Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một biện pháp nhân giống hồ tiêu nhanh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.5 KB, 5 trang )

Một biện pháp nhân giống
hồ tiêu nhanh


Sử dụng cây giống chất lượng tốt, sạch sâu bệnh là một trong những
điều kiện tiên quyết cho một vườn tiêu (hồ tiêu-Piper nigrum) bền lâu và
hiệu quả. Cách nhân giống tiêu thông thường hiện nay là sử dụng cành cắt
chứa 2-3 đốt của chồi lươn (chồi mọc từ phần thân gần đất) hay chồi thân
(thu từ thân và cành chính) đem trồng môi trường thích hợp để ra rễ. Cành
quả cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến. Cành cắt thu từ chồi thân và cành
quả thường có số lượng không nhiều và chậm ra rễ. Nhìn chung nhân giống
tiêu phổ biến hiện nay thường là chậm.
Nhân nhanh đặc biệt có ích trong trường hợp một giống tốt (giống tốt
đã qua phục tráng; qua thanh lọc làm sạch bệnh; giống mới, giống nhập nội)
từ một nguồn ít ỏi muốn nhân nhanh cho mục tiêu nghiên cứu hay sản xuất.
Sau đây xin giới thiệu một biện pháp nhân nhanh giống tiêu được nhiều
vùng trồng tiêu áp dụng.
Chọn chồi (dây) lươn từ những bụi tiêu khỏe mạnh của giống muốn
nhân nhanh làm vật liệu nhân giống. Cắt dây lươn thành những đoạn có 3
đốt, trồng vào túi bầu (loại dành cho sản xuất cây giống) có chứa môi trường
bầu đất (cỡ 2-4 kg) thích hợp cho sự ra rễ. Từ đoạn cành cắt này, rễ sẽ phát
triển rễ và và mọc chồi dài ra sau một thời gian. Khi chồi non từ cành cắt
mọc dài ra được 2 đốt, dùng những túi bầu kích thước 10 x 20 cm bên trong
chứa môi trường bầu đất đặt dưới các đốt tiêu. Đốt tiêu được ép nhẹ xuống
để tiếp xúc tốt với đất bầu để kích thích ra rễ. Có thể dùng gân lá cây dừa
(hay một vật liệu tương tự) cắt ngắn và uốn thành hình chữ V cắm cố định
vào đốt tiêu để tiếp xúc tốt với đất bầu. Khi chồi non tiếp tục dài ra hình
thành những đốt tiêu mới, tiếp tục đặt các túi bầu bên dưới những đốt như
trên. Trong chừng 3 tháng, chồi mọc dài ra và hình thành chừng 10-12 đốt từ
một cành cắt ban đầu. Khi các đốt ra rễ tốt, cắt dây tiêu để tách rời dây lươn
ban đầu với phần chồi có các đốt ra rễ trên túi bầu. Khi các đốt thân đã cắt


rời trên các túi bầu phát triển rễ đầy đủ, có thể cắt để phân ra thành những
cây con riêng biệt với từng túi bầu. Vị trí cắt ngay phía sau đốt đã hình thành
rễ. Sau đó dùng ngón tay ấn nhẹ để phần gốc dây tiêu này ngập hoàn toàn
trong đất bầu. Chồi non sẽ hình thành và phát triển trên đốt sau một thời gian
và một cây giống hoàn chỉnh có thể thu được sau 2-4 tháng sau đó.
Sau khi cắt tách ra, dây lươn ban đầu sẽ tiếp tục ra chồi non và quá
trình nhân giống tiếp tục được lặp lại. Tính trung bình, chừng 50-60 cây con
có thể thu được từ một cây giống ban đầu trong 1 năm.
Mức độ thành công cao hay thấp tùy thuộc điều kiện đầu tư và kinh
nghiệm. Một nhà mái che để che nắng trong mùa khô thì cần thiết cho quá
trình nhân giống. Nền nhà mái che phải cao ráo, thoát nước tốt; không bị ẩm
ướt (có thể sử dụng nền xi măng). Trong mùa mưa cần có mái che hay bạt để
ngăn bớt mưa là ẩm độ đất bầu quá cao. Tưới nước thường xuyên trong mùa
khô để giữ ẩm giúp ra rễ nhanh. Hệ thống tưới với béc phun mù là rất thích
hợp.
Môi trường đất bầu cũng quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ra
rễ và tăng trưởng của chồi. Nó cần tơi xốp, chứa đủ chất hữu cơ và dinh
dưỡng. Có thể gợi ý một môi trường với thành phần là đất mặt nhiều hữu cơ:
phân hữu cơ hoai: cát theo tỷ lệ 1:1:1. Đất mặt nên thu từ đất rừng hay đất
vườn không nhiễm mặn phèn. Để giảm trọng lượng môi trường có thể bổ
sung thêm tro trấu, xơ dừa cũ trong thành phần cát và đất mặt. Bổ sung thêm
vào vôi (1-2%) và phân NPK (như NPK 16-16-8 0,2-0,5 %) khi cần thiết.
Nếu có điều kiện nên khử trùng môi trường túi bầu trước. Cách đơn giản
nhất là đặt môi thành từng lớp, phủ kín bằng bạt màu tối và phơi dưới nắng
tốt ít nhất 1 tuần. Để hạn chế nấm đất hại rễ và cây con, có thể bổ sung thêm
chế phẩm có chứa nấm Trichoderma thích hợp sau khi khử trùng.
Đây là phương pháp cải tiến của phương pháp nhân giống bằng "ống
tre" mà bắt nguồn từ Tích lan (Srilanka) và sau đó trở nên phổ biến ở Ấn Độ
và nhiều nơi khác. Phương pháp ống tre sử dụng lòng máng của một thanh
tre chẻ tách hai làm nơi chứa môi trường ra rễ cho các nốt trên chồi của cành

cắt mẹ. Sử dụng túi bầu bằng nhựa dẻo thay thế lòng máng của thân tre có
nhiều thuận lợi và chủ động hơn. Phương pháp nhân giống nhanh này đang
được triển khai ở một số vùng trồng tiêu.
Mời nhà vườn áp dụng thử!


×