Các tính chất lý,
hoá học của máu
(Độ pH)
4. Độ pH của máu
Độ pH phản ánh sự cân bằng toan –
kiềm (hay còn gọi là cân bằng acid
- base) của máu. Duy trì sự ổn định
của độ pH hay là sự điều hoà cân
bằng toan – kiềm của máu và các
dịch thể có ý nghĩa sống còn đối
với mọi hoạt động sống của cơ thể,
bởi vì tất cả quá trình sống chỉ
được thực hiện và tồn tại với sự ổn
định của độ pH.
Để nghiên cứu độ pH người ta phải
tìm hiểu ion đồ tức là xem xét đến
sự cân bằng của các cation và anion
trong dung dịch. Người ta dùng
đơn vị Equivalent (Eq = đương
lượng) và mEq (miliequivalent) để
tính.
Hàm lượng ion của huyết tương
giữa anion và cation là bằng nhau
và đạt khoảng 155 Eq. Điều này
chứng tỏ huyết tương luôn cân
bằng về điện tích. Thường anion
được gọi là thành phần toan, còn
cation là thành phần kiềm. Thực sự
thì hàm lượng ion H
+
([H
+
]) là yếu
tố quyết định của độ pH, cho nên
cần bằng toan – kiềm chính là sự
cân bằng hàm lượng ion H
+
trong
máu. Hàm lượng ion H
+
trong máu
là 4.10-8 Eq/l = 0,00000004.
Thông thường người ta dùng khái
niệm pH để chỉ hàm lượng ion H
và tính theo công thức: pH = - log
[H
+
]
Đối với máu: pH = - log
[0,00000004] = 7,4
Giá trị pH của một số loài động vật
như sau: chó 7,36; trâu, bò 7,25-
7,45; lợn 7,97; thỏ 7,58; gà 7,42;
cừu, dê 7,49. Giá trị pH của máu
người thường dao động từ 7,35 -
7,45. Khi hàm lượng ion H
+
tăng là
trường hợp nhiễm toan có thể dẫn
đến hôn mê và chết. Ngược lại,
hàm lượng ion H
+
giảm là trường
hợp nhiễm kiềm, có thể bị co giật
và chết. Giá trị pH là một hằng số.
Trong cơ thể nó luôn được ổn định
nhờ một số hệ đệm có mặt trong
máu. Cơ chế đệm tự động cũng
chính là cơ chế điều hoà sự thăng
bằng acid - base của dịch thể. Tham
gia cơ chế này còn có một số cơ
quan trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ
bài tiết, một số hormon.
Hệ đệm bao gồm một acid yếu, ít
phân ly và muối kiềm của nó.
Trong máu có ba hệ đệm quan
trọng là:
- Hệ đệm bicarbonat: Hệ đệm này
gồm acid carbonic (H
2
CO
3
) và
muối kiềm bicarbonat natri hay kali
(kí hiệu là B) của nó. Hệ đệm được
viết dưới dạng: H
2
CO
3
/BHCO
3
Trường hợp máu bị tăng acid: nếu
thức ăn có nhiều acid làm cho acid
thấm vào máu, lập tức muối
bicarbonat sẽ phản ứng để trung
hoà. Và do vậy cân bằng
H
2
CO
3
/BHCO
3
bị thay đổi, lượng
acid carbonic thừa ra sẽ được cơ
quan hô hấp tăng cường hoạt động
để thải khí carbonic ra ngoài. Sở dĩ
vậy vì:
H
2
CO
3
<=> H
+
+ HCO
3
-
H
2
CO
3
<=> H
2
O + CO
2
Hàm lượng ion H
+
tăng sẽ kích
thích trực tiếp vào trung khu hô
hấp, hoạt động hô hấp tăng cường,
lượng khí CO
2
thải ra tăng lên. Kết
quả là cân bằng H
2
CO
3
/BHCO
3
được lập lại.
