Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Máy tạo nhịp tim - Pacemaker (Kỳ 3) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.66 KB, 6 trang )

Máy tạo nhịp tim - Pacemaker
(Kỳ 3)


NHỮNG LOẠI MÁY TẠO NHỊP
Máy tạo nhịp có thể có một hoặc nhiều điện cực. Máy tạo nhịp đơn buồng
có 1 điện cực còn máy tạo nhịp buồng đôi có 2 điện cực.
Điện cực của máy tạo nhịp đơn buồng được đặt vào tâm thất và máy có thể
nhận được tín hiệu và tạo nhịp cho tâm thất. Nếu điện cực được đặt ở tâm nhĩ, máy
tạo nhịp có thể nhận tín hiệu và tạo nhịp cho tâm nhĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân
và tính chất của triệu chứng chậm nhịp tim mà bác sĩ sẽ quyết định đặt điện cực ở
đâu.
Những máy tạo nhịp 2 buồng có 2 điện cực: một đặt ở tâm nhĩ và một đặt ở
tâm thất. Máy tạo nhịp 2 buồng phức tạp và rắc rối hơn máy tạo nhịp đơn buồng.
Nó có thể nhận tín hiệu và tạo nhịp ở cả tâm thất lẫn tâm nhĩ. Nó cũng có thể phối
hợp tín hiệu và sự co bóp từ tâm nhĩ lẫn tâm thất để giúp tim đập hiệu quả hơn.
Trong chu kỳ co bóp bình thường của một quả tim bình thường, tâm nhĩ co
trước để tống máu xuống tâm thất. Sau đó tâm thất mới co sau một khoảng thời
gian ngắn. Máy tạo nhịp hai buồng có thể phối hợp tín hiệu điện đến tâm nhĩ và
tâm thất để chúng có thể co bóp được theo chu kỳ tự nhiên. Nếu co bóp theo chu
kỳ tự nhiên sẽ có thể cải thiện được hiệu quả bơm của tim.
Máy tạo nhịp hai buồng dễ gặp trục trặc hơn do nó có độ phức tạp cao hơn.
Những máy tạo nhịp này có thể làm cho tim đập với nhịp không phù hợp nếu tim
bị lẫn lộn bởi những tín hiệu điện của chính nó. Ngoài ra, thêm một điện cực cũng
có nghĩa là thêm một thiết bị nữa có khả năng hư hỏng. Do đó, không phải bệnh
nhân nào cũng hội đủ điều kiện để đặt máy tạo nhịp hai buồng. Một số bệnh nhân
nhận được tiện ích nhiều hơn khi sử dụng máy tạo nhịp đơn buồng. Chỉ có bác sĩ
tim mạch là người đủ điều kiện lý tưởng nhất để quyết định xem loại máy tạo nhịp
nào là thích hợp nhất cho bạn.

Có máy tạo nhịp nào tự điều chỉnh tần số tim được không?


