Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lợi ích của việc trồng đậu nành luân canh sau vụ lúa Đông Xuân pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.1 KB, 6 trang )


Lợi ích của việc trồng đậu nành luân canh
sau vụ lúa Đông Xuân






Để giảm bớt áp lực và những thiệt hại do dịch rầy nâu và các bệnh
virus do rầy nâu lan truyền như bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chỉ đạo bà con nông dân nên bỏ hóa
ruộng khoảng 3 tuần lễ rồi bắt tay vào làm vụ Hè thu sớm. Bộ NN & PTNT
cũng có chỉ đạo tương tự nhằm mục đích cắt nguồn lan truyền của rầy nâu
và khuyến khích bà con nông dân gieo sạ vụ lúa Hè thu tới tập trung và đúng
thời vụ. Sau thời gian này, nếu vẫn trồng lúa vụ tiếp theo bà con nên có biện
pháp đề phòng dịch rầy nâu qua việc chọn giống lúa, kiểu canh tác và thời
vụ thích hợp. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là luân canh với một cây màu khác
như bắp lai, các cây họ đậu, đặc biệt là đậu nành rất thích hợp trong vụ Xuân
hè và Hè thu sớm ở ĐBSCL. Việc luân canh này có những lợi ích thiết thực
như sau:
1. Cắt đứt nguồn lây lan của dịch rầy nâu
Liên tiếp những vụ lúa sản xuất gần đây đã bùng phát dịch rầy nâu
trầm trọng ở các tỉnh ĐBSCL, và một số tỉnh khác trong nước gây nên sự
thiệt hại về kinh tế rất lớn và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều nông dân.
Theo báo cáo của cá Chi cục BVTV các tỉnh phí Nam đến đầu tháng 3, tổng
diện tích lúa Đông Xuân nhiễm rầy nâu khoảng hơn 180 ngàn ha. Mật độ rầy
từ 1000 – 2000 con.m2. Cá biệt có nơi mật độ kinh khủng từ 6000 – 10000
con/m2. Các tỉnh bị nhiễm nặng gồm có Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,
Long An, Cần Thơ… Từ cuối tháng 2 đấn những ngày đầu tháng 3 này, số
lượng rầy nâu trưởng thành bay vào đèn chiếu sang ở hộ gia đình, đường


phố làm cho sự đi lại khó khăn, thậm chí nhiều nhà, quán sá, khu giải
trí…đóng cửa sớm khi vừa tối vì mật độ rầy quá cao làm ô nhiễm môi
trường. Như vậy, chắc chắn vụ Xuân Hè và Hè Thu sắp đến rầy nâu vẫn còn
tiếp tục bùng phát và lây lan mạnh hơn do thế hệ rầy này gây ra. Do đó việc
trồng cây màu khác lúa là rất thiết thực và có hiệu quả.
2. Gia tăng năng suất cây lúa và cải tạo đất
Nhiều nghiên cứu công bố cho thấy rằng năng suất lúa nhận được thấp
nhất trong lô trồng độc canh lúa. Năng suất lúa cao nhất trong các lô luân
canh Lúa-Đậu nành Ngoài ra việc luân canh này còn giúp cải tạo được lý
tính và hóa tính của đất do chuyển từ chế độ đất ngập nước lien tục sang chế
độ cây trồng cạn. Việc này giúp cho cả hai loại cây trồng lúa và cây trồng
cạn trong việc sinh trưởng và phát triển. Đồng thời cây họ đậu còn giúp cải
thiện độ phì nhiêu của đất do sự cố định đạm của nhiều vi khuẩn nốt sần từ
bộ rễ của cây đậu nành.

3. Giảm sự cạnh tranh của cỏ dai cho cả cây lúa và cây trồng cạn
Điều này rất dẽ hiểu vì các loại cỏ thường phát triển trong một môi
trường nhất định. Nhiều loài cỏ thủy sinh gây hại lúa sẽ bị tiêu diệt hoặc
giảm lượng lây lan đáng kể cho vụ sau nếu chuyển sang chế độ luân canh
cây trồng cạn. Đồng thời cây trồng cạn trồng trong điều kiện luân canh lúa
sẽ ít bị cỏ cạnh tranh hơn so với trồng độc canh nhiều vụ.
4. Cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh
Tính chất xốp của đất càng gia tăng sau 3 năm luân canh cây trồng
cạn với lúa so với 1 – 2 năm. Vật chất hữu cơ trong đất giảm dần dần với sự
khoáng hóa dễ dàng vật chất hữu cơ trong điều kiện đất cạn-lúa nước. Hàm
lượng phosphate (lân) dễ hấp thu giảm từ từ trong điều kiện canh tác lúa liên
tiếp, nhưng lại gia tăng trong điều kiện luân canh cây trồng cạn. Lân được
phóng thích trong điều kiện thiếu không khí và cố định trong điều kiện kỵ
khí. Sự gia tăng chất lân trong đất trồng đậu nành kết quả từ việc cố định lân
do điều kiện thiếu không khí. Nhiều nghiên cứu cho rằng chất lân dễ tiêu

giảm trong điều kiện đất cạn do bởi sự cố định sắt (Fe) và nhôm (Al). Không
có sự thay đổi về chất canxi (Ca 2+) trong đất độc canh lúa, nhưng hàm
lượng gia tăng sau khi luân canh cây trồng cạn. Trong khi đó, luân canh đậu
nành gia tăng canxi trong hệ thống trồng đậu 2 vụ và luân canh với lúa. Đối
với Kali trao đổi (K+), giảm một ít trong đất độc canh lúa, nhưng gia tăng
trong đất luân canh với cây trồng cạn.
Từ các kết quả nghiên cứu đó, các Nhà khoa học đi đến kết luận rằng
có sự khác nhau lớn trong điều kiện đồng ruộng giữa cây trồng cạn với lúa,
chủ yếu do các điều kiện hảo khí và yếm khí và tưới tiêu nước bề mặt và
mao dẫn của nước ngầm. Vì vậy, nhằm ổn định về năng suất và môi trường
đất, việc luân canh lúa-cây trồng cạn hàng năm đã được khuyến cáo nên áp
dụng.
Như vậy, luân canh cây trồng cạn, đặc biệt đậu nành với lúa là một
kiểu canh tác quan trọng trong hệ thống nông nghiệp bền vững, do hiệu quả
của chúng đối với độ phì nhiêu của đất và những lợi ích khác bao gồm giảm
sự canh tranh của cỏ dại và gia tăng năng suất lúa vụ sau.
Ở ĐBSCL sau vụ lúa Đông xuân, có thể áp dụng luân canh đậu nành
liền sau đó (vụ Xuân hè hay vụ Hè thu sớm). Trồng đậu nành có thể áp dụng
kiểu làm đất tổi thiểu hay không làm đất như thọc lỗ bỏ hạt, sau đó dung
rơm phủ hạt. Đối với đậu nành còn áp dụng sạ lan trong gốc rạ sau đó bơm
nước ngập vài giờ rối tháo cạn cho hạt nẩy mầm và chống xì phèn. Cũng có
thể dung máy sạ hàng thường dung để sạ lúa sau khi điều chỉnh lỗ bằng băng
cao su bịt kín hàng không dùng dến để đảm bảo mật độ hàng từ 35 – 40 cm
cây từ 10 – 15 cm, mỗi lỗ gieo từ 2 -3 hạt.

×