày riêng thành
một dòng.
Ví dụ:
Thi đua yêu nước để:
– Diệt giặc dốt

– Diệt giặc đói
– Diệt giặc ngoại xâm.
(Hồ Chí Minh)
8.2.3. Đặt ở giữa hai hay ba, bốn tên riêng, hay ở giữa con số để ghép lại,
để chỉ một liên danh, một liên số.
Ví dụ:
Đường Hà Nội – Huế – Sài Gòn
Xô viết Nghệ – Tĩnh
Thời kì 1939 – 1945
8.2.4. Cần phân biệt dấu ngang là một dấu câu với dấu gạch nối không
phải là dấu câu.
Dấu gạch nối, hiện nay, thường được dùng trong những trường hợp phiên
âm tên người, tên địa phương nước ngoài.
Ví dụ: Lê-nin, Lê-nin-grát
Dấu gạch nối cũng còn được dùng trong những từ chung phiên âm từ
tiếng nước ngoài, ví dụ: pô-pơ-lin
Cho nên, có khi, cần phân biệt dấu ngang với dấu gạch nối bằng độ dài
của dấu đó (dấu ngang dài hơn).
Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin
9. Dấu ngoặc đơn
9.1. Dấu ngoặc đơn cũng dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.
Ví dụ:
Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi thì làm cho một cửa
hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ "đồ cổ mĩ nghệ Trung Hoa" (do một xưởng của người
Pháp làm ra!).
(Hồ Chí Minh)
9.2. Sự khác nhau giữa dấu ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được
rõ; theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia, đối với thành
phần chú thích.
Tuy vậy, cũng có thể nhận thấy giữa hai loại dấu đó có sự khác nhau sau

đây:
Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó,
thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì thường dùng dấu
ngoặc đơn.
Ví dụ:
Tôi vừa gặp lại anh Thân – người chỉ huy đơn vị của tôi, hồi chiến tranh chống thực dân
Pháp.
Anh ấy không đến dự đám cưới của Lan (bảo là bận!) nhưng mọi người đều hiểu anh ấy
không tán thành đám cưới này.
Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để đóng khung
cho một từ hay một ngữ có tác dụng chú thích cho một từ không thông dụng
(từ cổ, từ địa phương ).
Ví dụ:
Tiếng trống của phìa (lí trưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.
(Tô Hoài)
Một loại dấu đôi nữa, có mở ra rồi có đóng vào giống như dấu ngang và
dấu ngoặc đơn, và cũng được dùng để chú thích thêm trong một số trường
hợp đặc biệt, là dấu móc: [].
Trong trường hợp nhắc lại một văn bản, mà cần chú thích, đồng thời lưu
ý người đọc rằng chú thích đó là ở ngoài văn bản thì dùng dấu móc.
Ví dụ:
Mậu thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428] người Minh đã về nước, vua bèn thống
nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên.
(Dịch "Đại Việt Sử kí toàn thư")
3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu ngoặc đơn và cũng như trong trường
hợp dấu ngang, ngữ điệu phải thích hợp đối với thành phần chú thích.
10. Dấu ngoặc kép
10.1. Dấu ngoặc kép dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại
trực tiếp.
Ví dụ:

Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: "Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?". Tôi
hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết".
(Trần Dân Tiên)
Có khi, ý hoặc lời được thuật lại là một danh ngôn, một khẩu hiệu,
Ví dụ:
Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa
của những người lao động "ta vì mọi người, mọi người vì ta".
(Hồ Chí Minh)
10.2. Dấu ngoặc kép còn dùng để dẫn lại với thái độ mỉa mai, một từ hay
ngữ do người khác dùng; trong trường hợp này, dấu ngoặc kép còn được gọi
là dấu "nháy nháy".
Ví dụ:
Chúng đề xướng nào là văn nghệ "chủ quan", "viễn kiến", nào là triết lí "duy linh"
(Trường Chinh)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×