Những máy tạo nhịp được trang bị tính năng đáp ứng với hoạt động. Tính
năng này giúp cho nó có thể tạo nhịp nhanh hơn trong khoảng thời gian người
mang máy đang gắng sức hoặc đang chịu áp lực. Hoạt động chuyển hóa của cơ thể
sẽ gia tăng khi gắng sức hoặc khi có áp lực. Hoạt động chuyển hóa cao sẽ làm gia
tăng nhu cầu cung cấp máu cho cơ và những bộ phận khác. Một số máy tạo nhịp
loại mới có tính năng đáp ứng hoạt động có thể đo được hoạt động chuyển hóa của
cơ thể bằng các cảm biến và làm tăng nhịp tim bằng cách tăng tần số phát tín hiệu
khi đang gắng sức hoặc đang chịu áp lực. Sau giai đoạn đó, nhịp độ phát tín hiệu
sẽ trở lại nhịp đã được lập trình từ trước.
Những loại máy tạo nhịp đáp ứng với hoạt động khác nhau dùng những
cảm biến khác nhau để đo hoạt động chuyển hóa. Một loại máy tạo nhịp có chứa
cảm biến có khả năng phát hiện ra độ rung có liên quan đến hoạt động. Tần số
phát tín hiệu sẽ tăng khi máy cảm thấy có sự gia tăng về độ rung. Một loại máy tạo
nhịp khác có những cảm biến phát hiện được nhịp thở. Tần số phát tín hiệu của
máy sẽ tăng khi bệnh nhân thở nhanh hơn. Một loại khác có chứa cảm biến đo
được những thay đổi về độ acid và áp lực bên trong các buồng tim cùng với nhiệt
độ cơ thể v.v Mỗi một loại cảm biến có mặt mạnh và mặt yếu riêng. Do không
có loại cảm biến nào là hoàn hảo nên các máy tạo nhịp phối hợp nhiều loại cảm
biến lại với nhau để có thể đo được những hoạt động chuyển hóa của cơ thể một
cách chính xác hơn.
SỐNG CHUNG VỚI MÁY TẠO NHỊP
Hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại nếp sinh hoạt bình thường
sau khi được đặt máy tạo nhịp. Thật ra thì các bệnh nhân dùng máy tạo nhịp
thường sẽ cảm thấy khá hơn và có khả năng làm được nhiều việc hơn trước đây.
Bình thường bệnh nhân sẽ đau ở khu vực cấy máy tạo nhịp trong khoảng
một tuần hoặc hơn sau khi cấy do đó bệnh nhân sẽ được cho thuốc giảm đau. Cũng
sẽ là bình thường nếu bệnh nhân cảm thấy hơi tê và nặng xung quanh khu vực có
máy tạo nhịp trong vài tháng.
Vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể thực hiện gần như tất cả các hoạt
động bình thường hằng ngày. Trong vòng một tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân

sẽ được yêu cầu không nâng tay ở phía bên cấy máy cao quá đầu để ngăn không
cho các điện cực bị lệch khỏi vị trí và giúp cho chúng trở nên vững chắc và an
toàn bên trong tim. Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu tránh nâng vật nặng, không
chơi những môn thể thao tiếp xúc và những bài tập thể dục nặng trong vòng vài
tuần.
Những mối chỉ khâu ở vùng rạch da sẽ được lấy đi vào khoảng giữa tuần
đầu tiên đến tuần thứ 2 sau phẫu thuật thông thường tại phòng khám hoặc ở các
trung tâm. Đây cũng là thời điểm trao đổi với bác sĩ về mức độ hoạt động, thể dục,
triệu chứng, thời điểm và tần số kiểm tra lại chức năng và mức pin của máy, các
dấu hiệu hỏng hóc của máy và những cảnh báo về tiếp xúc giữa máy với các dụng
cụ điện khác.
Hầu hết các bác sĩ cho phép bệnh nhân quay trở lại làm việc trong vòng 1
hay 2 tuần mặc dù vết mổ có thể phải mất đến 6,7 tuần mới lành lặn hoàn toàn.
Mỗi bệnh nhân sẽ được cho một thẻ ID của máy tạo nhịp có chứa những
thông tin của máy. Bạn nên đưa thẻ này cho các bác sĩ và nha sĩ khác. Đôi khi các
nhân viên an ninh ở sân bay cũng sẽ yêu cầu bạn cho xem thẻ.
KHI NÀO CẦN BÁO LẠI CHO BÁC SĨ
Trong vòng 1 hay 2 tuần đầu sau khi cấy, những triệu chứng như sốt, đau
trên mức bình thường, đỏ và sưng, nóng ở vùng cấy máy cùng với dịch chảy ra từ
đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ về những triệu
chứng trên.
Nếu những triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt hoặc bất kỳ triệu chứng
nào mà bệnh nhân cảm nhận được trước khi cấy máy bây giờ quay trở lại có thể là
biểu hiện cho thấy máy đã bị trục trặc. Những triệu chứng khác có thể có liên quan
đến sự hỏng hóc của máy bao gồm co giật cơ, tim đập nhanh, thình thịch và thở
gấp. Cần thông báo ngay những triệu chứng trên với bác sĩ.

×