Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.94 KB, 4 trang )
Phòng, chống bệnh tiên mao trùng và sán lá
gan trâu, bò ở Việt Nam
Cụm công trình phòng chống hai bệnh ký sinh trùng chủ yếu gây hại:
Bệnh tiên mao trùng và sán lá gan trâu bò ở Việt Nam của các nhà khoa học
thuộc Viện Thú y quốc gia đã được trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học
và công nghệ năm 2005.
Cụm công trình được thực hiện từ năm 1960 đến 2004. Các tác giả
gồm: GS Trịnh Văn Thịnh, TS Ðoàn Văn Phúc, PGS.TS Phan Ðịch Lân,
PGS.TS Phạm Sỹ Lăng, TS Lương Tổ Thu, TS Lê Ngọc Mỹ, PGS.TS Phạm
Văn Khuê.
Trong những năm 1960 - 1970, cứ qua vụ Đông Xuân giá rét, các tỉnh
đồng bằng và trung du Bắc bộ mỗi năm có khoảng từ 15 đến 20 nghìn trâu
bò chết. Các địa phương thường gọi là trâu bò đổ ngã vụ Đông Xuân hoặc
"trâu ngã nước", có những xã tỷ lệ trâu bò chết đến 50%. Hậu quả nói trên
đã ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của đàn trâu bò. Kết quả khảo sát
bước đầu cho thấy, hiện tượng nêu trên liên quan đến hai bệnh tiên mao
trùng (TMT) và sán lá gan (SLG). Tập thể cán bộ ký sinh trùng, Viện Thú y
được giao nhiệm vụ nghiên cứu phòng chống các bệnh ký sinh trùng kể trên
nhằm khắc phục hiện tượng trâu bò đổ ngã trong vụ Đông Xuân, bảo vệ đàn
trâu bò cày kéo phục vụ nông nghiệp.
Công trình nghiên cứu đã hoàn thành đáp ứng được các vấn đề khoa
học đặt ra. Qua nghiên cứu xét nghiệm hơn 20 nghìn bệnh phẩm từ 20 tỉnh,
thành phố phía Bắc đã xác định được nguyên nhân trâu bò chết hàng loạt
trong các vụ Đông Xuân chính là do hai bệnh TMT và SLG. Các nhà khoa