Trường hợp máu bị tăng
base: Ngược với trường hợp trên,
khi máu tăng lượng base, acid
carbonic được huy động để trung
hoà. Lượng muối kiềm BHCO
3
thừa ra trong cân bằng trên sẽ được
hệ bài tiết tăng cường hoạt động lọc
để thải ra ngoài. Và cân bằng acid-
base lại được phục hồi.
Trong cơ thể, hệ đệm
bicarbonat đảm nhiệm khoảng 7-
9% khả năng đệm của máu.
Thường quá trình trao đổi chất tạo
ra các acid trung gian nhiều hơn
kiềm. Song lượng muối bicarbonat
trong máu cũng nhiều hơn lượng
acid carbonic khoảng 18 lần. Do
vậy, khả năng đệm đối với acid cao
hơn đối với base.
Hệ đệm phosphat: hệ này bao gồm
muối phosphat diacid và phosphat
monoacid và được viết dưới dạng:
BH
2
PO
4
/B
2
HPO
4
+ Khi acid tăng, ví dụ HCl sẽ sinh
ra phản ứng :
HCl + Na
2
HPO
4
->
NaH
2
PO
4
+ NaCl
HCl là acid mạnh, còn NaH
2
PO
4
là
acid yếu hơn làm giảm độ acid.
+ Khi base tăng, ví dụ NaOH sẽ
sinh ra phản ứng:
NaOH + NaH
2
PO
4
->
Na
2
HPO
4
+ H
2
O
NaOH là kiềm mạnh chuyển thành
Na
2
HPO
4
là kiềm yếu, làm giảm
độ kiềm. Hoạt động của hệ đệm
này cũng tương tự như hệ đệm
bicarbonat nhưng ít hơn.
Hệ đệm protein: là hệ đệm rất quan
trọng, nó chiếm tới 75% khả năng
đệm của máu trong cơ thể đối với
acid carbonic, là sản phẩm chủ yếu
hình thành trong quá trình trao đổi
chất. Chất protein chính tham gia
hệ đệm này là hemoglobin (Hb) của
hồng cầu. Nó thường kết hợp với
Na hay K tạo thành muối kiềm
(BHb). Khi lượng acid carbonic
tăng lên, muối kiềm phản ứng tạo
thành carbonat:
BHb + H
2
CO
3
-> HHb + BHCO
3
Hb vốn được coi là một acid rất yếu
so với H
2
CO
3
, Hb có khả năng đệm
mạnh hơn các protein huyết tương
khác tới 10 lần.
Các hệ đệm giữ cho thăng bằng
acid-base luôn ổn định. Giá trị
pH chỉ thay đổi trong phạm vi
nhỏ ± 0,2 đã có thể gây rối loạn
nhiều quá trình sinh học trong cơ
thể, thậm chí có khả năng gây tử
vong.
Trong thực tế, khi lao động nặng
kéo dài, phản ứng máu hơi ngả về
acid, hoặc ngả về kiềm khi thở sâu,
mạnh. Nhưng luôn được các hệ
đệm tham gia điều chỉnh trong một
thời gian ngắn.
Sức lao động của động vật và
người vì vậy, phụ thuộc một phần
vào dự trữ kiềm của máu. Dự trữ
kiềm là số lượng thể tích acid
carbonic được thu nhận trong 100
ml máu, khi cho máu tiếp xúc với
một hỗn hợp khí có chứa 5,5%
CO
2
(ngang tỷ lệ phần trăm của
CO
2
trong khí phế nang). Dự trữ
kiềm của máu người là 55-70 ml,
của trâu, bò là 52-58 ml, lợn là 68-
72 ml. Dự trữ kiềm có thể tăng lên
trong quá trình luyện tập, đạt
khoảng 10% cao hơn ở vận động
viên thể thao. Ở một số loài kiếm
mồi bằng cách lặn dưới nước, dự
trữ kiềm cao nên có khả năng nín
thở lâu, ví dụ vịt khoảng 8 phút,
nhưng giá trị pH máu không đổi.
Vận động viên lặn không có khí tài,
dự trữ kiềm cũng tăng.