Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Công Nghệ Quang Trị Liệu Chữa Bệnh Vẩy Nến (PSORIASIS PHOTOTHERAPY) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.05 KB, 6 trang )

Công Nghệ Quang Trị Liệu Chữa Bệnh Vẩy Nến
(PSORIASIS PHOTOTHERAPY)
Vẩy nến (psoriasis) là một bệnh ngoài da
mãn tính, hay tái phát và thường gặp (chiếm
khoảng 2-3% dân số thế giới). Bệnh gặp ở mọi lứa
tuổi, nam nhiều hơn nữ, trên da có những sẩn đỏ
và vẩy dễ bong, màu trắng ánh bạc. Kích thước
sẩn đỏ có thể nhỏ cở móng tay, hay đồng xu, hoặc
liên kết thành diện rộng to bằng bàn tay, sờ nắn
vào hơi cộm, ranh giới rõ rệt, màu đỏ tươi ráo.
Trên nền sẩn đỏ có vảy ánh bạc phủ thành nhiều lớp dễ bong thành lớp mỏng như
khi ta cạo lên một vết nến nhỏ và mỏng. Vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí
nào trên da, nhưng đầu tiên hay gặp ở những vị trí hay tì đè như khuỷu tay, đầu
gối, mặt trước cẳng chân, lưng, da đầu. Bệnh không ngứa hoặc ngứa ít, không ảnh
hưởng nhiều đến toàn thân (trừ thể nặng đỏ da toàn thân, vẩy nến thể móng khớp,
thể mủ).
Gần đây nhờ vào những tiến bộ khoa học như miễn dịch học, di truyền học
đã xác định bệnh vẩy nến có cơ địa di truyền và cơ chế tự miễn dịch.

Vẩy nến ở bắp chân
Tuy nhiên, quy luật di truyền của bệnh đến
nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Không nhất
thiết mọi người có gen gây bệnh đều sẽ bị vẩy nến,
mà phải có những điều kiện khác tác động thì mới
nảy sinh bệnh: đó là stress, nhiễm khuẩn, chấn
thương thượng bì, một số thuốc, thức ăn, rượu…
tác động và tạo ra các kháng nguyên làm thay đổi
đáp ứng miễn dịch, hoạt động một số tế bào bệnh vẩy nến xuất hiện.
Cơ chế sinh bệnh nổi bật nhất ở bệnh vẩy nến là sự tăng sản mạnh mẽ lớp
thượng bì của da, hoạt động tổng hợp phân tử ADN và phân chia nhân tế bào tăng
gấp 8 lần so với bình thường, chu chuyển tế bào từ lớp đáy lên lớp sừng từ 23-30


ngày rút xuống còn 3-4 ngày… Hậu quả của các quá trình trên dẫn đến dày sừng,
rối loạn biệt hoá tế bào sừng, tạo nhiều vảy á sừng, bong vảy liên tục.
Chẩn đoán bệnh vẩy nến khá dễ dàng nhưng việc điều trị lại rất khó khăn.
Chưa có phương pháp nào chữa khỏi hẳn được bệnh vẩy nến, mà chủ yếu làm
giảm bệnh, kéo dài thời gian tái phát, giúp người bệnh dễ chịu hơn trong sinh
hoạt… Bệnh này được điều trị ngoài da là chủ yếu, điều trị nội khoa chỉ có tính hỗ
trợ, bệnh ổn định từng đợt và tái phát không theo chu kỳ (thông thường về mùa
đông vẩy nến tái phát nhiều lên, còn về mùa hè thì giảm đi, có người bệnh ổn định
được 2-4 năm rồi mới lại tái phát).

Vẩy nến ở bàn tay

Việc điều trị vẩy
nến rất khó khăn, dễ gây
chán nản vì không có thuốc
đặc trị. Thuốc có thể có
hiệu quả với trường hợp
này nhưng lại không hiệu
quả với trường hợp khác.
Một số trường hợp thương tổn ổn định, nếu số lượng thương tổn ít và diện tích
thương tổn nhỏ. Nếu bệnh nặng, thương tổn xuất hiện toàn thân, thường rất khó
điều trị. Bệnh có thể thuyên giảm rồi lại tái phát, ít khi khỏi hoàn toàn. Với người
bệnh, vì vẩy nến là bệnh mãn tính hay tái phát, cần phải xác định tư tưởng an tâm,
tránh bi quan quá lo buồn, tinh thần cần thoải mái trong điều trị để bệnh mau
thuyên giảm, cố gắng giữ cho bệnh được ổn định thích hợp với sinh hoạt và lao
động tương đối bình thường. Cần tránh ăn uống các chất kích thích, hạn chế rượu
bia, không hút thuốc lá, và sinh hoạt, lao động, thể dục thể thao điều độ phù hợp
với trạng thái sức khoẻ.

Điều trị :

- Toàn thân: dùng vitamin A
liều cao hay dapson, methotrexat,
cyclosporin, vitamin D
- Tại chỗ: Bôi các thuốc làm
tiêu sừng như vaselin chẳng hạn…
Công nghệ mới nhất hiện tại là
công nghệ điều trị kết hợp, dùng
thuốc uống, thuốc thoa, kết hợp
phương pháp quang trị liệu
(phototherapy) với việc chiếu tia cực
tím UVB, chiếu tia Laser xung nhuộm màu
Công nghệ quang trị liệu UVB phổ hẹp chữa bệnh vẩy nến:
Dùng ánh sáng UVB phổ hẹp là công nghệ quang trị liệu mới và hiệu quả
nhất đang được ứng dụng cho rất nhiều bệnh nhân bị vẩy nến trên khắp thế giới.
Hiện nay, ngày càng nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ công nghệ này còn ứng
dụng rất hiệu quả trong điều trị thêm các bệnh da khác như chàm bội nhiễm, bạch
biến, nấm da…

Cấu trúc da bị vẩy nến và các v
ị trí
thường bị
So với ánh sáng UVB phổ rộng, ánh sáng UVB phổ hẹp hầu như đã loại trừ
hết các tia UV thừa nguy hại cho da, và chỉ phát các tia có bước sóng 311-312 nm.
Các nghiên cứu lâm sàng đã xác định các tia có bước sóng từ 295-313 nm mang
lại hiệu quả cao trong điều trị, nhưng các tia có bước sóng dưới 300 nm lại dễ làm
đỏ da, phỏng da, và có nguy cơ gây ung thư da.
Công nghệ UVB phổ hẹp cùng với công nghệ Laser xung nhuộm màu
Vbeam phù hợp điều trị bệnh vẩy nến hiện vừa được đưa vào Việt Nam.
Đi
ều trị vẩy nến bằng

quang trị liệu với chiếu UVB

Bệnh vẩy nến sau 2 l
ần
điều trị
Sau 5 lần điều trị bệnh đã giảm ngứa v
à
đỏ


×